Salatæslet


Rau lừa


Der var engang en ung jæger, som gik ud i skoven for at skyde noget vildt. Han var glad og fornøjet, og sang og peb i et blad, men pludselig fik han øje på en hæslig, gammel kone. "Goddag, kære jæger," sagde hun, "du kan sagtens være glad. Jeg stakkel går her og er så sulten og tørstig, giv mig en skilling. "Jægeren fik ondt af hende, stak hånden i lommen og gav hende nogle penge. Derpå ville han gå videre, men den gamle kone holdt ham tilbage og sagde: "Jeg vil give dig noget, fordi du har sådan et godt hjerte. Gå lige frem ad vejen, så kommer du om lidt til et træ, hvor der sidder ni fugle og slås om en kappe. Så skal du lægge bøssen til kinden og skyde midt ind iblandt dem. Du rammer da en af fuglene og den og kappen falder ned på jorden. Kappen skal du tage med dig, for det er en ønskekappe. Når du tager den på, er du i samme øjeblik det sted, du ønsker at være. Du skal huske at skære hjertet ud af fuglen og spise det, så ligger der hver morgen et guldstykke under din hovedpude."
Jægeren takkede den kloge kone og tænkte ved sig selv: "Det er gode løfter, hun har givet. Bare de nu slår til." Da han havde gået omtrent hundrede skridt, hørte han en skrigen og en hvinen, og da han så op, fik han øje på en flok fugle, der med næb og klør rev og sled i en kappe. "Det er dog underligt," sagde jægeren, "det går aldeles som den gamle har sagt." Derpå tog han sin bøsse og skød midt ind iblandt fuglene, så løse fjer røg rundt i luften. Med høje skrig flygtede de, men en af dem var ramt og faldt til jorden tilligemed kappen. Jægeren gjorde da, som den gamle havde sagt, skar fuglen op, slugte hjertet og tog kappen med hjem.
Da han vågnede næste morgen, tænkte han på, hvad konen havde lovet ham, og ville se, om det var gået i opfyldelse. Han løftede hovedpuden op og så da, at der virkelig lå et skinnende guldstykke, og sådan blev det ved hver morgen. Han fik samlet sig en ordentlig bunke guld sammen, men så tænkte han: "Jeg har jo ikke den mindste glæde af alle mine penge, når jeg bliver herhjemme. Jeg vil drage ud og se mig om i verden."
Derpå tog han afsked med sine forældre, tog ranslen på nakken og geværet på armen og drog af sted. En gang kom han gennem en meget stor skov, og da han kom ud af den, så han, at der lå et prægtigt slot på en slette. I et vindue stod der en gammel kone og en dejlig jomfru og så ud. Den gamle var imidlertid en heks og sagde: "Kan du se ham, der kommer ud af skoven? Han har en mærkelig skat, som vi må se at få fra ham, mit hjertebarn. Det er rimeligere at vi har den end han. Han har et fuglehjerte inden i sig, og derfor ligger der hver morgen et guldstykke under hans hovedpude." Hun fortalte derpå pigen, hvordan de skulle bære sig ad for at få fat i det, og til sidst truede hun ad hende og sagde med onde øjne: "Hvis du ikke adlyder mig, er det ude med dig." Da jægeren kom nærmere, fik han øje på pigen og tænkte: "Nu har jeg draget så længe omkring, nu vil jeg engang hvile mig og tage ind i det smukke slot. Penge har jeg jo mere end nok af." Men det, der havde bragt ham på den tanke, var nok den smukke pige.
Han gik så ind i slottet og blev venligt og gæstfrit modtaget. Det varede ikke længe, før han var så forelsket i pigen, at han kun tænkte på hende, så hende i øjnene og gjorde alt, hvad hun ønskede. "Nu må vi have fuglehjertet," sagde den gamle, "han vil ikke mærke, at det er væk." Hun lavede en drik, hældte den i et bæger, og pigen bragte jægeren det. "Drik, min elskede," sagde hun. Han tog nu bægeret, og da han havde tømt det, kastede han fuglehjertet op. Pigen måtte efter den gamles befaling i al hemmelighed tage det med sig og spise det. Fra nu af fandt jægeren ikke mere guld. Den gamle tog hver morgen det guldstykke, der lå under pigens hovedpude, men han var så forelsket, at han ikke havde tanke for andet end pigen.
"Nu har vi tryllehjertet," sagde den gamle, "nu må vi også se at få fat i kappen." - "Lad ham dog beholde den," sagde pigen, "han har jo dog mistet hele sin rigdom." Men så blev den gamle vred. "Jeg vil have den kappe," sagde hun, "det er kun meget sjældent, man får fat i sådan en mærkværdighed." Hun fortalte pigen, hvordan hun skulle bære sig ad, og truede hende med de hårdeste straffe, hvis hun ikke adlød. Pigen gjorde så, som den gamle havde sagt, stillede sig hen ved vinduet og så med en sørgmodig mine ud over egnen. "Hvorfor er du dog så bedrøvet?" spurgte jægeren. "Åh, min ven," svarede hun, "kan du se granatbjerget, som ligger ligeoverfor. Der vokser de dejligste ædelsten, og jeg ville så gerne have nogle af dem. Jeg bliver helt bedrøvet, når jeg tænker derpå. Men hvordan skal jeg få fat i dem? Kun fuglene kan nå derop på deres vinger, intet menneske." - "Er det det hele," sagde jægeren, "den sorg skal jeg nok slukke." Derpå slog han kappen om dem begge, ønskede sig over på granatbjerget, og i samme øjeblik var de der. De pragtfulde stene strålede og funklede, så det var en fryd at se på, og de tog de smukkeste, de kunne finde. Heksen havde imidlertid ved trolddomskunster indrettet det sådan, at jægeren blev meget træt og søvnig. "Lad os hvile os lidt," sagde han til pigen, "jeg er så træt, at jeg ikke kan stå på benene." Han lagde nu hovedet i hendes skød og faldt i søvn. Da han sov fast, samlede hun de kostbare ædelstene sammen, tog kappen af ham, svøbte sig ind i den og ønskede sig hjem igen.
Da jægeren vågnede, så han, at hans elskede havde bedraget ham, og ladet ham blive alene tilbage på det øde bjerg. "Hvor der er megen falskhed i verden," sagde han bedrøvet, og vidste ikke, hvad han skulle gøre. Bjerget tilhørte imidlertid nogle vilde, mægtige kæmper, som huserede der, og det varede ikke længe, før han så tre af dem komme gående. Han lagde sig da ned og lod, som han sov. Kæmperne kom nu hen til ham, og den ene sparkede til ham og sagde: "Hvad er det for en ussel menneskeorm, som ligger der, med hovedet nede i maven?" - "Slå ham ihjel," sagde den anden, men den tredie sagde foragteligt: "Det er såmænd ikke umagen værd. Lad ham bare beholde livet, her kan han alligevel ikke blive, og hvis han kravler op på toppen, bærer skyerne ham af sted." Imidlertid gik de videre, men jægeren havde hørt, hvad de sagde, og så snart de var borte, kravlede han op på toppen. Da han havde siddet lidt deroppe, kom der en sky svævende, tog ham og bar ham hen over himlen. Efter nogen tids forløb sænkede den sig over en stor urtehave, omgivet af høje mure, og han faldt ganske lempeligt ned mellem kål og grøntsager.
"Bare jeg nu havde noget at spise," sagde han og så sig om, "jeg er så sulten, og det bliver nok ikke så nemt at komme videre. Men her er hverken æbler eller pærer eller anden frugt, ikke andet end urter. Jeg kan måske til nød spise lidt af den salat. Den smager jo ikke af ret meget, men den forfrisker dog." Han søgte sig et rigtigt pænt hovede ud og begyndte at gnave af det, men da han havde sunket et par bidder, blev han så løjerlig til mode. Han blev helt forvandlet. Fire ben, et tykt hovede og to lange ører voksede frem, og han så til sin rædsel, at han var blevet et æsel. Men da han stadig var sulten, og salat jo nu netop var noget for ham, åd han videre med stor grådighed. Han tog også fat på en anden slags, men da han havde spist lidt af den, blev han igen forvandlet til et menneske.
Så lagde han sig ned og sov sin træthed bort. Da han vågnede næste morgen, tog han et hovede af hver slags salat, og tænkte: "Det skal nok hjælpe mig til at få mine ejendele igen og straffe bedragerne." Han klatrede så over muren og drog af sted for at finde sin kærestes slot. Heldigvis fandt han det et par dage efter. Han smurte nu sit ansigt ind, så hans egen mor ikke kunne have kendt ham igen, gik ind i slottet og bad, om han måtte blive der. "Jeg er så træt, at jeg ikke kan gå et skridt længere," sagde han. "Hvad tager du dig ellers for?" spurgte heksen. "Jeg er et sendebud fra kongen," svarede han, "jeg har været ude for at lede efter den dejligste salat i verden. Heldigvis har jeg fundet den. Jeg har den her hos mig, men jeg er bange for, at de fine blade skal visne. Jeg ved såmænd ikke, om jeg kan komme længere med den."
Da den gamle hørte om den dejlige salat, blev hun lækkersulten. "Lad mig smage lidt af den," sagde hun indsmigrende. "Ja, værsgod," svarede jægeren, "jeg har taget to hoveder med, der har du det ene." Derpå rakte han hende det, han havde taget af den første slags. Heksen anede ikke uråd, og hendes tænder løb sådan i vand, at hun selv gik ud i køkkenet for at lave det til. Da hun var færdig, kunne hun ikke vente, til de havde sat sig til bords, men puttede straks et par bidder i munden. I samme øjeblik blev hun forvandlet til et æsel og løb ud i gården. Kokkepigen kom nu for at sætte salaten på bordet, men efter gammel vane fik hun lyst til at smage på den, og tog et par bidder. Øjeblikkelig virkede tryllekraften, og hun blev også forvandlet til et æsel og løb ud i gården til den gamle. Skålen med salaten faldt på gulvet. Jægeren sad imidlertid inde hos den smukke pige. Hun havde også nok lyst til at smage salaten, og da der ingen kom med den, sagde hun: "Jeg kan ikke begribe, hvor den salat bliver af." - "Den har nok allerede gjort sin virkning," tænkte jægeren, og sagde: "Nu skal jeg gå ud i køkkenet og se, hvordan det går." Da han kom derud, så han de to æsler løbe rundt i gården, og salaten lå på gulvet. "Nu har de nok fået deres part," sagde han, samlede resten op, lagde det på et fad og bragte det ind til pigen. "Her bringer jeg jer selv den vidunderlige salat, for at I ikke skal vente på den," sagde han. Hun spiste nu også deraf, blev forvandlet til et æsel og løb ud i gården.
Da jægeren havde vasket sit ansigt, så at han var til at kende igen, gik han ud i gården og sagde: "Nu skal I få straffen for eders falskhed." Derpå bandt han dem alle tre i et tov og trak dem hen til en mølle. Han bankede på ruden, og mølleren stak hovedet ud og spurgte, hvad han ville. "Jeg har tre slemme dyr, som jeg ikke vil have længere," svarede han, "vil dog alligevel, at det var synd at slå hende. Derpå gik han tilbage til slottet, og der var alt, hvad han behøvede.
Efter nogle dages forløb kom mølleren og meldte, at det gamle æsel, som havde fået tre gange prygl og en gang mad, var død. "De to andre lever ganske vist endnu," sagde han, "de får tre gange mad, men de hænger sådan med hovedet, at de holder det vist ikke gående ret længe." Da blev jægeren formildet, fik ondt af dem og sagde til mølleren, at han skulle bringe dem op på. slottet. Derpå gav han dem noget af den anden salat, så de blev til mennesker igen. Den smukke pige kastede sig på knæ for ham. "Tilgiv mig det onde, jeg har gjort dig, min elskede," sagde hun, "min mor tvang mig dertil. Jeg gjorde det mod min vilje, for jeg holder af dig. Din ønskekappe hænger i skabet, og jeg vil tage et brækmiddel, så du får fuglehjertet tilbage." Da kom jægeren på andre tanker. "Behold det kun," sagde han, "det er dog lige meget, hvem der har det, for nu skal du være min hustru." Brylluppet blev så fej ret, og de levede lykkeligt sammen til deres død.
Ngày xửa ngày xưa có một người thợ săn trẻ tuổi. Chang vào rừng đi săn, lòng vui phơi phới, vừa đi vừa thổi kèn bằng lá. Bỗng một bà lão già nua, xấu xí tới gần và nói:
- Chào anh thợ săn thân mến, anh vui vẻ, hồ hởi, trong khi đó tôi vừa đói vừa khát, cho tôi một mẩu bánh đi.
Tình cảnh bà lão tội nghiệp làm anh mủi lòng, anh lấy tiền từ túi ra đưa cho bà lão. Lúc anh định đi tiếp, bà lão giữ lại và nói:
- Anh thợ săn thân mến, hãy nghe tôi nói, anh có lòng tốt, lão muốn thưởng cho anh. Anh cứ đi theo đường này, được một lát sẽ tới chỗ có một cây cổ thụ, có chín con chim đậu trên cây đang dùng móng vuốt tranh giành nhau chiếc áo. Anh nạp đạn và giương súng bắn vào giữa bầy chim. Áo rơi xuống anh hãy nhặt lấy, nó sẽ làm cho anh toại nguyện. Một con chim trúng đạn rơi xuống. Chiếc áo đó chính là chiếc áo thần. Khoác nó trên vai, muốn đi nơi nào chỉ cần cầu chú là trong khoảng khắc đến ngay nơi ấy. Anh hãy moi quả tim của con chim kia và nuốt đi thì mỗi sáng khi thức dậy anh thấy một đồng tiền vàng dưới gối.
Anh thợ săn cảm ơn bà lão, anh nghĩ bụng:
- Nếu những điều bà già hứa sẽ đúng như vậy thì quả là tuyệt vời.
Anh đi chừng ba trăm mét bỗng nghe có tiếng chim, ngẩng đầu lên thấy một đàn chim ở trên cây, chúng dùng mỏ để lôi chiếc áo, để mổ nhau giằng kéo chiếc áo về phía mình. Tiếng chim kêu loạn xạ. Anh thợ săn nói:
- Chà, đúng lạ thật, mọi chuyện xảy ra như lời bà cụ nói.
Anh liền nạp đạn, giương súng bắn vào giữa bầy chim, lông chim bay lả tả. Đàn chim nháo nhác bay đi, nhưng có một con chết rơi xuống, chiếc áo cũng rơi theo. Anh thợ săn làm như lời bà lão dặn, mổ chim lấy quả tim và nuốt. Anh mang áo về nhà.
Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy anh chợt nhớ tới lời tiên tri, cũng muốn xem có đúng không, anh lật gối lên thì thấy một đồng tiền vàng sáng nhoáng. Những ngày kế tiếp cũng vậy, cứ thức dậy, lật gối lên là nhặt được một đồng tiền vàng. Gom số đó lại đã được một đống vàng, anh nghĩ:
- Vàng chẳng giúp ích gì khi mình cứ ru rú ở nhà, mình phải đi chu du thiên hạ cho biết đó biết đây mới được.
Anh chào bố mẹ, súng đeo vai, đạn thắt ở lưng, anh lên đường đi chu du thiên hạ. Một hôm anh đi qua khu rừng, ra khỏi rừng anh thấy ở cánh đồng phía trước có một tòa lâu đài đồ sộ. Một bà già và một thiếu nữ xinh đẹp nhìn từ cửa sổ xuống. Vốn là phù thủy, bà bảo cô gái:
- Kìa, một chàng trai vừa ở trong rừng đi ra, gã ta có bảo bối trong người. Con yêu của mẹ, ta phải tìm cách quyến rũ. Trong người gã có một quả tim con chim nên sáng sáng dưới gối gã có một đồng tiền vàng.
Mụ kể cho cô biết, tại sao chàng trai lại có bảo bối trong người và dặn cô phải hết sức săn đón. Cuối cùng, mụ trợn mắt dọa cô:
- Nếu con không nghe lời ta, thì đó là bất hạnh cho con.
Liếc nhìn người đẹp, anh thợ săn nghĩ:
- Mình đi chu du thiên hạ đã lâu, giờ cũng phải nghỉ ngơi cho thoải mái. Ta ghé nghỉ trong lâu đài đẹp này mà chẳng phải lo gì, tiền vàng ta có nhiều.
Thực ra khi nhìn thấy người đẹp anh đã nảy ra ý nghĩ đó.
Bước vào trong lâu đài, anh được tiếp đón nồng hậu. Chẳng bao lâu anh thợ săn đã yêu say đắm cô gái, chàng mê cô gái tới mức làm tất cả những gì cô muốn. Mụ già bảo con:
- Giờ ta phải lấy cho kỳ được quả tim con chim.
Hai mẹ con nấu một thứ nước uống, nấu xong mụ rót vào ly để con gái đưa cho anh thợ săn. Cô gái nói:
- Anh yêu quý của em, anh uống chúc em đi.
Uống hết ly nước, anh chàng thợ săn nôn ói ra quả tim con chim. Cô gái lén mang đi và nuốt tim chim như lời mẹ dặn. Từ đó anh không còn tìm thấy đồng tiền vàng ở dưới gối nữa. Tiền vàng giờ đây nằm dưới gối cô gái mà sáng sáng mụ già đến lấy đi. Anh chàng thợ săn si tình cứ đắm đuối mê mẩn quấn quanh cô gái chẳng còn nghĩ gì đến việc khác.
Mụ già lại bảo con:
- Tim chim đã lấy được rồi, ta phải lấy nốt chiếc áo vạn dặm của nó.
Cô con gái nói:
- Chiếc áo nên để cho anh ấy. Anh đã mất hết của cải rồi còn gì.
Mụ già tức giận nói:
- Chiếc áo tuyệt diệu ấy là đồ hiếm trong thiên hạ. Ta phải lấy cho kỳ được.
Mụ bày mưu cho con, dọa không nghe lời sẽ bị phạt, cô đành làm theo ý mẹ. Cô ra đứng bên cửa sổ nhìn ra xa với dáng vẻ rầu rĩ. Anh thợ săn hỏi:
- Nom em sao buồn thế?
Cô đáp:
- Chao ôi, anh yêu quý của em. Đằng trước kia là núi Thạch Lựu, ở đó có nhiều ngọc quý. Cứ nghĩ đến nó là em lại buồn. Chỉ có chim mới bay được đến đó, con người chắc chẳng bao giờ tới đó được.
Anh thợ săn nói:
- Nếu chỉ vì việc ấy mà em than thở thì anh có thể làm ngay để em đỡ buồn.
Rồi anh kéo cô vào trong áo khoác, mồm niệm chú ước đến ngay núi Thạch Lựu. Chỉ trong khoảnh khắc cả hai người đã ở trên núi. Ngọc óng ánh khắp ngọn núi, trông thật sướng mắt. Họ nhặt những viên đẹp nhất, quý nhất. Mụ già dùng phép thuật làm cho anh thợ săn mắt díp lại. Anh bảo cô gái:
- Chúng ta hãy ngồi xuống nghỉ một lúc đi, anh mỏi mệt quá, chân đứng không vững nữa.
Hai người ngồi xuống, anh gối đầu vào lòng cô mà ngủ. Lúc anh ngủ thiếp đi, cô gái cởi áo khoác ở vai anh ra và khoác vào người mình, gom nhặt châu ngọc và mồm niệm chú ước về ngay nhà.
Ngủ đẫy giấc, anh thợ săn tỉnh dậy mới biết người yêu lừa dối, bỏ rơi mình ở lại quả núi hoang vu này. Anh nói:
- Than ôi, sao lại có chuyện bội bạc ghê gớm như vậy trên đời này!
Anh thẫn thờ cả người, đau khổ và lo lắng, không biết làm thế nào. Núi này vốn là nơi hoành hành của những tên khổng lồ man rợ, anh mới ngồi được một lúc đã thấy ba tên, anh ngả lưng xuống làm như ngủ rất say. Ba tên khổng lồ bước tới, tên thứ nhất đá vào người anh nói:
- Con sâu đất này sao lại nằm ườn ra, trầm ngâm thế này?
Tên thứ hai nói:
- Lấy chân dẫm cho nó chết đi!
Với giọng khinh bỉ, tên thứ ba nói:
- Chả bõ công, để cho nó sống. Nó không ở đây nổi. Nếu nó leo lên cao trên đỉnh núi sẽ bị mây cuốn đi mất.
Rồi chúng bỏ đi nơi khác. Nằm lắng nghe chúng nói đợi chúng đi khuất, anh đứng dậy và trèo lên đỉnh núi. Anh ngồi nghỉ trên đỉnh núi thì có một đám mây trôi tới, cuốn anh bay lơ lửng trong không trung. Đám mây từ từ xuống thấp và thả anh xuống một vườn rau to, chung quanh có tường. Anh rơi xuống đất một cách nhẹ nhàng giữa đám bắp cải và các loại rau khác. Rồi anh nhìn quanh và nói:
- Mình đói lả không đi được nữa. Giá có cái gì ăn thì hay. Ở đây chẳng có lê, táo hay thứ quả nào khác, chỉ toàn rau là rau.
Cuối cùng anh nghĩ:
- Bí quá ta đành ăn rau sống vậy, tuy không ngon lành gì nhưng cũng mát ruột.
Anh chọn một cây rau ngon, ăn vào anh thấy người hình như có biến chuyển. Bốn chân mọc ra, đầu lớn hơn trước, hai tai dài ra. Anh khiếp sợ rùng người khi thấy mình đã biến thành con lừa. Cơn đói vẫn hoành hành, mà giống lừa vốn thích ăn rau nên anh cảm thấy rau sống giờ đây rất hợp với thể chất mình nên anh càng ăn nghiến ngấu. Mãi sau, khi ăn một loại rau khác, ăn vào anh cảm thấy trong người lại có sự thay đổi và thấy mình trở lại hình người.
Anh nằm xuống ngủ cho hết cơn mệt. Sáng sớm hôm sau, khi tỉnh dậy anh hái một cây rau độc và một cây rau lành, anh nghĩ bụng:
- Những cái này sẽ giúp mình lấy lại các thứ của mình và trừng phạt sự phản bội.
Anh nhét rau vào người, rồi trèo qua tường đi tìm lâu đài người yêu của mình.
Lang thang mấy ngày, may mắn thay anh lại tìm ra được. Anh bôi đen mặt mũi đến mức mẹ đẻ cô gái cũng không nhận ra anh. Anh bước tới lâu đài và xin nghỉ trọ. Anh nói:
- Tôi mệt lắm không đi được nữa.
Mụ phù thủy hỏi:
- Này, người đàn ông kia là ai vậy? Làm nghề gì?
Anh đáp:
- Tôi là sứ giả của nhà vua. Tôi được phái đi tìm loại rau ngon nhất trên đời. May mắn tôi đã tìm được thứ rau quý ấy, hiện mang theo đây. Nhưng trời nắng nóng như thiêu như đốt, rau tươi đã bắt đầu héo, không biết tôi có mang đi tiếp nữa được không.
Nghe nói đến rau quý, mụ già đã thấy thèm, nên nói:
- Chàng trai đáng yêu, cho tôi nếm thử rau quý được không?
Anh đáp:
- Tại sao lại không! Tôi mang về hai cây, tôi để cho bà một cây.
Anh mở túi, đưa cho mụ cây rau độc. Mụ không nghi ngờ gì cả. Nghĩ tới món ăn mới là mụ đã chảy nước miếng. Mụ tự mình xuống bếp làm thức ăn. Nấu chín, mụ chẳng đợi bưng lên bàn, đút luôn mấy lá vào mồm. Vừa nuốt xong, mụ biến ngay thành con lừa cái và chạy ra sân.
Đến lượt con hầu bếp, thấy món rau làm xong để đấy, nó bưng lên, nhưng quen nếp cũ cứ thèm là ăn vụng. Nó vừa mới ăn vài lá phép lạ đã biến cô thành con lừa cái nhỏ và chạy ra sân chỗ con lừa cái lớn. Bát rau rơi xuống đất. Trong lúc ấy, sứ giả ngồi bên người đẹp. Chờ mãi, không có ai mang rau lên, thèm ăn cô nói:
- Em chẳng biết rau để ở đâu.
Anh thợ săn nghĩ bụng, rau đã ngấm thuốc, anh nói:
- Để tôi xuống bếp xem sao.
Khi anh xuống thì thấy hai con lừa cái đang chạy nhảy ở sân, nhưng rau bị đổ ra đất. Anh nói:
- Được lắm! Hai đứa đã lấy phần rồi.
Anh nhặt những lá rau còn lại, bỏ vào thẫu bưng lên cho cô gái và nói:
- Để cô đỡ sốt ruột chờ, tôi tự tay mang lên.
Cô ăn vào, cũng như những người kia, cô biến ngay thành con lừa con chạy ra sân. Để cho những người biến ra lừa nhận được anh. Anh thợ săn lau mặt sạch và ra sân nói:
- Giờ thì các người phải đền tội phản bội của mình!
Anh ấy dây buộc cả ba con lừa lại, dắt tới cối xay gió. Tới nơi, anh gõ cửa sổ, bác thợ xay bột thò đầu ra hỏi anh muốn gì. Anh đáp:
- Tôi có ba con lừa tai quái không muốn nuôi nữa. Nếu bác nuôi hộ, tôi xin chịu tiền thức ăn nuôi chúng.
Bác thợ xay hỏi:
- Tại sao không nhận nhỉ? Nhưng nuôi chúng như thế nào?
Anh thợ săn dặn bác:
- Con lừa già chính là mụ phù thủy, ngày cho ăn một lần, đánh ba lần, con lừa thứ hai chính là con hầu, cho ăn ba lần một ngày và đánh một lần. Con còn lại là cô gái thì tha đánh và cho ăn ba lần một ngày.
Dầu sao anh cũng còn có tình thương với cô gái. Rồi anh trở lại lâu đài, nơi anh muốn gì có nấy. Được mấy hôm bác thợ xay tới báo là con lừa già bị ăn đòn nhiều và được ăn ít đã chết. Bác nói tiếp:
- Hai con kia còn sống, ngày được ăn ba lần. Nhưng nom chúng biếng ăn chắc không sống được bao lâu nữa.
Anh thợ săn cảm thấy thương hại, nên nguôi giận, nói bác thợ xay đưa chúng lại anh. Hai con lừa đến, anh cho ăn rau thuốc, chúng hiện nguyên hình người. Cô gái quỳ trước anh và nói:
- Trời ơi, anh thân yêu, anh hãy tha lỗi cho em! Mẹ bắt em phải làm những điều tội lỗi, em đâu có ý nghĩ đó. Thực tình em yêu anh tha thiết. Áp thần của anh treo trong tủ. Em sẽ uống thuốc để ói tim chim ra.
Giờ anh nghĩ khác nên nói:
- Em cứ giữ lấy, đâu cũng vào đấy. Anh sẽ lấy em, em sẽ là người vợ thủy chung của anh.
Lễ cưới được tổ chức, họ sống hạnh phúc bên nhau trọn đời.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng