Chim hồng tước và gấu


A sövénykirály és a medve


Vào một ngày hè đẹp trời, gấu và sói dạo chơi trong rừng, bỗng nhiên gấu nghe có tiếng chim hót véo von, gấu nói:
- Này anh bạn sói, chim gì mà hót nghe véo von vậy?
Sói đáp:
- Vua loài chim hót đấy, chúng mình có gặp thì phải cúi chào nhé!
Nhưng thực ra đó chỉ là chim hồng tước.
Gấu nói:
- Nếu quả như vậy thì tôi cũng muốn được coi cung điện của vua loài chim xem sao. Nào ta đi, dẫn tôi tới đó nhé!
Sói đáp:
- Đâu có dễ như anh nghĩ, phải đợi hoàng hậu về đã.
Chỉ lát sau vợ chồng vua loài chim bay về, mỏ cặp mồi để mớm cho chim con. Gấu muốn theo ngay vào lắm, nhưng sói níu tay áo giữ lại và nói:
- Đừng vào vội, đợi cho vua và hoàng hậu đi khỏi cái đã.
Sói và gấu để ý nhớ gốc cây nơi có tổ chim, rồi rảo bước.
Gấu sốt ruột, đứng ngồi không yên chỉ muốn được xem ngay cung điện vua loài chim, nên mới đi được một đoạn đã lộn lại. Tới nơi thì cũng đúng lúc vua và hoàng hậu vừa bay đi khỏi, ngó vào gấu thấy có năm hay sáu con chim nhỏ nằm trong tổ. Gấu lớn tiếng nói:
- Thế mà cũng gọi là cung điện nhà vua, cung điện gì mà tồi tàn thảm hại vậy! Còn lũ chim non kia đâu có phải con vua cháu chúa, chúng bay chỉ là lũ con hoang.
Đám chim non nghe hiểu, chúng hết sức tức giận, và lớn tiếng quát:
- Đừng nói láo, chúng tao không phải loại người như vậy, bố mẹ chúng tao vốn dòng quý phái. Đồ gấu kia, chuyện này nhất định phải làm cho ra nhẽ mới được!
Gấu và sói sợ quá, quay đầu bỏ chạy về hang. Được thể đám chim non càng la lớn, làm ầm lên cả khu rừng. Khi bố mẹ tha mồi về chúng mách:
- Thằng gấu lúc nãy có đến đây, nó chửi mắng chúng con là đồ con hoang. Nếu bố mẹ không làm cho ra nhẽ rằng chúng con là con nhà tông nhà giống, thì chúng con sẽ tuyệt thực, không thèm nhúc nhích người.
Vua cha an ủi:
- Các con cứ yên tâm, chuyện này tất nhiên phải làm cho ra nhẽ.
Rồi vua cùng hoàng hậu bay ngay tới trước hang gấu gọi:
- Này lão gấu già hay cảu nhảu kia, cớ sao mà lão dám sỉ nhục các con của ta. Thật là vô phước cho lão, để trả nhục chúng ta phải sống mái một phen mới được.
Thế là vua loài chim tuyên chiến với gấu. Về phần mình, gấu cầu cứu tất cả các loài thú bốn chân: bò, lừa, hươu, nai… tóm lại là tất cả các loài thú bốn chân có trên trái đất.
Còn vua loài chim thì kêu gọi tất cả các loài bay trong không trung: không phải chỉ có các loài chim lớn nhỏ tham gia, mà còn có cả ruồi, muỗi, ong mật, ong bầu tham gia.
Sắp đến ngày đánh nhau, vua loài chim phải trinh sát đi khắp mọi nơi để xem ai là tướng chỉ huy quân địch. Trong số loài biết bay thì muỗi là ranh mãnh hơn cả, nó bay thẳng vào trong rừng, tới nơi quân địch tập hợp, hạ cánh đỗ và ẩn mình sau một chiếc lá cây. Quân địch đang bày mưu tính kế. Gấu gọi cáo lại phía mình và nói:
- Này anh chàng cáo, trong các giống vật thì anh là khôn ngoan nhất, anh hãy làm tướng chỉ huy đội quân của chúng ta.
Cáo đáp:
- Thế cũng được, nhưng ta thống nhất lấy gì làm hiệu lệnh chỉ huy?
Không một con nào nghĩ ra. Lúc đó cáo mới nói:
- Tôi có một cái đuôi dài, rậm và đẹp, nom cứ như một chùm lông đỏ. Khi nào tôi vểnh đuôi lên thì có nghĩa là mọi việc tốt lành, các anh cứ nhằm thẳng phía quân địch mà tiến. Nhưng hễ tôi cụp đuôi xuống thì các anh liệu đường mà chạy thoát thân.
Nghe hết đầu đuôi kế hoạch của phía địch, muỗi bay về trình lại tỉ mỉ kế hoạch ấy với vua loài chim.
Trời mới tang tảng sáng, loài vật bốn chân đua nhau kéo ra mặt trận, quân kéo đi ầm ầm làm rung chuyển cả mặt đất. Trên trời, chim hồng tước cùng đội quân của mình bay ào ào từ hai phía tới, tiếng ong bay vo vo, các loài chim bay tới tấp la hét vang động khắp bầu trời, kẻ yếu bóng vía nghe đã thấy kinh hồn. Vua loài chim phái ong bầu đến bám sát cáo, nấp dưới đuôi và ráng đem hết sức mình ra đốt cáo thật đau. Bị đốt lần đầu cáo đau thót mình lại, giơ bắn một chân lên trời nhưng vẫn còn gượng được, đuôi vẫn còn giơ cao, tới phát đốt lần thứ hai, đau quá cáo đành buông hạ đuôi xuống một chút. Tới khi bị đốt lần thứ ba, cáo không sao ráng chịu được nữa, mồm la, đuôi cụp ngay vào giữa hai chân sau.
Nhìn thấy đuôi cáo cụp lại, loài vật bốn chân tưởng rằng mọi việc coi như hỏng, thế là con nào biết thân con ấy tìm đường tháo chạy về hang của mình. Loài chim thắng trận.
Vua và hoàng hậu liền bay ngay về tổ báo cho các con biết:
- Giờ thì các con tha hồ mà vui, cứ ăn uống cho thỏa chí, chúng ta đã chiến thắng.
- Nếu bản thân gấu không chịu đến tổ xin lỗi, và nói chúng con là con nhà dòng dõi thì chúng con không chịu ăn đâu!
Vua loài chim bay tới chỗ gấu, đứng trước hang quát:
- Đồ gấu cảu nhảu kia, muốn sống thì phải đến xin lỗi con ta, công nhận chúng là con nhà dòng dõi, bằng không thì thịt nát xương tan bây giờ.
Sợ quá, gấu bò ra khỏi hang tới xin lỗi. Các hoàng tử con vua loài chim rất hài lòng, mãn nguyện về chuyện đó ăn uống, nô giỡn tới tận đêm khuya.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Mese, mese, mesét mondok mostan a madarakról, madaraknak rettentő nagy csatájáról... Úgy volt az, hogy egyszer a medve meg a farkas együtt sétáltak az erdőben s amint fel s alá jártak, gyönyörű szép madáréneket hallanak. Megáll a medve ámulva, bámulva, szemét-száját eltátja, úgy hallgatja az éneket. Kérdi aztán a farkast:
- Ugyan bizony, farkas koma, miféle madár, aki olyan szépen énekel?
- Ez a madarak királya, mondotta a farkas. Majd elmegyünk hozzá s tiszteletünket tesszük nála.
- Helyes, hagyta rá a medve, úgy sem láttam még királyi palotát, gyerünk.
- Ohó, nem megy az oly könnyen, mondotta a farkas, meg kell várnunk, míg a királyné hazajő.
Egy perc mulva, kettő mulva, jött a királyné, eleséget hozott a csőrében; jött a király is, annak is tele volt a csőre, aztán beröppentek egy fának az odvába: ott volt a palota, akarom mondani a fészek.
A medve mindjárt föl akart menni, de a farkas visszarántotta:
- Ohó, megállj. Várj, míg mind a ketten elmennek.
Jól van, a medve belényugodott s tovább mentek, de előbb jól megnézték a fa odvát, ahol a fészek volt. De hiába, csak nem volt nyugta a medvének s egy kevés idő mulva megint visszafordúltak a fához. Aközben a király s a királyné csakugyan kirepűltek a fészekből, a medve hát fölmászott a fára, benézett a lyukba s látta, hogy öt madár fióka van a fészekben.
- Ez királyi palota? - dörmögött a medve. - No ugyan nyomorúságos egy palota, s hát ezek királyi gyermekek? Hisz ezek közönséges paraszt kölykek!
Hej, szörnyű haragra lobbantak a fiókák erre a gyalázkodó beszédre. Magukon kívül kiabálták, csiripolták:
- Nem vagyunk mi paraszt kölykek, igazi királyi sarjadékok vagyunk, úgy tudd meg, dörmögős medve. Megállj csak, ezt a beszédet még megkeserűlöd!
Meghökkent erre a medve, meg a farkas is, vissza kullogtak a barlangjukba nagy nehéz aggodalomban, hogy hát mi lesz most. Eközben hazatért a madarak királya is, meg a királyné is, de majd holtra réműltek, mikor a gyermekek szörnyű csiripolását hallották. Azt mondta az idősebb, s utána a többi:
- Itt volt a medve s azt mondta, hogy nem vagyunk királyi gyermekek, hanem közönséges parasztkölykök. Valameddig meg nem tudjuk, hogy mi az igaz valóság, sem csőrünket, sem szárnyunkat meg nem mozdítjuk s itt ebben a helyben éhen halunk, de gyalázatban nem élünk.
- Ej, ej, csóválta fejét a király, hát ez miféle beszéd. Király volt nekem apám, nagyapám, még a hetvenhetedik is. Csak csendesűljetek le, majd megmutatom én annak a vén parasztnak, ki s mi vagyok én.
Egy szempillantást sem ült otthon, a kiséretével együtt elröpűlt a medve barlangjához s bekiáltott:
- Hallod-e te, vén méztolvaj, hogy merted megsérteni az én gyermekeimet? Tudd meg, hogy háborút indítok ellened, s jaj neked s egész nemzetségednek!
De már ennek fele sem volt tréfa. Medve koma felcihelődött s hírűl adta a négylábú állatoknak, hogy csak talpra, mert a madarak királya hadat üzent, olyan háború lesz, amilyen még nem volt, mióta a világ - világ. Hiszen csak hadd állottak is talpra, mert a madarak királya egy óra alatt mind összegyűjtötte, ami madár van a világon, nemcsak a madarakat, de még a bogarakat is, a méheket s a legyeket is, mindenféle teremtett állatot, akinek csak szárnya volt.
Mikor összegyülekezett a had, a madarak királya kiküldötte az ökörszemet, hogy lesse ki, tudja ki, az ellenségnek ki lesz a vezére. Elröppent az ökörszem, a medve barlangja mellett egy fán a levél alatt meghúzódott s úgy hallgatódzott. Hát jön a medve nagy mogorván, dirmegve-dörmögve, szólítja a rókát s mondja neki:
- Hallod-e, róka, te vagy a legravaszabb valamennyi állat közt, neked kell vezetned a hadat.
- Jó, mondta a róka, de aztán mi legyen a jel?
Egyik egyet, másik mást mondott, végre is a róka javallott olyat, ami mindenkinek tetszett. Azt mondotta:
- Nekem szép, hosszú, lombos farkam van, beillik ez zászlónak. Ha a farkamat magasba tartom, ez azt jelenti, hogy: utánam! Ha lekonyúl a farkam, akkor: szaladjatok, a merre láttok.
Az ökörszem azonnal visszarepűlt s jelentette, hogy mit hallott.
Na, jó, hát csak jere, róka koma, mondotta a madarak királya, majd lekonyúl a te farkad!
Másnap jókor reggel megkezdődik a csata. Indúlnak a négylábú állatok szörnyű ordítással, (a szamár is köztük volt) rettentő bőgéssel, (az ökör is köztük volt), ég, föld zengett, rengett belé. De indúlnak a madarak is, surrogott, burrogott a levegő a szárnyuk csapásától, csengett, zengett az erdő, - hej, mi lesz itt, Uram Jézus Krisztus! Nosza, a madarak királya egyszeribe kiküld egy pár szarvasbogarat, azok egyenest rácsapnak a rókára, az egyik itt, a másik ott csípi, szúrja a szarvával, megy a róka erre, meg arra, tartja a farkát felfelé, de bizon csak kínnal, bajjal, rohannak utána a többiek, - no hiszen, egyszerre csak lekonyúl a róka farka, uccu neki, vesd el magad, szaladt a négylábú sereg hanyat-homlok, mintha szemét vették volna valamennyinek!
A király s a királyné egyszeribe hazarepűltek s mondták nagy örvendezéssel:
- Na, gyerekek, ne busuljatok, egyetek, igyatok, megnyertük a csatát!
Mondták a gyermekek:
- Addig nem, míg a medve ide nem jő s bocsánatot nem kér tőlünk.
- Igaza van a gyerekeknek, mondotta a király s tüstént repűlt a medve barlangjához, ott beszólt:
- Hallod-e te, vén méztolvaj, gyere a fészkem elé s kérj bocsánatot a gyermekeimtől, különben szörnyű halálnak halálával halatlak meg.
Tetszett, nem tetszett a medvének, oda kullogott a fészek elé s sírva kért bocsánatot a királyi gyermekektől. De már most a gyerekek ettek, ittak, vígan voltak, csengett belé az erdő, egész nap úgy daloltak. Úgy bizony!