Nước trường sinh


L'eau de vie


Xưa có một ông vua ốm thập tử nhất sinh, không ai tin là ông sẽ tai qua nạn khỏi. Nhà vua có ba người con trai, cả ba anh em đều buồn rầu về chuyện đó, kéo nhau ra vườn thượng uyển ngồi khóc. Giữa lúc đó có một ông cụ hiện ra hỏi vì sao mà buồn. Ba người thưa với cụ rằng vua cha ốm rất nặng, đã dùng đủ các loại thuốc mà không khỏi, chắc chắn thế nào cũng băng hà.
Nghe xong, ông cụ nói:
- Lão biết một thứ thuốc có thể chữa khỏi, đó là nước trường sinh. Nếu nhà vua uống nước ấy chắc chắn sẽ bình phục. Nhưng thứ nước ấy khó tìm lắm.
Người con trai cả nói:
- Nhất định tôi sẽ tìm được.
Hoàng tử đến bên giường bệnh xin phép vua cha cho đi tìm nước trường sinh, vì chỉ có nước ấy mới chữa khỏi bệnh của vua. Nhà vua bảo:
- Không được con ạ. Việc đó nguy hiểm lắm, thà để cha chết còn hơn.
Hoàng tử năn nỉ mãi đến khi vua bằng lòng mới thôi. Chàng nghĩ bụng:
- Nếu ta lấy được nước trường sinh về thì ta sẽ là đứa con cưng nhất của vua cha và sẽ được hưởng quyền thừa kế.
Chàng khăn gói lên đường. Khi đã đi được một đoạn đường dài, chàng gặp một người lùn. Người đó hỏi chàng:
- Này, đi đâu mà vội thế?
Hoàng tử đáp với giọng khinh khỉnh:
- Đồ lùn tịt ngu xuẩn. Điều đó không dính líu gì đến mày cả.
Rồi chàng lại phóng ngựa đi tiếp.
Người bé tí hon kia tức giận, lầm rầm đọc thần chú hại chàng. Chỉ một lát sau, chàng bị lạc vào một khe núi. Càng tiến sâu vào, khe núi càng xiết hẹp hơn trước, rồi đường đi hẹp tới mức cả chàng lẫn ngựa không thể nhúc nhích đi tiếp được nữa. Quay ngựa cũng không được, xuống ngựa cũng không xong, chàng đành ngồi đó như trời trồng. Vua cha mỏi mắt đợi con mang nước trường sinh về, nhưng không thấy.
Khi đó, người con trai thứ hai nói với cha:
- Thưa cha, cha để con đi tìm nước trường sinh.
Chàng nghĩ bụng: Anh mình đã chết, ngôi báu kia tất sẽ vào tay mình.
Lúc đầu vua không muốn hoàng tử ra đi, nhưng rồi cũng đành chiều ý con. Chàng cũng đi theo con đường mà người anh cả đã đi, và cũng gặp một người lùn. Người ấy giữ chàng lại và hỏi chàng đi đâu mà vội vã thế. Hoàng tử đáp:
- Đồ lùn oắt con! Điều đó không có dính líu gì đến mày cả!
Rồi chàng cứ thế phóng ngựa đi, không thèm ngoảnh cổ lại.
Người lùn lại đọc thần chú. Cũng như người anh cả, chàng cũng lạc vào khe núi, không tiến thoái được. Số phận của những kẻ kiêu ngạo là thế đó!
Người anh thứ hai cũng không trở về. Người con trai út lại xin vua cha cho đi tìm nước trường sinh. Cuối cùng, vua cha đành để cho chàng ra đi. Khi gặp người lùn kia, người ấy hỏi chàng đi đâu mà vội vã thế, thì chàng dừng ngựa lại, kể đầu đuôi câu chuyện. Chàng nói:
- Cha tôi ốm sắp chết, tôi đi tìm nước trường sinh.
- Anh có biết tìm nước trường sinh ở đâu không?
- Thưa không ạ.
- Vì anh cư xử lễ độ, biết người biết ta, không kiêu căng như hai người anh kia nên ta nói cho anh biết chỗ và cách lấy được nước trường sinh: Trong sân một tòa lâu đài bị phù phép có một cái giếng phun nước trường sinh, nhưng anh chỉ có thể vào trong lâu đài được, nếu tôi cho anh một chiếc gậy bằng sắt và hai cái bánh mì to tròn. Lấy gậy đập vào cửa sắt ba lần, cửa sẽ mở tung ra. Trước mặt anh sẽ là hai con sư tử đứng há mõm. Nếu anh vứt cho mỗi con một chiếc bánh, chúng sẽ yên lặng ngồi gặm bánh, khi đó anh chạy mau đi lấy nước trường sinh và ra khỏi cổng trước khi chuông đánh mười hai tiếng. Vì nếu không, cửa sập lại, anh sẽ bị giam ở trong đó.
Hoàng tử cám ơn người kia, cầm chiếc gậy sắt, bánh mì và lên đường. Khi chàng đến nơi, mọi việc xảy ra đúng như lời người lùn nói. Tiếng gõ thứ ba vừa dứt thì cửa mở tung ra, chàng ném bánh cho sư tử ăn và bước vào lâu đài. Chàng vào một phòng lớn, trang hoàng rực rỡ. Trong đó có những hoàng tử bị phù phép đang ngồi. Chàng tháo nhẫn ở ngón tay các hoàng tử và lấy thêm một thanh kiếm, một chiếc bánh ở đó. Rồi chàng tới một căn phòng khác. Một công chúa đẹp tuyệt vời đang đứng ở trong phòng. Khi trông thấy chàng, nàng mừng rỡ, hôn chàng và nói chàng đã giải thoát cho nàng, chàng sẽ được hưởng ngôi báu: nếu sang năm chàng trở lại, hai người sẽ làm lễ thành hôn. Rồi nàng chỉ cho chàng nơi có giếng nước trường sinh, khuyên chàng phải đi lấy nước cho kịp trước khi chuông đánh mười hai tiếng. Chàng lại đi nữa, đến một căn phòng có chiếc giường rất đẹp, mới trải khăn. Đi nhiều nên chàng đã mệt nhoài, giờ muốn nghỉ một lát cho giãn xương cốt. Vừa mới đặt lưng xuống giường, chàng đã ngủ thiếp đi. Khi chàng thức giấc, đồng hồ chỉ mười một giờ ba khắc. Sợ cuống lên, chàng vùng dậy, chạy thẳng ra giếng. Cạnh giếng có sẵn một cái cốc, chàng cầm cốc múc nước đổ vào bình, rồi vội vã ra về. Chàng mới bước được chân trái ra khỏi cửa thì chuông bắt đầu điểm mười hai tiếng. Cửa sập mạnh, và nhanh đến nỗi chàng mất luôn một miếng gót chân.
Lấy được nước trường sinh, chàng rất mừng, cứ thẳng đường ra về. Chàng lại qua chỗ người lùn. Thấy chàng mang thanh kiếm và chiếc bánh, người ấy nói:
- Anh đã lấy được những bảo bối hiếm quý: với thanh kiếm ấy anh có thể phá tan cả đoàn quân hùng mạnh, còn bánh mì thì ăn không bao giờ hết.
Nhưng hoàng tử muốn cùng các anh về gặp vua cha, chàng nói:
- Bác lùn thân mến ơi, bác làm ơn chỉ cho biết chỗ hai anh tôi đang ở. Hai anh tôi đi tìm nước trường sinh trước tôi mà chưa thấy về.
Người lùn nói:
- Chỉ vì họ quá kiêu ngạo nên ta phù phép khiến họ bị kẹp vào giữa hai trái núi.
Hoàng tử van lạy mãi, người ấy mới chịu tha cho hai người anh, nhưng người ấy căn dặn thêm:
- Đối với hai người ấy, anh phải cẩn thận vì họ nham hiểm lắm.
Khi gặp hai người anh, hoàng tử Út rất vui mừng. Chàng kể cho hai anh chuyện mình tìm thấy nước trường sinh, giải thoát cho một nàng công chúa xinh đẹp, nàng hứa đợi chàng một năm sau sẽ cưới. Và chàng sẽ được thừa hưởng cả một giang sơn rộng lớn.
Sau đó anh em cùng lên đường. Họ đi qua một nước đang bị cảnh chiến tranh và đói kém hoành hành. Vua nước đó cho rằng với cảnh cùng khổ này, tất cả cơ đồ sự nghiệp sẽ đổ vỡ hết.
Hoàng tử Út đến yết kiến vua nước ấy, cho nhà vua mượn chiếc bánh để toàn dân được ăn no. Hoàng tử còn đưa cho nhà vua thanh kiếm để đánh tan giặc ngoại xâm, nhân dân được hưởng thái bình. Sau đó hoàng tử lấy lại chiếc bánh và thanh kiếm, ba anh em lại tiếp tục lên đường.
Ba anh em đi qua hai nước nữa. Những nước này cũng đang bị chiến tranh và nạn đói hoành hành. Hoàng tử Út cho nhà vua các nước ấy mượn chiếc bánh và thanh kiếm của mình. Thế là cứu được ba nước khỏi cảnh lầm than, chinh chiến. Sau đó ba anh em lên thuyền vượt biển về nước.
Trong khi đi, hai người anh bàn với nhau:
- Thằng Út lấy được nước trường sinh về, thế nào vua cha cũng sẽ truyền ngôi cho nó. Chắc chắn nó sẽ lấy mất phần của chúng ta.
Máu hằn thù bực bội nổi lên, hai người tính sẽ tìm cách hãm hại em út. Cả hai đợi cho em ngủ thật say, rót nước trường sinh đổ vào bình của mình rồi đổ nước bể mặn chát thay vào. Về tới cung, hoàng tử Út dâng nước để vua cha uống khỏi bệnh. Nhưng vua vừa mới nhấp vài ngụm nước bể mặn chát thì bệnh lại tăng hơn trước. Khi vua đang rền rĩ về chuyện đó thì hai người anh bước tới, vu cho người em mưu tính đầu độc cha. Chúng nói là chúng mang được nước trường sinh thật để dâng vua cha uống. Quả nhiên vừa mới uống nước ấy, vua đã thấy bệnh tật biến đâu hết, người khỏe mạnh như thời còn trai trẻ.
Sau đó hai anh đến chỗ em út, chế nhạo em:
- Chính mày là người tìm thấy và lấy được nước trường sinh, nhưng mày chỉ có công, còn chúng ông lĩnh thưởng. Lẽ ra mày phải khôn ngoan hơn một chút nữa, lúc nào cũng phải tỉnh táo để ý tới nó mới phải. Sang năm, một trong hai đứa chúng tao sẽ đón rước công chúa xinh đẹp kia. Nhưng mày có khôn hồn thì đừng có nói lộ ra, cha không còn tin mày nữa. Mày chỉ cần hé ra một tiếng là sẽ toi mạng. Muốn sống yên thân thì hãy khóa miệng lại.
Vua rất bực mình về người con trai út, nghi là con út định hãm hại mình. Vua cho họp mặt quần thần để phán xử chàng. Triều đình quyết định xử bắn chàng một cách bí mật.
Một thị vệ được phái đi săn cùng hoàng tử. Chàng không hề hay biết gì về kế hoạch hãm hại mình. Khi chỉ còn hai người trong rừng, hoàng tử thấy tên thị vệ mặt buồn rười rượi, chàng hỏi y:
- Ngươi ốm hay sao mà nom mặt buồn thế?
- Kẻ bầy tôi bắt buộc phải làm một việc không tốt nhưng không được nói lộ ra.
- Ngươi cứ nói, ta sẵn lòng lượng thứ.
- Trời ơi, Hoàng thượng truyền lệnh cho kẻ hạ thần bắn chết hoàng tử.
Hoàng tử sợ hãi nói:
- Ngươi hãy để ta sống. Ngươi hãy mặc áo bào của ta, để ta lấy áo của ngươi mặc.
- Hạ thần cũng rất muốn như vậy. Hạ thần sẽ không phải bắn nữa.
Hai người đổi áo cho nhau. Thị vệ trở về nhà, còn hoàng tử trốn sâu mãi ở trong rừng.
Một thời gian sau, có ba chiếc xe chở đầy vàng ngọc đến cung vua để tạ ơn hoàng tử Út. Đó là quà tặng của ba ông vua ba nước gởi tới tạ ơn hoàng tử khi trước đã cho mượn kiếm để dẹp giặc ngoại xâm và chiếc bánh để cứu dân khỏi nạn đói.
Lúc bấy giờ, vua cha chợt nghĩ:
- Phải chăng con trai ta vô tội?
Rồi vua bảo quần thần:
- Ước gì con trai ta còn sống! Tiếc rằng ta đã sai người giết nó.
Người thị vệ tâu:
- Muôn tâu Hoàng thượng, hoàng tử còn sống. Kẻ hạ thần này đã động lòng thương mến nên không thực hiện mệnh lệnh của Hoàng thượng.
Rồi viên thị vệ kể lại cho vua nghe câu chuyện đã xảy ra như thế nào.
Như trút được hòn đá nặng đè trái tim, nhà vua cho loan báo khắp nơi cho phép hoàng tử trở về và hứa vẫn nhận chàng là hoàng tử như trước.
Trong khi ấy, công chúa nước kia đã sai làm một con đường toàn bằng vàng rực rỡ dẫn thẳng vào cung điện của mình. Nàng dặn quần thần hễ thấy ai cưỡi ngựa giữa đường, đi thẳng vào cổng cung điện thì cứ để người ấy vào vì đó chính là người công chúa mong đợi. Còn ai đi bên lề đường thì không cho vào.
Một năm hạn định đã sắp hết, hoàng tử anh cả nghĩ mình có thể lên đường, đến nhận là người đã cứu công chúa, hòng lấy công chúa và lên ngôi vua. Hoàng tử lên ngựa ra đi. Tới trước cung điện, thấy con đường dát vàng nom tuyệt đẹp, chàng nghĩ:
- Mình cho ngựa chạy lên thì hỏng hết đường.
Hoàng tử cho ngựa đi sang lề đường bên phải. Khi đến trước cổng, quân hầu chặn lại bảo chàng không phải là người công chúa mong đợi, xin mời quay ngựa trở về.
Liền ngay sau đó, hoàng tử thứ hai lên đường. Ngựa mới đặt chân trước lên con đường dát vàng, chàng chợt nghĩ, thật là phí phạm, đi ven đường cũng được rồi, nên chàng cho ngựa đi sang bên trái đường. Tới cổng, lính canh bảo chàng không phải là người mà công chúa mong đợi, xin mời quay ngựa ra về.
Đúng một năm trôi qua, Hoàng tử thứ ba mới rời khỏi khu rừng để tới gặp người yêu, để được sống bên nàng, quên hết những nỗi gian truân. Chàng ra đi, lòng luôn luôn nghĩ tới nàng nên đến gần cung điện mà vẫn không hay, cũng chẳng để ý đến con đường dát vàng. Chàng phi ngựa ngay giữa đường dẫn tới cung điện. Khi chàng phi gần tới thì cổng thành mở toang.
Công chúa hân hoan ra đón chàng và nói chính chàng là ân nhân và là chủ đất nước. Lễ cưới được tổ chức linh đình trong niềm hân hoan sung sướng của mọi người.
Sau lễ cưới ít hôm, công chúa kể cho chàng biết vua cha chàng đã cho người đến gọi chàng về, tha mọi tội lỗi cho chàng. Chàng lên ngựa về cung, kể cho vua cha biết tất cả mọi chuyện các anh đã lừa chàng như thế nào. Vua cha muốn trừng phạt hai người anh, nhưng cả hai đã lên ngựa phi ra biển, xuống thuyền ra khơi, không bao giờ trở về nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Il était une fois un roi qui tomba malade et nul ne crut qu'il en réchapperait. Il avait trois fils qui l'aimaient beaucoup et en furent très affectés.
Un jour qu'ils se trouvaient dans le jardin du palais et se lamentaient, ils virent -venir à eux un vieillard qui leur demanda le sujet de leur chagrin. Ils lui apprirent que leur père était très malade, que les remèdes n'étaient d'aucune efficacité, et que certainement il ne se rétablirait pas.
Le vieux leur dit alors:
- Je connais un remède, c'est l'eau de vie; votre père guérira s'il en boit, mais il n'est pas facile à trouver.
L'aîné dit:
- Je la trouverai bien moi.
Il se rendit auprès du roi malade et lui demanda L'autorisation de se mettre à la recherche de ce remède souverain. Mais le roi lui répondit qu'il préférait mourir plutôt que de consentir à ce que son fils s'exposât aux dangers de cette expédition. Cependant le prince insista tant que le roi céda. Le jeune homme se disait: " Si je rapporte cette eau à mon père, je deviendrai le préféré et hériterai de la couronne. "
Il se mit donc en route, et, après avoir longtemps chevauché, il trouva sur sa route un nain qui lui demanda où il allait si vite:
- Méchant nain, cela ne te regarde pas, lui répondit-il avec hauteur. Et il continua sa route.
Mais le, petit homme fut irrité de cette réponse et il lui jeta un sort. Le prince s'engagea bientôt entre deux montagnes, dans une gorge qui se resserra tellement qu'il ne, put bientôt plus avancer, il lui fut également impossible de revenir sur ses pas. Il voulut mettre pied à terre, impossible encore, il demeura donc dans cet état d'immobilité. L'auguste malade l'attendit longtemps, mais il ne revint pas.
Le second prince demanda alors à son père l'autorisation de se mettre, à la recherche de l'eau salutaire. Le roi refusa également tout d'abord, mais il finit par céder.
Le jeune homme prit donc le même chemin, et rencontra le même nain qui l'arrêta également et lui demanda où il se rendait avec tant de hâte.
- Méchant nain, cela ne te regarde pas, lui répondit le second prince. Et il s'en fut sans se retourner.
Mais le nain lui jeta également un sort et il s'engagea comme son frère dans une gorge d'où il ne put sortir. C'est le lot des orgueilleux.
Voyant que ses frères ne revenaient pas, le troisième, prince sollicita à son tour l'autorisation de se mettre à la recherche de l'eau de vie et son père dut le laisser partir.
Il rencontra également le nain, et quand celui-ci lui demanda où il se rendait en si grande hâte, il arrêta son cheval et lui répondit obligeamment:
- Je suis en quête de l'eau de vie, car mort père est à l'agonie.
- Sais-tu où la trouver lui demanda le petit homme.
- Non, répondit le prince.
- Je vais te l'apprendre et te dire comment tu y arriveras, puisque tu t'es mieux conduit que tes frères. L'eau de vie jaillit d'une fontaine qui se trouve dans la cour d'un château enchanté; tu n'y accéderas pas sans une baguette de fer et deux petits pains que je vais te remettre. Avec la baguette tu frapperas trois fois à la porte de fer du château et elle s'ouvrira; à l'intérieur tu verras deux lions qui voudront te dévorer. En leur jetant à chacun un pain, ils se calmeront, tu te hâteras alors d'aller chercher l'eau de vie avant que sonnent douze coups, car à ce moment-là la porte se referme et tu te trouverais emprisonné.
Le prince remercia avec effusion, prit la baguette et les pains et suivit sa route. Il arriva à destination et trouva tout comme le nain le lui avait prédit. La porte s'ouvrit au troisième, coup de baguette, et, après avoir apprivoisé les lions avec le pain, il pénétra dans le château. Il entra dans une grande, salle richement décorée où étaient assis des princes enchantés. Il retira leurs bagues de leurs doigts et prit un pain et un glaive qui se trouvait là.
Il vit dans une autre salle une charmante princesse qui se réjouit à sa vue, l'embrassa et lui annonça qu'il avait détruit le sort qui pesait sur elle.
Elle lui dit de revenir dans un an, qu'à cette époque leurs noces seraient célébrées et qu'il aurait son royaume.
Elle lui indiqua l'endroit où se trouvait l'eau de vie et l'engagea à se hâter d'en puiser avant que les douze coups ne retentissent. Il alla plus loin et arriva enfin dans une chambre où il vit un lit de repos; harassé de fatigue, il voulut s'y reposer un moment. Il s'y allongea et s'endormit; onze heures trois quarts sonnaient quand il s'éveilla. Il se leva et se précipita vers la fontaine. À l'aide d'un gobelet qu'il y trouva, il puisa de l'eau et s'en retourna en hâte. Il atteignait la porte quand retentirent les douze coups, et celle-ci se referma avec une telle violence qu'elle lui emporta un morceau de talon.
Mais, heureux de posséder l'eau bienfaisante, il prit le chemin du retour et repassa devant le nain. En Voyant le glaive et le pain, celui-ci lui dit:
- Tu as été heureusement inspiré en emportant cela: avec le glaive tu détruiras des armées, et le pain ne s'épuisera jamais.
Cependant le prince ne voulait pas retourner près de son père sans, ses frères et dit:
- Cher nain, ne pourrais-tu m'apprendre où je trouverai mes frères? Ils sont partis avant moi à la recherche de l'eau de vie: et ne sont pas revenus.
- Ils sont pris entre deux montagnes, dit le nain, c'est moi qui leur avais jeté le sort à, cause de leur orgueil.
Le prince le supplia tant qu'il les relâcha, mais le nain lui dit:
- Méfie-toi d'eux, car leur cœur est mauvais.
En voyant ses frères il éprouva une grande joie et leur rendit compte de son aventure:
Il avait trouvé la fontaine avec l'eau de vie et en avait pris un gobelet - il avait conjuré le sort qui pesait sur une belle princesse qui attendrait un an pour l'épouser et lui donner un grand royaume.
Ils s'en retournèrent tous les trois et arrivèrent dans un pays où sévissaient la guerre et la famine, et que son roi crut livré à l'extermination, tant la misère y était grande.
Le prince se rendit auprès du souverain et lui remit le pain qui alimenta tout son royaume, et le glaive à l'aide, duquel il battit les armées ennemies.
La paix et le bonheur rétablis, le prince reprit le pain et le glaive, et les trois frères continuèrent leur chemin.
Mais ils traversèrent encore deux royaumes où régnaient également la guerre et la famine. A chacun des rois le prince confia le pain et le glaive, et sauva ainsi trois royaumes.
Ils s'embarquèrent ensuite, et prirent la voie de mer.
Pendant la traversée, les deux aînés se dirent entre eux que leur frère ayant trouvé l'eau de vie, leur père lui donnerait le royaume qui leur revenait. Ils ne purent en supporter la pensée et résolurent sa perte. Ils attendirent qu'il fût profondément endormi et enlevèrent l'eau vitale de sa gourde qu'ils remplirent d'eau de mer.
Dès qu'ils furent rentrés à la maison, le jeune prince fit boire son père de son eau, mais quand il eut pris quelques gorgées de l'eau salée, le roi se trouva plus mal qu'auparavant. Les deux aînés survinrent tandis qu'il se lamentait.
Ils accusèrent leur frère d'avoir tenté d'empoisonner le roi, disant qu'ils apportaient la véritable eau de vie qu'ils lui tendirent. Aussitôt qu'il en bu, le roi sentit son mal se dissiper et il recouvra les forces de sa jeunesse.
Les deux aînés se moquèrent de leur cadet et ils lui dirent:
- Tu as, en effet, trouvé l'eau de vie, mais tu n'as eu que la peine, tandis que nous jouissons de la récompense; tu aurais dû être plus avisé et plus vigilant: nous te l'avons prise, tandis que tu dormais durant la traversée. Dans un an, c'est l'un de nous qui ira chercher la belle princesse. Mais prends garde de rien révéler de ce que tu apprends; notre père ne te croira pas d'ailleurs . De plus, si tu cherches à nous trahir, tu perdras la vie; tu demeureras sauf si tu te tais.
Cependant le, vieux roi crut que son plus jeune fils avait voulu attenter à sa vie, et il lui en témoigna de la colère. Il convoqua son conseil qui émit l'avis de faire fusiller secrètement le jeune prince. Un serviteur du roi devait l'accompagner à la chasse et l'exécuter dans la forêt.
Cependant, au moment décisif le prince fut surpris de l'air de tristesse de celui qui était charge de la funèbre mission.
- Qu'as-tu, lui demanda-t-il, pour paraître si triste?
- Je ne puis le dire, répondit le serviteur.
- Parle, lui dit le prince, je te pardonne d'avance.
- Hélas! dit alors le domestique, je suis chargé de vous fusiller, le roi l'ordonne ainsi.
Le prince tout consterné lui dit:
- Brave, serviteur, je te donnerai ma tenue royale, donne-moi la tienne à la place.
- Très volontiers, répondit l'autre; je n'aurais quand même pas eu le, courage de tirer sur vous.
Ils échangèrent leurs vêtements, et le serviteur rentra au château tandis que le prince s'enfonça dans la forêt.
Longtemps après arrivèrent chez le vieux roi trois voitures chargées d'or et de pierres précieuses pour être remises à son plus jeune, fils. C'étaient les trois rois dont les royaumes avaient été délivrés par son glaive et fécondés par son pain qui voulaient ainsi exprimer leur gratitude.
Le vieux roi songea: " Mon fils serait-il innocent? " et il dit à ses gens:
- Ah! s'il était encore en vie, que je regrette de l'avoir fait tuer!
- Il vit encore, dit le serviteur; je n'ai pu prendre sur moi de le tuer.
Et il raconta au roi comment les choses s'étaient passées.
Le cœur du vieux souverain fut soulagé d'un grand poids; il fit publier partout que son fils pouvait rentrer et qu'il lui serait fait bon accueil.
Cependant la princesse avait fait percer devant son palais une rue pavée d'or et de pierreries, et dit à ses gens que, celui qui pousserait son cheval au milieu de cette rue serait l'époux attendu et qu'il fallait lui permettre l'accès du palais, tandis qu'il fallait chasser ceux qui marcheraient sur le côté.
Un pou moins d'un an après l'époque, où le jeune prince avait pénétré auprès de la belle princesse, l'aîné se mit en route afin de se donner pour son libérateur et obtenir sa main et son royaume.
En voyant la précieuse route il se dit: " Ce serait grand dommage d'y mettre les pieds ," et il fit passer la bête sur le côté. Mais, arrivé devant la porte, les gens lui dirent de s'en retourner car il n'était pas l'époux attendu.
Le second prince survint peu après, et il pensa comme, son aîné qu'il serait grand dommage de détériorer une si belle route; il fit donc également passer son cheval sur le côté. Lui aussi, en se présentant au palais, vit les gens de la princesse lui déclarer qu'il n'était nullement l'époux attendu, et il fut prié de, s'en retourner.
Quand l'année fut tout à fait écoulée, le, troisième sortit du bois pour se rendre auprès de sa bien-aimée. Il ne songeait qu'à elle, à l'idée de se trouver auprès d'elle, et, dans sa distraction, il ne vit pas le somptueux pavage de la rue. Il laissa donc son cheval galoper au beau milieu de la voie et trouva la porte grande ouverte.
La princesse le reçut avec transport, le déclarant son sauveur et le, maître de son royaume.
Après que les noces eurent été célébrées en grande pompe, elle lui apprit que son père l'avait mandé auprès de lui et lui avait pardonné. Il se rendit donc auprès du vieux roi et lui raconta comment ses frères l'avaient trahi et qu'il s'était tu.
Le roi voulut les châtier, mais ils s'étaient déjà embarqués et ne reparurent jamais plus.