A kék mécses


Ngọn đèn xanh


Volt egyszer egy katona; hosszú ideig szolgált hűségesen a király seregében, de mikor a háború véget ért, a sok sebe miatt már nem tudott tovább szolgálni.
A király maga elé rendelte, és azt mondta neki:
- Mehetsz, amerre látsz, nincs többé szükségem rád.
- De hát miből éljek én ezután? - kérdezte a katona.
- Az a te dolgod - felelte a király. - Nekem nem kellesz, zsold pedig csak annak jár, aki megszolgálja.
Szegény katona mit tehetett egyebet? Nekivágott a nagyvilágnak. Ment egész nap a gondjával, estére egy erdőbe ért. Éppen le akart heveredni az, egyik fa alá, mikor világosság lobbant a szemébe. Fölkelt, elindult arra, amerre a fényesség csillogott, és csakhamar eljutott egy takaros kis házhoz.
Abban a házban pedig egy boszorkány lakott; csakhogy a katona nem tudta, azt hitte, egy jóságos öreganyókára talált. Beköszönt hát:
- Jó estét, öreganyám, adnál-e szállást éjszakára meg egy keveset ennem-innom? Messziről jövök, nagyon eltikkadtam.
- Hohó - mondta a boszorkány -, kóbor katonának nem szokás ám semmit adni, nemhogy szállást! De ne mondd, hogy szívtelen vagyok: beengedlek, ha megteszed, amit kérek tőled.
- No, mit kívánsz? - kérdezte a katona.
- Ásd fel holnap a kertemet!
A katona elfogadta az ajánlatot. Ott aludt a házban, másnap pedig nekiállt, és egész nap dolgozott, ahogy csak erejétől tellett; de csak nem készült el estére.
- Látom, ma már nem bírod tovább - mondta estefelé a boszorkány. - Nem bánom, itt tartalak még egy éjszakára. Holnap majd fölaprítasz érte egy kocsiderék fát.
Másnap a katona megint egész nap dolgozott, de felével sem végzett a fának.
- Tohonya ember vagy - mondta a boszorkány -, sosem készülsz el a napi munkáddal. De látom, sebesült vagy, azért megy ilyen nehezen. Jó szívvel vagyok hozzád: itt maradhatsz ma éjszakára is, ha holnap megteszel nekem valamit a szállás fejében.
- Mi volna az a valami? - érdeklődött a katona, mert félt, hogy megint egy kocsiderék fát vágatnak fel vele.
- Csekélység az egész - mondta a boszorkány. - Van a házam mögött egy kiszáradt öreg kút, beleejtettem a múltkor a lámpásomat, azt hozd fel nekem.
- Nem érdemes egy ócska lámpásért lemászni a kútba! - felelte a katona.
- Csakhogy az nem akármilyen lámpás ám! Szép kék fénye van, és sohasem alszik ki!
- Hát akkor felhozom - mondta a katona, és aludni ment.
Másnap a boszorkány leengedte a katonát egy kosárban a kút fenekére. A katona megkereste a kék fényű lámpást, aztán megrántotta a kötelet hogy húzzák föl. Mikor a kosár már közel járt a kávához, a boszorka lehajolt, és el akarta venni a lámpást. De a katona észrevette, hogy a vénség valami rosszat forral ellene.
- Hohó - kiáltotta -, a lámpást majd csak akkor adom oda, ha szilárd földet érzek a talpam alatt!
A boszorkány megdühödött, elengedte a kötelet, szegény katona meg lehuppant a kút fenekére.
Nagyot esett, de szerencsére nem történt semmi baja, csakhamar föltápászkodott a nedves, puha földön, és körülnézett a sötétben. Ott volt a lába mellett a kék fényű lámpás is, de hát mit ért vele a szerencsétlen! Látta, hogy nincs mentség, innét ugyan senki sem húzza ki, nyomorultul el kell pusztulnia. Leült nagy búsan egy kőre, csak úgy találomra belenyúlt a zsebébe, s egyszer csak a kezébe akadt a pipája.
"No, ez lesz az utolsó szórakozásom ebben a keserves életben" - sóhajtotta.
Megtömte a pipát a maradék dohányával, és rágyújtott a kék lángnál. Alig pöfékelt egyet-kettőt, egyszerre csak egy fekete emberke termett előtte.
- Uram, mit parancsolsz? - kérdezte.
- Ugyan mit parancsolnék? - csodálkozott a katona.
- Nekem az a dolgom, hogy mindent megtegyek, amit csak kívánsz - mondta az emberke.
A katona hitte is, nem is.
- Ha valóban úgy van, ahogyan mondod - szólt -, tegyünk próbát, hadd lássuk, mit tudsz. Először is segíts ki ebből a kútból.
A kis ember, se szó, se beszéd, kézen fogta, és végigvezette egy föld alatti folyosón. A kék fényű lámpásról sem feledkezett meg, azt is magával vitte. Az a folyosó volt a boszorkány kincseskamrája: amit a föld fölött gyűjtött, azt ott rejtette el a föld alatt. Csak úgy csillogott-villogott a kék lámpás táncoló fényében a sok arany, ezüst, gyémánt, drágakő. A katona sem volt rest, annyit markolt belőle, amennyit csak bírt.
Mikor fölértek a föld színére, azt mondta az emberkének:
- Ezt az első kívánságomat derekasan teljesítetted. Lássuk, hogyan boldogulsz a másodikkal. Eredj, kötözd meg a boszorkányt, és vidd a törvény elé.
Az emberke meghajolt, eltűnt. Alig telt el egy kis idő, egy vad fekete kandúr vágtatott el iszonyú rikácsolással a katona mellett, majd leverte a lábáról. Aztán már jelentkezett is előtte az emberke:
- Uram, minden meglett úgy, amint kívántad. A boszorkány fönt lóg a bitófán. Kívánsz-e még valamit?
- Egyelőre semmit - mondta a katona -, hazamehetsz. De vigyázz, kéznél légy, ha szükségem lesz rád, és kiáltok érted.
- Nem kell kiáltanod - felelte az emberke -, elég, ha a kék lángnál pipára gyújtasz; abban a pillanatban ott leszek előtted.
Azzal eltűnt.
A katona visszatért a király városába, ahol valaha szolgált. Betért a legjobb fogadóba, elhívatta a szabót, szép ruhákat varratott magának, gyönyörű ráncos csizmát rendelt a csizmadiánál, a fogadósnak pedig meghagyta, rendezzen be neki egy szobát olyan pompásan, olyan kényelmesen, ahogyan csak lehet.
Mikor a szoba elkészült, megidézte a fekete emberkét, és így szólt hozzá:
- Hűséggel szolgáltam a királyt, de kiadta az utamat, és hagyta volna, hogy fölkopjék az állam. Ezért most meg akarok fizetni neki.
- Mit parancsolsz, mit tegyek? - kérdezte a kis ember.
- Megvárod, míg a király lánya lefekszik. Mikor már jó mélyen alszik, hozd el ide hozzám, azt akarom, hogy a szolgálóm legyen.
- Nekem ez semmiség - felelte az emberke -, neked azonban veszedelmes dolog; megjárhatod, ha kitudódik.
- Te azzal ne törődj - szólt a katona -, te csak tedd, amit meghagytam neked.
Leszállt az este.
A katona jóízűen megvacsorázott, aztán elhelyezkedett a szobája legkényelmesebb karosszékében, és várakozott.
Mikor a toronyban tizenkettőt ütött az óra, fölpattant az ajtó, és az emberke hozta a király lányát.
- Csakhogy itt vagy! - rikkantott a katona. - Egy kettő, dologra! Fogd a söprűt, takarítsd ki a szobát!
A lány nekilátott a takarításnak, és dolgozott szótlanul, szorgalmasan.
Mikor elkészült, a katona odaparancsolta a karosszéke elé, kinyújtotta a lábát, és rárivallt:
- Húzd le a csizmámat!
A királylány lehajolt, megfogta egyik finom kezével a csizma fejét, másik finom kezével a piszkos csizmasarkot; húzogatni kezdte a lábbelit.
- Mit ügyetlenkedsz - förmedt rá a katona -, húzd meg tisztességesen!
A királylány meghúzta, a katona meg könnyedén mozdított egyet a bokáján, úgyhogy a csizma szinte leszaladt róla, szegény lány majd hanyatt esett.
A katona úgy tett, mintha rettenetesen méregbe jönne az ügyetlensége miatt. Fölugrott, kikapta kezéből a csizmát, s odavágta elé a földre.
- Pucold ki! De olyan fényes legyen, mint a tükör, megértetted?
A királylány fölvette a földről a csizmát, lekaparta róla a sarat, és szép csillogóra kipucolta. Bármit parancsolt neki a katona, mindent megtett, és mindent némán, ellenkezés nélkül, félig hunyt szemmel, mintha aludnék.
Mikor a kakas odakint az elsőt kurjantotta, megjelent az emberke, fölkapta, és visszavitte a palotába.
Másnap reggel nagyon fáradtan ébredt a királylány. Ment egyenesen az édesapjához.
- Jaj, édes jó apám, olyan különös álmot láttam, még most is kába vagyok tőle. Egy kis fekete ember ölbe kapott, villámgyorsan végigrohant velem az utcákon, és bevitt egy katona szobájába. Annak a katonának lettem a cselédlánya. Mindenféle piszkos munkát kellett végeznem, kitakarítanom a lakását, kifényesítenem a csizmáját. Csak álom volt, mégis úgy összetört, mintha valóság lett volna.
- Nagyon is lehet, hogy valóság volt - felelte a király. Tűnődött egy ideig, aztán így szólt: - Figyelj rám, lányom, adok neked egy jó tanácsot. Rakd tele a zsebedet borsóval, és hasíts egy kis lyukat rajta. Ha ma éjjel megint elragadnának: útközben kiszóródik a borsó, és megmutatja, merre visznek. Akkor aztán rátalálunk a nyomon a gazfickóra!
Csakhogy amíg beszélt, a fekete emberke láthatatlanul ott állt mellette, és mindent kihallgatott. Éjszaka aztán, mikor megint elvitte az alvó királylányt, annak a zsebéből kihullott ugyan néhány szem borsó, de bizony nem mutatott meg semmiféle utat, mert a furfangos emberke előzőleg a város valamennyi utcáját fölhintette borsóval. A királylánynak pedig azon az éjszakán is cselédkednie kellett, első kakasszóig.
Másnap már korán reggel szétküldte a király az embereit, borsónyomot keresni. De hiába küldte őket: valahány utcája csak volt a városnak, mindegyiken ott kuporgott egy sereg szegény gyerek. Szemelték vígan a borsót, és örvendezve kiabálták:
- Ma éjjel borsóeső esett!
A király váltig bosszankodott, hogy így túljártak az eszén.
- Valami mást kell kitalálnunk - mondta a lányának. - Este, ha lefekszel, hagyd magadon a cipődet; aztán mielőtt visszahoznak a szolgálatból, dugd el ott valahová az egyiket. A többi már az én dolgom; majd én megkerestetem. Akkor aztán nem szabadul a kezünkből a bűnös!
A fekete emberke ezt is kihallgatta, de ez ellen a fortély ellen már semmi ellenszere nem volt. Megpróbálta lebeszélni a katonát a szándékáról.
- Ne hozasd el ma éjszakára a királylányt; rajtaveszthetsz, ha meglelik nálad a cipőjét.
- Sose félts te engem! - hetykélkedett a katona. - Tedd, amit mondtam.
Szegény királylány a harmadik éjjel is ott takarított, ott pucolta a mocskos csizmát a katona szállásán. Hanem amikor meghallotta a kakasszót, gyorsan eldugta egyik cipőjét az ágy alá.
Másnap reggel a király tűvé tétette az egész várost a lánya cipője után. Meg is találták végre a topánkát a katona szobájában az ágy alatt.
A katona akkor már nem volt otthon: a kis emberke addig könyörgött neki, míg rá nem vette a szökésre. Éppen a városkapun igyekezett kifelé, amikor a király poroszlói elcsípték. Bilincsbe verték, és tömlöcbe vetették.
Amikor a katona az emberke unszolására végre rászánta magát a menekülésre, akkor a király csatlósai, akik a királylány cipőjét keresték, már befordultak a fogadó udvarára. Elállták a kaput; a katonának már csak meg módja volt rá, hogy odébbálljon: kiugrott az ablakon az utcára. Hanem a nagy sietségben megfeledkezett a legfontosabbról: a kék fényű lámpásról. Pénz se volt nála több, csak egyetlen arany a zsebében.
Vasra verve kuporgott a börtönében, s amint kitekintett az ablakon, látta: egy hajdani bajtársa ott tesz-vesz az udvaron az ablak közelében. Kikopogtatott neki, s amikor az odament, lekiáltott:
- Mindig jó pajtásom voltál, megtehetnél nekem valamit, mielőtt lenyakaznak.
- Ha lehet, szívesen - felelte a pajtása.
- Van nekem egy kis batyum, ott maradt a fogadóban, ha azt elhoznád, adnék egy aranyat érte.
- Ha csak ez kell! - mondta a bajtársa; elszaladt, és kisvártatva már hozta is a batyut.
- Derék ember vagy, megérdemled ezt az aranyat, én már úgysem veszem hasznát ezen a világon! - mondta a katona, és odaadta neki az aranypénzt, aztán mikor egyedül maradt, előhalászta a cókmókjából a lámpást, és rágyújtott a kék lángnál a pipájára.
Abban a pillanatban ott termett a fekete emberke.
- Sose félj - vigasztalta. - Akárhova visznek: vigyenek; akármit tesznek: csak hadd tegyék. Te semmi mással ne törődj, mint azzal, hogy mindig veled legyen a kék fényű lámpás.
Másnap törvényt ültek a katona felett. Nem bizonyult rá semmi gonoszság, a bíróság mégis halálra ítélte. Már vitték is a vesztőhelyre.
- Egy utolsó kegyet kérek! - mondta a katona, mikor fölolvasták neki az ítéletet.
- Mit? - kérdezte a király.
- Hogy útközben még egy pipát elszívhassak.
- Felőlem akár hármat is! - felelte a király. - Hanem az életednek semmiképpen nem kegyelmezek meg, akárhogy könyörögsz érte!
- Azért én egy árva szóval sem könyörgök - mondta a katona egykedvűen. Szép kényelmesen előszedte a pipáját, és meggyújtotta a kék fénynél. Pöfékelt egypárat, eregette a bodor füstöt, meg szép kékesszürke füstkarikákat is bocsátott föl a magasba, egyike a másik után, mintha nem is vesztőhelyre vinnék, hanem csak úgy sétálgatna.
A nép csodálkozott rajta, milyen nyugodtan ballag a halálba.
- Ez aztán a bátor ember! - mondta az egyik.
- Nem bátor ez, hanem elvetemült! - mondta a másik.
- Életemben ilyen megátalkodott gonosztevőt nem láttam! - szólt egy harmadik.
A katona meg csak lépegetett köztük, eregette a füstöt, és mosolygott magában. Így ért oda annak a lépcsőnek a tövébe, amelyik fölvezetett a vesztőhelyre. Már nyújtotta is érte a kezét a markos hóhér, hogy átvegye a poroszlóktól, akik odáig kísérték.
- Egy kis türelem - mondta a katona -, hadd szívjam már végig ezt az utolsó pipámat!
És jól megszívta; akkora füstbodrot kanyarított akár egy kisebbfajta kémény. A füstből pedig kiugrott eléje a fekete emberke. Kis furkó volt a kezében.
- Mit parancsolsz, kedves gazdám? - kérdezte.
- Szolgáltass igazságot a hamis bíróknak meg a porkolábjaiknak mondta a katona - de a királyt se kíméld, amiért ilyen gazul bánt velem!
A kis ember nekigyürkőzött, cikázni kezdett, mint a villám, forgatta a furkóját, hogy csak úgy zúgott, s akit eltalált vele, az nyomban lerogyott a földre. Ott lapult már porkolábostul mind az egész bíróság, moccanni se mertek, legföljebb csak annyit, hogy meg-megtapogatták a hátukon a hurkákat.
A király nagyon megijedt, rimánkodásra fogta a dolgot.
- Nem bánom - mondta a katona -, most az egyszer még megkegyelmezek. De megjegyezze ám mindenki magának, hogy a kiszolgált katonával is tisztességgel kell bánni!
Intett az emberkének, hagyja abba az igazságtevést.
A király örült neki, hogy megszabadult a veszedelemtől, szánta-bánta keményszívűségét, és hogy jóvátegye a hibáját, odaígérte a katonának egész birodalmát, és hozzáadta feleségül a lányát.
Ngày xửa ngày xưa có một người lính tận tụy phục vụ nhà vua gần hết cả đời người. Những cuộc chinh chiến rồi cũng kết thúc, người lính ấy bị thương tích nhiều nên không thể phụng sự tiếp tục được nữa. Vua cho gọi người lính ấy đến và phán:
- Ngươi có thể trở về quê cũ làm ăn. Ta chẳng cần đến ngươi nữa. Từ nay trở đi ngươi không được nhận tiền nữa. Ta chỉ trả tiền cho những ai đang phụng sự ta.
Lúc bấy giờ người lính không biết tính kế sinh nhai trong những ngày tới như thế nào. Lòng nặng trĩu lo âu, bác đi lang thang suốt ngày, chập tối thì tới một khu rừng. Khi bóng đêm bao phủ khắp cánh rừng, bác nhìn thấy có ánh đèn ở phía xa xa, lại gần thì ra đó là nhà một mụ phù thủy. Bác nói với mụ:
- Xin bà hãy rủ lòng thương cho tôi nghỉ qua đêm nay ở đây, cho tôi ăn uống qua loa chút đỉnh kẻo tôi sẽ chết vì đói khát.
Mụ đáp:
- Ối dào, ai hơi đâu mà đi nuôi một tên lính bị thải hồi. Ta vốn hay thương người, nhưng ta chỉ nhận nếu mi sẵn sàng làm những điều ta sai khiến.
Người lính hỏi:
- Bà muốn sai khiến tôi làm việc gì?
- Sáng sớm mai mi ra cuốc vườn cho ta.
Người lính bằng lòng. Hôm sau bác ta làm cật lực nhưng đến chiều tối vẫn chưa cuốc xong mảnh vườn.
Mụ phù thủy nói:
- Ta biết ngay là ngươi không thể làm hơn được nữa. Ta sẵn lòng để mi ở lại đây đêm nay nữa, để đền đáp công ơn đó, ngày mai mi phải bổ cho ta một xe ngựa củi.
Người lính làm việc quần quật suốt ngày mới bổ xong xe ngựa củi. Tối đến, mụ phù thủy bảo bác ở lại đêm nữa. Mụ nói:
- Ngày mai mi giúp ta việc này: Đằng sau nhà ta có một cái giếng khô đã cạn, ta có đánh rơi xuống đáy giếng một cây đèn, cây đèn đó sáng xanh, không bao giờ tắt. Mi hãy lấy cây đèn ấy lên cho ta.
Ngày hôm sau mụ già dẫn người lính ra bờ giếng, bảo bác ngồi vào một cái sọt, rồi thòng dây xuống. Lấy được cây đèn xanh, bác ra hiệu để mụ kéo lên. Mới kéo tới miệng giếng, mụ đã giơ tay đòi giữ lấy cây đèn. Người lính thấy ngay được tà ý của mụ. Bác nói:
- Không thể được. Tôi chỉ đưa cây đèn khi nào cả hai chân tôi đã đặt lên thành giếng.
Mụ phù thủy nổi giận đùng đùng, buông luôn sợi dây để người lính lại rơi xuống đáy giếng. Mụ bỏ đi, không hề nói lấy một lời.
Người lính khốn khổ kia rơi xuống đất ẩm xốp nên không bị xây xát gì. Ngọn đèn vẫn cháy, nhưng điều đó đâu có giúp bác được gì? Bác biết có lẽ mình không thoát khỏi tay thần chết. Bác ngồi một lúc lâu, ruột gan rối bời. Tình cờ, trong khi thò tay vào túi quần, bác tìm thấy một cái tẩu, thuốc đã nhồi một nửa. Bác thầm nghĩ:
- Chắc đây là thú vui cuối cùng của đời mình.
Lấy tẩu ra, bác châm vào ngọn đèn xanh, rồi ngồi ngậm tẩu, rít vài hơi.
Khi khói thuốc bay tỏa khắp giếng, bỗng xuất hiện một người đen xì, người đó đứng ngay trước mặt người lính và hỏi:
- Xin ông cho biết, ông có điều chi sai bảo ạ?
Người lính sửng sốt trước sự việc ấy, mãi sau mới nói:
- Ta mà lại có điều cần sai khiến anh ư?
Người tí hon nói:
- Tôi có trách nhiệm thực hiện tất cả những điều ông muốn.
Người lính thốt lên:
- Thế thì hay quá! Trước hết, hãy giúp ta ra khỏi giếng.
Người tí hon đen xì kia dắt bác lính già đi qua một con đường hầm ngầm trong lòng đất, nhưng cũng không quên đem theo cây đèn sáng xanh. Dọc đường đi, người đó chỉ cho bác lính biết kho vàng mà mụ phù thủy mang về đây cất giấu bấy lâu nay. Người lính muốn mang đi bao nhiêu cũng được.
Lên đến mặt đất, bác lính bảo người tí hon:
- Giờ anh hãy đi trói mụ phù thủy già kia và mang nó ra trước tòa xét xử!
Chỉ một lát sau thì mụ phù thủy cưỡi mèo rừng phóng nhanh như gió đi qua. Miệng la hét nghe kinh hồn, nhưng ngay sau đó người tí hon xuất hiện và nói:
- Mọi việc đã đâu vào đấy. Mụ phù thủy đã bị treo trên giá treo cổ. Ông còn muốn sai khiến gì nữa không?
Người lính trả lời:
- Bây giờ thì không. Anh cứ về nhà đi. Nhớ đến ngay nhé, nếu nghe ta gọi.
Người tí hon nói:
- Ông chẳng cần phải gọi. Mỗi khi ông lấy tẩu, châm lửa ở ngọn đèn xanh là tôi đã đứng trước mặt ông rồi.
Ngay sau đó người tí hon biến mất.
Người lính trở lại kinh thành, nơi bác ra đi. Bác may sắm quần áo đẹp, vào nhà trọ sang nhất, bảo chủ quán dọn cho mình một căn phòng trang hoàng thật lộng lẫy. Khi đã dọn vào ở, bác gọi người tí hon đen thui tới và nói:
- Ta đã trung thành phụng sự nhà vua, nhưng vua lại thải ta về vườn, tính bỏ ta chết đói. Ta muốn trả thù chuyện đó.
Người tí hon nói:
- Thế tôi phải làm gì bây giờ?
- Đêm khuya, khi công chúa ngủ đã say, anh hóa phép mang công chúa về đây để quét tước nhà cửa, lau chùi đồ đạc trong nhà của ta.
Người tí hon nói:
- Đối với tôi, chuyện ấy dễ như trở bàn tay, nhưng đối với ông, đó là một trò nguy hiểm, một khi câu chuyện vỡ lở, ông có thể bị nguy đến tính mạng.
Đúng lúc chuông điểm mười hai tiếng báo hiệu nửa đêm, cửa bỗng mở, người tí hon mang công chúa vào.
Người lính reo lên:
- Chà chà, cô đã đến đấy à? Xin mời bắt tay ngay vào việc! Hãy đi lấy chổi, rồi quét sạch căn buồng này.
Khi công chúa quét xong nhà, người lính gọi lại, giơ hai chân và nói:
- Tháo ủng cho ta mau!
Người lính còn lấy ủng ném vào cô, bắt cô nhặt lên, lau sạch và đánh xi cho bóng. Công chúa mắt lim dim im lặng làm mọi việc, không hề kêu ca nửa lời. Khi gà gáy canh nhất, người tí hon lại mang công chúa trở về cung vua và đặt nàng vào giường.
Sáng hôm sau, công chúa vào tâu vua cha rằng đêm qua nàng nằm mơ rất kỳ lạ:
- Con bị mang đi qua phố nhanh như chớp, tới buồng một người lính. Con phải hầu hắn như người ở thực vậy, làm những công việc hèn kém như quét buồng, đánh giày. Tuy đó chỉ là một giấc mơ, nhưng sao con thấy người mệt nhọc như chính con đã làm tất cả những việc ấy thật.
Vua nói:
- Chiêm bao có thể là sự thật. Cha muốn khuyên con điều này: Con lấy đỗ bỏ đầy túi áo và khoét một lỗ nhỏ ở túi. Khi con lại bị mang đi, đỗ sẽ rơi ra để lại dấu vết trên các đường phố mà con đi qua.
Trong lúc bày mưu kế dặn công chúa, vua không biết là người tí hon cũng có mặt ở gần đó và đã nghe hết được đầu đuôi câu chuyện.
Đêm khuya, người tí hon lại mang công chúa đi, đỗ rơi từ trong túi áo nhưng không để lại một dấu vết nào cả, vì người tí hon đa mưu kia đã rắc đỗ trước ở khắp các phố. Công chúa vẫn phải làm công việc con ở cho đến khi gà gáy canh nhất.
Sớm hôm sau, vua sai bộ hạ đi khắp nơi, tính tìm theo dấu vết hạt đỗ, nhưng chỉ uổng công. Ở phố nào cũng thấy trẻ con nghèo ra đường nhặt đỗ và thì thầm nói với nhau:
- Đêm qua có trận mưa ra đỗ.
Vua nói:
- Cha con ta phải tìm kế khác. Con cứ để nguyên giày lên giường ngủ. Trước khi chúng mang con trở về cung vua, con hãy giấu một chiếc giày lại ở con bị dẫn tới. Thế nào cha cũng tìm ra chiếc giày đó.
Người tí hon đen thui kia nghe được hết. Tối đến, khi người lính lại sai đi bắt công chúa mang tới, người tí hon khuyên can không nên và nói rằng chính bản thân mình chưa nghĩ ra cách gì để phá mưu kế mới, vì thế nếu như chiếc giày kia bị phát hiện thì có thể nguy hại tới tính mạng của người lính.
Người lính không chịu và nói:
- Thì anh cứ làm như điều tôi nói đã!
Đêm thứ ba công chúa lại phải làm việc như con ở. Nhưng trước khi bị đem trả về cung, nàng đã giấu một chiếc giày xuống gầm giường.
Ngay sáng hôm sau vua đã ra lệnh cho quân đi khắp mọi nơi trong kinh thành tìm chiếc giày của công chúa. Người ta tìm thấy giày ở nhà người lính. Người tí hon khuyên bác ta nên trốn ngay khỏi kinh thành, nhưng chưa kịp trốn thì đã bị bắt, nhốt vào trong nhà tù. Mải chạy trốn, người lính không kịp mang theo cây đèn xanh và vàng bạc, trong túi vỏn vẹn chỉ có một đồng xu bằng vàng.
Người lính bị xích, đang đứng bên cửa sổ nhà ngục, bỗng thấy một người bạn cũ đi qua, bác liền gõ vào cửa kính. Khi người kia tới bên cửa sổ, bác nói:
- Anh làm ơn đến nhà trọ lấy cho tôi cái ruột tượng tôi để quên ở đó. Tôi xin biếu anh đồng tiền vàng này.
Người bạn đi ngay và mang lại cho người lính cái ruột tượng. Đợi cho người bạn đi khuất, khi chỉ còn lại một mình, người lính ngồi châm điếu, người tí hon lại hiện ra và nói:
- Ông đừng sợ hãi gì cả, cứ để chúng muốn điệu đi đâu thì điệu, muốn làm gì thì làm, nhưng nhớ lúc nào cũng mang theo cây đèn xanh.
Hôm sau, người lính bị dẫn ra trước tòa để xét xử. Mặc dù bác ta không phạm trọng tội gì nhưng quan tòa vẫn tuyên án tử hình. Khi bị dẫn ra pháp trường, người lính xin nhà vua một ân huệ cuối cùng.
Vua hỏi:
- Ngươi muốn xin điều gì?
- Thần xin được phép hút một hơi thuốc ở dọc đường ra pháp trường.
- Ngươi muốn rít liền ba hơi cũng được. Nhưng đừng có tưởng như vậy rồi ta tha chết cho ngươi.
Người lính liền rút tẩu ra, châm lửa ở ngọn đèn xanh. Mấy vòng khói thuốc vừa cuộn tỏa lên thì người tí hon đen thui cũng xuất hiện, tay cầm một chiếc dùi cui rồi nói:
- Thưa ông, ông muốn sai khiến điều gì ạ?
- Anh hãy vì ta mà nện cho bọn quan tòa giả dối kia cùng bọn tay chân của chúng một trận nhừ tử và nện cả vua bạc ác kia nữa.
Nhanh như chớp, người tí hon vung dùi cui nện lia lịa vào chúng. Gậy vừa chạm vào đứa nào, đứa ấy ngã lăn ra bất tỉnh. Tên vua cuống cuồng lo sợ, quỳ xuống xin tha chết. Hắn dâng bác lính cả ngôi báu cùng giang sơn, lại gả công chúa cho bác nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng