Wytrawny myśliwy


Người thợ săn tài giỏi


Był sobie ongiś pewien młody chłopak, który wyuczył się ślusarstwa i rzekł był do swego ojca, że chce iść w świat, by się spróbować. "Tak," rzekł ojciec, "cieszy mnie to," i dał mu pieniądze na podróż. Wyruszył więc i szukał pracy. Po pewnym czasie ślusarstwo jakoś nie chciało podążyć za nim, a i on nie bardzo miał w nim upodobanie, nabrała za to ochoty na myślistwo. W wędrówce spotkał myśliwego w zielonym ubraniu, który zapytał, skąd pochodzi i dokąd zmierza. Chłopak powiedział, że jest czeladnikiem ślusarstwa, ale to rzemiosło już mu się nie podoba i miałby ochotę na myślistwo, zapytał, czy przyjąłby go na ucznia. "O tak, jeśli zechcesz iść ze mną." Młody chłopak poszedł więc z nim, służył parę lat u niego i uczył się łowiectwa. Potem chciał się dalej próbować. Myśliwy nie dał mu nic prócz wiatrówki, a miała ona taką właściwość, że kiedy się nią strzelało, trafiała zawsze. Odszedł więc i dotarł do wielkiego lasu, którego końca przez cały dzień nie mógł znaleźć. Gdy był wieczór, usiadł na wysokim drzewem, by ustrzec się od dzikich zwierząt. Koło północy wydało mu się, że z dala jarzy się małe światełko, poprzez gałęzie spojrzał w tamto miejsce i zapamiętał je sobie. Najpierw jednak zdjął swój kapelusz i zrzucił go w stronę światła, bo chciał za nim iść jak za znakiem, gdy zejdzie na dół. Zszedł więc, ruszył w stronę kapelusza, założył go i ruszył do przodu. Im dalej szedł, tym większe było światło, a gdy był już blisko, zobaczył, że to wielkie ognisko, a siedziało przy nim trzech olbrzymów z wołem na ruszcie, którego piekli. Wtem rzekł jeden: "Muszę spróbować, czy to mięso da się już jeść," oderwał kawałek i chciał włożyć do ust, ale myśliwy zestrzelił mu go z ręki." No tak," rzekł olbrzym, "wiatr zwiał mi kawałek z ręki," i wziął następny kawałek. Gdy już miał ugryźć, myśliwy znowu strzelił. Wtedy olbrzym strzelił w pyski temu, który siedział obok, i gniewnie zawołał: "Co wyrywasz mi mój kawałek?" - "Ja nic nie wyrwałem," rzekł drugi, "pewnikiem to jakiś strzelec ci go odstrzelił." Olbrzym wziął trzeci kawałek, nie mógł go jednak zachować w dłoni, bo myśliwy ów kawałek zestrzelił. Wtedy rzekli olbrzymi: "Tu musi być dobry strzelec, który potrafi zestrzelić kąsek sprzed pyska, taki by się nam przydał," i zawołali głośno "Wyłaź, strzelcze, usiądź z nami przy ogniu i najedz się do syta, nic ci nie zrobimy, ale jeśli nie przyjdziesz, weźmiemy cię siłą i po tobie." Chłopak wyszedł więc i rzekł, że jest myśliwym po fachu, a w co strzela, w to i pewnikiem trafia. Wtedy oni rzekli, że jeśli chce, będzie mu dobrze i opowiedzieli mu, że przed lasem jest wielka woda, za nią stoi wieża, a w wieży siedzi piękna królewna, chcemy ją porwać. "Tak," rzekł, "dostanę ją." A oni mówili dalej, "Ale to jeszcze nie wszystko, leży tam mały piesek, od razu zaczyna szczekać, kiedy ktoś się zbliża, a jak tylko zaszczeka, wszystko się budzi na królewskim dworze i dlatego nie możemy tam wejść, zabijesz pieska?" – "Tak," rzekł, to dla mnie igraszka" Wsiadł potem do łodzi i popłynął przez wodę, a gdy był już na lądzie, przybiegł piesek i chciał zaszczekać, lecz on chwycił za swoją wiatrówkę i go zastrzelił. Gdy olbrzymi to ujrzeli, ucieszyli się myśląc, że królewna już jest ich, ale myśliwy chciał najpierw zobaczyć, jak się ma cała ta sprawa, i rzekł, żeby jeszcze nie ruszali się z miejsca, póki ich nie zawoła. Poszedł do zamku, a było tam cichuteńko i wszystko spało. Gdy otworzył pierwszy pokój, wisiała tam szabla na ścianie, a była z czystego srebra, i była tam też złota gwiazda i imię Króla, obok na stole leżał opieczętowany list, który otworzył, a było w nim napisane, że kto ma szablę, może zabić wszystko, co stanie mu na drodze. Zdjął więc ze ściany szablę, zawiesił sobie i poszedł dalej. Doszedł do pokoju, gdzie leżała królewna i spała, a była tak piękna, że stał cicho i patrzył na nią wstrzymując oddech. Myślał sobie: "Jak mogę oddać niewinną dziewicę w posiadanie dzikich olbrzymów, w głowach mają tylko zło." Rozejrzał się jeszcze, pod łóżkiem stała para pantofli, na prawym było imię jej ojca z gwiazdą na lewym jej własne imię z gwiazdą. Wokół szyi miała też wielką chustę z jedwabiu, przetykaną złotem, z prawej strony imię jej ojca, z lewej jej własne, wszystko złotymi literami. Myśliwy wziął nożyce, odciął prawy koniuszek i włożył go do tornistra, potem wziął jeszcze prawy pantofel z imieniem króla i włożył go do środka. Dziewica wciąż jeszcze leżała i spała, a zaszyta była cała w swojej koszuli, odciął więc jej kawałek i wsadził razem z resztą, lecz robił to wszystko tak, by jej nie tknął. Potem odszedł i pozwolił jej spać w spokoju, a gdy doszedł do bramy, olbrzymy wciąż tam stały, czekały i myślały sobie, że przyprowadzi królewnę. On jednak zawołał do nich, żeby przyszli, że dziewica jest już w jego mocy, ale nie może otworzyć im drzwi, jest tam jednak dziura przez którą mogą się przeczołgać. I tak bliżej podszedł pierwszy, myśliwy owinął włosy olbrzyma wokół dłoni, wciągnął głowę i uciął szalą jednym zamachem, a potem wciągnął go do końca. Zawołał wreszcie drugiego i też odrąbał mu łeb, w końcu i trzeciego, i rad był, że uwolnił piękną dziewicę od jej nieprzyjaciół, odciął im języki i wsadził do swego tornistra. Pomyślał sobie: "Pójdę do mego ojca i pokażę mu wszystko, co zrobiłem, potem ruszę w świat, a szczęście, jakiego wzbrania mi Bóg, jeszcze będzie moje.
Jednak król w zamku, gdy się obudził, ujrzał trzech olbrzymów, którzy leżeli bez życia. Poszedł do sypialni swojej córki, obudził ją i zapytał, któż to był, kto olbrzymów pozbawił życia. A ona rzekła "Drogi ojcze, nie wiem, spałam." Kiedy zaś wstała i chciała ubrać swoje pantofle, prawego nie było, a gdy obejrzała chustę na szyi, była pocięta i brakowało prawego koniuszka, gdy obejrzała swoją koszulę, kawałek był wycięty. Król zwołał cały dwór, żołnierzy i kogo tylko się dało, i zapytał, kto uwolnił jego córkę a olbrzymów pozbawił żywota. I wtedy pewien kapitan, który miał tylko jedno oko i był paskudnym człowiekiem, rzekł, iż to on uczynił. A stary król powiedział, że skoro tego dokonał, niechaj zaślubi jego córkę. Dziewica jednak rzekła: "drogi ojcze, miast tego bym miała za niego wyjść, wolę ruszyć w świat, jak daleko mnie doki poniosą." Król rzekł tedy, że jeśli nie chce go poślubić, niech zdejmie królewskie szaty założy chłopskie i odejdzie, a niechaj pójdzie do garncarza i pocznie handel glinianymi naczyniami. Zdjęła więc królewskie szaty i poszła do garncarza, pożyczyła glinianych wyrobów i obiecała, że kiedy wieczorem sprzeda wszystkie, za nie zapłaci. Król zaś rzekł, że ma usiąść gdzieś kątem i je sprzedawać. Potem rozkazał, my przejechały się po tym chłopskie wozy, aby wszystko poszło w kawałki. Gdy królewna rozstawiła na ulicy cały swój kram, przybyły wozy i rozbiły wszystko na kawałki. Zaczęła płakać i rzekła "O Boże, muszę teraz zapłacić garncarzowi." Król zaś chciał w tenże sposób zmusić ją do poślubienia garncarza, zamiast tego poszła jednak znowu do garncarza i zapytała go, czy nie dałby jej jeszcze raz pożyczki. Powiedział "nie," że najpierw musi zapłacić za poprzednie. Poszła więc do swego ojca, krzyczała, biadała i rzekła, że pójdzie w świat. A on odparł: "Każę ci zbudować domek w lesie, będziesz w nim siedzieć do końca życia i wszystkim gotować, nie wolno ci jednak za to brać pieniędzy." Gdy domek był gotowy, przed drzwiami wywieszono szyld, a było na nim napisane: "Dzisiaj za darmo, jutro za pieniądze." I siedziała w nim długi czas, po świecie rozniosło się, że siedzi w nim dziewica i gotuje za darmo, a głosi o tym szyld przed drzwiami. Usłyszał o tym także myśliwy i pomyślał sobie: "To by było coś dla ciebie, jesteś biedny i nie masz pieniędzy." Wziął więc swoją wiatrówkę, poszedł do lasu i znalazł domek z szyldem "dzisiaj za darmo, jutro za pieniądze." Przytroczył sobie szablę, którą trzem olbrzymom łby odrąbał, wszedł do domku i kazał sobie dać jeść. Ucieszył się piękną dziewczyną, była śliczna jak z obrazka. Zapytał skąd przybywa i dokąd idzie, a o rzekł "podróżuję sobie po świecie." A ona spytała, skąd ma tę szablę, a było na niej imię jej ojca. On zaś zapytał, czy jest córką króla. "Tak" odpowiedziała. Wtedy on rzekł. "Tą szablą, odrąbałem trzem olbrzymom głowy," i na znak wyjął z tornistra ich języki, potem pokazał jej jeszcze pantofel, koniuszek chusty i kawałek koszuli. A ona była pełna radości i rzekła, że on jest tym, który ją wybawił. Poszli potem razem do starego króla i wezwali go. Ona poprowadziła go do komnaty i rzekła mu, że ten jest tym prawdziwym, który wybawił ją od olbrzymów. Gdy stary król ujrzał dowody, nie mógł dłużej wątpić i rzekł, że cieszy się, wiedząc, jak to wszystko się stało, i wobec tego niechaj królewna zostanie jego żoną, zaiste dziewica cieszyła się z tego całym sercem. Potem ubrali go, jakby był cudzoziemskim panem, a król rozkazał wyprawić ucztę. Gdy przyszli do stołu, kapitan usiadł po lewej stronie królewny, myśliwy zaś po prawej, a kapitan myślał, że to jakiś pan z dalekich krajów z wizytą. Gdy już pojedli i popili, rzekł stary król do kapitana, że ma dla niego zagadkę: Gdyby ktoś powiedział, że trzech olbrzymów pozbawił życia, i zapytano by go, gdzie są olbrzymów języki, których jednak w ich głowach nie było. Jakże to wszystko mogłoby się zdarzyć? A kapitan odrzekł "Pewnikiem wcale języków nie mięli." - "Och nie," rzekł król, "każde zwierzę ma język," i zapytał go jeszcze, ile wart jest ten, któremu się to przydarzyło. Kapitan odpowiedział: "Wart jest tyle, by go rozerwano na kawałki." A król odparł, że sam na siebie wyrok wydał. Kapitan został uwięziony, potem rozerwany na cztery kawałki, królewna zaś poślubiła myśliwego. Potem sprowadził ojca swego i matkę swoją i żyli w radości u swojego syna, a po śmierci starego króla, jemu przypadło królestwo.


Tłumaczył Jacek Fijołek, © Jacek Fijołek
Xưa có một chàng trai đã học xong nghề thợ khóa. Một hôm anh thưa cha, anh muốn đi đây đi đó hành nghề. Người cha bảo:
- Được con ạ, con nên đi.
Rồi ông cho con ít tiền để ăn dọc đường. Anh con trai đi các vùng làm nghề thợ khóa sinh sống, nhưng chỉ ít lâu sau anh thấy chán nghề thợ khóa và giờ chỉ thích nghề thợ săn. Đúng lúc đó thì anh gặp một người mặc quần áo thợ săn màu lục, hỏi anh từ đâu đến và định đi đâu. Anh đáp anh là thợ khóa, nhưng giờ không thích nghề ấy nữa, muốn học săn bắn, không biết bác có sẵn lòng cho anh theo học nghề săn bắn không. Bác thợ săn đáp:
- Ồ, được lắm chứ, nếu chú thích thì đi với tôi.
Anh đi theo, chịu khó theo học nghề săn bắn ở bác thợ cả kia mấy năm liền. Thành nghề anh xin được phép đi đó đây hành nghề. Tưởng thưởng công anh, bác thợ săn tặng anh một khẩu súng hơi đặc biệt, giương súng lên bắn gì trúng nấy.
Anh lên đường, tới một cánh rừng rất lớn, đi cả ngày mãi vẫn chưa ra tới đầu rừng đằng kia. Bóng đêm đã trùm xuống cánh rừng và anh vẫn chưa ra khỏi rừng, để tránh thú dữ anh trèo lên cây cao. Khoảng nửa đêm, anh thấy ở xa có ánh lửa le lói, anh nhìn kỹ qua đám cành lá. Để nhớ chỗ ấy, anh lấy mũ ném về phía ánh lửa định hướng đi. Rồi anh tụt xuống, nhặt mũ đội lên đầu và cứ hướng ấy mà đi.
Càng đi tiếp, thấy ánh lửa càng lớn hơn. Đến gần anh thấy một đống lửa rất to, ba gã khổng lồ ngồi quanh đống lửa đang quay một cái xiên nướng một con bò. Bỗng một gã nói:
- Tớ phải nếm xem đã chín chưa?
Gã xé một miếng, đang đưa vào miệng thì bị anh thợ săn bắn một phát, thịt văng đi mất. Gã nói:
- Chà, chà, gió mà cũng thổi bay miếng thịt.
Gã xé miếng khác, gã ghé răng vừa định cắn lại bị anh thợ săn bắn phát thứ hai, thịt văng đi. Nổi cáu, gã bạt tai gã ngồi cạnh và nói:
- Tại sao cậu lại giằng mất của tớ?
Gã kia cãi:
- Tớ có giằng của cậu đâu, chắc có tay thiện xạ nào bắn văng đi đấy.
Gã khổng lồ xé miếng thịt thứ ba, nhưng cầm chưa chắc tay đã bị bắn văng đi mất. Lúc ấy mấy gã bảo nhau:
- Người bắn này nhất định phải là tay thiện xạ. Kể có một người như thế cũng tốt cho chúng ta.
Rồi cả ba gọi thật to:
- Nhà thiện xạ ơi, tới đây, ngồi với chúng tôi bên lửa sưởi ấm và ăn cho no vào. Chúng tôi không làm gì anh đâu. Nhưng nếu không chịu ra, để chúng tớ phải ra tay thì cậu xong đời đấy.
Chàng bước tới phía họ và nói mình là thợ săn tài giỏi, bắn gì trúng nấy. Chúng bảo nếu anh đi cùng với chúng, anh sẽ có tất cả. Chúng kể cho anh biết, trước cửa rừng là một con sông lớn, ở bên kia sông là một lâu đài, một công chúa xinh đẹp sống trong lâu đài ấy, chúng muốn cướp nàng đi.
Anh thợ săn nói:
- Chà, việc ấy tôi làm được.
Chúng lại bảo:
- Nhưng còn điều này, có con chó nhỏ rất thính, cứ thấy có người đến gần là nó sủa làm mọi người trong lâu đài biết có người lạ, làm chúng tớ không sao vào được. Cậu có thể rình bắn chết con chó ấy được không?
Anh thợ săn đáp:
- Được chứ, với tôi nó là thú vui.
Sau đó anh xuống thuyền qua sông. Thuyền sắp cập bến, con chó chạy ra định sủa, nhưng chàng thợ săn đã cho nó một phát đạn chết ngay tại chỗ. Thấy thế bọn khổng lồ mừng lắm, chắc sẽ cướp được công chúa. Chàng thợ săn muốn xem tình hình ở trong lâu đài nên bảo chúng đợi ở ngoài, chờ anh gọi.
Anh vào trong lâu đài, cảnh vật im lặng như tờ. Anh mở cửa phòng đầu tiên, thấy trên tường treo thanh kiếm bạc, có đính ngôi sao bằng vàng và khắc tên vua. Trên bàn gần đó có lá thư niêm phong gắn xi. Anh mở thư đọc, trong thư viết:
- Ai lấy được kiếm, người đó có thể hạ sát mọi đối thủ.
Anh lấy kiếm treo ở tường và đeo vào người, rồi lại đi. Bước vào phòng khác, anh thấy công chúa đang ngủ, nàng đẹp quá làm anh đứng lặng người ngắm và nghĩ bụng:
- Một người con gái trong trắng như thế này nỡ lòng nào để rơi vào tay mấy đứa khổng lồ hung bạo, nham hiểm kia?
Anh nhìn quanh, thấy dưới gầm giường có đôi hài. Ở hài bên phải có đính một ngôi sao và tên công chúa. Cổ nàng quấn khăn lụa thêu kim tuyến, tên vua với một ngôi sao thêu ở vạt bên phải, ở vạt bên trái thêu tên công chúa với một ngôi sao, chữ thêu bằng chỉ vàng. Anh lấy kéo cắt vạt khăn bên phải, lấy chiếc hài bên phải có thêu tên vua, cả hai anh bỏ vào túi quần. Trong lúc ấy, công chúa vẫn ngủ say, áo nàng rộng thùng thình, chàng cắt một miếng ở áo và đút vào túi quần bên kia. Chàng làm rất nhẹ nhàng, không động đến người nàng.
Rồi anh bước ra khỏi phòng, để yên cho nàng ngủ. Khi anh ra tới cổng bọn khổng lồ đợi ở ngoài tưởng anh đem công chúa ra. Anh gọi, bảo chúng vào và nói, người thiếu nữ đó ở trong tay anh rồi, anh không mở được cổng lâu đài, nhưng chúng có thể chui theo lỗ hổng để vào. Khi gã thứ nhất thò đầu vào, anh liền túm tóc kéo và cầm kiếm chém đứa đầu, rồi lôi cả người nó vào trong. Xong anh gọi đứa thứ hai chặt đầu nó, rồi tiếp đến là chặt đầu đứa thứ ba. Anh rất mừng vì đã cứu được công chúa khỏi tay kẻ thù. Anh xẻo lưỡi cả ba và bỏ túi. Anh nghĩ bụng.
- Giờ ta về nhà kể cho cha biết việc mình đã làm, rồi đi chu du thiên hạ, biết đâu trời lại cho gặp may.
Vua ở trong lâu đài, khi thức dậy nhìn ra ngoài thấy ba đứa khổng lồ nằm chết, vội chạy sang phòng công chúa, hỏi ai đã giết ba đứa khổng lồ. Công chúa thưa:
- Tâu vua cha, con ngủ say nên không biết.
Công chúa dậy, định mang hài thì không thấy chiếc bên phải. Nhìn khăn nàng thấy mất vạt bên phải, nhìn áo cũng thấy mất một mảnh. Vua cho triệu cả triều thần cùng binh tướng, hỏi ai đã giết lũ khổng lồ, cứu công chúa. Một đại úy chột mắt, xấu trai đứng nhận mình đã làm việc đó.
Vua phán gả công chúa để tưởng thưởng công cho đại úy. Công chúa thưa:
- Tâu vua cha, thà con bỏ hoàng cung đi chu du thiên hạ cho tới khi nào chồn chân mỏi gối còn hơn là lấy con người kia.
Vua truyền, nếu nàng không vâng lời, thì nàng phải cởi trả hoàng y mặc quần áo dân thường và ra khỏi hoàng cung. Nàng phải đến một hàng nồi kia để ngồi bán nồi đất.
Công chúa trả hoàng y, đến nhà hàng nồi, hỏi lấy trước một số nồi, hẹn chiều bán xong mang tiền lại trả. Vua còn hạn, nàng phải dọn hàng ở ngay góc đường. Xong vua ra lệnh thuê mấy chiếc xe ngựa, sai đánh xe chạy qua giữa đám nồi đất cho vỡ tan tành từng mảnh. Nàng vừa dọn hàng xong thì đoàn xe kéo đến, cán vỡ nồi ra từng mảnh. Nàng ngồi khóc lóc:
- Trời ơi là trời, lấy tiền đâu ra mà trả nhà hàng bây giờ.
Vua muốn dùng cách ấy để ép buộc nàng phải lấy viên đại úy. Nàng lại đến hàng nồi, hỏi mượn thêm chuyến hàng nữa. Nhà hàng không chịu đòi trả đủ số tiền lần trước đã. Nàng về kêu khóc với vua cha, nói nàng muốn đi thật xa. Vua phán:
- Ta sẽ cho dựng một cái lán nhỏ trong rừng, con vào sống ở đó, nấu ăn cho bất kỳ ai mà không được lấy tiền.
Lán dựng xong, ngoài cửa treo tấm biển: "Hôm nay đãi không, ngày mai sẽ lấy tiền." Công chúa sống ở đó một thời gian, tin truyền đi mọi nơi rằng ở chỗ đó có quán ăn biển đề ăn không mất tiền, mà người nấu là một cô gái.
Tin đồn đến tai anh thợ săn. Anh nghĩ bụng.
- Đây là dịp tốt cho mình. Đang lúc nghèo túng, không xu dính túi.
Anh khoác súng lên vai và mang theo túi đựng những vật làm chứng lấy ở trong lâu đào. Anh đi vào rừng và thấy quán ăn có treo biển "Hôm nay đãi không, ngày mai lấy tiền." Anh vẫn đeo thanh kiếm đã chém ba gã khổng lồ ở bên người, và bước vào quán, xin cho một bữa ăn. Được thấy người đẹp như trong tranh, chàng hết sức vui mừng.
Nàng hỏi anh từ đâu tới và định đi đâu. Anh đáp:
- Tôi đi chu du thiên hạ.
Thấy tên vua khắc ở kiếm, nàng hỏi anh lấy nó ở đâu. Anh hỏi, có phải nàng là công chúa không. Nàng đáp:
- Đúng vậy. Anh đã chém ba đứa khổng lồ bằng thanh kiếm này.
Anh lấy ở trong túi ra xâu lưỡi để chứng minh, và lấy hài, vạt khăn và mảnh áo đưa cho nàng xem. Nhận ra người đã cứu mình, công chúa hết sức vui mừng. Ngay sau đó cả hai cùng về gặp vua. Công chúa dẫn vua về phòng riêng của mình ngày trước và nói rõ sự việc, chính anh thợ săn mới là người giết lũ khổng lồ, cứu công chúa. Nhìn những đồ vật của công chúa và ba cái lưỡi, nhà vua không còn nghi ngờ gì nữa và phán:
- Ta rất mừng vì mọi việc đã rõ. Ta thuận cho chàng thợ săn làm phò mã.
Công chúa trong lòng rất phấn khởi. Anh thợ săn được thay quần áo giả làm khách từ xa tới. Vua truyền bày tiệc thết khách. Công chúa ngồi giữa, bên trái là viên đại úy, bên phải là anh thợ săn. Viên đại úy cứ đinh ninh đó là khách từ xa tới. Ăn uống xong, vua bảo viên đại úy hãy trả lời câu hỏi sau:
- Có kẻ nhận đã giết ba đứa khổng lồ người ta hỏi, lưỡi của chúng đâu mà chỉ thấy đầu lâu thôi, thế là thế nào?
Viên đại úy tâu:
- Mấy đứa khổng lồ không có lưỡi.
Vua phán:
- Nói sai. Loài vật nào cũng có lưỡi.
Vua hỏi tiếp:
- Kẻ gian trá sẽ bị trừng phạt thế nào?
Viên đại úy tâu:
- Tội đó phải bị phanh thây.
Lúc đó vua phán:
- Thế là tự nó nói án cho nó rồi.
Viên đại úy bị giam ngục và sau đó bị phanh thây thành bốn khúc.
Công chúa lấy anh thợ săn. Phò mã cho đón cha mẹ đến để phụng dưỡng. Cả nhà vui sống bên nhau. Sau khi vua mất, phò mã lên nối ngôi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng