Người da gấu


Медвежатник


Ngày xưa có một chàng trai trẻ, hết thời hạn đi lính. Nhưng anh phải giải ngũ. Viên đại úy nói, anh muốn đi đâu tùy ý anh. Cha mẹ anh đã chết từ lâu nên anh cũng chẳng thiết trở về quê hương nữa. Anh tìm đến mấy người anh em, xin họ giúp đỡ sống tạm qua ngày, đợi đến khi nào có công ăn việc làm. Nhưng những anh em kia đều nhẫn tâm, họ nói:
- Chúng tôi biết dùng chú vào việc gì bây giờ? Chúng tôi chẳng cần đến chú, chú nên biết điều đó mà tự lo liệu lấy.
Anh lính chẳng có gì ngoài khẩu súng, anh vác nó lên vai và đi chu du thiên hạ. Anh đi đến một cánh đồng hoang rộng lớn, giữa đồng đứng trơ trọi có một lùm cây. Anh buồn bã ngồi xuống gốc cây, nghĩ về thân phận mình!
- Mình không có tiền, mà cũng chẳng có nghề ngỗng gì cả. Trông thấy trước là mình sẽ chết đói!
Chợt anh nghe có tiếng gió lào xào, ngoảnh cổ lại, anh thấy một người lạ mặt, mặc áo xanh, trông lịch sự, nhưng lại có một thân chân ngựa gớm ghiếc.
Người ấy nói:
- Ta biết anh thiếu gì rồi. Anh muốn xài bao nhiêu tiền của cũng được, nhưng trước hết ta muốn biết anh có thật gan dạ hay không, vì ta không muốn phí tiền vô ích.
Anh đáp:
- Nghề lính và nhát gan - Hai cái đó làm sao hợp với nhau được, ông cứ việc thử thách tôi đi!
Người ấy nói:
- Được lắm, anh hãy nhìn lại đằng sau.
Người lính vừa quay người lại thì thấy ngay một con gấu to đang gầm gừ tiến lại phía mình. Anh thét:
- Ái chà, ông ngoáy cho mày buồn lỗ mũi, cho mày hết cảu nhảu nhé.
Rồi anh lên đạn, giương súng ngắm, bắn thẳng vào mũi gấu làm gấu ngã lăn ra, không hề nhúc nhích.
Người lạ mặt nói:
- Ta công nhận anh không phải là người nhát gan. Nhưng còn một điều kiện nữa anh phải thực hiện được.
Người lính nhận biết được người đứng trước mặt mình là người như thế nào rồi, anh đáp:
- Miễn là không mất phần hồn, còn ngoài ra, điều kiện gì tôi cũng chấp nhận.
Người áo xanh nói:
- Cái đó tùy anh. Trong bảy năm anh không được tắm giặt, chải đầu cạo râu, cắt móng chân móng tay, và không cầu chúa. Ta đưa cho anh một chiếc áo lót và một cái măng tôi để anh mặc trong suốt thời gian cấm đó. Nếu anh chết mà hạn của bảy năm chưa hết thì anh là người của ta, nhưng nếu anh còn sống thì anh sẽ được tự do và để đền bù cho bảy năm đó anh sẽ sống sung sướng giàu có suốt đời.
Người lính nghĩ tới cảnh khổ cực của mình sẽ phải chịu đựng, nhưng anh đã từng bao phen vào sinh ra tử, giờ đây cũng muốn thử một phen nữa xem sao, nên anh đồng ý. Con quỷ cởi áo xanh cho anh và nói:
- Khi anh đã mặc áo này vào người, mỗi khi cho tay vào túi, anh sẽ thấy trong túi rủng rỉnh toàn tiền.
Rồi con quỷ lột da gấu và nói:
- Da gấu này chính là áo măng tô để anh khoác vào người, nó chính cũng là giường mỗi khi anh muốn ngả lưng, anh không được sử dụng loại giường nào khác, cũng chính vì cách ăn mặc này, nên anh sẽ có tên là "Người da gấu."
Nói xong, con quỷ biến mất.
Người lính mặc vào, thò luôn tay vào túi thì thấy rất nhiều tiền, lúc ấy mới hoàn toàn tin lời con quỷ nói là đúng. Anh khoác da gấu lên người đi chu du thiên hạ, tiêu tiền như nước, hưởng mọi thú vui, không bỏ qua một thứ trò tiêu khiển nào.
Năm đầu, trông anh còn ưa được, nhưng đến năm thứ hai thì chẳng khác gì một con quái tóc xõa xuống che gần kín mặt, râu dài, mọc lởm chởm trông như chổi xể; móng chân móng tay dài nhọn như nanh vuốt, mặt thì cáu ghét tầng tầng lớp lớp, giá như gieo hạt trồng rau ở đó cũng có thể được. Trông thấy anh ta là người ta bỏ chạy. Nhưng vì đến đâu anh cũng cho tiền người nghèo nên người ta cũng cầu mong anh đừng phải chết trong cái hạn của bảy năm, và vì anh trả tiền hậu hĩnh nên anh đi đến đâu người cũng xếp cho chỗ ăn, chỗ ở đàng hoàng.
Năm thứ tư, anh đến một quán trọ. Chủ quán không muốn cho anh trọ, thậm chí ở chuồng ngựa cũng không cho, vì e rằng ngựa trông thấy anh sẽ khiếp sợ, lồng và hí ầm lên. Nhưng khi "Người da gấu" móc ở túi ra một nắm tiền vàng thì chủ quán xiêu lòng, cho anh ở buồng phía sau, nhưng bắt anh ta phải hứa sẽ không ló mặt ra cho người khác thấy để quán trọ của hắn khỏi phải mang tiếng xấu.
Một buổi tối, "Người da gấu" đang ngồi một mình trong buồng, cầu mong bảy năm chóng qua thì nghe thấy tiếng than khóc ở buồng bên cạnh. Vốn có tính thương người, anh chạy ra mở cửa thì thấy một ông già hai tay ôm đầu khóc lóc thảm thiết. Anh đến gần cụ già. Nom thấy anh, cụ đứng phắt dậy định chạy trốn. Nhưng khi nghe thấy anh nói tiếng người, cụ mới yên tâm. Thấy "Người da gấu" ân cần thăm hỏi, cụ liền kể cho anh nghe nguyên nhân nỗi buồn của cụ. Miệng ăn núi lở, gia sản tiêu lần lần rồi cũng hết. Cụ và mấy cô con gái bây giờ lâm vào cảnh túng thiếu, gia đình nghèo đến nỗi không có tiền trả nhà trọ, cụ sẽ bị người ta bỏ tù.
"Da Gấu" nói:
- Nếu chỉ có chuyện thế thôi, cháu có thể giúp cụ, tiền thì cháu có dư.
Anh cho gọi chủ quán đến, trả tiền trọ cho ông cụ và còn dúi vào túi ông già bất hạnh đầy túi vàng.
Giờ thì cụ hết lo, nhưng cụ không biết lấy gì trả ơn. Suy nghĩ một lát cụ nói:
- Anh đi theo tôi về nhà. Các con gái tôi là hoa khôi, anh có thể chọn lấy một đứa. Nếu nó biết là anh đã giúp tôi trong cơn hoạn nạn thì tất nó không từ chối đâu. Tuy anh trông có vẻ kỳ quặc thật, nhưng chắc nó sẽ biết cách chải chuốt cho anh trở nên dễ coi.
"Da Gấu" nghe cũng đã xiêu lòng, và đi theo cụ. Cô gái cả mới thoáng nhìn thấy anh đã khiếp sợ, rú lên và chạy trốn. Cô con gái thứ hai tuy đứng lại, nhưng ngắm anh từ đầu đến chân, rồi nói:
- Con không thể lấy một người chồng mà hình thù người chẳng ra người, vật chẳng ra vật. Con gấu hôm nọ của đoàn xiếc còn dễ coi hơn, nó mày râu nhẵn nhụi, mặc áo kỵ binh tay đi găng trắng, nom như người ấy, trông nó xấu xí, nhưng rồi cũng quen mắt.
Đến lượt cô con gái Út, nàng nói:
- Thưa cha kính yêu, người đã cứu cha khỏi cơn hoạn nạn chắc chắn phải là người tốt. Để đền ơn ấy, cha đã hứa sẽ gả con gái cho ân nhân thì cha phải giữ lời hứa.
Tiếc thay, mặt "Da Gấu" bẩn thỉu, tóc che kín nên không ai thấy được nỗi mừng đang chan chứa trong lòng anh biểu hiện qua nét mặt. Anh rút nhẫn ở ngón tay, bẻ làm đôi, đưa cho cô Út một nửa, nửa còn lại thì anh giữ. Anh khắc tên anh vào nửa nhẫn của nàng và khắc tên nàng vào nửa anh giữ. Anh dặn nàng hãy gìn giữ nửa nhẫn ấy. Khi từ giã nàng, anh nói:
- Anh còn phải đi chu du thiên hạ ba năm nữa. Nếu như sau đó anh trở về, lúc ấy ta sẽ cưới nhau. Nếu anh không trở về thì có nghĩa là anh đã chết, em được tự do lấy chồng khác.
Cô Út đáng thương mặc toàn đồ đen. Mỗi khi nghĩ đến người chồng chưa cưới, cô lại ứa nước mắt, còn hai cô chị thì chỉ dè bĩu, giễu cợt cô em út.
Chị cả nói:
- Cẩn thận em nhé, kẻo lại nát tay vì phải vuốt gấu đấy khi nó giơ cẳng trước bắt tay em.
Chị thứ hai nói:
- Phải coi chừng em nhé, gấu là chúa thích của ngọt. Nếu nó thích dì, nó sẽ xơi ngấu nghiến dì luôn.
Chị cả lại nói ghẹo:
- Dì lúc nào cũng phải chiều lòng nó, không thì nó cảu nhảu ngay đấy.
Và chị hai lại nói chen thêm:
- Chắc chắn đám cưới sẽ vui lắm nhỉ. Nhảy giỏi như gấu mà!
Cô Út chỉ nín lặng, không hề chao đảo vì những lời dè bỉu mỉa mai ấy. Còn "Da Gấu" thì vẫn đi lang thang khắp nơi trong thiên hạ, làm điều thiện, bố thí tiền của cho những người nghèo đói.
Rạng sáng của ngày cuối cùng năm thứ bảy, "Da Gấu" lại ra cánh đồng, đến ngồi dưới lùm cây. Chỉ một lát sau, gió nổi lên ào ào, con quỷ đã hiện ra ngay trước mặt anh, nhìn anh chằm chằm, vứt trả anh cái áo cũ và đòi anh cái áo xanh của nó.
"Da Gấu" nói:
- Chúng ta chưa thanh toán hết nợ với nhau. Anh phải tắm rửa cho tôi sạch sẽ cái đã!
Bất đắc dĩ, quỷ đành phải đi lấy nước tắm cho "Da Gấu," chải đầu và cắt móng tay, móng chân cho anh. "Da Gấu" nom lại ra vẻ một dũng sĩ, đẹp trai hơn trước nhiều.
Khi con quỷ rút đi một cách êm lẹ thì "Da Gấu" thấy mình đã trút được một gánh nặng. Anh đi ra tỉnh, sắm một chiếc áo nhung thật lộng lẫu, ngồi trong một chiếc xe do bốn ngựa trắng kéo, cho xe phóng thẳng về nhà người yêu. Không ai nhận ra anh. Người cha thì cứ tưởng đó là một võ quan cao cấp, liền mời vào buồng, nơi mấy cô con gái đang ngồi. Hai cô chị ngồi hai bên, mời khách ngồi giữa, rót rượu, lấy món ngon nhất ra mời. Hai cô nghĩ bụng: mình chưa từng thấy chàng trai nào đẹp như vậy. Cô em Út mặc toàn đồ đen thì ngồi đối diện với khách. Khi chàng trai ướm hỏi cụ giá có thuận gả một cô cho anh không, hai cô chị đứng phắt dậy, chạy ngay về buồng mình thay đồ, lấy áo quần lộng lẫy nhất mặc vào, cô nào cũng hy vọng chính mình là người sẽ được chọn.
Khi còn lại một mình với cô em Út, người khách lạ liền lấy nửa chiếc nhẫn trong túi ra, thả vào một cốc đầy rượu vang, đưa mời cô. Cô đỡ lấy cốc. Khi đã uống cạn rượu, nhìn thấy một nửa chiếc nhẫn ở đáy cốc, tim cô đập nhanh. Cô lấy nửa nhẫn đeo ở dây chuyền, chắp lại với nửa kia, hai nửa ăn khớp nhau hoàn toàn. Lúc đó "Da Gấu" mới nói:
- Anh chính là chồng chưa cưới của em "Người Da Gấu" mà em đã từng gặp. Anh đã tắm sạch sẽ để hiện lại nguyên hình người.
Anh đi lại phía người yêu, ôm hôn cô.
Đúng lúc ấy, hai cô chị ăn mặc lộng lẫy bước vào. Khi biết chàng trai đã kén cô Út làm vợ, và biết người đó chính là "Da Gấu" khi trước, hai cô chị tức điên người, vùng vằng bỏ đi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Жил-был однажды молодой парень; нанялся он в солдаты, и был храбрый и всегда первый там, где пули сыпались градом. Пока продолжалась война, все шло хорошо, но вот заключили мир, и получил солдат чистую отставку, и сказал капитан, что может он теперь отправляться куда ему вздумается. А отец и мать у солдата умерли, и не было у него теперь родного дома; вот и пошел он к своим братьям и попросил их ему помочь, пока начнется опять война. Но было у братьев сердце жестокое, и они сказали:
- Что нам с тобой делать? В работники ты нам не нужен; ты уж сам рассуди, как тебе на свете прожить.
А было у солдата всего одно лишь ружье, взял он его на плечи и решил идти куда глаза глядят. Подошел он к лесным местам, и куда ни глянешь - все одни деревья кругом стоят. Сел он под деревом, запечалился и стал про судьбу свою раздумывать. "Денег у меня нету, - подумал он, - обучен я одному лишь военному ремеслу, а сейчас мир заключен, и стал я никому не нужен; вижу наперед, что мне с голоду пропадать придется". Вдруг услыхал он шум, огляделся, видит - стоит перед ним какой-то незнакомец, зеленый на нем камзол, выглядит на вид прилично; но вместо ноги у него грубое лошадиное копыто.
- Я уж знаю, чего тебе недостает, - сказал человек, - денег и добра будет у тебя вдосталь - столько, сколько донести будешь в силах; но надо мне сперва испытать, не будешь ли ты боязлив, а то зачем мне деньги свои давать понапрасну.
- Солдат и страх - это одно с другим не вяжется, - ответил солдат, - а впрочем, ты можешь меня испытать.
- Хорошо, - ответил человек, - оглянись-ка назад.
Обернулся солдат, видит - двигается на него, рыча, большой медведь.
- Ого! - крикнул солдат. - Я тебя по носу пощекочу, и пропадет у тебя охота рычать! - Он приложил ружье и выстрелил прямо медведю в нос. Рухнул медведь на землю и не пошевельнулся.
- Я вижу, - сказал незнакомец, - храбрости у тебя достаточно; но есть у меня еще одно условие, и ты должен его выполнить.
- Если это мне не помешает остаться праведником, - ответил солдат, который прекрасно понял, с кем он имеет дело, - а то я ни за какие блага на свете не соглашусь.
- Это ты сам поймешь, - ответил зеленый камзол. - За эти семь лет ты не должен мыться, бороды и волос не причесывать, ногтей не обрезать и "Отче наш" не читать. Дам я тебе камзол и плащ, и будешь ты их это время носить. Если за эти семь лет ты умрешь, то будешь ты мой, а останешься в живых, будешь свободен, да к тому же всю свою жизнь богат.
Вспомнил солдат про свою большую нужду и что не раз приходилось ему со смертью встречаться, вот и решил он и на сей раз отважиться, - и согласился. Снял черт свой зеленый камзол, подал его солдату и сказал:
- Будешь этот камзол носить, и если сунешь руку в карман, будет в нем всегда денег полно.
Содрал он с медведя шкуру и говорит:
- Пусть она будет тебе вместо плаща и подстилки для спанья: ты должен на ней спать и ни на какую другую постель не ложиться. По этой одежде будут тебя называть медвежатником. - С тем черт и исчез.
Натянул солдат камзол, мигом руку в карман сунул и глядь - дело вышло правильное. Накинул он на себя медвежью шкуру и пустился в путь-дорогу. В настроении он был хорошем и ничего не пропускал такого, что казалось ему приятным, ну и денег он не жалел, конечно. В первый год дела шли ничего, а на второй год он стал уже выглядеть, как чудовище. Волосы покрывали почти все лицо, борода была похожа на кусок грубого войлока, на пальцах отросли когти, а лицо было у него настолько покрыто грязью, что ежели бы посеять на нем салат, то он непременно взошел бы. Кто его видел, тот от него убегал, но так как он всюду раздавал деньги бедным людям и те за него молились, чтобы за эти семь лет он не помер, то он всегда находил себе пока что приют. На четвертом году он зашел как-то в харчевню, но хозяин не хотел его принимать и даже не пустил его и на конюшню, чтоб лошадей не испугать.
Но когда медвежатник полез в карман и достал полную пригоршню дукатов то хозяин смягчился и дал ему комнату во флигеле; однако он взял с него обещанье никому на глаза на показываться, - чтоб не пошла о его гостинице дурная молва.
Вот сидел медвежатник вечером один и от всего сердца желал, чтоб поскорей прошли эти семь лет. Вдруг услыхал он в соседней комнате громкие стоны. А сердце было у него жалостливое, он открыл дверь и увидел какого-то старика, который плакал навзрыд и заламывал над головой руки. Подошел медвежатник поближе, но человек вскочил, собираясь убежать. Услыхав человеческий голос, он смутился, но медвежатнику удалось ласковыми речами успокоить его, и тот объяснил ему причину своего горя. Старик рассказал, что он мало-помалу промотал свое имущество, и теперь ему с дочерьми приходится терпеть нищету, что он так беден, что даже не в состоянии расплатиться с хозяином гостиницы и должен быть за это посажен в тюрьму.
- Ежели в этом все ваше горе, - сказал медвежатник, - то денег у меня хватит.
Он велел позвать хозяина, уплатил ему и сунул в карман несчастному вдобавок еще полный кошелек золота.
Старик понял, что он ото всех бед избавился, и не знал уж как его и отблагодарить.
- Пойдем вместе со мной, - сказал он ему, - у меня дочери красоты неописанной, выбирай себе одну из них в жены. Если дочь услышит, что ты для меня сделал, она отказываться не станет. Правда, вид у тебя несколько странный, но она уж тебя приведет в порядок.
Это медвежатнику очень понравилось, и он пошел вместе с ним.
Увидела его старшая дочь и, посмотрев на его лицо, так ужаснулась, что даже вскрикнула и убежала. А средняя хотя и осталась, но разглядывала его с ног до головы, а потом сказала:
- Как мне взять себе мужа, потерявшего человеческий облик? Мне бы уж больше понравился бритый медведь, которого я однажды видела и который выдавал себя за человека: на том по крайней мере была гусарская шинель и белые перчатки. Если бы он был только уродлив, то я могла бы к нему, пожалуй, привыкнуть. Но самая младшая сказала:
- Милый батюшка, это человек, должно быть, хороший, раз он выручил вас из беды. Если вы за это пообещали ему невесту, то слово надо сдержать.
Жаль, что лицо у медвежатника было покрыто грязью и заросло волосами, а то можно было б увидеть, как запрыгало сердце у него от радости, когда услыхал он эти слова. Он снял кольцо с пальца, переломил его надвое, дал ей половину, а другую у себя оставил. И написал на ее половине свое имя, а на своей половине ее имя, и просил хранить бережно свою часть кольца. Он стал собираться в дорогу и сказал на прощанье:
- Мне надо странствовать еще три года, и если я не вернусь, то ты свободна и считай, что я умер. Но проси господа бога, чтоб он сохранил мне жизнь.
Оделась бедная невеста во все черное, и когда думала про своего жениха, у нее на глазах выступали слезы. От своих сестер терпела она одни только насмешки и издевательства. "Ты ж не забудь, - говорила старшая, - когда будешь протягивать ему руку, он ударит тебя лапой". "Берегись, - говорила средняя, - медведи - они любят сладкое; если ты ему понравишься, он тебя съест". "Ты всегда должна исполнять его волю, - продолжала старшая, - а не то начнет он рычать". А средняя говорила: "А свадьба-то будет какая веселая! Медведи - они здорово умеют плясать!"
Невеста молчала и сбить с толку себя не позволила. А медвежатник странствовал тем временем по свету из одного места в другое, где мог - делал людям добро и щедро помогал беднякам, чтоб они за него молились. Наконец, когда наступил последний день этих семи лет, он вышел снова в лес и сел под деревьями. Вскоре засвистел ветер, явился перед ним черт и поглядел на него с укоризной. Кинул ему потом старый камзол и потребовал у него назад свой зеленый.
- На этом дело еще не кончилось, - сказал охотник, - ты должен сначала меня помыть и почистить.
И хотелось ли черту или нет, а пришлось ему принести воды, обмыть медвежатника, волосы ему причесать и ногти обрезать. И стал он после того выглядеть, как храбрый воин, и стал куда красивей, чем прежде.
Черт, к счастью, убрался, и у медвежатника сделалось на сердце легко. Пошел он в город, заказал себе красивый бархатный камзол, сел в карету, запряженную четверкой сивых коней, и направился к дому своей невесты. Его никто не узнал, а отец принял за важного полководца и повел в комнату, где сидели его дочери. Вышло так, что усадили его как раз между двумя старшими; они налили ему вина, положили ему самые лучшие кушанья, порешив, что более красивого человека на свете им ни разу не приходилось видеть. А невеста, та сидела напротив него в черном платье. Она ни разу не глянула и слова не вымолвила. Наконец он спрашивает у отца, согласен ли тот выдать одну из своих дочерей за него замуж; тут вскочили обе старшие, убежали к себе в комнату, собираясь надеть самые роскошные платья; каждая из них воображала, что она и есть та самая, которую он избрал. Но только незнакомец остался наедине со своею невестой, тотчас достал половину кольца и бросил его в кубок с вином и подал ей через стол. Она взяла кубок, выпила и нашла на дне половину кольца, и сердце у ней так и забилось. Достала она другую половину кольца, которую носила на ожерелье, приложила ее к той, и оказалось, что обе части как раз пришлись одна к другой.
И сказал он:
- Я твой обрученный жених, которого ты видела в образе медвежатника; но по милости божьей вернулся ко мне снова мой человеческий вид, и я стал опять чистым.
Он подошел к ней, обнял ее и поцеловал. Тем временем явились обе сестры в полном наряде, но, увидев, что красавец достался младшей, и узнав, что это был медвежатник, они в гневе и ярости выбежали из комнаты; и одна утопилась в колодце, а другая повесилась на дереве.
Вечером кто-то постучался в дверь; открывает жених и видит, что это черт в зеленом камзоле; и говорит черт:
- Вот видишь, теперь мне досталось две души вместо твоей одной.