Ác giả ác báo


二人の旅人


Núi non không giáp mặt nhau được, nhưng con người ta, dù là kẻ xấu hay người tốt, thế nào cũng có lúc gặp nhau. Trên đường đi chu du hành nghề có lần bác thợ giày và bác thợ may lại gặp nhau. Bác thợ may dáng người nhỏ bé đẹp trai, tính hay bông đùa nhưng tốt bụng.
Nhìn hòm đồ người kia mang theo, bác thợ may đoán biết được người kia làm nghề gì, bác cất giọng hát một cách giễu cợt:
Khâu cho tôi một đường,
Rút sợi này cho tôi,
Vuốt chỉ bằng sáp nhé,
Nhớ đóng đanh cho chắc.
Vốn tính không ưa đùa giỡn, bác thợ giày nhăn mặt như đã uống phải dấm, lăm lăm xông tới như muốn vặn ngược cổ bác thợ may. Bác thợ may nhỏ nhắn nhoẻn cười, đưa rượu mời làm lành:
- Có chi mà giận nhau thế? Uống thử chút đỉnh, nuốt giận làm lành người anh em.
Bác thợ giày tu luôn một hơi dài, cơn giận trên mặt cũng biến luôn theo, bác trao trả bác thợ may bình rượu và nói:
- Tôi đã tu một hơi dài cẩn thận. Người ta thường nói uống nhiều, chứ không nói khát nhiều. Nào, giờ chúng ta cùng đi chu du thiên hạ chứ?
Bác thợ may trả lời:
- Tôi thế nào cũng được, miễn là bác cũng có hứng cùng đi tới thành phố lớn, nơi sẵn công ăn việc làm.
Bác thợ giày nói:
- Chính tôi cũng định tới thành phố lớn. Ở những nơi nhỏ bé hẻo lánh khó kiếm ăn lắm, còn ở nhà quê thì toàn người chân đất với nhau.
Hai người lại tiếp tục cuộc hành trình, nối gót nhau như chân chồn chạy trên tuyết.
Thời giờ thì sẵn, đồ ăn gặm cho qua ngày thì thiếu. Đến thành phố nào cũng vậy, cả hai bác đều đi dạo một lượt rồi đến chào phường thợ cùng nghề. Bác phó may lúc nào cũng tươi cười, đôi má ửng hồng, nom nhanh nhẹn nên hễ có việc là phường thợ gọi ngay đến làm. Bác cũng có duyên lắm. Cô con gái thợ cả lén cha mình ôm hôn bác phó may ở sau cửa ra vào. Mỗi khi hai người gặp nhau, ruột tượng của bác phó may lại phồng thêm lên một chút. Bác thợ giày vốn hay cau có, thấy vậy mặt càng nhăn nhó, bác thở dài:
- Càng láu cá ranh mãnh, lại càng hay gặp may!
Bác phó may lúc nào cũng tươi cười, ca hát, kiếm được bao nhiêu là bác chia ngay cho bạn. Hễ có dăm ba đồng xủng xẻng trong túi là bác móc ngay ra gọi món nhậu, khoái chí khoa tay đập bàn, đập ghế làm cho cốc chén nhảy múa trên bàn. Bác luôn nghĩ: Có đồng vào phải có đồng ra chứ. Sau một thời gian đi lang thang hai người tới một khu rừng rộng. Qua khu rừng là tới kinh đô, nhưng ngay cửa rừng lại có hai đường mòn dẫn tới kinh đô, một đường đi mất bảy ngày, con đường kia chỉ mất có hai ngày. Cả hai bác đều không biết đường nào là ngắn hơn. Họ ngồi xuống dưới gốc một cây sồi để bàn tính nên mang bao nhiêu ngày lương khô đi theo thì đủ để ăn dọc đường. Bác thợ giày nói:
- Người ta phải biết lo xa. Cứ tính dư ra một chút. Theo tôi thì nên mang bánh mì cho bảy ngày đi đường.
Bác thợ may nói:
- Lo xa cái gì nào? Còng lưng ra mà tải bánh bảy ngày như một con lừa, không hề được nhìn ngang, nhìn dọc. Tôi không có theo ai hết. Tiền để trong túi thì mùa nào cũng vậy, mùa hè cũng như mùa đông. Nhưng mà bánh mì, trời oi bức có khi vỏ khô, ruột mốc. Tôi không thể tính quẩn như vậy được. Tại sao chúng ta lại không tìm ra được con đường ngắn mà đi? Chỉ phải mang bánh mì ăn hai ngày, thế có phải là tốt không nào?
Thế rồi ai lo phận nấy, chỉ mua phần bánh như mình tính. Xong xuôi, cả hai băng rừng, phó mặc số phận cho trời.
Trong rừng yên tĩnh như trong nhà thờ. Không có gió thổi, không có tiếng suối róc rách, cũng chẳng có tiếng chim hót líu lo, và không một ánh nắng nào chiếu lọt qua được cành lá rậm rạp, bác thợ giày chẳng nói lấy một lời, vì bánh mì nặng trĩu trên lưng làm cho bác mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Mồ hôi chảy từng giọt trên bộ mặt cau có, tối xầm của bác. Trái lại, bác phó may vẫn tươi tỉnh, tay chân vung vẩy lấy lá thổi kèn hay cất giọng ca một bài, bác nghĩ bụng:
- Trời thấy ta vui nhộn thế này ắt trời mừng lắm!
Thoắt đã hai ngày trôi qua. Sang ngày thứ ba, bác thợ may đã ăn hết sạch cả bánh mà vẫn chưa đi hết cánh rừng, bác đã bắt đầu cảm thấy lo lo, nhưng rồi bác vẫn không nản lòng, còn tin mình sẽ gặp may. Tối thứ ba, bác đành nhịn đói nằm ngủ dưới gốc cây, sáng hôm sau đứng dậy đi tiếp với cái dạ dày lép kẹp. Ngày thứ tư cũng trôi qua y như thế. Khi bác thợ giày ngồi lên thân cây đổ ngang đường, lấy bánh ra ăn thì bác thợ may đành ngồi nhìn. Mỗi khi bác xin bánh thì người bạn đồng hành kia lại cười chế giễu và nói:
- Bác lúc nào cũng vui nhộn lắm cơ mà? Giờ thử nếm mùi xem khi người ta chẳng còn gì để vui nhộn nữa thì sẽ như thế nào? Loài chim sớm ra đã hót thì tối đến sẽ bị diều hâu ăn thịt.
Nói tóm lại, bác thợ giày là một con người nhẫn tâm.
Nhưng tới sáng ngày thứ năm thì bác thợ may khốn khó kia không đứng dậy nổi nữa, mệt lả không nói nổi lấy một lời, mắt đỏ ngầu, hai má trắng bệch. Lúc đó bác thợ giày bảo bác thợ may:
- Ngày hôm nay tôi đưa cho bác một miếng bánh, nhưng để đền bù vào đó bác phải để cho tôi chọc lấy mắt bên phải.
Bác thợ may bất hạnh kia chẳng biết cứu mình bằng cách gì nữa, bác muốn sống nên đành đồng ý. Bác khóc, hai mắt giàn giụa nước mắt, đoạn rồi bác dướn người, giơ mắt dể tên thợ giày - con người có trái tim đá - lấy mũi dao sắt khoét mắt phải. Chợt bác thợ may nhớ tới lời mẹ bác thường nói khi bác còn bé bị mẹ bắt quả tang ăn vụng trong bếp. "Ăn thì ăn cho căng bụng, nếu có bị đòn thì cắn răng mà chịu đựng nhé."
Đổi miếng ăn bằng một giá quá đắt, khi ăn xong, bác thợ may lại đứng dậy đi, quên ngay điều bất hạnh của mình, chẳng những thế bác còn tự an ủi:
- Còn một mắt cũng quá đủ để nhìn.
Nhưng sang ngày thứ sáu, cơn đói lại kéo đến, đói cồn cào, tim như muốn ngừng đập. Tối đến bác không còn đủ sức để ngồi xuống, cứ để mặc cho thân mình đổ vật xuống một gốc cây mà ngủ. Sáng ngày thứ bảy, sức đã kiệt, bác thợ may không đứng dậy nổi nữa, cảm thấy lưỡi hái thần chết đã nằm kề bên gáy. Lúc đó tên thợ giày nói:
- Tôi cũng muốn làm ơn làm phúc, cho bác một miếng bánh nữa, nhưng làm gì có chuyện cho không, bác phải để tôi khoét một mắt kia.
Bây giờ bác thợ may mới thấy mình sống không biết lo xa, đành ngồi cầu chúa tha lỗi cho mình và nói:
Được, bác cứ làm,
Những điều bác muốn,
Tôi đành cam lòng
Chịu theo số phận
Nhưng bác nhớ lấy,
Sự đời đổi thay
Ác giả ác báo.
- Tôi có làm gì bác đâu? Tôi đã từng chia ngọt xẻ bùi với bác trong những ngày tôi ăn nên làm ra. Nghề tôi phải khâu từng mũi kim, đường chỉ. Tôi mất đôi mắt sẽ không khâu được nữa, chỉ còn cách đi xin ăn. Khi tôi đã mù cả hai mắt, xin bác đừng bỏ tôi một mình ở lại đây, kẻo tôi chết vì đói khát.
Tên thợ giày lấy dao khoét nốt mắt trái của bác thợ may, đoạn đưa cho bác một miếng bánh để ăn, trao cho cái gậy và dắt đi theo mình.
Lúc mặt trời lặn thì hai người vừa ra khỏi rừng. Trước mặt họ là một cánh đồng, cách đó không xa, là một cái giá treo cổ. Tên thợ giày dẫn bác tới gần giá treo cổ, bỏ mặc bác ở đấy, rồi đi tiếp.
Mệt mỏi, đói khát, đau nhức làm cho bác thợ may khốn khổ kia ngủ thiếp đi một giấc cho tới sáng. Hôm sau, lúc tảng sáng, bác thức dậy, chẳng biết mình đang ở nơi nao.
Thấy đau rát ở mắt, bác thợ may liền lấy khăn tay thấm xuống đám cỏ có sương đọng, rồi đưa lên lau hai hốc mắt. Chỉ một lát sau, xảy ra một điều kỳ lạ: Nằm trong hai hốc mắt bây giờ là hai con ngươi đen lánh - Hai mắt bác thợ may đã sáng lại! Sau khi đã định thần, bác trông thấy mặt trời mọc sau lưng núi, dưới đồng bằng trước mặt là kinh đô to lớn, có thành quách nguy nga, có hàng trăm tháp chuông, trên ngọn tháp là chữ thập mạ vàng óng ánh dưới nắng mặt trời. Giờ bác đã nhìn rõ được từng chiếc lá trên cây, những đàn chim đang bay qua, thấy cả muỗi đang bay vo ve trong không khí. Bác lấy một chiếc kim khâu ở túi ra, xâu chỉ thấy lẹ như khi xưa, lòng bác tràn ngập vui sướng. Rồi bác quẩy gói lên lưng, quên ngay hết nỗi khổ đau vừa mới trải qua. Bác lại tiếp tục lên đường, vừa đi vừa ca hát, huýt sáo vang lừng.
Trước tiên, bác gặp một con ngựa non lông màu nâu đang chạy lăng xăng ngoài cánh đồng. Bác nắm bờm nó, định nhảy lên cưỡi để đi vào thành phố, nhưng ngựa van bác:
- Tôi còn bé bỏng, một người nhỏ nhắn như ông cưỡi lên cũng đủ gãy lưng. Xin ông để cho tôi chạy nhảy cho tới khi tôi tráng kiện. Có lẽ sau này thế nào cũng có lúc tôi có thể đền ơn ông.
Bác thợ may nói:
- Thôi được, thế thì chạy đi! Tao thấy mày cũng còn đang tuổi chạy nhảy nhởn nhơ.
Bác cầm roi đánh nhẹ vào lưng nó, ngựa mừng quá, cất vó chạy nhảy tung tăng qua các bụi thấp và qua các hố, rồi phi thẳng ra cánh đồng.
Từ ngày hôm sau đến giờ bác thợ may chưa có miếng nào vào bụng. Bác nghĩ:
- Ánh mặt trời chiếu vào đầy mắt ta, nhưng ta vẫn bị treo mồm. Giờ hễ gặp cái gì ăn tạm được là ta túm lấy ăn ngay.
Vừa lúc ấy có một con cò đi bệ vệ trên cánh đồng, hướng về phía bác thợ may. Bác nắm ngay chân nó và bảo:
- Đứng lại, đứng lại! Ta chẳng biết thịt ngươi ăn có ngon không nhưng cơn đói không cho phép ta kén cá chọn canh được nữa, ta đành phải cắt tiết ngươi, làm lông rồi đem quay mới được.
Cò đáp:
- Xin đừng có giết tôi, tôi là chim thần, loại chim có ích cho loài người, không ai dám đụng đến đâu. Nếu ông để tôi sống thì rồi thế nào cũng có lúc tôi có thể đền ơn ông.
Bác thợ may nói:
- Thế thì xin mời ông anh họ Cao kều bay đi!
Cò xoè cánh, thong thả bay đi, buông thõng đôi cẳng dài xuống.
Bác thợ may tự nhủ:
- Tình cảnh cứ như vậy, biết làm gì bây giờ? Cơn đói cứ mỗi lúc một tăng, bụng đã lép lại càng lép hơn. Giờ con nào tới gần thì con đó toi mạng.
Ngay lúc đó, bác nhìn thấy hai con vịt con ở ao đang bơi về phía bác. Bác nói:
- Ta vừa nói xong thì các chú bơi tới, thật đúng lúc quá.
Rồi bác túm luôn lấy một con, sắp vặn cổ thì vịt mẹ ở trong đám sậy vội bơi đến, há mỏ van xin bác hãy rủ lòng thương con nó. Vịt mẹ nói:
- Bác thử nghĩ xem, mẹ bác đau đớn biết chừng nào khi thấy người ta bắt bác đem đi giết.
Bác thợ may tốt bụng đáp:
- Thôi bà cứ yên tâm. Tôi trả con cho bà nuôi.
Rồi bác thả vịt con xuống ao.
Bác ngoảnh lại thì thấy mình đang đứng trước một cây cổ thụ, thân cây rỗng, có một đàn ong bay ra bay vào tấp nập. Bác thợ may nói:
- Đúng là mình ở hiền gặp lành! Mật ong sẽ làm cho mình tỉnh người và lại sức.
Nhưng kìa, ong chúa đã ra, giọng hăm dọa:
- Nếu bác chạm đến quân ta và phá tổ ta, lập tức hàng ngàn vạn chiếc ngòi sẽ đâm thẳng vào da bác mà đốt như hàng ngàn vạn mũi kim nóng đỏ. Nhưng nếu bác để tôi yên thân và bác hãy đi đường bác, thế nào cũng có lúc chúng tôi báo đền.
Bác thợ may, thấy không thể kiếm ăn được ở nơi đây. Bác nói:
- Đã ba keo không, keo thứ tư lại chẳng có gì. Đúng là một bữa trưa tồi tệ.
Bụng lép kẹp, bác cố lết đi vào thành phố. Tới được thành phố thì chuông nhà thờ đã điểm mười hai giờ trưa. Giờ này nhà hàng đã có cơm trưa bác có thể ngồi vào bàn gọi món ăn. Khi đã no bụng rồi, bác nói:
- Giờ ta cũng phải kiếm một việc gì làm chứ.
Bác đi quanh các phố, tìm đến một thợ cả của phường may và kiếm ngay được chỗ làm tốt. Vì khi trước học nghề gặp ông thầy giỏi, bác cắt may rất khéo nên chẳng bao lâu sau bác trở nên nổi tiếng. Ai cũng muốn mang vải đến nhờ bác thợ may người bé nhỏ may cho. Tiếng tăm bác một ngày một lan truyền trong vùng. Bác tự nhủ:
- Mình thế là đã đạt tới đỉnh cao của nghề may. Và cuộc sống cứ mỗi ngày một dễ chịu hơn.
Nghe tin đồn, nhà vua tuyển bác vào làm thợ may trong triều.
Nhưng sự đời thật hay éo le. Cũng ngày hôm đó, người bạn đồng hành cũ của bác cũng được phong chức thợ giày của triều đình. Khi hắn chợt nhận ra bác thợ may và thấy bác giờ đây lại có đôi mắt sáng, hắn đâm ra lo sợ, nghĩ bụng:
- Mình phải tìm cách trừ khử nó trước khi nó tính chuyện báo thù mình.
Nhưng thường, thì kẻ nào gieo gió ắt phải gặp bão. Tối hôm đó, ngay sau giờ làm việc - khi ấy trời đã chập choạng tối - tên thợ giày lần mò đến tâu với nhà vua:
- Tâu hoàng thượng, tên thợ may ngông cuồng cả gan nói liều là y cũng có thể tìm được chiếc vương miện vàng của hoàng thượng đã mất từ lâu.
Vua nói:
- Thế thì hay lắm!
Vua cho triệu bác thợ may sớm hôm sau phải vào triều. Vua lệnh cho bác phải tìm cho ra bằng được chiếc vương miện vàng đã mất kia. Bằng không sẽ bị trục xuất khỏi kinh đô.
Bác thợ may nghĩ bụng:
- Chết thật! Chỉ có những kẻ vô lại mới dám hứa làm những việc quá sức mình. Nhưng nếu nhà vua cứ khăng khăng một mực bắt ta làm một việc chẳng ai làm nổi, thì ta cũng chẳng cần chờ đến ngày mai làm gì, tốt nhất là ta lên đường rời khỏi kinh đô ngay ngày hôm nay.
Bác gói hành lý lại và ra đi, bác lưu luyến từ giã kinh đô, nơi mình đang ăn nên làm ra, vừa đi bác vừa ngoái cổ lại nhìn.
Bác tới bờ ao, nơi trước kia bác định bắt vịt con làm thịt thì thấy vịt mẹ đang đứng ở đó rỉa lông. Vịt mẹ nhận ngay ra bác và hỏi sao bác đi cứ cúi dầu xuống thế. Bác nói:
- Nếu bà biết chuyện gì đã xảy đến với tôi thì chắc bà chẳng lấy gì làm lạ.
Rồi bác kể cho vịt mẹ nghe về thân phận long đong của mình. Vịt nói:
- Nếu chỉ có thế thì tôi giúp bác được. Chiếc vương miện đó rơi xuống nước, nằm ngay dưới đáy ao, tôi có thể lấy ngay bây giờ. Bác cứ trải sẵn khăn ở bờ ao nhé.
Vịt mẹ cùng mười hai vịt con lặn xuống, năm phút sau, cả đàn ngoi lên, vịt mẹ bơi ở giữa, trên lưng vịt mẹ là chiếc vương miện. Đàn vịt con bơi chung quanh, thỉnh thoảng lấy mỏ đỡ để mẹ khỏi phải gắng sức nhiều. Đàn vịt bơi vào bờ, đặt vương miện lên khăn. Các bạn có biết chiếc vương miện ấy đẹp tráng lệ như thế nào không?
Dưới ánh nắng, chiếc vương miện lóng lánh như trăm ngàn viên ngọc tuyệt đẹp. Bác thợ may túm bốn góc khăn, bọc vương miện lại, rồi đem dâng vua. Vua mừng rỡ, thưởng cho bác một chiếc dây chuyền bằng vàng.
Tên thợ giày thấy mưu kế thứ nhất của mình thất bại, liền tìm mưu kế thứ hai. Y đến vua, tâu rằng:
- Muôn tâu hoàng thượng, tên thợ may lại huênh hoang nói là có thể làm được mô hình cung điện nhà vua bằng sáp ong, mô hình chính là cung điện nhà vua thu nhỏ lại, giống hệt nhau bên ngoài cũng như bên trong.
Vua lại cho triệu bác thợ may đến, truyền phải làm cung điện bằng sáp ong, bên ngoài cũng như bên trong phải giống hệt như cung điện của nhà vua. Nếu bác không làm xong việc ấy, hay có xong mà hãy còn thiếu dù chỉ một cái đinh đóng trên tường thì cũng bị đem bỏ ngục tối dưới lòng đất cho đến mãn đời.
Bác thợ may nghĩ bụng:
- Toàn là những chuyện bực mình! Thế này ai mà chịu nổi.
Nói xong, bác khăn gói lên đường.
Khi tới bên thân cây rỗng lúc trước, bác ngồi xuống, cúi gầm mặt. Đàn ong ở trong tổ bay ra. Ong chúa hỏi bác bị gió cứng cổ hay sao mà đầu gục xuống thế? Bác thợ may đáp:
- Không phải vậy đâu! Có một chuyện khác làm tôi buồn rầu.
Rồi bác kể cho ong chúa nghe về những việc mà vua truyền cho bác phải làm. Cả đàn ong vo ve rầm rì với nhau. Ong chúa bảo:
- Bác cứ yên tâm về nhà. Sáng mai, cũng giờ này, bác nhớ đem theo một chiếc khăn lớn đến đây, chắc chắn mọi việc sẽ đâu vào đấy.
Bác thợ may quay trở về nhà. Đàn ong bay đến cung điện nhà vua, bay qua các cửa sổ đang mở, bò khắp chốn khắp nơi trong cung điện, đo từng li từng tí thật chính xác. Đo xong, chúng bay về tổ. Cả dàn ong xúm vào làm mô hình bằng sáp, chiều tối hôm đó đã xong. Ong làm nhanh đến nỗi người ta có cảm tưởng lâu đài cứ hiện dần trong nháy mắt. Sáng hôm sau, khi bác thợ may đến thì cung điện nguy nga đã để sẵn đó rồi, một cái đinh ở tường cũng không thiếu, không thiếu cả một hòn ngói trên mái nhà. Mô hình trông mịn màng, trắng như tuyết, thơm phức mùi mật ong. Bác phó may lấy khăn bọc cẩn thận mô hình lại, rồi đem dâng vua. Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên, truyền trưng bày mô hình ở giữa phòng khách lớn nhất, rồi thưởng cho bác thợ may một ngôi nhà to xây bằng đá. Nhưng tên thợ giày vẫn chưa từ bỏ ý xấu. Lần thứ ba, y lại đến tâu vua:
- Muôn tâu hoàng thượng! Trước đây hoàng thượng có cho đào giếng giữa sân rồng nhưng nước không phun lên. Nghe chuyện đó, tên thợ may đã cả quyết là mình có thể đào để cho nước phun lên cao bằng đầu người, trong suốt như pha lê.
Vua cho đòi bác thợ may đến, rồi phán rằng:
- Ngay sáng mai, nếu trong sân rồng của trẫm không có tia nước phun lên như lời ngươi hứa hẹn thì đao phủ sẽ chém đầu ngươi ngay tại sân đó.
Chẳng còn phải suy nghĩ lâu la gì nữa, bác thợ may đáng thương vội vã rời khỏi kinh thành. Nghĩ mình chuyến này mất mạng như chơi, nước mắt bác cứ thế trào ra. Trong lúc bác còn đang ủ rũ đi lang thang thì con ngựa non bác thả khi trước lao tới, giờ nó đã là một con ngựa màu nâu tuyệt đẹp. Ngựa nói:
- Giờ đã đến lúc con có thể trả ơn bác. Con biết bác đang cần gì. Bác cứ yên tâm chẳng mấy chốc con sẽ hoàn tất chuyện đó cho bác. Mời bác lên yên lưng con nay đủ sức để hai người như bác ngồi lên rồi.
Bác thợ may lại thấy vững dạ, nhảy phắt lên lưng ngựa. Ngựa phi nước đại vào kinh đô, vào thẳng sân rồng trong cung điện. Ngựa chạy ba vòng quanh sân, rồi nhanh như chớp, ngựa lấy hết sức bình sinh giáng bốn vó xuống nền sân. Tiếng đất nứt kêu răng rắc, một tảng đất ở sân bắn tung lên không trung, văng qua mái cung điện, tiếp theo là một tia nước phun lên, cao bằng người cưỡi ngựa. Nước sạch và trong như pha lê, ánh nắng mặt trời như nhảy múa cùng tia nước. Nhìn cảnh ấy, vua hết sức ngạc nhiên, chạy lại ôm hôn bác thợ may trước mặt mọi người.
Nhưng hạnh phúc nào được lâu dài. Vua có một bầy con gái, cô nào cũng xinh đẹp, nhưng không có con trai. Lần thứ tư, tên thợ giày nham hiểm kia lại đến tâu vua:
- Muôn tâu hoàng thượng, tên thợ may vẫn chưa chừa cái thói huênh hoang của mình. Giờ y lại khoe là nếu y thích, y có thể sai khiến một em bé trai rơi từ không trung xuống để làm con vua.
Vua cho triệu bác thợ may tới và phán:
- Nếu nội trong chín ngày, ngươi dâng trẫm một đứa con trai, thì lúc ấy ngươi có thể kết bạn trăm năm cùng con gái cả của trẫm.
Bác thợ may nghĩ bụng:
- Phải nói phần thưởng ấy lớn thật, ai mà chẳng muốn nhưng quả anh đào lại ở cao quá tầm tay mình, cố vươn lên hái thì cành dưới chân sẽ gãy và mình rơi ngay xuống đất.
Bác đi về nhà, ngồi gác chân lên bàn may, tính xem phải làm gì bây giờ. Bác than thở:
- Làm sao mà sống được bây giờ? Ta đành ra đi, ở đây chắc chắn không thể sống yên thân.
Bác bèn vội vã rời kinh thành. Khi qua cánh đồng, bác gặp lại người bạn cũ của mình - anh bạn cò - đang đi đi lại lại, thỉnh thoảng lại dừng chân, dáng ra vẻ như một nhà hiền triết, đứng ngắm nghía một con ếch rồi nuốt chửng. Cò đi về phía bác và chào. Cò cất giọng:
- Tôi thấy bác khăn gói trên lưng, có việc gì mà bác phải từ giã kinh đô thế?
Bác thợ may kể cho cò nghe chuyện nhà vua đòi hỏi bác phải làm những việc mà mình không tài nào làm được. Bác phàn nàn về số phận long đong của mình.
Cò nói:
- Có gì mà bác phải lo phiền cho bạc tóc ra? Tôi sẽ giúp bác qua cơn hoạn nạn. Tôi vẫn đi đón hài nhi mang về kinh đô. Để tôi đem về cho một hoàng tử từ giếng nước thần. Bác về nhà và cứ yên tâm chờ. Chín ngày nữa bác đến cung vua chờ, tôi sẽ có mặt ở đó.
Bác thợ may về nhà. Đúng ngày hẹn, bác có mặt ở cung điện. Ngay lúc đó, cò bay đến, gõ cửa sổ. Bác thợ may mở cửa sổ cho cò. Ông bạn cao cẳng bước vào, bước đi khoan thai trên nền đá cẩm thạch. Mỏ cò ngậm một đứa bé đẹp như thiên thần đang giơ tay đòi theo hoàng hậu. Cò đặt đứa bé vào lòng hoàng hậu. Hoàng hậu ôm ấp và hôn đứa bé, lòng rất đỗi vui mừng, tim như ngừng đập.
Trước khi từ biệt, cò lấy chiếc túi trên vai xuống, dâng biếu hoàng hậu. Trong túi là kẹo đủ màu để làm quà cho các công chúa. Cô cả thì không được phần kẹo nào cả mà được một người chồng là bác thợ may vui tính. Bác thợ may nói:
- Đối với tôi thật đúng như là trúng số độc đắc!
Tên thợ giày phải đóng giày cho bác thợ may dùng để nhảy hôm cưới. Sau đó có lệnh y phải vĩnh viễn rời khỏi kinh đô. Y chạy vào rừng như người mất hồn và có lẽ đã chết ở trong đó, vì không ai trông thấy hoặc nghe nói gì về y nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
山と谷は出会いませんが人の子供は出会います、良い人と悪い人がね。こういう風に靴屋と仕立て屋があるとき旅をしている途中で出会いました。仕立て屋はいつも陽気で明るいハンサムで小柄な男でした。仕立て屋は向こう側から靴屋が向かって来るのが見え、どんな仕事をしているのかかばんをみてわかったので、すこしからかって歌いました。「縫い目を作って、糸を引っぱって、タールを塗りたくり、頭に釘を打て」
ところが靴屋は冗談がわからなくて、酢を飲んだような顔をし、仕立て屋の喉につかみかかる身振りをしました。しかし、仕立て屋は笑いだし、酒のビンを渡し、「悪気はなかったんだ。まあ一杯やって、怒りを静めてくれよ。」と言いました。靴屋はぐうっと一飲みすると顔の怒りが消え始めました。靴屋は仕立て屋にビンを返し、「ああ、よく飲んだ。喉が渇いているからではなく大酒飲みだからたくさん飲むんだよな。一緒に旅をしようか?」と言いました。「いいとも。」と仕立て屋は答えました。「仕事にあぶれない大きな町に行くのでよければね。」「大きな町こそおれが行こうと思ってるところさ。」と靴屋は答えました。「小さな村じゃ稼ぐものがないし、田舎じゃ人ははだしで歩くのが好きだからな。」それで二人は一緒に旅をして、雪の中のいたちのように、いつも片方の足をもう一方の足の前に出して、旅を続けました。
二人とも時間はたっぷりありましたが、食べたり休んだりする時間はほとんどありませんでした。町に着くと、二人は歩き回って職人たちに挨拶回りをしました。仕立て屋は元気がよく明るそうで、素敵な赤い頬をしていたので、みんなが喜んで仕事をくれました。運がいいときは親方の娘が戸口でキスもしてくれました。靴屋とまた会った時は仕立て屋の方がいつも包みの中に荷物がたくさんありました。不機嫌な靴屋は渋い顔をして、「悪党ほど運が強い」と思いました。しかし仕立て屋は笑って歌い出し、仲間の靴屋と何でも分け合いました。ポケットの中で2,3ペンスがチャリチャリ鳴っていれば、ご馳走を注文して、喜んで食卓をトントンたたいたので、グラスが揺れ動きました。仕立て屋は、"気楽にもうけ、気楽に使う"主義でした。
しばらく旅をしたあと、二人は大きな森にさしかかりました。この森を抜けると王様の都へ行く道へでるのです。ところが森を抜ける道は二つあり、一つは7日かかり、もう一つはたった二日しかかからなかったのですが、二人ともどっちが近道なのかわかりませんでした。二人は樫の木の下に腰を下ろし、どう見通しを立てるか、何日分のパンを持って行くか、相談しました。
靴屋は「転ばぬ先の杖だ。おれは一週間分持って行くよ。」と言いました。「待てよ」と仕立て屋は言いました。「荷物運びの動物みたいに7日分のパンを背負って歩くのか?周りを見ることもできなくて?おれは神様を信じて何も心配しないことにしよう。ポケットの金は冬も夏も同じだが、熱い季節のパンは固くなって、おまけにかびくさくなる。おれの上着だってそこまでもたないよ。それに近道の方がみつからないわけじゃないさ。二日分のパンで十分だ。」そういうわけで、それぞれが自分のパンを買い、森で運を試すことになりました。
森は教会の中と同じくらいシーンとしていました。風がそよとも吹かず、小川の流れも聞こえず、濃く茂っている枝からは日がさしこみませんでした。靴屋は黙りこくっていました。背中のパンがとても重く、不機嫌でむっつりした顔から汗が流れ落ちました。一方、仕立て屋はすっかりご機嫌で、跳びはねたり、草笛を吹いたり、歌を歌ったりして、(天国の神様はおれがこんなに楽しんでいるのを見てお喜びになるに違いない)と思っていました。
こうして二日過ぎましたが、三日目に森は終わりそうもなく仕立て屋はパンを食べ尽くしてしまったので、さすがに心が一ヤードも深く沈みこみました。それでも勇気を失わず神様と運を信じていました。三日目の夜に仕立て屋は腹をすかして木の下で寝て、次の朝やはり腹をすかして起きました。四日目もそうでした。靴屋が倒れた木の上に座り食事をしているとき、仕立て屋はただ眺めていました。少しパンをくれと頼めば、靴屋は嘲りわらって、「お前はいつもあんなに陽気だったんだから、一度悲しい目にあってみるがいい。あまり朝早くさえずる鳥は夜にタカにやられるのさ。」と言いました。要するに、靴屋は情け知らずでした。
しかし、五日目の朝にあわれな仕立て屋はもう立ち上がることができなくなり、弱って言葉も言えませんでした。頬は白く目は赤くなりました。すると靴屋は「今日はパンをすこしやろう。だが、お返しにお前の右目をえぐりだすよ。」命が助かりたい仕立て屋は従うしかなく、両目でもう一度涙を流すと、目を靴屋の方に差し出しました。靴屋は、石の心を持っていたので、鋭いナイフで仕立て屋の右目をえぐり出しました。仕立て屋は、昔食料置き場からこっそり食べた時母親が「食べれるときに食べ、苦しまなければいけないときに苦しめ」と言ったことを思い出しました。高くついたパンを食べ終わると、仕立て屋はまた立ちあがり、惨めさを忘れ、片目でもいつだって見えるさと思って自分を慰めました。
しかし、六日目にまたたまらなく空腹になり、心をさいなみました。夕方に仕立て屋は木のそばに倒れ、七日目の朝は気が遠くなって起きあがることができませんでした。死が間近に迫っていました。すると靴屋は「お前に情けをかけ、もう一度パンをやろう。だがただではないぞ。もう一つの目をえぐりだすことにする。」と言いました。それで仕立て屋は自分の人生がいかに無分別だったかわかり、神様に許しを願ってから、言いました。「好きなようにしてくれ。おれは耐えねばならないことを耐える。だが、覚えておけよ。神様は必ずしもただ見ているだけではないから、お前がおれにやった悪行に報いが来る時があるとな。おれはこんなことをされるいわれはないぞ。おれがうまくいってた時はおれの持っているものは何でもお前と分け合った。おれの仕事は縫い目がそろっていなくてはならないような仕事なんだ。もしもう目がなくなれば、、もう縫うことができなくなり、乞食をして歩かなければならない。とにかく、目が見えなくなってからここに置き去りにしないでくれ。さもないとおれは飢え死にしてしまうからな。」ところが、靴屋は心から神様を追い出してしまっていましたから、ナイフを取り出し、仕立て屋の左目をえぐり出しました。それから、仕立て屋に一切れのパンを渡して食べさせ、棒きれを持たせてひっぱって自分の後ろを歩かせました。
日が沈んだ頃二人は森から抜け出ました。目の前の野原に首つり台があり、靴屋はそこへ目の見えない仕立て屋を連れていくと、置き去りにして行ってしまいました。疲れたのと痛いのとお腹がすいたのとで、惨めな男は眠り込み、一晩じゅう眠っていました。夜が明けて仕立て屋は目を覚ましましたが、どこに寝ているのかわかりませんでした。二人のあわれな罪人が首つり台にぶら下がっていて、それぞれの頭にカラスがとまっていました。するとぶらさがっている男の一人が口をきき始め、「兄弟、起きてるか?」と言いました。「ああ、起きてるよ。」ともう一人が答えました。「じゃあ、ちょっと教えるが」と最初の男が言いました。「今夜首つり台からおれたちに落ちてきた露のことさ。これで洗うとまた目ができるんだぜ。もし目の見えない人がこれを知ってれば、絶対見えるようにならないと思っている人でも見えるようになるのにな。」
仕立て屋はそれを聞いて、ハンカチを取り出し草の上に押し付け、露で湿ると目の節穴を洗いました。途端に首つり台の男が言ったことが本当になり、新しい健康な両目が節穴を埋めました。まもなく仕立て屋に太陽が山のかげから昇るのが見え、目の前の平野に大きな王様の都があり、豪華な門や百の塔が見え、尖塔の上にある金の球や十字架が輝き出しました。木々の葉っぱが一枚一枚見分けられ、飛び過ぎてゆく鳥たちや空に舞う小虫も見えました。ポケットから針をとりだして、今まで通り糸を通すことができたので、仕立て屋の心は喜びで踊り上がりました。膝まづいて、恵みを授けてくださった神様にお礼を言い、朝のお祈りをしました。仕立て屋はまた、時計の振子のように風に揺れぶつかりあっている首つり台のあわれな罪人のために祈ることも忘れませんでした。それから背中に荷物をのせ、やがて耐え忍んだ苦しみを忘れ、歌ったり口笛を吹いたりして道を進んでいきました。
最初に出会ったのは野原を自由に走り回っている茶色の仔馬でした。仕立て屋はその仔馬のたてがみをつかまえ、飛び乗って町へ乗り入れようとしました。ところが仔馬は放してくれるようにと頼みました。「僕はまだ小さすぎます。」と仔馬は言いました。「あなたのような軽い仕立て屋でも僕の背中を折ってしまいます。力が強くなるまで放しておいてください。あなたにお礼をする時がひょっとしてくるかもしれませんよ。」「走っていけ」と仕立て屋は言いました。「なるほどお前はやんちゃ坊主だ。」仕立て屋は仔馬の背をパシッとたたいたので、仔馬は喜んで後足を上げ、茂みやみぞを跳び越えて、野原へ走っていきました。
しかし、小さな仕立て屋は昨日から何も食べていませんでした。「お日さまは確かに目にいっぱい入ってるが」と仕立て屋は言いました。「パンは口に入ってこない。出会う最初のものが半分しか食えないものでも食わなくっちゃ。」そのうちにコウノトリが厳かな足取りで草原を歩いてきました。「止まれ、止まれ」と仕立て屋は叫んで脚をつかまえました。「お前が食えるものかどうかわからないんだが、腹が減ってるから選んでられない。お前の頭を切り落として焼かなくちゃ。」「やめてくださいよ。」とコウノトリは答えました。「私は人間に大きな利益をもたらす神聖な鳥ですよ。だれも私に害を加えません。生かしておいてください。そうすればいつか別のお役に立てるでしょう。」「そうか、行きな、長足さん」と仕立て屋は言いました。コウノトリは空へ舞い上がり、長い脚をたらし、ゆったりと飛んでいきました。
「やれやれ、どうなるんだ?」とうとう仕立て屋は言いました。「だんだん腹が減って、胃はどんどん空っぽになる。今度来るやつは何であれ命がないぞ。」このとき池にいるカモのひなが2,3羽泳いでくるのが見えました。「お前たちはおあつらえのときにきたぞ。」と言って、一羽を捕まえ、首をへし折ろうとしました。これを見て、葦の間に隠れていた親ガモが大きな金切り声をあげはじめ、くちばしを開いてやってきて、しきりに子供たちの命を救ってくれるようお願いしました。「思ってもみてくださいな」と親ガモは言いました。「誰かがあなたをさらってあなたにとどめをさすなら、あなたのおかあさんはどんなに悲しむことでしょう。」「もういい。静かにしな。」とやさしい仕立て屋は言いました。「こどもたちを連れていきな。」そしてつかまえた子ガモを水に戻してやりました。
振り向くと、仕立て屋は一部うろになっている古い木の前に立っていて、そこから野の蜂が飛んで出入りしているのが見えました。「ほら、すぐにおれの良い行いのご褒美が見つかった。」と仕立て屋は言いました。「蜂蜜は元気がでるぞ。」しかし、女王蜂が出てきて仕立て屋を脅して言いました。「私の民に手を振れ巣を壊そうものなら、私たちは、一万本の真っ赤に焼けた針のように、お前の膚を突き刺してやるからね。だけど、私たちをそっとして道を行くなら、いつかお役に立ってみせますよ。」
小さな仕立て屋はここでも何もできないとわかりました。「三つの皿は空っぽで、四つ目の皿にも何もないってのはひどい食事だ。」そういうわけですきっ腹を抱えて町へのろのろ歩いて行きました。ちょうど12時になっていたので、宿屋ではもう料理ができていて、すぐに食卓につくことができました。お腹がいっぱいになると仕立て屋は「さあ、仕事にとりかかるか」と言いました。町を歩き回り、親方を探して、まもなくいい職につくことができました。腕がとてもよかったので、やがて有名になり、みんながこの小さな仕立て屋に新しい上着を作ってもらいたがりました。仕立て屋の名声は日増しに高くなっていきました。「おれの腕前は上がっていかない」と仕立て屋は言いました。「それでも商売は日増しに良くなっていってるなあ。」とうとう王様がこの仕立て屋をお抱えの仕立て屋に指定しました。
しかし、世の中には実に妙なことが起こるものです。その全く同じ日に前の仲間だった靴屋もお抱えの靴屋になりました。靴屋は仕立て屋をみつけ、また健康な両目があるとわかって、気がとがめました。「あいつがおれに仕返しするより先に」と靴屋は考えました。「おれがあいつの穴を掘らなくちゃならない。」ところが他人の穴を掘る者は自分でその穴に落ちるものです。日が暮れ仕事が終わって暗くなってから、靴屋はこっそり王様のところへ行き、「王様、あの仕立て屋は傲慢なやつで、古代に無くなった金の冠を取り戻してみせると自慢していましたよ。」と言いました。「そうなればとても嬉しいのだが。」と王様は言って、次の朝、仕立て屋を前に呼び寄せ、冠を取り戻せ、さもなくば町を永久に去ることだ、と命じました。「おっと!」と仕立て屋は思いました。「詐欺師ならあるもの以上に出すがね。不機嫌な王様がおれに誰にもできないことをやらせるんなら、明日まで待たずに今日すぐ出ていくよ。」
そういうわけで、仕立て屋は荷物をまとめましたが、町の門の外へ出ると、幸運をあきらめ、万事あんなに順調だった町に背を向けるのを悲しまずにはいられませんでした。仕立て屋はカモと前に知り合いになった池のところへやってきました。するとちょうどそのとき仕立て屋がヒナたちの命を助けてやった親ガモが岸に座ってくちばしで羽づくろいをしていました。親ガモはすぐに仕立て屋がわかり、どうしてそんなに頭を垂れているの?と尋ねました。「おれにどんなことが降りかかったか聞いたら不思議に思わないだろうよ。」と仕立て屋は答えて自分の巡りあわせを話しました。「それだけのことなら」とカモは言いました。「助けてあげられるわ。冠は水に落ちて、下の底にあるのよ。すぐに上にもってくるわ。その間に岸にハンカチを広げておいてね。」カモは12羽のヒナたちと一緒にもぐり、五分たつとまた上がってきました。親は冠を翼の上におき、12羽のヒナたちは冠の下にくちばしを入れ周りを囲んで泳いで、運ぶのを手伝っていました。カモたちは岸に泳いできて、冠をハンカチの上に置きました。その冠がどんなに素晴らしかったか誰も想像できません。太陽が照りつけると、冠は十万個のザクロ石のようにキラキラ輝きました。仕立て屋はハンカチの四隅を結んで王様のところへ持って行きました。王様は大喜びで仕立て屋の首に金の鎖をつけてあげました。
靴屋は一回目の企みが失敗したとみてとると、二つ目を企み、王様のところへ行って、「王様、仕立て屋はまた生意気なことを言っていますよ。王宮をそっくり、城にあるものも含めて、動くものも動かないものも、内も外も、全部ろうでまねてつくってみせる、と自慢しております。」と言いました。王様は仕立て屋を呼びにやり、王宮をそっくりろうで作れ、王宮にあるものも全部、動くものも動かないものも、内側も外側もだ、これをやり遂げられなかったり、壁の釘一本足りなければ、お前を一生地下牢に閉じ込めておくぞ、と命じました。
仕立て屋は「だんだん悪くなるよ。これじゃ誰も我慢できない」と考え、背に荷物を背負って出かけて行きました。うろのある木のところに来ると、仕立て屋は座り頭を垂れました。蜂たちが飛んで外に出てきて、女王蜂が、そんなに頭を垂れて、首が回らないの?と聞きました。「ああ、違うんだ。」と仕立て屋は答えました。「全然別のことでおれは押しつぶされてるんだ。」そして王様が自分に何を要求したか話しました。蜂たちは自分たちの間でブンブンやっていましたが、そのうち女王蜂が言いました。「また家へ戻りなさい。だけど明日のこの時間に戻ってきて、大きな布を持って来て。そうしたら全部うまくいくわ。」それで仕立て屋はまた戻りましたが、蜂たちは王宮に飛んでいき、開いた窓からまっすぐ入り、隅々まで巡り歩いて、とても念入りに全部調べました。それから急いで戻って、ものすごい速さでろうの模型を作りました。それで眺めている人がいたら、王宮が目の前で育っていくようにおもったことでしょう。夕方までには全部用意ができ、次の朝仕立て屋が来たときは豪華な建物がまるまるそこにあり、壁の釘一本、屋根の瓦一つ欠けているものはなく、その上、優美で雪のように白く、蜂蜜の甘い匂いがしました。仕立て屋はそれを注意深く布に包んで王様のところへ持って行きました。王様は感心することしきりで、それを一番大きな広間に置き、代わりに仕立て屋に大きな石の家を贈りました。
しかし、靴屋はあきらめず、三回目に王様のところへ行き、「王様、お城の中庭に水がどうしても湧かないということが仕立て屋の耳に入りました。それで、中庭の真ん中に人の高さまで湧きあがらせ、水晶のようにきれいな水にしてみせると自慢しています。」と言いました。それで王様は仕立て屋を呼ばせ、言いました。「お前が約束したように明日までに中庭に水があがらなかったら、処刑人にその場所でお前の首をはねさせるぞ。」かわいそうに仕立て屋はそれを長く考えていないで、町の門に急ぎました。今回は生死に関わる問題なだけに涙が頬を流れ落ちました。
こんな風にとても悲しみながら進んでいくと、前に放してやった仔馬が、今は美しい栗毛の馬になって、跳びはねながらやってきました。「あなたにご恩返しする時がきました。」と馬は仕立て屋に言いました。「あなたが何で困っているかもう知っていますよ。でもすぐ助けてあげます。さあ僕に乗って。僕の背はあなたを二人分運べますよ。」仕立て屋にまた勇気が湧いて来て、一跳びで馬に乗りました。馬は全速力で町に入り、まっすぐ城の中庭に行きました。それから馬は中庭を三回稲妻のように速く走り回って、三回目にどうっと倒れました。ところが、同時にものすごい雷鳴が起こり、中庭の真ん中で土の塊が大砲のように空中にとんで、城を越えていきました。すぐそのあと、水が馬に乗った人の高さまで迸り出ました。その水は水晶のように清らかで、お日さまの光が当たってきらきら踊り始めました。王様はこれを見ると驚いて立ち上がり、仕立て屋のところに行き家来たちみんなの見ている前で抱きしめました。
しかし、幸せは長く続きませんでした。王様には娘がたくさんいて、どの娘も他の娘にひけをとらず美しかったのですが、息子はいませんでした。それで意地悪な靴屋は四回目に王様のところへ行って、「王様、仕立て屋は傲慢さを失くしていませんよ。今度は、自分がその気なら空から王様に王子を運ばせることができるとおおぼらをふいています。」と言いました。王様は仕立て屋を呼び寄せて言いました。「9日のうちにわしに息子を持たせるなら、一番上の娘を妻にあげよう。」と言いました。(褒美は確かに大したもんだ。)と仕立て屋は考えました。(人はそのために喜んで何かをするだろう。だがサクランボはおれには高すぎて手が届かない。もしそれをとりに木に登れば下の枝が折れておれは落ちてしまうだろう。)
仕立て屋は家に帰り、仕事台にあぐらをかいて座り、どうしたらよいか考えました。しまいに「どうしようもない」と仕立て屋は叫びました。「やっぱり出ていくとしよう。ここでは落ち着いて暮らせないや。」仕立て屋は荷物を縛り、町の門に急いで出て行きました。
草原につくと、古い友達のコウノトリに気づきました。コウノトリは哲学者のように行ったり来たりして歩いていて、ときどき立ち止まり、蛙をとってよくよく考え、やっと飲みこみました。コウノトリは仕立て屋のところに来て、挨拶しました。「見たところ」とコウノトリは言い始めました。「背中に荷物があるが、どうして町をでていくのかね?」仕立て屋は王様が要求していることを話し、どうしたってできないと言って自分の不運を嘆きました。「そんなことをくよくよして白髪にしなさんな。」とコウノトリは言いました。「困ってることから救ってあげよう。もう長い間おくるみに入れた赤ん坊を町に運んできたんだ。だから見方によれば一度は泉から赤ん坊の王子をとってこれるさ。家に帰って安心してなされ。今から9日経ったら王宮に行きなさい。そこに私が行きますから。」
小さな仕立て屋は家に帰り、決められたときに城へ行きました。まもなくコウノトリがそちらへ飛んできて、窓をたたきました。仕立て屋が窓を開けると、脚長さんがそっと入ってきて、滑らかな大理石の敷石の上を厳かな足取りで歩きました。さらにコウノトリはくちばしに天使のように愛らしい赤ん坊を連れてきていました。赤ん坊はその小さな手をお后に伸ばしました。コウノトリがお后の膝に赤ん坊を置くと、お后は抱き上げてキスし、喜んで有頂天になりました。コウノトリが飛び立つ前に旅行鞄を背中から降ろし、お后に渡しました。その中には色とりどりの砂糖菓子が入っている小さな紙包みがたくさん入っていて、小さな王女たちの間で分けられました。ところで一番上の娘は何も受け取りませんでしたが、その代わりに陽気な仕立て屋を夫にもらいました。「おれは最高の賞をとったような気がするよ。おかあさんはやっぱり正しかったよ。『神様を信じて幸運さえあれば大丈夫だ』といつも言ってたんだ。」と仕立て屋は言いました。
靴屋は仕立て屋が結婚式で踊る靴を作らなければなりませんでした。そのあと、町を永久に去るように命じられました。森へ続く道を行くと、靴屋は首つり台のところに来ました。腹立ちと日中の暑さのため疲れ果てて、靴屋は身を投げ出しました。目を閉じて眠ろうとした時に二羽のカラスが首つり台の男たちの頭から下りてきて、両目をつついてえぐり出しました。靴屋は気が狂ったように森へ走っていきましたが、そこで飢え死にしたにちがいありません。というのは誰も二度と靴屋を見た人はいないし、噂にも聞かないからです。