Ba chú phó nhỏ


Los tres operarios


Ngày xưa có ba chú phó nhỏ hẹn ước luôn luôn cùng nhau làm việc trong một thành phố.
Có thời gian cả ba đều không có việc. Họ chẳng còn có gì để ăn, quần áo cũng bắt đầu sờn rách. Đứng trước cảnh ấy, một người trong số họ nói:
- Biết làm sao bây giờ? Không thể ở lại đây được nữa, chúng ta phải lên đường tới thành phố khác. Nếu như ở đó cũng không tìm ra việc làm thì đành phải báo cho ông trùm biết, rồi chúng ta phải chia tay nhau mỗi người một ngả.
Những người khác cũng cho thế là cách tốt nhất. Họ cùng nhau lên đường. Dọc đường họ gặp một người đàn ông ăn mặc nom có vẻ giàu có, người này hỏi họ là ai. Họ đáp:
- Chúng tôi là ba chú phó nhỏ đi tìm việc. Tới giờ chúng tôi luôn ở bên nhau. Nhưng nếu không tìm được việc làm thì chúng tôi sẽ chia tay nhau mỗi người một ngả.
Người đàn ông kia nói:
- Chẳng cần phải thế. Nếu các anh cứ làm đúng theo lời tôi dặn thì các anh chẳng thiếu gì tiền và việc làm. Các anh sẽ trở thành những ông chủ lớn lên xe xuống ngựa.
Một người trong số họ nói:
- Nếu như cái đó không làm tổn hại tới lương tâm nghề nghiệp thì chúng tôi sẵn sàng làm.
Người đàn ông đáp:
- Tôi chẳng cần cầu lợi ở nơi các anh.
Một người khác trong số họ nhìn xuống thì thấy người đàn ông kia một chân là chân ngựa, một chân là chân người nên không muốn tiếp tục câu chuyện. Lúc ấy con quỷ nói:
- Cứ bằng lòng đi, chuyện đó không liên can gì đến các anh đâu. Nó liên quan tới người khác, ta đã nắm được nửa phần hồn của người ấy, chỉ chờ lấy nốt.
Giờ thì cả ba chú phó nhỏ đã hiểu sự việc, họ đồng ý. Con quỷ liền nói điều nó muốn. Nếu có ai hỏi, người thứ nhất đáp: "Cả ba đứa chúng tôi." Người thứ hai nói: "Chỉ vì tiền." Người thứ ba nói: "Quả đúng như thế!"
Cả ba chỉ được trả lời đúng như theo thứ tự ấy và không được nói gì thêm. Nếu không làm đúng giao ước thì sẽ chẳng có xu nào. Nếu luôn giữ đúng như giao ước thì túi lúc nào cũng rủng rỉnh tiền. Rồi con quỷ cho họ rất nhiều tiền và bảo họ tới trọ ở quán trọ của thành phố. Họ tới, chủ quán chạy ra đon đả hỏi:
- Các anh ăn gì ạ?
Người thứ nhất đáp:
- Cả ba đứa chúng tôi.
Chủ quán nói:
- Vâng, tôi cũng nghĩ vậy.
Người thứ hai nói:
- Chỉ vì tiền.
Chủ quán nói:
- Vâng, tất nhiên là như vậy.
Người thứ ba nói:
- Quả đúng như thế.
Chủ quán nói:
- Vâng, cứ đúng như thế.
Đồ ăn thức uống được mang ra phục vụ tới nơi tới chốn cho khách. Ăn xong khách gọi trả tiền. Chủ quán giơ hóa đơn cho ba người xem. Người thứ nhất nói: "Cả ba đứa chúng tôi." Người thứ hai nói: "Chỉ vì tiền." Người thứ ba nói: "Quả đúng như vậy." Rồi họ đưa tiền cho chủ quán mà chẳng thèm đếm. Khách trong quán nhìn trầm trồ. "Họ chịu chơi thật." Chủ quán nói chêm vào: "Vâng, đúng là những người chịu chơi, nhưng hơi khờ."
Cả ba ngồi ở trong quán nhưng họ chẳng nói gì khác ngoài các câu: "Cả ba đứa chúng tôi. Chỉ vì tiền. Quả đúng như thế." Nhưng họ quan sát và biết hết mọi chuyện trong quán. Một thương gia người cao to có nhiều tiền cũng ở trong quán, vẫy tay gọi chủ quán và nói:
- Ông chủ, ông cất giùm tôi số tiền này không ba thằng phó nhỏ khùng điên kia nó ăn trộm mất của tôi.
Chủ quán nhận và đem cất ở trong buồng. Nhấc thử thấy nặng, chủ quán biết ngay toàn là vàng ròng thôi.
Tối đến chủ quán bố trí cho ba chú phó nhỏ ngủ ở dưới, còn thương gia thì ở một phòng riêng trên lầu. Đến giữa đêm, khi mọi người ngủ say, chủ quán và vợ cầm rìu bổ củi tới buồng thương gia ngủ, hai vợ chồng đập chết thương gia rồi lại về buồng mình ngủ.
Sáng hôm sau người ta thấy thương gia kia nằm chết trong vũng máu. Mọi người bàn tán xôn xao, đứng xúm lại xem. Chủ quán nói:
- Ba thằng phó nhỏ khùng điên giết chết đấy. Khách đứng nói chen vào.
- Còn ai khác ngoài chúng.
Chủ quán cho gọi ba phó nhỏ tới và hỏi:
- Có phải mấy đứa giết người thương gia không?
Người thứ nhất nói: "Cả ba đứa chúng tôi." Người thứ hai nói: "Chỉ vì tiền." Người thứ ba nói: "Quả đúng như vậy."
Chủ quán nói:
- Mọi người thấy không. Ba đứa tự thú nhận. Cả ba bị bỏ tù chờ ngày xét xử.
Ba chú phó nhỏ thấy câu chuyện trở nên nghiêm trọng nên sợ. Tối con quỷ xuất hiện và nói:
- Ráng chịu nốt ngày nữa. Đừng có nản chí. Chẳng ai dám đụng tới sợi tóc của ba người đâu.
Sáng sớm ba người đã bị dẫn ra tòa. Quan tòa hỏi:
- Cả ba can tội giết người phải không?
- Cả ba đứa chúng tôi.
- Tại sao lại đánh chết thương gia kia?
- Chỉ vì tiền.
- Chúng bay quân độc ác. Chúng bay không sợ tội lỗi hay sao?
- Quả đúng như thế.
Quan tòa phán:
- Chúng nhận mình đã làm và lại còn cứng đầu cứng cổ nữa. Dẫn chúng ra ngay hành hình.
Cả ba bị dẫn ra pháp trường. Chủ quán phải đứng vào hàng làm chứng. Cả ba bị túm ra trói gì lại vào cột, gươm đã tuốt trần, đao phủ chỉ chờ lệnh. Giữa lúc đó thì có một chiếc xe bốn con cáo màu đỏ chạy tới, xe chạy nghiến đá bắn lửa. Từ cửa sổ xe có khăn trắng vẫy. Đao phủ nói:
- Có lệnh ân xá.
Từ trong xe có tiếng vọng ra: "Ân xá, ân xá!." Con quỷ bước ra oai như một nhà quý tộc và nói:
- Cả ba không có tội. Giờ hãy nói hết tất cả những điều mắt thấy tai nghe cho mọi người biết.
Người nhiều tuổi nhất nói:
- Chúng tôi không giết chết thương gia. Kẻ giết người đang đứng ở trong hàng kia.
Người này chỉ tên chủ quán và nói tiếp:
- Hãy khám tầng hầm nhà chủ quán, những người bị hắn giết chết còn treo lơ lửng ở đó. Đó là những bằng chứng hùng hồn.
Quan tòa cho người đến xem và thấy đúng như lời khai. Họ báo cho quan tòa biết sự thật. Tòa ra lệnh dẫn chủ quán ra pháp trường hành hình. Sau đó con quỷ nói với ba người:
- Ta đã lấy được hồn nó. Ba chú được tha bổng và giữ lấy số tiền ấy mà sống trọn đời.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Éranse tres compañeros de oficio que habían convenido correr el mundo juntos y trabajar siempre en una misma ciudad. Llegó un momento, empero, en que sus patronos apenas les pagaban nada, por lo que se encontraron al cabo de sus recursos y no sabían de qué vivir.
Dijo uno:
- ¿Cómo nos arreglaremos? No es posible seguir aquí por más tiempo. Tenemos que marcharnos, y si no encontramos trabajo en la próxima ciudad, nos pondremos de acuerdo con el maestro del gremio para que cada cual le escriba comunicándole el lugar en que se ha quedado; así podremos separarnos con la seguridad de que tendremos noticias los unos de los otros.
Los demás convinieron en que esta solución era la más acertada, y se pusieron en camino.
A poco se encontraron con un hombre, ricamente vestido, que les preguntó quiénes eran.
- Somos operarios que buscamos trabajo. Hasta ahora hemos vivido juntos, pero si no hallamos acomodo para los tres, nos separaremos.
- No hay que apurarse por eso - dijo el hombre -. Si os avenís a hacer lo que yo os diga, no os faltará trabajo ni dinero. Hasta llegaréis a ser grandes personajes, e iréis en coche.
Respondió uno:
- Estamos dispuestos a hacerlo, siempre que no sea en perjuicio de nuestra alma y de nuestra salvación eterna.
- No - replicó, el desconocido -, no tengo interés alguno en ello -. Pero uno de los mozos le había mirado los pies y observó que tenía uno de caballo y otro de hombre, por lo cual no quiso saber nada de él. Mas el diablo declaró:
- Estad tranquilos. No voy a la caza de vuestras almas, sino de otra que es ya mía en una buena parte, y sólo falta que colme la medida.
Ante esta seguridad aceptaron la oferta, y el diablo les explicó lo que quería de ellos. El primero contestaría siempre de esta forma a todas las preguntas: "Los tres"; el segundo: "Por dinero", y el último: "Era justo". Debían repetirlas siempre por el mismo orden, absteniéndose de pronunciar ninguna palabra más. Y si infringían el mandato, se quedarían inmediatamente sin dinero, mientras que si lo cumplían, tendrían siempre los bolsillos llenos. De momento les dio todo el que podían llevar, ordenándoles que, al llegar a la ciudad, se dirigiesen a una determinada hospedería, cuyas señas les dio. Hiciéronlo ellos así, y salió a recibirlos el posadero, preguntándoles - ¿Queréis comer?
A lo cual respondió el primero:
- Los tres.
- Desde luego - respondió el hombre -; ya me lo suponía.
Y el segundo añadió:
- Por dinero.
Naturalmente! - exclamó el dueño.
Y el tercero:
- Y era justo.
- ¡Claro que es justo! - dijo el posadero.
Después que hubieron comido y bebido bien, llegó el momento de pagar la cuenta, que el dueño entregó a uno de ellos.
- Los tres - dijo éste.
- Por dinero - añadió el segundo.
- Y era justo - acabó el tercero.
- Desde luego que es justo - dijo el dueño -; pagan los tres, y sin dinero no puedo dar nada.
Ellos le abonaron más de lo que les pedía, y al verlo, los demás huéspedes exclamaron:
- Esos individuos deben de estar locos.
- Sí, lo están - dijo el posadero -; les falta un tornillo.
De este modo permanecieron varios días en la posada, sin pronunciar más palabras que: "Los tres", "Por dinero", "Era justo". Pero veían y sabían lo que allí pasaba.
He aquí que un día llegó un gran comerciante con mucho dinero, y dijo al dueño:
- Señor posadero, guardadme esta cantidad, pues hay ahí tres obreros que me parecen muy raros, y temo que me roben.
Llevó el posadero la maleta del viajero a su cuarto, y se dio cuenta de que estaba llena de oro. Entonces asignó a los tres compañeros una habitación en la planta baja, y acomodó al mercader en una del piso alto. A medianoche, cuando vio que todo el mundo dormía, entró con su mujer en el aposento del comerciante y lo asesinó de un hachazo. Cometido el crimen, fueron ambos a acostarse. A la mañana siguiente se produjo una gran conmoción en la posada, al ser encontrado el cuerpo del mercader muerto en su cama, bañado en sangre. El dueño dijo a todos los huéspedes, que se habían congregado en el lugar del crimen:
- Esto es obra de esos tres estrambóticos obreros -, lo cual fue confirmado por los presentes, que exclamaron:
- Nadie pudo haberlo hecho sino ellos.
El dueño los mandó llamar y les preguntó:
- ¿Habéis matado al comerciante?
- Los tres - respondió el primero.
- Por dinero - añadió el segundo.
- Y era justo - dijo el último.
- Ya lo habéis oído -dijo el posadero -. Ellos mismos lo confiesan.
En consecuencia, fueron conducidos a la cárcel, en espera de ser juzgados. Al ver que la cosa iba en serio, entróles un gran miedo; mas por la noche se les presentó el diablo y les dijo:
- Aguantad aún otro día y no echéis a perder vuestra suerte. No os tocarán un cabello de la cabeza.
A la mañana siguiente comparecieron ante el tribunal, y el juez procedió al interrogatorio:
- ¿Sois vosotros los asesinos? - Los tres.
- ¿Por qué matasteis al comerciante? - Por dinero.
- ¡Bribones! - exclamó el juez -. ¿Y no habéis retrocedido ante el crimen?
- Era justo.
- Han confesado y siguen contumaces - dijo el juez -. Que sean ejecutados enseguida.
Fueron conducidos al lugar del suplicio, y el posadero figuraba entre los espectadores. Cuando los ayudantes del verdugo los habían subido al patíbulo, donde el ejecutor aguardaba con la espada desnuda, de pronto se presentó un coche tirado por cuatro caballos alazanes, lanzados a todo galope. Y, desde la ventanilla, un personaje, envuelto en una capa blanca, venía haciendo signos.
Dijo el verdugo:
- Llega el indulto - y, en efecto, desde el coche gritaban: "¡Gracia, ¡gracia!". Saltó del coche el diablo, en figura de noble caballero, magníficamente ataviado, y dijo:
- Los tres sois inocentes. Ya podéis hablar. Decid lo que habéis visto y oído.
Y dijo entonces el mayor:
- Nosotros no asesinamos al comerciante. El culpable está entre los espectadores - y señaló al posadero -. Y en prueba de ello, que vayan a la bodega de su casa, donde encontrarán otras muchas víctimas.
Fueron enviados los alguaciles a comprobar la verdad de la acusación, y cuando lo hubieron comunicado al juez, éste ordenó que fuese decapitado el criminal.
Dijo entonces el diablo a los tres compañeros.
- Ahora ya tengo el alma que quería. Quedáis libres, y con dinero para toda vuestra vida.