Ngọn đèn xanh


La lámpara azul


Ngày xửa ngày xưa có một người lính tận tụy phục vụ nhà vua gần hết cả đời người. Những cuộc chinh chiến rồi cũng kết thúc, người lính ấy bị thương tích nhiều nên không thể phụng sự tiếp tục được nữa. Vua cho gọi người lính ấy đến và phán:
- Ngươi có thể trở về quê cũ làm ăn. Ta chẳng cần đến ngươi nữa. Từ nay trở đi ngươi không được nhận tiền nữa. Ta chỉ trả tiền cho những ai đang phụng sự ta.
Lúc bấy giờ người lính không biết tính kế sinh nhai trong những ngày tới như thế nào. Lòng nặng trĩu lo âu, bác đi lang thang suốt ngày, chập tối thì tới một khu rừng. Khi bóng đêm bao phủ khắp cánh rừng, bác nhìn thấy có ánh đèn ở phía xa xa, lại gần thì ra đó là nhà một mụ phù thủy. Bác nói với mụ:
- Xin bà hãy rủ lòng thương cho tôi nghỉ qua đêm nay ở đây, cho tôi ăn uống qua loa chút đỉnh kẻo tôi sẽ chết vì đói khát.
Mụ đáp:
- Ối dào, ai hơi đâu mà đi nuôi một tên lính bị thải hồi. Ta vốn hay thương người, nhưng ta chỉ nhận nếu mi sẵn sàng làm những điều ta sai khiến.
Người lính hỏi:
- Bà muốn sai khiến tôi làm việc gì?
- Sáng sớm mai mi ra cuốc vườn cho ta.
Người lính bằng lòng. Hôm sau bác ta làm cật lực nhưng đến chiều tối vẫn chưa cuốc xong mảnh vườn.
Mụ phù thủy nói:
- Ta biết ngay là ngươi không thể làm hơn được nữa. Ta sẵn lòng để mi ở lại đây đêm nay nữa, để đền đáp công ơn đó, ngày mai mi phải bổ cho ta một xe ngựa củi.
Người lính làm việc quần quật suốt ngày mới bổ xong xe ngựa củi. Tối đến, mụ phù thủy bảo bác ở lại đêm nữa. Mụ nói:
- Ngày mai mi giúp ta việc này: Đằng sau nhà ta có một cái giếng khô đã cạn, ta có đánh rơi xuống đáy giếng một cây đèn, cây đèn đó sáng xanh, không bao giờ tắt. Mi hãy lấy cây đèn ấy lên cho ta.
Ngày hôm sau mụ già dẫn người lính ra bờ giếng, bảo bác ngồi vào một cái sọt, rồi thòng dây xuống. Lấy được cây đèn xanh, bác ra hiệu để mụ kéo lên. Mới kéo tới miệng giếng, mụ đã giơ tay đòi giữ lấy cây đèn. Người lính thấy ngay được tà ý của mụ. Bác nói:
- Không thể được. Tôi chỉ đưa cây đèn khi nào cả hai chân tôi đã đặt lên thành giếng.
Mụ phù thủy nổi giận đùng đùng, buông luôn sợi dây để người lính lại rơi xuống đáy giếng. Mụ bỏ đi, không hề nói lấy một lời.
Người lính khốn khổ kia rơi xuống đất ẩm xốp nên không bị xây xát gì. Ngọn đèn vẫn cháy, nhưng điều đó đâu có giúp bác được gì? Bác biết có lẽ mình không thoát khỏi tay thần chết. Bác ngồi một lúc lâu, ruột gan rối bời. Tình cờ, trong khi thò tay vào túi quần, bác tìm thấy một cái tẩu, thuốc đã nhồi một nửa. Bác thầm nghĩ:
- Chắc đây là thú vui cuối cùng của đời mình.
Lấy tẩu ra, bác châm vào ngọn đèn xanh, rồi ngồi ngậm tẩu, rít vài hơi.
Khi khói thuốc bay tỏa khắp giếng, bỗng xuất hiện một người đen xì, người đó đứng ngay trước mặt người lính và hỏi:
- Xin ông cho biết, ông có điều chi sai bảo ạ?
Người lính sửng sốt trước sự việc ấy, mãi sau mới nói:
- Ta mà lại có điều cần sai khiến anh ư?
Người tí hon nói:
- Tôi có trách nhiệm thực hiện tất cả những điều ông muốn.
Người lính thốt lên:
- Thế thì hay quá! Trước hết, hãy giúp ta ra khỏi giếng.
Người tí hon đen xì kia dắt bác lính già đi qua một con đường hầm ngầm trong lòng đất, nhưng cũng không quên đem theo cây đèn sáng xanh. Dọc đường đi, người đó chỉ cho bác lính biết kho vàng mà mụ phù thủy mang về đây cất giấu bấy lâu nay. Người lính muốn mang đi bao nhiêu cũng được.
Lên đến mặt đất, bác lính bảo người tí hon:
- Giờ anh hãy đi trói mụ phù thủy già kia và mang nó ra trước tòa xét xử!
Chỉ một lát sau thì mụ phù thủy cưỡi mèo rừng phóng nhanh như gió đi qua. Miệng la hét nghe kinh hồn, nhưng ngay sau đó người tí hon xuất hiện và nói:
- Mọi việc đã đâu vào đấy. Mụ phù thủy đã bị treo trên giá treo cổ. Ông còn muốn sai khiến gì nữa không?
Người lính trả lời:
- Bây giờ thì không. Anh cứ về nhà đi. Nhớ đến ngay nhé, nếu nghe ta gọi.
Người tí hon nói:
- Ông chẳng cần phải gọi. Mỗi khi ông lấy tẩu, châm lửa ở ngọn đèn xanh là tôi đã đứng trước mặt ông rồi.
Ngay sau đó người tí hon biến mất.
Người lính trở lại kinh thành, nơi bác ra đi. Bác may sắm quần áo đẹp, vào nhà trọ sang nhất, bảo chủ quán dọn cho mình một căn phòng trang hoàng thật lộng lẫy. Khi đã dọn vào ở, bác gọi người tí hon đen thui tới và nói:
- Ta đã trung thành phụng sự nhà vua, nhưng vua lại thải ta về vườn, tính bỏ ta chết đói. Ta muốn trả thù chuyện đó.
Người tí hon nói:
- Thế tôi phải làm gì bây giờ?
- Đêm khuya, khi công chúa ngủ đã say, anh hóa phép mang công chúa về đây để quét tước nhà cửa, lau chùi đồ đạc trong nhà của ta.
Người tí hon nói:
- Đối với tôi, chuyện ấy dễ như trở bàn tay, nhưng đối với ông, đó là một trò nguy hiểm, một khi câu chuyện vỡ lở, ông có thể bị nguy đến tính mạng.
Đúng lúc chuông điểm mười hai tiếng báo hiệu nửa đêm, cửa bỗng mở, người tí hon mang công chúa vào.
Người lính reo lên:
- Chà chà, cô đã đến đấy à? Xin mời bắt tay ngay vào việc! Hãy đi lấy chổi, rồi quét sạch căn buồng này.
Khi công chúa quét xong nhà, người lính gọi lại, giơ hai chân và nói:
- Tháo ủng cho ta mau!
Người lính còn lấy ủng ném vào cô, bắt cô nhặt lên, lau sạch và đánh xi cho bóng. Công chúa mắt lim dim im lặng làm mọi việc, không hề kêu ca nửa lời. Khi gà gáy canh nhất, người tí hon lại mang công chúa trở về cung vua và đặt nàng vào giường.
Sáng hôm sau, công chúa vào tâu vua cha rằng đêm qua nàng nằm mơ rất kỳ lạ:
- Con bị mang đi qua phố nhanh như chớp, tới buồng một người lính. Con phải hầu hắn như người ở thực vậy, làm những công việc hèn kém như quét buồng, đánh giày. Tuy đó chỉ là một giấc mơ, nhưng sao con thấy người mệt nhọc như chính con đã làm tất cả những việc ấy thật.
Vua nói:
- Chiêm bao có thể là sự thật. Cha muốn khuyên con điều này: Con lấy đỗ bỏ đầy túi áo và khoét một lỗ nhỏ ở túi. Khi con lại bị mang đi, đỗ sẽ rơi ra để lại dấu vết trên các đường phố mà con đi qua.
Trong lúc bày mưu kế dặn công chúa, vua không biết là người tí hon cũng có mặt ở gần đó và đã nghe hết được đầu đuôi câu chuyện.
Đêm khuya, người tí hon lại mang công chúa đi, đỗ rơi từ trong túi áo nhưng không để lại một dấu vết nào cả, vì người tí hon đa mưu kia đã rắc đỗ trước ở khắp các phố. Công chúa vẫn phải làm công việc con ở cho đến khi gà gáy canh nhất.
Sớm hôm sau, vua sai bộ hạ đi khắp nơi, tính tìm theo dấu vết hạt đỗ, nhưng chỉ uổng công. Ở phố nào cũng thấy trẻ con nghèo ra đường nhặt đỗ và thì thầm nói với nhau:
- Đêm qua có trận mưa ra đỗ.
Vua nói:
- Cha con ta phải tìm kế khác. Con cứ để nguyên giày lên giường ngủ. Trước khi chúng mang con trở về cung vua, con hãy giấu một chiếc giày lại ở con bị dẫn tới. Thế nào cha cũng tìm ra chiếc giày đó.
Người tí hon đen thui kia nghe được hết. Tối đến, khi người lính lại sai đi bắt công chúa mang tới, người tí hon khuyên can không nên và nói rằng chính bản thân mình chưa nghĩ ra cách gì để phá mưu kế mới, vì thế nếu như chiếc giày kia bị phát hiện thì có thể nguy hại tới tính mạng của người lính.
Người lính không chịu và nói:
- Thì anh cứ làm như điều tôi nói đã!
Đêm thứ ba công chúa lại phải làm việc như con ở. Nhưng trước khi bị đem trả về cung, nàng đã giấu một chiếc giày xuống gầm giường.
Ngay sáng hôm sau vua đã ra lệnh cho quân đi khắp mọi nơi trong kinh thành tìm chiếc giày của công chúa. Người ta tìm thấy giày ở nhà người lính. Người tí hon khuyên bác ta nên trốn ngay khỏi kinh thành, nhưng chưa kịp trốn thì đã bị bắt, nhốt vào trong nhà tù. Mải chạy trốn, người lính không kịp mang theo cây đèn xanh và vàng bạc, trong túi vỏn vẹn chỉ có một đồng xu bằng vàng.
Người lính bị xích, đang đứng bên cửa sổ nhà ngục, bỗng thấy một người bạn cũ đi qua, bác liền gõ vào cửa kính. Khi người kia tới bên cửa sổ, bác nói:
- Anh làm ơn đến nhà trọ lấy cho tôi cái ruột tượng tôi để quên ở đó. Tôi xin biếu anh đồng tiền vàng này.
Người bạn đi ngay và mang lại cho người lính cái ruột tượng. Đợi cho người bạn đi khuất, khi chỉ còn lại một mình, người lính ngồi châm điếu, người tí hon lại hiện ra và nói:
- Ông đừng sợ hãi gì cả, cứ để chúng muốn điệu đi đâu thì điệu, muốn làm gì thì làm, nhưng nhớ lúc nào cũng mang theo cây đèn xanh.
Hôm sau, người lính bị dẫn ra trước tòa để xét xử. Mặc dù bác ta không phạm trọng tội gì nhưng quan tòa vẫn tuyên án tử hình. Khi bị dẫn ra pháp trường, người lính xin nhà vua một ân huệ cuối cùng.
Vua hỏi:
- Ngươi muốn xin điều gì?
- Thần xin được phép hút một hơi thuốc ở dọc đường ra pháp trường.
- Ngươi muốn rít liền ba hơi cũng được. Nhưng đừng có tưởng như vậy rồi ta tha chết cho ngươi.
Người lính liền rút tẩu ra, châm lửa ở ngọn đèn xanh. Mấy vòng khói thuốc vừa cuộn tỏa lên thì người tí hon đen thui cũng xuất hiện, tay cầm một chiếc dùi cui rồi nói:
- Thưa ông, ông muốn sai khiến điều gì ạ?
- Anh hãy vì ta mà nện cho bọn quan tòa giả dối kia cùng bọn tay chân của chúng một trận nhừ tử và nện cả vua bạc ác kia nữa.
Nhanh như chớp, người tí hon vung dùi cui nện lia lịa vào chúng. Gậy vừa chạm vào đứa nào, đứa ấy ngã lăn ra bất tỉnh. Tên vua cuống cuồng lo sợ, quỳ xuống xin tha chết. Hắn dâng bác lính cả ngôi báu cùng giang sơn, lại gả công chúa cho bác nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Érase un soldado que durante muchos años había servido lealmente a su rey. Al terminar la guerra, el mozo, que, debido a las muchas heridas que recibiera, no podía continuar en el servicio, fue llamado a presencia del Rey, el cual le dijo:
- Puedes marcharte a tu casa, ya no te necesito. No cobrarás más dinero, pues sólo pago a quien me sirve.
Y el soldado, no sabiendo cómo ganarse la vida, quedó muy preocupado y se marchó a la ventura. Anduvo todo el día, y al anochecer llegó a un bosque. Divisó una luz en la oscuridad, y se dirigió a ella. Así llegó a una casa, en la que habitaba una bruja.
- Dame albergue, y algo de comer y beber -pidióle- para que no me muera de hambre.
- ¡Vaya! -exclamó ella-. ¿Quién da nada a un soldado perdido? No obstante, quiero ser compasiva y te acogeré, a condición de que hagas lo que voy a pedirte.
- ¿Y qué deseas que haga? - preguntó el soldado.
- Que mañana caves mi huerto.
Aceptó el soldado, y el día siguiente estuvo trabajando con todo ahínco desde la mañana, y al anochecer, aún no había terminado.
- Ya veo que hoy no puedes más; te daré cobijo otra noche; pero mañana deberás partirme una carretada de leña y astillarla en trozos pequeños.
Necesitó el mozo toda la jornada siguiente para aquel trabajo, y, al atardecer, la vieja le propuso que se quedara una tercera noche.
- El trabajo de mañana será fácil -le dijo-. Detrás de mi casa hay un viejo pozo seco, en el que se me cayó la lámpara. Da una llama azul y nunca se apaga; tienes que subírmela.
Al otro día, la bruja lo llevó al pozo y lo bajó al fondo en un cesto. El mozo encontró la luz e hizo señal de que volviese a subirlo. Tiró ella de la cuerda, y, cuando ya lo tuvo casi en la superficie, alargó la mano para coger la lámpara.
- No -dijo él, adivinando sus perversas intenciones-. No te la daré hasta que mis pies toquen el suelo.
La bruja, airada, lo soltó, precipitándolo de nuevo en el fondo del pozo, y allí lo dejó.
Cayó el pobre soldado al húmedo fondo sin recibir daño alguno y sin que la luz azul se extinguiese. ¿De qué iba a servirle, empero? Comprendió en seguida que no podría escapar a la muerte. Permaneció tristemente sentado durante un rato. Luego, metiéndose, al azar, la mano en el bolsillo, encontró la pipa, todavía medio cargada. "Será mi último gusto," pensó; la encendió en la llama azul y se puso a fumar. Al esparcirse el humo por la cavidad del pozo, aparecióse de pronto un diminuto hombrecillo, que le preguntó:
- ¿Qué mandas, mi amo?.
- ¿Qué puedo mandarte? -replicó el soldado, atónito.
- Debo hacer todo lo que me mandes -dijo el enanillo.
- Bien -contestó el soldado-. En ese caso, ayúdame, ante todo, a salir del pozo.
El hombrecillo lo cogió de la mano y lo condujo por un pasadizo subterráneo, sin olvidar llevarse también la lámpara de luz azul. En el camino le fue enseñando los tesoros que la bruja tenía allí reunidos y ocultos, y el soldado cargó con todo el oro que pudo llevar.
Al llegar a la superficie dijo al enano:
- Ahora amarra a la vieja hechicera y llévala ante el tribunal.
Poco después veía pasar a la bruja, montada en un gato salvaje, corriendo como el viento y dando horribles chillidos. No tardó el hombrecillo en estar de vuelta:
- Todo está listo -dijo-, y la bruja cuelga ya de la horca. ¿Qué ordenas ahora, mi amo?.
- De momento nada más -le respondió el soldado-. Puedes volver a casa. Estáte atento para comparecer cuando te llame.
- Pierde cuidado -respondió el enano-. En cuanto enciendas la pipa en la llama azul, me tendrás en tu presencia. - Y desapareció de su vista.
Regresó el soldado a la ciudad de la que había salido. Se alojó en la mejor fonda y se encargó magníficos vestidos. Luego pidió al fondista que le preparase la habitación más lujosa que pudiera disponer. Cuando ya estuvo lista y el soldado establecido en ella, llamando al hombrecillo negro, le dijo:
- Serví lealmente al Rey, y, en cambio, él me despidió, condenándome a morir de hambre. Ahora quiero vengarme.
- ¿Qué debo hacer? -preguntó el enanito.
- Cuando ya sea de noche y la hija del Rey esté en la cama, la traerás aquí dormida. La haré trabajar como sirvienta.
- Para mí eso es facilísimo -observó el hombrecillo-. Mas para ti es peligroso. Mal lo pasarás si te descubren.
Al dar las doce abrióse la puerta bruscamente, y se presentó el enanito cargado con la princesa.
- ¿Conque eres tú, eh? -exclamó el soldado-. ¡Pues a trabajar, vivo! Ve a buscar la escoba y barre el cuarto.
Cuando hubo terminado, la mandó acercarse a su sillón y, alargando las piernas, dijo:
- ¡Quítame las botas! - y se las tiró a la cara, teniendo ella que recogerlas, limpiarlas y lustrarlas. La muchacha hizo sin resistencia todo cuanto le ordenó, muda y con los ojos entornados. Al primer canto del gallo, el enanito volvió a trasportarla a palacio, dejándola en su cama.
Al levantarse a la mañana siguiente, la princesa fue a su padre y le contó que había tenido un sueño extraordinario:
- Me llevaron por las calles con la velocidad del rayo, hasta la habitación de un soldado, donde hube de servir como criada y efectuar las faenas más bajas, tales como barrer el cuarto y limpiar botas. No fue más que un sueño, y, sin embargo, estoy cansada como si de verdad hubiese hecho todo aquello.
- El sueño podría ser realidad -dijo el Rey-. Te daré un consejo: llénate de guisantes el bolsillo, y haz en él un pequeño agujero. Si se te llevan, los guisantes caerán y dejarán huella de tu paso por las calles.
Mientras el Rey decía esto, el enanito estaba presente, invisible, y lo oía. Por la noche, cuando la dormida princesa fue de nuevo transportada por él calles a través, cierto que cayeron los guisantes, pero no dejaron rastro, porque el astuto hombrecillo procuró sembrar otros por toda la ciudad. Y la hija del Rey tuvo que servir de criada nuevamente hasta el canto del gallo.
Por la mañana, el Rey despachó a sus gentes en busca de las huellas; pero todo resultó inútil, ya que en todas las calles veíanse chiquillos pobres ocupados en recoger guisantes, y que decían:
- Esta noche han llovido guisantes.
- Tendremos que pensar otra cosa -dijo el padre-. Cuando te acuestes, déjate los zapatos puestos; antes de que vuelvas de allí escondes uno; ya me arreglaré yo para encontrarlo.
El enanito negro oyó también aquellas instrucciones, y cuando, al llegar la noche, volvió a ordenarle el soldado que fuese por la princesa, trató de disuadirlo, manifestándole que, contra aquella treta, no conocía ningún recurso, y si encontraba el zapato en su cuarto lo pasaría mal.
- Haz lo que te mando -replicó el soldado; y la hija del Rey hubo de servir de criada una tercera noche. Pero antes de que se la volviesen a llevar, escondió un zapato debajo de la cama.
A la mañana siguiente mandó el Rey que se buscase por toda la ciudad el zapato de su hija. Fue hallado en la habitación del soldado, el cual, aunque -aconsejado por el enano- se hallaba en un extremo de la ciudad, de la que pensaba salir, no tardó en ser detenido y encerrado en la cárcel.
Con las prisas de la huida se había olvidado de su mayor tesoro, la lámpara azul y el dinero; sólo le quedaba un ducado en el bolsillo. Cuando, cargado de cadenas, miraba por la ventana de su prisión, vio pasar a uno de sus compañeros. Lo llamó golpeando los cristales, y, al acercarse el otro, le dijo:
- Hazme el favor de ir a buscarme el pequeño envoltorio que me dejé en la fonda; te daré un ducado a cambio.
Corrió el otro en busca de lo pedido, y el soldado, en cuanto volvió a quedar solo, apresuróse a encender la pipa y llamar al hombrecillo:
- Nada temas -dijo éste a su amo-. Ve adonde te lleven y no te preocupes. Procura sólo no olvidarte de la luz azul.
Al día siguiente se celebró el consejo de guerra contra el soldado, y, a pesar de que sus delitos no eran graves, los jueces lo condenaron a muerte. Al ser conducido al lugar de ejecución, pidió al Rey que le concediese una última gracia.
- ¿Cuál? -preguntó el Monarca.
- Que se me permita fumar una última pipa durante el camino.
- Puedes fumarte tres -respondió el Rey-, pero no cuentes con que te perdone la vida.
Sacó el hombre la pipa, la encendió en la llama azul y, apenas habían subido en el aire unos anillos de humo, apareció el enanito con una pequeña tranca en la mano y dijo:
- ¿Qué manda mi amo?
- Arremete contra esos falsos jueces y sus esbirros, y no dejes uno en pie, sin perdonar tampoco al Rey, que con tanta injusticia me ha tratado.
Y ahí tenéis al enanito como un rayo, ¡zis, zas!, repartiendo estacazos a diestro y siniestro. Y a quien tocaba su garrote, quedaba tendido en el suelo sin osar mover ni un dedo. Al Rey le cogió un miedo tal que se puso a rogar y suplicar y, para no perder la vida, dio al soldado el reino y la mano de su hija.