Nồi cháo đường


La douce bouillie


Ngày xửa ngày xưa có một cô gái nhà nghèo, tính tình nết na, cô sống một mình với người mẹ già. Một ngày kia trong nhà hết cả đồ ăn, cô đi vào trong rừng thì gặp một bà cụ già, bà hiểu nỗi buồn của cô và tặng cô một cái nồi nhỏ, cô chỉ cần nói:
- Nồi ơi, nấu đi!
Tức thì nó nấu cho một nồi cháo đường ngon lành. Nếu cô nói:
- Nồi ơi, hãy ngưng!
Thì nó lập tức ngưng ngay không nấu nữa. Cô gái mang chiếc nồi về cho người mẹ già ở nhà. Từ đó trở đi hai mẹ con không phải sống trong cảnh nghèo khổ, túng đói nữa. Họ luôn có cháo đường để ăn, muốn ăn bao nhiêu cũng có.
Một ngày kia cô gái đi vắng. Bà mẹ ở nhà nói:
- Nồi ơi, nấu đi!
Thế là nồi nấu, và khi bà mẹ đã no, bà muốn nó ngưng nhưng bà không biết phải nói như thế nào. Cháo cứ được nấu hoài, cháo tràn khỏi nồi mà nồi vẫn cứ nấu tiếp, cháo tràn khắp bếp, lan khắp căn nhà thứ nhất, rồi tràn sang căn nhà thứ hai, lan ra khắp mặt đường, hình như nồi muốn nấu để cả thế gian ăn cho no mới thôi. Tình cảnh thật nguy ngập, chỉ còn một căn nhà cuối phố là chưa bị ngập, trong lúc mọi người còn đang lúng túng thì cô gái về, cô chỉ nói:
- Nồi ơi, hãy ngưng!
Tức thì cháo không trào nữa, nồi ngưng nấu. Ai có đi phố thì tha hồ mà ăn cháo.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Une fille, pauvre mais vertueuse et craignant Dieu, vivait seule avec sa vieille mère. Leur misère était devenue si grande qu'elles se voyaient sur le point de mourir de faim.
Dans cette extrémité, la pauvre fille, toujours confiante en Dieu, sortit de leur misérable cabane, et pénétra dans le bois voisin.
Elle ne tarda pas à rencontrer une vieille femme qui, devinant (c'était une fée) la détresse de la jeune fille, lui donna un petit pot, bien précieux vraiment.
- Tu n'auras qu'à prononcer ces trois mots, dit la vieille: « petit pot, cuis! » Il se mettra aussitôt à te faire une douce et excellente bouillie de millet; et quand tu auras dit: « petit pot, arrête-toi! » Il s'arrêtera sur-le-champ.
La jeune fille s'empressa d'apporter à sa mère ce pot merveilleux. À partir de ce moment, l'indigence et la faim quittèrent leur humble cabane, et elles purent se régaler de bouillie tout à leur aise.
Il arriva qu'un jour la jeune fille dut aller faire une course hors du village. Pendant son absence la mère eut faim, et se hâta de dire:
- Petit pot, cuis
Petit pot ne se le fit pas répéter, et la vieille eut bientôt mangé tout son soûl; alors, la bonne femme voulut arrêter le zèle producteur du petit pot. Mais par malheur elle ignorait les mots qu'il fallait prononcer pour cela. Maître petit pot continua donc de cuire, de cuire toujours plus et plus fort, si bien que la bouillie ne tarda pas à déborder du vase, puis à remplir la cuisine, puis à inonder la maison, puis la maison d'à côté, puis une autre, puis encore une autre, puis enfin toute la rue; et du train dont il y allait, on eût dit qu'il voulait noyer le monde entier.
Cela devenait d'autant plus effrayant, que personne ne savait comment s'y prendre pour arrêter ce déluge.
Heureusement qu'à la fin, comme il ne restait plus dans tout le village qu'une seule maison qui ne fût pas devenue la proie de la bouillie, la jeune fille revint et s'écria:
- Petit pot! arrête-toi!
Et aussitôt petit pot s'arrêta.
Les habitants du village, qui désirèrent rentrer dans leurs maisons, n'en durent pas moins avaler beaucoup plus de bouillie qu'ils n'en voulaient.
Ce conte prouve qu'on fait toujours mal ce qu'on ne sait qu'à demi.