Yahudinin Zoru


Ba điều ước


Bir zamanlar zengin bir adam vardı; seyisi sabah erkenden kalkar, akşam saatlerine kadar hakkıyla çalışırdı ve en zor işlerin altından kalkardı. Hiçbir zaman şikayette bulunmazdı, her şeyi hoş görürdü ve hep neşeliydi.
Bu seyis bir yıl böyle çalıştıktan sonra efendisi ona hak ettiği ücreti vermeyip aklından şöyle geçirdi:
"Ona para vermezsem hem biriktirmiş olurum, o da benden ayrılıp gitmez, burada kuzu kuzu çalışır."
Seyis hiç sesini çıkarmadı ve bir yıl daha çalıştı, ikinci yılın sonunda da para alamadı, yine de razı olarak bir süre daha kaldı.
Üçüncü yıl sona erdiğinde efendisi elini cebine attı, ama para falan çıkarmadı. Sonunda seyis dayanamadı ve:
"Efendim, üç yıl çalıştım, n'olur bana hakkım olan parayı verin; niyetim buradan ayrılıp biraz dünyayı dolaşmak" dedi.
Cimri herif şöyle cevap verdi:
"Evet, çocuğum, bana durmadan çalıştın. Ona göre sana ödeme yapmam lazım" diyerek elini cebine attı ve ona üç tek lira verdi: "Her yıl için bir lirayı hak ettin; bu büyük bir para, her yerde kazanamazsın."
Paradan anlamayan seyis sermayesini okşadıktan sonra: "Paranı aldın işte, bundan sonra ne diye ağır işlerle uğraşaçaksın ki" diye aklından geçirdi.
Ve oradan ayrıldı; az gitti uz gitti, dere tepe düz gitti, içinden geldiği gibi hoplaya zıplaya şarkılar söyledi. Derken bir çalılığa gelince karşısına bir cüce çıktı:
"Nereye gidiyorsun böyle, kardeş? Gördüğüme göre hiç sıkıntın yok senin?" dedi.
"Ne sıkıntım olsun ki?" diye cevap verdi seyis: "Üç yıllık ücretimi cebe attım nasılsa."
"Ne kadarmış o?" diye sordu cüce.
"Üç çil lira! Sayıda hata yok."
"Dinle" dedi cüce. "Ben fakir bir adamım, paraya ihtiyacım var, o üç lirayı bana hediye olarak ver; ben artık çalışamıyorum, oysa sen gençsin, ekmeğini kolay kazanırsın."
Seyis yufka yürekliydi, cüceye acıdığı için ona bütün parasını vererek "Al sen şunu, Tanrı bana yardım eder" dedi.
Bunun üzerine cüce, "Ne kadar iyi kalpli olduğunu görüyorum, o zaman ben de senin üç isteğini yerine getireceğim, o üç liraya karşılık" diye cevap verdi.
"Biraz atıyorsun galiba! Peki o zaman! Önce kuş vurmak için her attığını vuran bir kamıştan boru istiyorum; ikinci olarak da okşadığım zaman kendi kendine çalarak herkesi oynatan bir keman; üçüncüsü de, birine bir ricada bulunduğumda bu ricanın reddedilmemesi."
"Bu dediklerinin hepsi olacak" dedi cüce ve elini çalılığa atar atmaz orada, sanki önceden sipariş edilmiş gibi, bir kemanla bir kamış boru görüldü. Onları seyise vererek, "Ne zaman olursa olsun, sen bir ricada bulunduğunda hiç kimse bunu reddetmeyecek" dedi.
"Bundan iyisi can sağlığı" diye kendi kendine söylenen seyis yoluna devam etti. Derken uzun, keçi sakallı bir Yahudiyle karşılaştı; adam öylece durmuş, bir ağacın tepesindeki kuşun ötüşünü dinlemekteydi.
Yahudi, "Tanrının hikmetine bak! Şu ufacık kuşun sesi ne kadar da gür! Keşke benimki de öyle olsa! Ah, bir aşağıya inse" diye seslendi.
Seyis "Bütün istediğin buysa kolay! Kuşu aşağı indireyim ben" diyerek kamış boruyla nişan aldı ve vurdu; kuş çalılığa düştü.
"Hadi git onu al, maskara" dedi Yahudiye.
"Şu herifi başımdan al, ya Rabbi! Niyetim şu kuşu ele geçirmek; nasılsa vurulmuş bir kere" diye konuştu Yahudi. Sonra yere yattı ve sürünerek çalılığa yaklaştı. Ama çalılığı çeviren dikenli tele takılı kaldı. Onun bu haline acıyan seyis kemanını alarak çalmaya başladı. Yahudi hemen ayağa kalkarak hoplayıp zıpladı. Seyis ne kadar çaldıysa adam bir o kadar oynadı. Ama bu arada çalılıktaki dikenler pejmürde giysisini parçaladı, keçi sakalını dağıttı, vücudunun her tarafına battı.
"Aman Tanrım" dedi Yahudi. "Keman benim neyime! Sustur şunu da ben de oynamayayım."
Ama seyis çalmayı kesmedi ve şöyle düşündü: "Sen herkesi sömürüp durdun, dikenler sana batsın da gör bakalım!"
Ve keman çalmayı sürdürdü; Yahudi de durmadan hopladı sıçradı. Her sıçrayışında da ceketi dikenlere takılıyordu.
"Öf be!" diye haykırdı Yahudi. "Şu adam keman çalmayı keserse ona bir torba dolusu altın isterse veririm."
"Madem ki bu kadar cömertsin, ben de müziği keseyim bari. Doğrusunu istersen güzel dans ediyorsun" diyen seyis, bir torba altını alarak oradan ayrıldı ve yoluna devam etti.
Yahudi orada öylece kaldı, hiç ses çıkarmadı, ta ki seyis gözden kayboluncaya kadar; ama sonra var gücüyle haykırdı:
"Seni gidi sokak kemancısı! Çatlak ses! Seni bir yakalarsam o paraları ağzına tıkayacağım senin" diye küfürler yağdırdı.
Biraz ferahlamıştı; derin bir nefes aldı. Sonra doğru şehre inerek hâkimin huzuruna çıktı.
"Hâkim bey, şu halime bir baksanıza! Yolda giderken imansız biri çıktı karşıma ve beni fena halde dövdü, giysilerimi parçaladı. Biriktirdiğim parayı da alarak beni fakir bıraktı. O altın paralar, her biri diğerinden güzel, çil çil altınlar! O adamı hapse atın" dedi.
Hâkim, "Seni bu hale sokan kılıçlı bir asker miydi?" diye sordu.
"Yok efendim" dedi Yahudi. "Kılıcı falan yoktu, ama yanında bir kamış boru vardı, sırtında da bir keman asılıydı. Yani onu tanımak kolay."
Hâkim adamlarını göndererek onu arattırdı; derken seyisi buldular. Seyis ağır ağır yürümekteydi, altın parayla dolu torba da yanındaydı. Kendisini mahkemeye çıkardıklarında:
"Ben Yahudiye dokunmadım, onun parasını çalmadım. Bana onu kendisi verdi, karşılığında keman çalmayı keseyim diye! Çünkü müziğe tahammül edememişti" dedi.
Yahudi "Yalan valla!" diye haykırdı. "Dakikada bin yalan söylüyor!
Hâkim de seyisin söylediğine inanmamıştı.
"Bu yeterli bir bahane değil! Bir Yahudi böyle yapmaz" diyerek seyisi hırsızlıktan dolayı asılmakla cezalandırdı.
Seyis asılmaya götürülürken Yahudi arkasından, "Namussuz, pis kemancı, şimdi hak ettiğin cezayı buldun" diye bağırdı.
Seyis cellatla birlikte ağır ağır darağacının merdivenlerinden çıktı, son basamaktayken hâkime dönerek:
"Ölmeden önce bir isteğim var, onu yerine getirmeme izin verin" dedi.
"Olur" dedi hâkim, "Ama sakın af talep etme."
"Etmeyeceğim. Sadece bırakın da kemanımı bir kez daha çalayım" diye cevap verdi seyis.
Yahudi bir çığlık attı. "Aman efendim, sakın izin vermeyin, izin vermeyin!"
Hâkim, "Niye onu kısa zaman için neşelendirmeyeyim ki? Bırakın çalsın" dedi.
Ve onun bu sözlerine elbette kimse karşı çıkamadı. Yahudi yine:
"Sakın ha! Sakın ha! O zaman beni sımsıkı bağlayın, sımsıkı bağlayın" diye haykırdı.
Seyis kemanını çenesine güzelce yerleştirdi ve başladı yay çekmeye; daha ilk notaları çalarken her şey titremeye ve sarsılmaya başladı; hâkim, yazıcı ve mübaşir, başladılar oynamaya. Yahudiyi bağlamak isteyenin elinden düğüm çözülüverdi; ikinci düğüm atılırken bütün bacaklar havaya kalktı; cellat da seyisi serbest bırakarak dansa hazırlandı. Üçüncü düğüm atılırken hâkimle Yahudi de başı çektiler; en iyi hoplayıp zıplayan onlardı. Derken yaşlısıyla, genciyle, şişmanıyla, zayıfıyla kim varsa, birbirini geçmek için havalara zıpladılar hep. Bu arada kafaları çarpıştı ve bu kez acıyla bağrışmaya başladılar.
Sonunda hâkim soluk soluğa kaldı:
"Sana hayatını bağışlıyorum, yeter ki şu keman çalmayı kes" dedi.
Seyis kemanı çalmayı kesti, boynuna astıktan sonra tekrar darağacının merdivenlerinden indi. Yerde yatan ve hâlâ kesik kesik soluyan Yahudinin yanına vararak:
"Bana bak maskara" dedi. "Şimdi parayı nerden bulduğunu söyle bakalım! Yoksa kemanımı boynumdan çıkarır ve yine çalmaya başlarım, ona göre."
"Ben hep çaldım! Ben hep para çaldım" diye haykırdı Yahudi, "Sense paranı hakkıyla kazandın."
Bunun üzerine hâkim onu hırsızlıktan dolayı astırdı.
Ngày xửa ngày xưa, có một người nhà giàu. Ông ta có một người đầy tớ chăm chỉ, tận tâm với chủ. Ngày nào cũng vậy, anh là người đầu tiên ra khỏi nhà lúc trời sáng và tới đêm khuya là người cuối cùng đi ngủ. Có việc gì nặng nhọc không ai chịu làm, anh sẵn sàng nhận mà không bao giờ ca thán. Anh luôn luôn tỏ thái độ hài lòng và vui vẻ với mọi người.
Một năm đã trôi qua, nhưng chủ vẫn chưa trả cho anh công của năm đó. Chủ nghĩ:
- Tên này là đứa biết điều nhất, ta có thể lỡ đi được, nó cũng chẳng đi ở nơi khác, nó vẫn ở lại làm cho mình.
Người đày tớ kia vẫn lặng thinh, làm việc suốt năm thứ hai cũng chăm chỉ, tận tâm như năm thứ nhất. Cuối năm thứ hai, anh cũng chẳng nhận được tiền công. Anh cũng chẳng đả động gì tới chuyện đó và vẫn ở lại làm cho chủ.
Tới khi hết năm thứ ba, chủ cho tay vào túi làm như lấy tiền trả công, khi rút tay ra tay không, lúc ấy anh đầy tớ mới nói:
- Thưa ông chủ, tôi làm cật lực cho ông đã ba năm nay. Xin ông thương tình trả tiền công xứng đáng với sự tận tụy của tôi. Tôi muốn đi khắp đó đây để cho biết thiên hạ.
Ông chủ keo kiệt nói:
- Anh đã gắng sức làm cho ta, vậy cũng phải nhận tiền thưởng xứng đáng chứ.
Chủ cho tay vào túi và lấy ra đếm từng đồng Heller một và nói:
- Ta trả cho anh mỗi năm một Heller. Ba năm ba đồng là lớn lắm đấy, chẳng có chủ nào trả nhiều và hậu như thế.
Người đầy tớ chẳng mấy khi tiêu tiền, nhận tiền từ tay chủ và nghĩ:
- Giờ thì mình cũng đầy túi tiền, chẳng còn gì phải lo nghĩ, mà cũng chẳng phải kêu ca làm nặng nhọc.
Anh lội suối trèo đèo, vừa đi vừa nhảy, ca hát. Khi anh đi qua một bụi cây, bỗng có người tí hon xuất hiện và gọi anh:
- Đi đâu vậy, anh bạn vui tính? Tôi thấy, hình như anh chẳng có gì để lo lắng cả.
Anh chàng người ở đáp:
- Sao tôi lại phải buồn nhỉ! Đầy túi, kêu rủng riểng toàn tiền là tiền. Tiền công ba năm đi làm đấy.
- Kho báu của anh là bao nhiêu? Người tí hon hỏi.
- Bao nhiêu à? Ba đồng Heller, tôi đếm đúng như vậy.
Người tí hon nói:
- Này anh bạn, tôi già nua khốn khổ, anh cho tôi ba đồng Heller đi.
Tôi chẳng làm được gì để sống, anh còn trẻ khỏe nên làm gì cũng sống được. Anh chàng người ở vốn tốt bụng, hay thương người nên sẵn lòng đưa cho người tí hon ba đồng Heller và nói:
- Nhờ trời, tôi cũng chẳng đến nỗi túng thiếu.
Người tí hon liền nói:
- Anh tốt bụng thương người. Anh cho tôi ba đồng Heller, tôi tặng anh ba điều ước, ước gì được nấy.
Anh người ở vui mừng reo:
- A ha, anh đúng là người với tay tới tận trời xanh. Nếu ước được, tôi ước có ống xì đồng thổi chim, thổi đâu trúng đó. Thứ đến tôi ước có cây vĩ cầm, mỗi khi tôi chơi đàn thì tất cả mọi thứ đều nhảy múa. Điều thứ ba là không ai từ chối tôi, mỗi khi tôi yêu cầu họ.
Người tí hon nói:
- Những điều đó anh sẽ có!
Nói xong, người tí hon sờ tay vào bụi cây. Người ta có cảm tưởng những thứ chàng trai người ở ước muốn đã được sắp đặt từ trước, giờ chúng ở ngay trước mắt chàng, người tí hon cầm đưa chàng và nói:
- Mỗi khi anh có điều gì yêu cầu thì chẳng có ai chối từ cả.
Anh chàng người ở tự nhủ:
- Tuyệt vời, còn mong muốn gì nữa!
Anh lại tiếp tục lên đường. Lát sau anh gặp một người Do Thái có bộ râu dê rất dài. Người này đang đứng lắng nghe tiếng chim hót, con chim đang đậu trên ngọn cây. Người này nói:
- Tạo hóa sinh ra sao mà tuyệt vời, con chim nhỏ xíu mà có giọng hót lanh lảnh vang xa! Không biết có ai có thể giúp mình bắn nó không nhỉ?
Anh chàng người ở nói:
- Nếu chẳng có chuyện gì thì chim rơi ngay bây giờ cho coi.
Chàng dương ống xì đồng thổi trúng, chim rơi xuống bụi cây gai. Chàng bảo người Do Thái:
- Này anh kia, chui vào bụi lấy chim đi.
Người Do Thái nói:
- Để tôi lách vào xem chim bị anh bắn trúng vào đâu.
Người Do Thái kia trườn mình vào giữa bụi cây. Đúng lúc đó, anh chàng người ở hứng chí lấy đàn vĩ cầm ra chơi. Lập tức người Do Thái kia bật đứng dậy và nhảy. Đàn đánh càng du dương, người Do Thái kia nhảy càng sôi động hơn. Gai kéo níu rách hết áo quần, gai làm chòm râu dê tơi tả, gai đâm tê tái khắp người. Lúc bấy giờ, người Do Thái kia kêu la:
- Đánh đàn gì mà kỳ vậy. Xin đừng chơi đàn nữa, tôi có thích nhảy đâu.
Chàng trai người ở cứ chơi đàn tiếp tục, trong bụng nghĩ:
- Ngươi lừa đảo nhiều người rồi. Gai đâm để cho ngươi nhớ đời.
Rồi chàng chơi càng hăng say hơn trước. Người Do Thái kia nhảy càng cao và hăng hơn trước đến nỗi quần áo rách nát từng mảnh và dính treo lơ lửng trong bụi gai. Người đó la:
- Ối trời ơi, đau quá. Xin tha cho tôi, tôi xin nộp túi vàng này.
Chàng trai người ở nói:
- Nếu ngươi hào phóng như vậy thì ta ngưng chơi nhạc. Ta cũng khen ngươi nhảy khá đấy.
Rồi chàng cầm túi vàng và tiếp tục lên đường.
Đợi đến khi chàng trai đi đã xa khuất khỏi tầm mắt nhìn, lúc bấy giờ người Do Thái kia mới la tướng lên:
- Quân nhạc sĩ lang thang khốn kiếp, đồ gảy đàn ăn xin, cứ đợi đấy, ta sẽ tóm được ngươi. Ta sẽ dần cho ngươi biết tay ta, ta đánh ngươi nhừ tử.
Đồ khốn nạn, ngươi sẽ biết thế nào là xu và tiền vàng.
Người Do Thái kia chửi một thôi một hồi. Khi đã lấy lại sức, người Do Thái kia tới thành phố gặp quan tòa. Hắn nói:
- Thưa quan tòa, ngay giữa đường cái quan, ngay giữa ban ngày mà có tên khốn kiếp nó dám cướp của, đánh người. Đá cũng phải thấy xót xa! Nó đánh tôi tơi tả quần áo, khắp người toàn những vết thương, rồi lấy đi túi tiền toàn những đồng Dukaten sáng loáng, đồng nào cũng đẹp ơi là đẹp. Lạy trời, hãy tóm cổ nó cho vào ngục tối!
Quan tòa hỏi:
- Có phải lính không? Nó đã dùng kiếm đâm anh phải không?
Người Do Thái đáp:
- Có trời chứng giám. Hắn chẳng có dao, kiếm gì cả. Hắn đeo một ống xì đồng và một cây đàn vĩ cầm. Tên tội phạm ấy rất dễ nhận mặt.
Quan tòa cho lính đi lùng bắt. Họ tìm ra ngay anh chàng người ở tốt bụng kia. Họ cũng thấy anh ta dắt trong người túi tiền.
Anh chàng người ở bị đưa ra tòa xét xử. Anh thưa:
- Tôi không hề chạm vào thân thể người Do Thái kia. Tôi cũng chẳng cướp túi tiền của hắn. Hắn nói, nếu tôi ngưng kéo vĩ cầm, hắn sẽ cho tôi túi tiền.
Người Do Thái la lớn:
- Có trời chứng giám! Giờ nó lại dối trá như lũ ruồi bẩn thỉu.
Quan tòa không tin lời anh chàng người ở và nói:
- Giữa đường cái quan mà dám ăn cướp. Đem treo cổ! Điều đó không thể tha thứ được!
Khi chàng người ở bị dẫn ra pháp trường, người Do Thái kia còn nói lớn:
- Quân hỗn như gấu! Đồ nhạc sĩ lang thang chó chết, giờ thì mày được thưởng xứng công nhe!
Chàng người ở lặng lẽ theo bước người đao phủ, khi bước lên bục cuối cùng, chàng quay người lại nói với quan tòa:
- Xin cho tôi được nói yêu cầu trước khi chết.
Quan tòa nói:
- Chỉ có xin tha chết là không được!
Chàng người ở nói:
- Tôi không xin tha chết. Tôi xin được chơi đàn vĩ cầm lần cuối.
Người Do Thái kia bỗng thét lên:
- Cầu trời, đừng cho phép nó chơi đàn, đừng cho phép nó chơi đàn!
Quan tòa phán:
- Tại sao lại không cho nó được hưởng giây lát sung sướng. Điều đó ta cho phép!
Nhưng làm sao chối từ được, đấy là một trong ba điều ước mà chàng người ở có.
Người Do Thái kia lại la lớn:
- Hãy trói tôi lại, hãy trói chặt tôi lại!
Chàng người ở tốt bụng lấy đàn vĩ cầm ra chơi. Tiếng đàn du dương vừa mới vang lên thì mọi người đều rục rịch, rồi quan tòa, thơ ký cùng các nhân viên tòa án đều đung đưa chân bắt đầu nhảy, tên đao phủ buông thòng lọng khỏi chàng người ở. Tiếng đàn càng rộn vang mọi người càng nhảy hăng say hơn trước. Quan tòa và người Do Thái kia đứng đầu hàng và nhảy hăng say nhất. Rồi tất cả những người tò mò tới xem hành hình cũng nhộn nhịp nhảy múa, già trẻ, béo gầy đều nhảy, rồi chó đứng quanh cũng chân thấp chân cao như muốn cùng nhảy với mọi người. Chàng chơi càng lâu mọi người càng nhảy tứ tung đến mức họ cụng đầu vào nhau tới mức đau điếng phải ca thán. Cuối cùng quan tòa thấy mình gần hụt hơi vì nhảy, ông nói:
- Ta tha chết cho ngươi. Hãy ngưng chơi đàn!
Chàng người ở tốt bụng ngưng chơi đàn, đeo đàn vào người và bước khỏi bục treo cổ. Chàng bước tới chỗ tên Do Thái và hỏi:
- Quân lừa đảo! Nói ngay, ngươi lấy ở đâu ra tiền! Bằng không ta lại lấy đàn ra chơi.
Tên Do Thái đang nằm lăn dưới đất, ráng lấy sức hít thở, nghe nói vậy, hắn khai:
- Tiền ấy là tiền tôi ăn cắp.
Quan tòa liền cho dẫn tên Do Thái lên bục và hạ lệnh treo cổ tên ăn cắp.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng