Người thợ may khôn ngoan


Neuvokas pikku räätäli


Xưa có một công chúa rất kiêu kỳ: chàng trai nào đến nàng cũng ra câu đố. Hễ chàng trai không giải được là liền bị nàng giễu cợt đuổi đi. Công chúa cho loan báo, nàng sẽ lấy ai giải được câu đố, ai muốn thử sức xin cứ đến.
Một ngày kia có ba người thợ may xin tới. Hai người nhiều tuổi hơn là thợ may lành nghề, mũi khâu của họ rất đẹp, họ tin rằng với sự khéo tay họ sẽ thành công. Người thứ ba bé nhỏ, thích lăng xăng, tay nghề rất thấp, nhưng anh ta lại hy vọng biết đâu lần này gặp may. Thấy vậy hai người kia khuyên:
- Cậu nên ở nhà, tay nghề còn non thì làm được trò trống gì.
Anh ta không nghe và còn nói mình đã có lần thử sức nên biết cách, anh ta cứ đi cùng, làm như phần thắng đã nắm chắc trong tay.
Ba người đến gặp công chúa, xin ra câu đố. Và nói họ là những người tinh khôn, nhanh trí, không có gì qua được mắt họ. Công chúa liền hỏi:
- Trên đầu ta hiện có hai thứ tóc, vậy hai thứ tóc ấy màu gì?
Người thứ nhất đáp:
- Chẳng phải màu gì khác ngoài màu đen, màu trắng.
Công chúa nói:
- Đoán sai. Người thứ hai nói đi.
Bác thứ hai đáp:
- Nếu không phải đen và trắng, chắc là nâu với đỏ giống màu áo mặc tết của bố tôi.
Công chúa nói:
- Cũng sai, người thứ ba nói đi, coi bộ người này chắc biết.
Chú thợ may bé nhỏ bẽn lẽn bước ra và nói:
- Trên đầu công chúa có một sợi tóc bạc và một sợi tóc vàng, đó là hai màu tóc.
Nghe trả lời vậy, công chúa tái mặt, tí nữa thì té xỉu, vì nàng vẫn đinh ninh không ai trên đời này đoán nổi.
Sau khi bình tĩnh lại, công chúa nói:
- Tuy thế, ngươi vẫn chưa được gọi là thắng cuộc. Còn việc này nữa: Đêm nay người xuống ngủ chung với gấu trong chuồng. Sáng mai, khi ta dậy mà thấy ngươi vẫn còn sống thì ta sẽ lấy ngươi.
Nàng tưởng với cách ấy nàng sẽ thoát, vì từ xưa tới nay chưa có ai ở trong nanh vuốt nó mà lại thoát chết. Chú thợ may bé nhỏ không sợ tí nào cả mà còn lấy làm thú vị và nói:
- Liều, coi như đã thắng một nửa.
Tối đến, chú xuống chuồng gấu, gấu định nhảy tới đón chào chú bằng một cái tát, nhưng chú nói ngay:
- Khoan, khoan nào, tao sẽ bảo cho mày biết thế nào là từ tốn.
Chú móc từ trong túi lấy hạt dẻ ra cắn và thản nhiên ăn làm như không có điều gì phải lo lắng. Nhìn thấy thế, gấu đâm ra cũng thèm. Chú móc túi và đưa cho nó một vốc đầy, nhưng không phải hạt dẻ mà toàn sỏi là sỏi. Gấu nghiến răng cố cắn nhưng không tài nào cắn được. Nó nghĩ, mình thật là đồ vô dụng, chỉ có cắn hạt dẻ mà cũng không xong. Nó gọi chú thợ may:
- Này anh bạn của tôi, cắn hạt dẻ hộ cái nào.
- Nhìn đây, đồ vô dụng - chú thợ may nói - mõm to thế mà không cắn nổi hạt dẻ ư?
Chú tráo ngay mấy viên sỏi gấu đưa, bỏ tọt vào mồm hạt dẻ và cắn vỡ đôi. Gấu nói:
- Ta phải cắn thử lần nữa xem sao, chỉ có thế thì ta cũng làm được.
Chú thợ may đưa cho nó mấy viên sỏi. Gấu lấy hết sức mình nghiến răng cắn. Chắc các bạn cũng biết đấy: cắn sao nổi.
Thế rồi chú thợ may lấy vĩ cầm ra chơi một khúc nhạc. Nghe tiếng nhạc, lòng gấu rộn ràng hẳn lên và nó bắt đầu nhảy. Hứng chí lên nó hỏi chú thợ may:
- Chơi vĩ cầm có khó không?
- Dễ thôi, nhìn đây, tay trái bấm lên dây, tay phải cầm cái này kéo lướt lên xuống là nó ra âm hố la la, vi va lơ ra.
Gấu nói:
- Tôi hiểu rồi. Anh bạn dạy tôi nhé, có được không? Tôi học để lúc nào hứng thì chơi đàn cho mọi người nhảy.
Chú thợ may nói:
- Nếu có năng khiếu thì cũng học nhanh lắm. Này, móng vuốt gì mà dài kinh khủng vậy, đưa ta cắt cho ngắn bớt đi.
Chú cho lấy bàn kẹp tới, gấu đưa chân vào bàn và chú kẹp lại thật chặt và bảo:
- Đợi chút, ta đi lấy kéo.
Đau quá, gấu gầm thét, nhưng chú thợ may cứ mặc kệ, lại ổ rơm nằm ngủ.
Tối đến, nghe tiếng gấu, công chúa cứ tưởng là gấu đã xé xác chú thợ may và giờ nó đang gầm lên vì vui thích.
Sáng hôm sau, khi thức giấc công chúa thấy người khoan khoái và đi ngay xuống chuồng gấu xem, nhưng nàng thấy chú thợ may đang tươi cười làm như cá tung tăng bơi dưới nước. Vì đã trót hứa công khai nên không thể từ chối được nữa. Nhà vua cho xe đến đón công chúa cùng chú thợ may sang nhà thờ để làm phép cưới.
Thấy bạn có diễm phúc hai người thợ may kia nổi cơn ghen tức, lẻn vào chuồng, tháo kẹp cho gấu. Xổ chuồng, gấu chạy như điên theo xe. Nghe tiếng gấu rống và thở phì phào, nhìn lại công chúa thấy gấu đang đuổi theo, nàng sợ hãi kêu lên:
- Trời ơi, gấu đang đuổi theo xe và định bắt anh đấy.
Nhanh trí, chú thợ may lộn chổng ngược hai chân thò ra ngoài cửa xe và quát:
- Gấu, mày có thấy bàn kẹp không? Muốn sống chạy mau không thì tao lại kẹp mày bây giờ.
Nhìn thấy vậy, gấu tưởng là kẹp nên quay đầu chạy mất. Chú thợ may ung dung ngồi trong xe tới nhà thờ. Tại đó hai người được làm phép cưới. Chú thợ may lấy công chúa, họ sống rất hạnh phúc bên nhau. Bạn có thể tin không. Nếu không tin phải nộp phạt một quan tiền.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Eli muinoin kuninkaan-tytär kovin kopea: milloin tuli joku kosia, prinsessa tälle määräsi arvoituksen arvattavaksi, ja jollei tuo siitä saanut selkoa, häntä pilkallisesti ajettiin tiehensä. Olipa myöskin julistettu, että keneltä kävisi arvaaminen, hän prinsessan puolisoksi pääsisi, olkoon arvaaja kuka hyvänsä. Sattui silloin kolme räätäliä yhteen. Näistä kaksi oli koko kisälleitä ja he siis päättivät, että, koska neulalla jo olivat monen monituista sievimmän sievintä pistämää osaavasti pistäneet, heiltä ihan varmaankin yhtä osaavasti kävisi myös tuon arvoituksen selittäminen; kolmas oli pieni joutava riehakko, joka ei edes ammattiansa oikein osannut, mutta hänkin uskoi osaavansa oikein arvata, sillä mitenhän muka muutoin hänelle onnenpäivä koittaisi. Nuot toiset silloin pojalle sanoivat: "pysy sinä siivosti kotona, eihän kuitenkaan sinun järki-rahtuses kau'as kannata." Mutta eipä pikku räätäli ottanutkaan kuntoansa epäilläkseen, vaan vakuutti, että, koska hän kerran oli tuon pannut päähänsä, hänessä myöskin olisi miestä saattamaan päätöstänsä perille, sekä läksi, kuin läksikin, niin ypö ylpeänä, ikään-kuin olisi koko mailma hänen määrättävissänsä.
Sitten he kaikin kolmen menivät prinsessan puheille ja pyysivät, että hän heidän arvattavakseen esitäisi arvoituksensa: olipa nyt tullut muka oikeat miehet, joitten oli äly niin hienon terävä, että sen saisi vaikka neulan silmästä pujotetuksi. Silloin sanoi prinsessa: "minun on päässäni hiuksia kahta lajia, minkä karvainen siis tukkani lienee?" - "Vai eikö tämän vaikeampaa vaadita?" vastasi ensimmäinen, "siinä mustaa ja valkoista, kuten muinaisen miehen vaate-kankaassa." - "Väärin arvattu," virkkoi prinsessa, "koettakohon nyt toinen." Tuo silloin sanoa tokasi: "kosk'ei se ole musta ja valkoinen, se varmaankin on ruskea ja punainen, kuin isäni juhla-takki." - "Aivan päin mäntyä!" nauroi kuninkaan-tytär, "mutta jopa on kolmannen vuoro, se poika minusta oikein näyttää rikki-viisaalta; sinä maar luuletkin tämän arvaavasi." Silloin astui esille pikku räätäli ja sanoi: "hiukset prinsessan päässä ovat hopeaa ja kultaa, siinä tuo kahden-karvaisuus." Tämän kuultuansa kuninkaan-tytär vaaleni ja oli pelästyksistä laattiaan ihan lotkahtamaisillansa, sillä pikku räätäli oli arvattavansa oikein arvannut, mutta prinsessa lujasti uskonut, ett'ei maki mailmassa yksikään ihminen siitä saisi selvää. Sitten taas toinnuttuansa sanoi hän: "tällä et kuitenkaan vielä ole minua ansainnut omakses, vaan ompa sinun vieläkin yksi tehtävä tekemätä: tuolla tallissa loikoilee karhu, sen seurassa sinun nyt tulee olla yötä; jos aamulla noustessani vielä olet hengissä, sinä minun puolisokseni pääset." Mutta arvelipa prinsessa täten pääsevänsä tuosta räätälistä, sillä eipä karhu ennenkään ollut koskaan henkihin heittänyt yhtään ihmistä, joka kerran oli sen kouriin joutunut. Pikku räätäli ei kuitenkaan ottanut säikähtyäksensä, vaan lausui iloisena: "rohkeasti ruvennut jo on puoli-välihin päässyt."
Illan tultua räätäli poika meidän nyt tuonne karhun kumppaniksi vietiin. Peto myöskin kohta hyökkäsi tuota pikku miestä kohden, käpälällään hänelle terve-tulisia toivottaaksensa. "Hiljaa, hiljaa!" sanoi räätäli pienoinen, "kyllähän minä piankin panen hätäs häätymään." Sitten hän aivan vitkallisesti, ikään-kuin ihan huoletonna, otti saksan-pähkinöitä taskustansa, puri niistä kuoret rikki ja söi sisustan. Tämän nähtyänsä karhukin rupesi pähkinöitä tahtomaan. Poika sille taskustansa antoi koko kourallisen, mutta eihän siinä pähkinän alkuakaan, vaan paljaita kali-kiviä. Karhu net pisti kitaansa, mutta eipä saanut noita rikki, vaikka se pureskellen kyllä pani parastansa. "Noh olethan sinä senkin tyhmä tolvana," ajatteli itseksensä karhu, "et saa edes pähkinän-kuorta rikki purruksi," sekä sanoi pikku räätälille: "veli kulta! auta sinä minua näitä särkemään." - "Siinähän nyt näet, mointako sinussa on miestä," vastasi räätäli poika, "vaikka on kitas kyllä iso, et kuitenkaan kykene pienen pähkinän särkiäksi." Sitten hän kivet otti, pisti näppärästi niitten sijasta pähkinän suuhunsa, ja rauskis! jopa oli kuori halki. "Täytyy maar minun vielä kerrankin tuota koettaa," sanoi karhu; "kun sitä näin katselen, luulisinhan, että sen pitäisi minultakin luonnistuman." Pikku räätäli silloin taas antoi karhulle kali-kiviä ja tämä kyllä tarmonsa takaa noita purra karskutteli: -- mutta luuletko, lukiani, siitä mitään valmista syntyneen? -- tuskin maar. Kun viimeinkin karhu oli koettamasta suuttunut, otti räätäli pieni takkinsa liepeen alta viulun ja soitti sitä vähäsen. Soittoa kuullessaan ei karhu enään saanut alallansa olluksi, vaan rupesi tanssimaan, ja siinä kappaleen aikaa tanssittuansa se soitantohon niin mieltyi, että kysyi pikku räätäliltä: "kuuleppas, onko tuo viulun-soittaminen kylläkin vaikeata?" - "Aivanhan se on helpon helppoa; katsoppas! vasemman käden sormilla minä kieliä painan ja oikealla kädelläni käytän jousta: näin tämä rattosan hauskasti käypi, vivallaleraa hei rallallaa!" - "Viulua minunkin," sanoi karhu, "tarvitsisi oppia soittamaan, jotta saisin tanssia, milloinka minun vain tekisi mieli. Mitäshän siitä arvelet? Ehkä ottaisit minua opettaakses?" - "Aivan mielelläni," vastasi pikku räätäli, "jollei sinulta kykyä peräti puutu. Mutta näytäppäs kerrankin minulle kämmeniäs, niissä kynnet niin tavattoman pitkiä, että minun ensin täytyy noita leikata vähäsen." Sitten hän kävi ruuvi-pihtejä noutamassa, ja karhu niihin pisti kämmenensä, mutta räätäli poika väänsi pihdit kiinni, sanoen: "odota nyt siinä, kunnes menen sakseja tuomaan," antoi karhun mielin määrin laskea murinaansa, pani maata nurkkahan olki-lyhteelle ja nukkui sikeään uneen.
Illalla kuullessansa, miten karhu julmasti mörisi, prinsessa vallan varmaksi luuli, sen muka ilosta murisevan tehtyänsä lopun räätäli parasta. Aamulla hän siis nousi aivan huoletonna ja iloisena, mutta kun hän akkunasta vilkasi talliin päin, näkyipä siinä räätäli pienoinen häärivän ihan terveenä ja reippaana, kuten vedessä pulikoitseva salakka. Silloin ei kuninkaan-tytär enään saattanut ainoallakaan sanalla väittää vastaan, koska hän julkisesti oli lupauksensa lausunut, ja kuningas kohta käski tuoda vaunut, joissa prinsessan täytyi pikku räätälin kanssa lähteä kirkkoon vihille. Kun he olivat vaunuihin astuneet, nuot molemmat toiset räätälit, jotka kavala-sydämmisinä kadehtivat kumppaninsa onnea, menivät tallihin ja päästivät sieltä karhun ulos. Peto raivoissansa syöksähti vaunujen perään. Prinsessa kuorsunan ja murinan kuuli, joutui kovaan tuskahan ja huusi: "voi, voi! karhu ihan on kintuissamme ja tahtoo sinut viedä." Mutta pikku räätäli nopeasti neuvon keksi, keikahti yht'äkkiä pää alas-päin, koivet ulos vaunun-ikkunasta ja huusi: "katsoppas ruuvi-pihtejä! jollet heti täältä korjaa luitas, olet taas joutuva pahaan pintehesen." Tämän huomattuansa karhu takaisin kiersi ja juoksi tiehensä. Pikku räätäli meidän nyt rauhassa kulki kirkkohon, prinsessa vihittiin hänen avio-vaimoksensa, ja poika sitten puolisoinensa eleli iloisena kuin puuleivonen. - Joka ei tätä usko, hän markan maksakoon.