Bảy người xứ Schwaben


I sette svevi


Ngày xửa ngày xưa có bảy người Schwaben sống chung với nhau. Người thứ nhất tên là Schulz, người thứ hai là Jackli, người thứ ba là Marli, người thứ tư là Jergli, người thứ năm là Michal, người thứ sáu là Hans, người thứ bảy là Veitli. Bảy người dự định đi chu du thiên hạ, tìm thú vui trong phiêu lưu mạo hiểm, lập những kỳ tích to lớn. Để cho vững tâm, họ cũng muốn có khí giới nắm trong tay, nên họ thuê thợ rèn làm cho mây giáo thật dài, chắc chắn, nhưng chỉ làm một cây duy nhất ấy thôi.
Cả bảy người cùng nắm giữ cây giáo. Đi đầu là người táo tợn nhất, cường tráng, dáng nam nhi nhất đoàn, tất nhiên là anh Schulz rồi. Và họ đứng nối đuôi nhau theo thứ tự ấy, người đứng cuối hàng là Veitli.
Chuyện xảy ra như sau: Một hôm, giữa mùa cỏ khô, khi cả bọn đã đi được một thôi đường dài, chỉ còn một quãng ngắn nữa là tới làng - nơi họ định trú đêm, thì trên đồng cỏ bỗng có một con gì đó (có thể là một con bọ hung lớn hoặc một con ong bầu) bay phía sau đám lau sậy, tiếng đập cánh nghe rất đáng nghi ngại. Schulz giật bắn mình, sợ đến nỗi mồ hôi mồ kê túa ra như tắm, tí nữa thì đánh rơi cả giáo xuống đất.
Anh ta gọi đồng đội:
- Lắng nghe! Lắng nghe coi! Trời ơi, rõ ràng tôi nghe có tiếng trống trận!
Jackli đứng ngay cạnh, chẳng hiểu ngửi thấy mùi gì, cũng la tướng lên.
- Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, nhất định có chuyện, tôi ngửi thấy mùi thuốc súng và ngòi nổ.
Nghe tiếng hô hoán ấy, Schulz bỏ giáo bổ nhào đâm đầu chạy, thoắt một cái chàng ta đã nhảy được qua hàng rào, chân giẫm phải răng chiếc cào mà người làm cỏ để nằm sát bờ rào, cán cào bật lên, giáng cho chàng ta một cái nên thân vào giữa mặt. Schulz kêu la ầm ĩ:
- Ối đau quá! Ối đau quá! Cứ việc bắt tôi làm tù binh, tôi xin hàng rồi!
Sáu người kia, mạnh ai nấy chạy, xô chồng lên cả nhau, rồi la hét:
- Cậu đã hàng thì tớ cũng hàng! Cậu đã hàng thì tớ cũng hàng!
Đợi mãi chẳng thấy kẻ thù nào tới trói dẫn đi. Lúc bấy giờ cả bọn mới biết là do mình quá hoảng hốt, thần hồn nát thần tính đó thôi. Để mọi người không biết chuyện này, khỏi phải bị mỉa mai, chế giễu, bảy người thề với nhau quyết giữ mồm giữ miệng, không nhắc tới chuyện ấy nữa, trừ khi có người nào nhỡ mồm nói ra.
Sau đó họ lại tiếp tục đi. Cơn nguy hiểm thứ hai mà họ trải qua không thể đem so sánh với nỗi nguy hiểm lần thứ nhất được. Sau mấy ngày đi, giờ họ đang qua một cánh đồng hoang. Họ thấy một con thỏ ngủ ngồi dưới nắng, hai tai vểnh cao, đôi mắt to và trong suốt mở trừng trừng như nhìn ai. Cả bọn nghĩ, có lẽ đó là một giống thú rừng dữ tợn, liền bàn với nhau làm thế nào tránh được hiểm họa này. Họ muốn co cẳng chạy nhưng lại sợ con quái kia đuổi theo, nuốt chửng cả bọn. Họ nói với nhau:
- Chúng ta đành phải giao chiến với con quái vật này một trận thật ác liệt. Dám liều đánh là đã thắng một nửa rồi đấy.
Bảy người cùng nắm chắc cây giáo. Schulz đứng đầu, đứng cuối hàng là Veitli. Trong lúc Schulz ở hàng đầu còn muốn nắm chắc ngọn giáo thủ thế thì Veitli ở cuối hàng đã tỏ ra dũng cảm, tính đánh luôn, gã thét.
Xông tới, đâm đi, hãy vì danh dự người Schwaben,
Không tôi chúc các anh què liệt bây giờ.
Nhưng Hans hiểu rất rõ tâm địa Veitli và nói:
Trong đám đông thì anh tán,
Lúc đánh rồng anh chỉ dám đứng cuối thôi.
Michal cũng hét:
Một sợi tóc cũng chẳng còn,
Đúng con quỷ đó, chứ còn ai!
Rồi đến lượt Jackli nói:
Không phải, chính nó hay sao.
Hay là mẹ nó, hay người anh em?
Marli chợt nảy ra một ý hay. Gã nói với Veitli:
Lên đi, Veitli, lên đi
Tôi xin ủng hộ, đứng sau anh mà!
Nhưng Veitli không nghe. Jackli nói:
Đi đầu phải là anh Schulz,
Vinh quang phú quý, anh hùng, chính anh!
Lúc đó Schulz cố trấn tĩnh, trịnh trọng tuyên bố:
Nào ta can đảm xông lên,
Trên tài hảo hán, xứng tên anh hùng!
Bảy người xông thẳng vào con quái. Schulz run lẩy bẩy tay làm dấu, mồm cầu trời phù hộ, nhưng thấy cũng chẳng ích lợi gì mà mình thì mỗi lúc lại gần kẻ thù hơn trước. Sợ quá, chàng thét lớn:
- Chạy! Chạy mau thôi! Trời ơi, chạy mau thôi!
Tiếng la hét làm thỏ giật mình tỉnh giấc, vụt chạy băng đồng. Sun nhìn thấy kẻ thù chạy trốn, mừng rỡ kêu lên:
Thật nhanh như chớp, Veitli
Có biết con đó tên gì hay không?
Co giò rút chạy băng đồng
Chính danh thỏ đế, mình không thể ngờ!
Tuy vậy, bảy người Schwaben vẫn thích phiêu lưu mạo hiểm. Họ tới bên bờ sông Moden , nước lặng và sâu, đầy rong rêu, có một vài cái cầu bắc qua sông, nhiều chỗ người ta còn dùng thuyền để qua. Vì cả bảy người đều không biết chuyện đó, họ gọi với sang bên kia sông hỏi một người đang cắm cúi làm đồng, cách sang sông. Người này, phần vì không biết tiếng Schwaben, phần vì cách xa quá nên không hiểu bảy người kia muốn nói gì.
Nên hỏi lại bằng tiếng Trier:
- Hỏi c…ái gì? H…ỏi c…ái gì?
Nghe không rõ, Schulz cứ tưởng người ta nói:
- L…ội đi. L…ội mà sang!
Schulz là người đi đầu, nghe vậy, cứ xăm xăm xuống sông Moden. Chỉ được một vài bước đã bị thụt xuống bùn, chìm nghỉm dưới làn nước xoáy sâu, mũ của chàng bị gió thổi tạt sang bờ bên kia. Có một con ếch nhảy lên chóp mũ ngồi, rồi kêu:
- L…ội, l…ội, l…ội đi.
Sáu người còn lại nghe tiếng kêu từ phía bên kia vọng lại, họ bảo nhau:
- Anh bạn đường của chúng ta, anh Schulz đấy, anh ta gọi chúng ta đấy. Anh ta lội sang được, tại sao chúng ta lại không lội được nhỉ?
Cả sáu người nhảy ùa xuống sông và bị chết đuối. Thành thử chỉ vì một con ếch mà chết sáu mạng người. Cả đoàn Schwaben ấy không có một ai sống sót trở về.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
C'erano una volta sette svevi: il primo era il signor Schulz, il secondo Jackli, il terzo Marli, il quarto Jergli, il quinto Michal, il sesto Hans, il settimo Veitli; e tutti e sette intendevano girare il mondo in cerca di avventure e di grandi imprese. Ma per andare sicuri e ben armati, pensarono bene di farsi fare uno spiedo, uno solo ma ben forte e lungo. Lo impugnarono tutti e sette insieme: davanti camminava il più audace e il più forte, e questi doveva essere il signor Schulz, poi venivano gli altri in fila, e l'ultimo era Veitli. Un giorno di luglio avevano fatto molta strada, e ne avevano ancora tanta da percorrere per arrivare al villaggio dove volevano passare la notte, quando su di un prato, all'ora del tramonto, uno scarabeo gigante o un calabrone passò in volo dietro un cespuglio, non lontano da loro, e ronzò minacciosamente. Il signor Schulz si spaventò tanto che per poco non lasciò cadere lo spiedo e, per la paura, il sudore gli corse per tutto il corpo. -Ascoltate! Ascoltate!- gridò ai suoi compagni. -Dio mio, sento un tamburo!- Jackli, che teneva lo spiedo dietro di lui, e che fiutò non so quale odore, disse: -Sta succedendo senza dubbio qualcosa, perché‚ sento odore di polvere di miccia!-. A queste parole il signor Schulz prese la fuga e in men che non si dica saltò una siepe; ma siccome cadde proprio sui denti di un rastrello rimasto lì dopo la fienagione, il manico lo colpì in faccia e gli diede una bella botta. -Povero me! Povero me!- gridò il signor Schulz. -Prendimi prigioniero! Mi arrendo! Mi arrendo!- Gli altri sei si avvicinarono saltellando e gridarono uno dopo l'altro: -Se ti arrendi tu, mi arrendo anch'io! Se ti arrendi tu, mi arrendo anch'io!-. Infine, poiché‚ non c'era nessun nemico che volesse legarli e portarli via, si accorsero di aver preso un abbaglio; e perché‚ la storia non si diffondesse, e per non essere dileggiati e scherniti dalla gente, giurarono di tenere la bocca chiusa, finché‚ uno di loro non l'avesse aperta. Poi proseguirono il loro cammino. Ma il secondo pericolo che incontrarono non si può paragonare al primo.
Qualche giorno dopo, la strada li condusse attraverso un campo incolto; là c'era una lepre che dormiva al sole, con le orecchie dritte e i grandi occhi vitrei sbarrati. Alla vista di quella belva terribile si spaventarono tutti e tennero consiglio su quale fosse la soluzione meno pericolosa. Infatti se fuggivano c'era da temere che il mostro li avrebbe rincorsi e ingoiati in un boccone. Così dissero: -Dobbiamo sostenere una grande e pericolosa battaglia, la fortuna aiuta gli audaci!-. Impugnarono tutti e sette lo spiedo, il signor Schulz davanti e Veitli per ultimo. Il signor Schulz voleva tenere fermo lo spiedo, ma Veitli, in coda, si era fatto ardito, volle attaccare e gridò:-Animo Svevi, combatter dovete oppure zoppi qui resterete!-Ma Hans seppe pungerlo sul vivo e disse:-Ah! Diamine! Hai proprio un bel dire, tu, che sei sempre l'ultimo ad agire!-Michal gridò:-Certo nessun dubbio c'è! E' proprio il demonio davanti a te!-Poi toccò a Jergli, che disse:-Se lui non è, fratellastro o madre sarebbe, su ciò nessun dubbio sussisterebbe!-Marli ebbe una bella idea e disse a Veitli:-Coraggio Veitli, guidaci tu! Io dietro a tutti resto quaggiù.-Ma Veitli non gli diede retta e Jackli disse:-Schulz dovrà essere il condottiero, è un grande onore di cui va fiero!-Allora il signor Schulz si fece coraggio e disse solennemente:-Orsù con valore si vada a pugnare, ciascuno il coraggio or deve mostrare!-E tutti insieme si scagliarono sul drago. Il signor Schulz si fece il segno di croce e invocò Dio in suo aiuto; ma poiché‚ tutto questo non servì a nulla ed egli si avvicinava sempre di più al nemico, si mise a gridare, pieno di paura: -Auh! Auh! Auh! Auh!-. A quell'urlo la lepre si svegliò, si spaventò e corse via. Quando il signor Schulz la vide abbandonare il campo, gridò, pieno di gioia:-Del mostro, Veitli, raccontaci un po', di' come in lepre si trasformò.-La combriccola degli svevi andò in cerca di altre avventure e giunse sulle rive della Mosella, un fiume muscoso, calmo e profondo; non vi sono molti ponti che lo attraversano, e spesso bisogna farsi traghettare con una barca. Poiché‚ i sette svevi non lo sapevano, chiamarono un uomo che lavorava al di là del fiume e gli domandarono come si potesse passare dall'altra parte. A causa della distanza, e anche per via del loro dialetto, l'uomo non capì che cosa volessero e domandò nel suo trevirese: -"Wat? Wat?"- (Cosa? cosa?). Il signor Schulz capì: -"Wade, wade"- (Guada, guada); e, siccome era il primo, si avviò per entrare nella Mosella. Non tardò molto a sprofondare nella melma e le onde lo travolsero; ma il vento portò il suo cappello sull'altra riva, e una rana vi si fermò vicina e gracidò: -Cra, cra, cra-. Gli altri sei, dall'altra parte l'udirono e dissero: -Il nostro compagno, il signor Schulz, ci chiama; se lui ha potuto passare a guado, perché‚ non farlo anche noi?-. Allora tutti quanti, lesti, saltarono in acqua e affogarono, e fu così che una rana ne uccise sei, e della combriccola sveva nessuno fece ritorno.