Den flinke jæger


Người thợ săn tài giỏi


Der var engang en ung fyr, som havde lært smedehåndværket. Han sagde en dag til sin far, at han ville drage ud i verden og prøve sin lykke. "Det er meget fornuftigt," sagde faderen, og gav ham nogle penge med på rejsen. Han drog så af sted for at søge efter arbejde. Men smedehåndværket gik ikke rigtigt for ham, så han tabte lysten til det og ville hellere være jæger. En dag, da han gik henad vejen, mødte han en jæger i grøn frakke, der spurgte hvor han skulle hen. Den unge mand fortalte, at han var smedesvend, men han var forresten ked af det, og ville hellere være jæger. Han ville meget gerne straks gå i lære hos jægeren. Det gik denne ind på, og den unge smed tjente ham i nogle år og lærte ham kunsten af. Så ville han prøve sin lykke på egen hånd. Til løn for sin tjeneste fik han ikke andet end en bøsse, men den havde den egenskab, at den altid ramte. Den unge jæger drog så af sted og kom til en stor skov. Hele dagen gik han uden at kunne komme ud af den, og om aftenen satte han sig op i et højt træ, så de vilde dyr ikke kunne få fat i ham. Henimod midnat syntes han, at han så et lys skinne i nogen afstand. Han lagde nøje mærke til, hvor det var, og for at være sikker på ikke at gå forkert, kastede han sin hat i retning af lyset, Derpå kravlede han ned af træet, gik hen til hatten, satte den på igen og gik så lige ud for næsen. Jo længere han gik, jo større blev lyset, og til sidst så han, at det var et vældigt stort bål. Tre kæmper sad rundt om og drejede en okse på et spid. "Det er bedst, jeg smager om kødet snart er mørt," sagde den ene, rev et stykke af og skulle lige til at putte det i munden, så skød jægeren det ud af hånden på ham. "Nu river vinden det sandelig fra mig," sagde han og tog et andet stykke, men også det skød jægeren bort. Da blev kæmpen vred og gav den, der sad ved siden af ham, enørefigen. "Hvorfor river du det fra mig," råbte han. "Jeg har ikke taget det," svarede den anden, "det er vel en eller anden jæger, som har skudt det ud af hånden på dig." Kæmpen tog nu det tredie stykke kød, men heller ikke det, kunne jægeren lade ham beholde. "Det må være en god jæger, der sådan kan skyde maden ud af hånden på mig," sagde han, "ham kunne vi nok bruge." Han råbte så højt: "Kom kun frem, jæger, og spis med, vi skal ikke gøre dig noget. Men hvis vi må bruge magt, for at få fat i dig, er det ude med dig." Den unge mand gik så hen til kæmperne og sagde, at han var jæger. Han kunne ramme alt, hvad han sigtede på. Kæmperne sagde, at hvis han ville følge med dem, skulle han få det godt. De fortalte ham nu, at der udenfor skoven var et dybt vand. På den anden side lå der et tårn, og derinde sad en dejlig prinsesse, som de meget gerne ville have fingre i. "Det skal jeg nok klare," sagde jægeren. "Det er ikke så lige en sag," sagde en af kæmperne, "for der ligger en lille hund, som straks begynder at gø, når nogen nærmer sig, og så vågner hele hoffet. Derfor kan vi ikke komme ind. Tror du, at du kan dræbe hunden?" - "Det er min mindste kunst," sagde jægeren. Han sejlede nu ud på vandet, og da han ville lægge til ved den anden bred kom hunden farende, men han tog i en fart sin bøsse og dræbte den. Kæmperne blev meget glade og tænkte, at nu havde de allerede prinsessen, men jægeren ville dog først se, hvordan det hele gik, og sagde, at de skulle blive udenfor, til han kaldte på dem. Han gik ind i slottet. Der var dødsstille, alle sov. I det første værelse hang der på væggen en sølvsabel, hvori der var indridset en guldstjerne og kongens navn. På bordet lå et forseglet brev, det åbnede han, og deri stod, at den der ejede denne sabel, kunne overvinde alt. Han tog sablen om livet, gik videre, og kom ind i det værelse, hvor prinsessen lå. Hun var så dejlig, at han stod stille og så på hende, og knapt turde trække vejret. "Jeg tør ikke give denne uskyldige pige i kæmpernes vold," tænkte han, "de har sikkert ondt i sinde." Han så sig om og fik øje på et par tøfler, der stod under sengen. På den højre stod hendes fars navn og en stjerne, og på den venstre hendes eget navn og en stjerne. Der lå også et stort silketørklæde, og på højre side stod med guldbogstaver hendes fars navn, på venstre side hendes eget. Jægeren klippede det stykke af, hvor kongens navn stod, og stak den højre tøffel i lommen. Prinsessen lå stadig og sov. Hendes særk var syet helt fast om hende. Han skar nu også et stykke af den og puttede den i lommen, men gjorde det så forsigtigt, at han slet ikke rørte ved hende. Så gik han sin vej, og lod hende sove i ro. Da han kom hen til porten, stod kæmperne der og ventede på, at han skulle komme med prinsessen. Han råbte til dem, at de skulle bare komme ind. Han havde fået fat på prinsessen, men han kunne ikke få døren op, de måtte krybe igennem hullet her. En af dem kom derhen, jægeren snoede hans hår om sin hånd, trak hans hovede ind, huggede det af med sablen og halede så hele kroppen bagefter. Han kaldte nu på de to andre, og det gik dem på samme måde. Han var meget glad over at have befriet prinsessen fra hendes fjender, skar tungerne ud af munden på kæmperne og stak dem i lommen. "Nu går jeg hjem til min far," tænkte han, "så kan han se, hvad jeg allerede har udrettet. Men så må jeg ud i den vide verden igen. Den lykke, Gud vil give mig vinder jeg nok."
Da kongen i slottet vågnede, så han de tre døde kæmper. Han gik straks ind til sin datter, vækkede hende og spurgte, hvem der havde dræbt kæmperne. "Det ved jeg ikke, lille far," svarede hun, "jeg har sovet." Da hun ville tage sine tøfler på, manglede den højre. Der var også klippet et stykke både af hendes silketørklæde og af hendes særk. Kongen lod hele hoffet kalde sammen og spurgte, hvem der havde befriet hans datter. Da trådte en af hans officerer, der var enøjet og meget grim, frem og sagde, at han havde gjort det. Den gamle konge lovede ham så, at han til belønning skulle få prinsessen til ægte. Men prinsessen sagde: "Hellere end at gifte mig med ham, vil jeg drage ud i den vide verden, så langt mine fødder kan bære mig." Kongen befalede nu, at hun i stedet for sine prægtige klæder, skulle tage en bondepigekjole på og gå sin vej. Hun kunne gå hen til en pottemager og begynde at handle med kar og krukker. Hun gjorde, som han sagde, gik hen til en pottemager, fik nogle krukker og lovede ham, at hun skulle betale ham om aftenen, når hun havde solgt dem. Kongen befalede hende, at sætte sig med krukkerne på et gadehjørne, og han fik så fat i nogle vogne, som skulle køre midt igennem det hele, så de gik itu. Da prinsessen havde stillet sine varer op på gaden, kom vognene kørende, og der lå alle krukkerne i tusind skår.. Hun gav sig til at græde. "Hvordan skal jeg dog kunne betale pottemageren," sagde hun. Det var imidlertid kongens mening på denne måde at tvinge hende til at gifte sig med officererne. Hun gik hen til pottemageren og bad, om hun igen måtte låne nogle krukker, men han sagde nej. Hun fik ingen, før hun havde betalt de andre. Da gik hun grædende op til sin far og sagde, at hun ville gå ud i den vide verden. "Jeg vil bygge et hus ude i skoven, og der kan du bo, så længe du lever, " sagde kongen, "du skal lave mad til alle og enhver, men du må ikke tage imod penge for det." Da huset var færdigt, blev der slået et skilt op, hvorpå der stod: "I dag for intet, i morgen for penge." Hun levede nu i lang tid derinde, og rygtet om, at der sad en jomfru og lavede mad for intet, trængte viden om. Det kom også jægeren for øre, og han tænkte: "Det var noget for mig. Jeg er jo en fattig fyr." Han tog så sin bøsse og ransel, hvori han havde gemt alt det, han havde taget i slottet, gik ud i skoven og fandt også det lille hus, hvor der stod: "I dag for intet, i morgen for penge." Om livet havde han den sabel, hvormed han havde dræbt kæmperne, og han trådte nu ind i huset og bad om noget at spise. Han sad og glædede sig ved synet af den dejlige pige, og hun kom nu hen til ham og spurgte, hvor han kom fra og hvor han skulle hen. "Jeg drager rundt og ser mig om i verden," svarede han. Hun spurgte så, hvordan han havde fået fat i den sabel med hendes fars navn. "Er du en prinsesse?" spurgte han. Hun nikkede. "Med denne sabel har jeg hugget hovedet af tre kæmper," sagde han og tog tungerne, tøflerne og de små stumper af halstørklædet og særken frem. Hun blev meget glad og sagde, at han havde frelst hende. Derpå fulgtes de op til den gamle konge, gik med ham ind i prinsessens værelse og fortalte, at det var jægeren, som havde dræbt kæmperne. Da kongen så tungerne og de andre sager, tvivlede han ikke om, at det var sandt , og til prinsessens store glæde sagde han, at hun skulle giftes med jægeren. Denne blev nu klædt på, som om han var en fornem herre, og kongen foranstaltede et stort gæstebud. Ved bordet sad officeren på venstre, jægeren på højre side af prinsessen, og officeren troede, at det var en fremmed herre, som var kommet på besøg. Da de havde spist og drukket, sagde kongen til officeren, at han ville give ham en gåde. "Der var en mand, som sagde, at han havde dræbt tre kæmper, og da man spurgte ham, hvor tungerne var, så han efter i kæmpernes mund, og så var der ingen. Hvordan kunne det gå til?" - "De har vel ikke haft nogen," sagde officeren. "Alle dyr har en tunge," sagde kongen, "men hvad skal man gøre ved sådan en bedrager?" - "Han skal rives i stykker," sagde officeren. "Du har dømt dig selv," sagde kongen. Officeren blev nu sat i fængsel og revet i fire stykker, og jægeren holdt bryllup med prinsessen. Han hentede så sin far og mor, og de levede glade og lykkelige hos deres søn. Da den gamle konge døde, arvede han riget.
Xưa có một chàng trai đã học xong nghề thợ khóa. Một hôm anh thưa cha, anh muốn đi đây đi đó hành nghề. Người cha bảo:
- Được con ạ, con nên đi.
Rồi ông cho con ít tiền để ăn dọc đường. Anh con trai đi các vùng làm nghề thợ khóa sinh sống, nhưng chỉ ít lâu sau anh thấy chán nghề thợ khóa và giờ chỉ thích nghề thợ săn. Đúng lúc đó thì anh gặp một người mặc quần áo thợ săn màu lục, hỏi anh từ đâu đến và định đi đâu. Anh đáp anh là thợ khóa, nhưng giờ không thích nghề ấy nữa, muốn học săn bắn, không biết bác có sẵn lòng cho anh theo học nghề săn bắn không. Bác thợ săn đáp:
- Ồ, được lắm chứ, nếu chú thích thì đi với tôi.
Anh đi theo, chịu khó theo học nghề săn bắn ở bác thợ cả kia mấy năm liền. Thành nghề anh xin được phép đi đó đây hành nghề. Tưởng thưởng công anh, bác thợ săn tặng anh một khẩu súng hơi đặc biệt, giương súng lên bắn gì trúng nấy.
Anh lên đường, tới một cánh rừng rất lớn, đi cả ngày mãi vẫn chưa ra tới đầu rừng đằng kia. Bóng đêm đã trùm xuống cánh rừng và anh vẫn chưa ra khỏi rừng, để tránh thú dữ anh trèo lên cây cao. Khoảng nửa đêm, anh thấy ở xa có ánh lửa le lói, anh nhìn kỹ qua đám cành lá. Để nhớ chỗ ấy, anh lấy mũ ném về phía ánh lửa định hướng đi. Rồi anh tụt xuống, nhặt mũ đội lên đầu và cứ hướng ấy mà đi.
Càng đi tiếp, thấy ánh lửa càng lớn hơn. Đến gần anh thấy một đống lửa rất to, ba gã khổng lồ ngồi quanh đống lửa đang quay một cái xiên nướng một con bò. Bỗng một gã nói:
- Tớ phải nếm xem đã chín chưa?
Gã xé một miếng, đang đưa vào miệng thì bị anh thợ săn bắn một phát, thịt văng đi mất. Gã nói:
- Chà, chà, gió mà cũng thổi bay miếng thịt.
Gã xé miếng khác, gã ghé răng vừa định cắn lại bị anh thợ săn bắn phát thứ hai, thịt văng đi. Nổi cáu, gã bạt tai gã ngồi cạnh và nói:
- Tại sao cậu lại giằng mất của tớ?
Gã kia cãi:
- Tớ có giằng của cậu đâu, chắc có tay thiện xạ nào bắn văng đi đấy.
Gã khổng lồ xé miếng thịt thứ ba, nhưng cầm chưa chắc tay đã bị bắn văng đi mất. Lúc ấy mấy gã bảo nhau:
- Người bắn này nhất định phải là tay thiện xạ. Kể có một người như thế cũng tốt cho chúng ta.
Rồi cả ba gọi thật to:
- Nhà thiện xạ ơi, tới đây, ngồi với chúng tôi bên lửa sưởi ấm và ăn cho no vào. Chúng tôi không làm gì anh đâu. Nhưng nếu không chịu ra, để chúng tớ phải ra tay thì cậu xong đời đấy.
Chàng bước tới phía họ và nói mình là thợ săn tài giỏi, bắn gì trúng nấy. Chúng bảo nếu anh đi cùng với chúng, anh sẽ có tất cả. Chúng kể cho anh biết, trước cửa rừng là một con sông lớn, ở bên kia sông là một lâu đài, một công chúa xinh đẹp sống trong lâu đài ấy, chúng muốn cướp nàng đi.
Anh thợ săn nói:
- Chà, việc ấy tôi làm được.
Chúng lại bảo:
- Nhưng còn điều này, có con chó nhỏ rất thính, cứ thấy có người đến gần là nó sủa làm mọi người trong lâu đài biết có người lạ, làm chúng tớ không sao vào được. Cậu có thể rình bắn chết con chó ấy được không?
Anh thợ săn đáp:
- Được chứ, với tôi nó là thú vui.
Sau đó anh xuống thuyền qua sông. Thuyền sắp cập bến, con chó chạy ra định sủa, nhưng chàng thợ săn đã cho nó một phát đạn chết ngay tại chỗ. Thấy thế bọn khổng lồ mừng lắm, chắc sẽ cướp được công chúa. Chàng thợ săn muốn xem tình hình ở trong lâu đài nên bảo chúng đợi ở ngoài, chờ anh gọi.
Anh vào trong lâu đài, cảnh vật im lặng như tờ. Anh mở cửa phòng đầu tiên, thấy trên tường treo thanh kiếm bạc, có đính ngôi sao bằng vàng và khắc tên vua. Trên bàn gần đó có lá thư niêm phong gắn xi. Anh mở thư đọc, trong thư viết:
- Ai lấy được kiếm, người đó có thể hạ sát mọi đối thủ.
Anh lấy kiếm treo ở tường và đeo vào người, rồi lại đi. Bước vào phòng khác, anh thấy công chúa đang ngủ, nàng đẹp quá làm anh đứng lặng người ngắm và nghĩ bụng:
- Một người con gái trong trắng như thế này nỡ lòng nào để rơi vào tay mấy đứa khổng lồ hung bạo, nham hiểm kia?
Anh nhìn quanh, thấy dưới gầm giường có đôi hài. Ở hài bên phải có đính một ngôi sao và tên công chúa. Cổ nàng quấn khăn lụa thêu kim tuyến, tên vua với một ngôi sao thêu ở vạt bên phải, ở vạt bên trái thêu tên công chúa với một ngôi sao, chữ thêu bằng chỉ vàng. Anh lấy kéo cắt vạt khăn bên phải, lấy chiếc hài bên phải có thêu tên vua, cả hai anh bỏ vào túi quần. Trong lúc ấy, công chúa vẫn ngủ say, áo nàng rộng thùng thình, chàng cắt một miếng ở áo và đút vào túi quần bên kia. Chàng làm rất nhẹ nhàng, không động đến người nàng.
Rồi anh bước ra khỏi phòng, để yên cho nàng ngủ. Khi anh ra tới cổng bọn khổng lồ đợi ở ngoài tưởng anh đem công chúa ra. Anh gọi, bảo chúng vào và nói, người thiếu nữ đó ở trong tay anh rồi, anh không mở được cổng lâu đài, nhưng chúng có thể chui theo lỗ hổng để vào. Khi gã thứ nhất thò đầu vào, anh liền túm tóc kéo và cầm kiếm chém đứa đầu, rồi lôi cả người nó vào trong. Xong anh gọi đứa thứ hai chặt đầu nó, rồi tiếp đến là chặt đầu đứa thứ ba. Anh rất mừng vì đã cứu được công chúa khỏi tay kẻ thù. Anh xẻo lưỡi cả ba và bỏ túi. Anh nghĩ bụng.
- Giờ ta về nhà kể cho cha biết việc mình đã làm, rồi đi chu du thiên hạ, biết đâu trời lại cho gặp may.
Vua ở trong lâu đài, khi thức dậy nhìn ra ngoài thấy ba đứa khổng lồ nằm chết, vội chạy sang phòng công chúa, hỏi ai đã giết ba đứa khổng lồ. Công chúa thưa:
- Tâu vua cha, con ngủ say nên không biết.
Công chúa dậy, định mang hài thì không thấy chiếc bên phải. Nhìn khăn nàng thấy mất vạt bên phải, nhìn áo cũng thấy mất một mảnh. Vua cho triệu cả triều thần cùng binh tướng, hỏi ai đã giết lũ khổng lồ, cứu công chúa. Một đại úy chột mắt, xấu trai đứng nhận mình đã làm việc đó.
Vua phán gả công chúa để tưởng thưởng công cho đại úy. Công chúa thưa:
- Tâu vua cha, thà con bỏ hoàng cung đi chu du thiên hạ cho tới khi nào chồn chân mỏi gối còn hơn là lấy con người kia.
Vua truyền, nếu nàng không vâng lời, thì nàng phải cởi trả hoàng y mặc quần áo dân thường và ra khỏi hoàng cung. Nàng phải đến một hàng nồi kia để ngồi bán nồi đất.
Công chúa trả hoàng y, đến nhà hàng nồi, hỏi lấy trước một số nồi, hẹn chiều bán xong mang tiền lại trả. Vua còn hạn, nàng phải dọn hàng ở ngay góc đường. Xong vua ra lệnh thuê mấy chiếc xe ngựa, sai đánh xe chạy qua giữa đám nồi đất cho vỡ tan tành từng mảnh. Nàng vừa dọn hàng xong thì đoàn xe kéo đến, cán vỡ nồi ra từng mảnh. Nàng ngồi khóc lóc:
- Trời ơi là trời, lấy tiền đâu ra mà trả nhà hàng bây giờ.
Vua muốn dùng cách ấy để ép buộc nàng phải lấy viên đại úy. Nàng lại đến hàng nồi, hỏi mượn thêm chuyến hàng nữa. Nhà hàng không chịu đòi trả đủ số tiền lần trước đã. Nàng về kêu khóc với vua cha, nói nàng muốn đi thật xa. Vua phán:
- Ta sẽ cho dựng một cái lán nhỏ trong rừng, con vào sống ở đó, nấu ăn cho bất kỳ ai mà không được lấy tiền.
Lán dựng xong, ngoài cửa treo tấm biển: "Hôm nay đãi không, ngày mai sẽ lấy tiền." Công chúa sống ở đó một thời gian, tin truyền đi mọi nơi rằng ở chỗ đó có quán ăn biển đề ăn không mất tiền, mà người nấu là một cô gái.
Tin đồn đến tai anh thợ săn. Anh nghĩ bụng.
- Đây là dịp tốt cho mình. Đang lúc nghèo túng, không xu dính túi.
Anh khoác súng lên vai và mang theo túi đựng những vật làm chứng lấy ở trong lâu đào. Anh đi vào rừng và thấy quán ăn có treo biển "Hôm nay đãi không, ngày mai lấy tiền." Anh vẫn đeo thanh kiếm đã chém ba gã khổng lồ ở bên người, và bước vào quán, xin cho một bữa ăn. Được thấy người đẹp như trong tranh, chàng hết sức vui mừng.
Nàng hỏi anh từ đâu tới và định đi đâu. Anh đáp:
- Tôi đi chu du thiên hạ.
Thấy tên vua khắc ở kiếm, nàng hỏi anh lấy nó ở đâu. Anh hỏi, có phải nàng là công chúa không. Nàng đáp:
- Đúng vậy. Anh đã chém ba đứa khổng lồ bằng thanh kiếm này.
Anh lấy ở trong túi ra xâu lưỡi để chứng minh, và lấy hài, vạt khăn và mảnh áo đưa cho nàng xem. Nhận ra người đã cứu mình, công chúa hết sức vui mừng. Ngay sau đó cả hai cùng về gặp vua. Công chúa dẫn vua về phòng riêng của mình ngày trước và nói rõ sự việc, chính anh thợ săn mới là người giết lũ khổng lồ, cứu công chúa. Nhìn những đồ vật của công chúa và ba cái lưỡi, nhà vua không còn nghi ngờ gì nữa và phán:
- Ta rất mừng vì mọi việc đã rõ. Ta thuận cho chàng thợ săn làm phò mã.
Công chúa trong lòng rất phấn khởi. Anh thợ săn được thay quần áo giả làm khách từ xa tới. Vua truyền bày tiệc thết khách. Công chúa ngồi giữa, bên trái là viên đại úy, bên phải là anh thợ săn. Viên đại úy cứ đinh ninh đó là khách từ xa tới. Ăn uống xong, vua bảo viên đại úy hãy trả lời câu hỏi sau:
- Có kẻ nhận đã giết ba đứa khổng lồ người ta hỏi, lưỡi của chúng đâu mà chỉ thấy đầu lâu thôi, thế là thế nào?
Viên đại úy tâu:
- Mấy đứa khổng lồ không có lưỡi.
Vua phán:
- Nói sai. Loài vật nào cũng có lưỡi.
Vua hỏi tiếp:
- Kẻ gian trá sẽ bị trừng phạt thế nào?
Viên đại úy tâu:
- Tội đó phải bị phanh thây.
Lúc đó vua phán:
- Thế là tự nó nói án cho nó rồi.
Viên đại úy bị giam ngục và sau đó bị phanh thây thành bốn khúc.
Công chúa lấy anh thợ săn. Phò mã cho đón cha mẹ đến để phụng dưỡng. Cả nhà vui sống bên nhau. Sau khi vua mất, phò mã lên nối ngôi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng