Varza fermecata


Rau lừa


A fost odata ca niciodata un tinar vinator, si vinatorul asta se duse intr-o buna zi in padure dupa vinat. Si era vesel si voios in inima lui si cum mergea el asa, cintind din frunza, numai ce intilni o matusica batrina si urita, care ii spuse:
- Buna ziua, vinatorule draga, pesemne ca-ti merge de minune, ca te vad vesel si bine dispus, dar eu rabd de foame si de sete si n-am pe nimeni sa ma ajute... Fa-ti pomana c-un banut, si nu te-oi uita niciodata!...
Vinatorului i se facu mila de sarmana batrinica si baga mina in buzunar de-i dete citeva parale, dupa cum il lasa punga. Voi apoi sa plece mai departe, dar matusica aceea il opri si-i spuse:
- Draga vinatorule, pentru inima ta buna si milostiva, vreau sa-ti daruiesc si eu ceva, da asculta aici la mine: ai sa mergi ce-o sa mergi, si-n drumul tau ai sa dai de-un pom. Si-n pomul asta or sa stea noua pasarele, care or sa tina in gheara o mantie. Si toate noua s-or bate intre ele pentru mantia asta, fiecare vrind s-o apuce pentru sine... Si de cum le-oi vedea, pune pusca la ochi si trage drept.In mijlocul lor. Si de vei face asa, de buna seama ca n-o sa le mai arda sa stea la gilceava si-or sa dea drumul mantiei. Vezi insa ca si una din pasari va fi atinsa de gloante si va cadea moarta la pamint... Mantia s-o iei cu tine, ca e o mantie fermecata si are un dar minunat: de ti-o pui pe umeri, n-ai decat sa doresti sa fii intr-un loc si intr-o clipa esti acolo... Da vezi sa nu uiti nici pasarea... Scoate-i inima si ai grija de maninc-o intreaga! Si de vei face asa, in fiecare dimineata, cand te-i scula, vei gasi sub perna un ban de aur.
Vanatorul ii multumi din suflet femeii si incepu a se gindi in sinea lui: "Frumoase lucruri mi-a fagaduit, n-am ce zice, barem de s-ar implini toate!..."
Si, ce crezi, mai merse el cam vreo suta de pasi, si numai ce auzi deasupra capului zvon de pasari care se ciondaneau! Trase el cu urechea la ciripitul acela ascutit si odata cata in sus, sa vada despre ce-i vorba. Si vazu o gramada de pasarele care tot trageau cu ciocurile si cu ghearele de~o mantie. Si tipau una la alta si se cio-rovaiau, furioase, de parca fiecare ar fi vrut s-o aiba numai ea.
Ian te uita, facu vinatorul mai mult pentru sine, pai se potriveste tocmai cu ce mi-a spus batrinica!...
Si nu-si termina bine vorbele, ca si lua pusca din spinare. Apoi o puse la ochi si tinti drept in mijlocul pasarelelor, de zburara fulgii in toate partile... Intr-o clipa se imprastiara toate, tipind grozav, dar vezi ca una din ele cazu moarta la pamint... Si-n acelasi timp cazu si mantia...
Vinatorul facu intocmai cum il invatase batrinica: taie pasarea si dupa ce-i scoase inima, o inghiti. Apoi pleca inspre casa luind cu sine mantia.
In dimineata urmatoare, cand se trezi, ii veni in minte fagaduiala femeii si vru sa vada de nu-s numai vorbe, dar cum ridica perna, si vazu stralucind un ban de aur. A doua zi, dimineata, afla iar unul sub perna, si tot asa, in fiece dimineata, de cite ori se trezea. Isi strinse omul o gramada de aur, dar vezi ca aurul nu-i aducea multumirea si-n cele din urma incepu el a se gindi: "La ce bun tot aurul de l-am strins, daca stau acasa, intre patru pereti?!... O sa plec sa cutreier lumea, sa aflu si eu cite se mai petrec pe pamintul asta!..."
Isi lua ramas bun de la parinti si, punindu-si ranita si pusca la spinare, pleca in lume. Si intr-o buna zi se intimpla sa treaca printr-o padure deasa. Si cand se sfirsi padurea, numai ce vazu inaintea lui o cimpie si pe cim-pia aceea inaltindu-se un castel maret. La una din ferestre stateau o batrina si o fata minunat de frumoasa, si priveau in jos.
Acu , trebuie sa va arat ca batrina era o vrajitoare afurisita. Si-i spuse fetei vrajitoarea aceea:
- Ian te uita la omul de vine din padure! Asta are in trupul lui o comoara minunata si trebuie sa-l vrajim, ca s-o dobindim noi. Si stii ce anume are? O inima de pasare! Si multumita ei, in fiecare dimineata gaseste sub perna un ban de aur. Ei, ce zici, fetita mea iubita, nu ne-ar sta noua mai bine s-o avem, decat lui?...
Apoi cotoroanta prinse a-i povesti cum s-a intimplat toata tarasenia si-o mai invata cum trebuia sa se prefaca pentru a-l prinde in mreje pe flacau. La urma n-o mai lua insa cu binele, ci o ameninta si se rasti la ea, privind-o cu niste ochi rai si incarcati de furie:
- Iar de n-o sa vrei sa ma asculti, o sa fii nefericita!... De cum se apropie de castel, vinatorul o si zari pe
fata la fereastra si-si spuse in sine: "Cred ca se cade sa ma hodinesc si eu putin, ca doar ratacesc de atita vreme. Si gindesc sa ramin la castelul asta frumos, ca bani am destui in punga ca sa le rasplatesc pe gazde imparateste!..." Dar pricina adevarata nu era asta, ci-mi pare mie ca chipul cel dragalas al fetei... Ca de cand o zarise, ii ramasese inima la ea. Intra flacaul in casa si, de cum pasi pragul, fu primit cu multa prietenie si ospatat dupa cum cerea cuviinta. Nu trecu mult si prinse a o indragi asa de tare pe fata vrajitoarei, ca nu se mai gindea decat la ea. Si i se uita intruna in ochi, sorbind-o cu privirea.
Si tot ce-i cerea fata, facea cu draga inima, de imi vine sa si cred ca ar fi sarit chiar si in foc pentru ea... Daca vazu baba cit e de prins flacaul, numai ce-i spuse fetei:
- Ei, a venit timpul sa punem mina pe inima de pasare! Nu te teme, c-o sa solomonesc in asa fel ca nici sa nu simta ca-i lipseste...
Baba pregati o bautura si, dupa ce-o fierse si-o ras-fierse intr-un ceaun, o puse intr-un pahar. Iar paharul i-l intinse fetei, ca sa i-l dea vinatorului. Si-i spuse fata vinatorului:
- ...Si-acu , dragul meu, bea in sanatatea mea! Vinatorul se grabi sa bea si, de cum inghiti bautura,
si dadu afara inima pasaruicii. Dar vezi ca fata se tot invirtea pe langa el si i-o lua pe furis. Si trebui s-o inghita, ca asa ii poruncise vrajitoarea!...
Si din ziua aceea, vinatorul nu mai gasi sub perna cite un ban de aur. In schimb, il gasea fata, in fiecare dimineata cand se trezea. Dar ti-ai gasit ca baba sa i-l fi lasat fetei! inca din revarsatul zorilor i-l lua de sub perna. Vezi insa ca vinatorului putin ii pasa ca pierduse o asemenea avutie. Ca acum alta era avutia lui... Si era atit de indragostit de fata, ca nu se mai misca de acasa si nu mai facea nimic altceva decat sa stea tot timpul in preajma ei...
Daca vazu batrina vrajitoare cit e de imbrobodit, prinse iarasi a spune:
- Inima pasaruicii o avem, da acum trebuie sa-i luam si mantia fermecata!
Vezi insa ca fata gindea altfel si-i raspunse maica-si:
- Ba, sa i-o lasam, ca averea tot a pierdut-o! Afurisita de baba se minic foc la auzul astor cuvinte,
si-i spuse:
- O astfel de mantie nu-i un lucru obisnuit. Ehe, arareori se gaseste pe lume o mantie care sa aiba un asemenea dar!... Vreau s-o am si am s-o am! Ca doar n-o sa tin eu seama de vorbele tale nesabuite!...
Apoi o invata pe fata ce sa faca si-i atrase luarea-aminte ca de nu-si baga mintile in cap s-o asculte, o s-o pateasca rau de tot. Si biata fata trebui sa faca tot ce-o invatase maica-sa. Se aseza la fereastra si prinse a se uita in departare, de parca ar fi fost tare mihnita. Vinatorul, care n-avea ochi decat pentru dinsa, se temu ca i s-a intimplat ceva si indata o intreba:
- Da de ce stai atit de trista?!...
- Vai, dragul meu, ii raspunse ea, imi atintesc privirea spre muntele de-i peste drum de noi. Pe muntele asta cresc cele mai frumoase rubine. Si atit de mult jinduiesc dupa pietrele astea pretioase, ca-mi sta gindul numai la ele si de-aia sunt foarte trista. Da cine oare ar putea sa mi le aduca?!... Ca doar pasarile, in zbor, pot ajunge pana acolo... Iar vreo fiinta omeneasca niciodata!
- Daca asta ti-e singurul necaz, dadu s-o linisteasca vinatorul, apoi afla ca-mi sta in putinta sa ti-l curm in curind!
Si zicand aceasta, o lua sub mantia lui si isi dori sa fie pe muntele de rubine. Cit ai clipi, se si aflau amin-doi acolo. Unde-ti aruncai privirea, straluceau numai nestemate, ca simteai o placere si-o incintare sa te tot uiti la ele... Si, fara sa se grabeasca, au cules cele mai frumoase si mai pretioase rubine. Dar in ast timp vrajitoarea nu statea cu miinile-n sin... Si, prin vraji de tot felul, reusi ca vinatorul sa-si simta pleoapele grele... Si cum somnul ii tot dadea tircoale, flacaul ii spuse fetei:
- Ia hai sa mai stam oleaca si jos, sa ne hodinim putin, ca ma simt atit de ostenit ca abia ma pot tine pe picioare!
Apoi se asezara jos si flacaul puse capul in poala ei, si adormi.
in timp ce dormea, toropit de somn, fata dezlega mantia de pe umerii flacaului si si-o puse pe umerii ei. Dupa asta se grabi sa stringa rubinele si celelalte nestemate si isi dori sa fie acasa.
Cind vinatorul isi sfirsi somnul si se trezi, isi dadu seama ca draga lui l-a inselat si ca l-a lasat singur pe muntele de rubine, unde nu era in stare sa calce picior omenesc.
- Vai, incepu a se vaicari el, cit de mare e necredinta pe lumea asta!...
Si ramase pe loc, cu inima incrincenata de durere, ca nu-i dadea in gind ce sa faca pentru a iesi din impasul in care se gasea.
Muntele era al unor uriasi salbatici, care-si aveau salasul acolo si se indeletniceau cu tot soiul de faradelegi. Nu dura mult si, cum statea el asa, privind in zare, numai ce zari pe trei dintre uriasii aceia indreptindu-se catre el. Atunci se intinse cit era de lung, prefacindu-se ca doarme adinc. Uriasii se apropiara de flacau si, cand fura foarte aproape de el, primul dintre ei il impinse cu piciorul, spunind:
- Ia te uita, ce vierme o mai fi si asta?!...
- Ce mai stai: striveste-l cu piciorul! il indemna cel de-al doilea.
Dar cel de-al treilea grai cu dispret:
- Lasati-l in pace, ca nu merita osteneala!... Multa vreme n-o sa mai poata ramine aici, iar de s-o incumeta sa urce muntele pana-n virf, or sa-l inhate norii si l-or duce cu ei.
Si tot sporovaind asa, trecura de el si mersera mai departe, pana ce se pierdura dupa o movila. Vezi insa ca vinatorul luase seama la cuvintele lor, si cum ii vazu plecati, se scula in capul oaselor si-o porni la drum. Si, tiris-grapis, urca pana-n virful muntelui. Dar acolo nu-i fu dat sa ramina multa vreme, ca indata veni un nor si-l inhata. Il duse cu el norul, si un timp il purta pe intinsul cerului. Dar mai apoi cobori jos de tot, deasupra unei gradini mari, inconjurata de ziduri groase.
Si era gradina asta plina de zarzavaturi de tot soiul.
Si asa se facu ca norul il lasa pe flacau din circa, de ajunse, incetisor, pe pamint, printre straturi de varza si alte legume...
Vinatorul cata cu luare-aminte imprejur si-si spuse in sinea lui: "Macar de-as gasi ceva demancare pe-aici! Ca sunt atit de flamind, ca nu mai pot!... Si de mi-o ramine iar burta goala, nu stiu, zau, cum oi pleca mai departe.. Da unde sa gasesc demancare, ca nu vad nici un mar, nici o para, nici un fruct, ci doar ierburi..."
Intr-un sfirsit, cum statea el asa, plin de deznadejde, si nu stia ce sa faca, prinse iar sa se gindeasca:
"Da la urma urmei, de nevoie, o sa-mi mint burta cu niste varza! Nu e ea prea gustoasa, da sa-mi vin nitelus in putere, tot o sa ma faca!..."
Si cum gindi, asa si facu. Alese o capatina frumoasa si indesata, si prinse a se infrupta din ea. Dar abia inghiti citeva imbucaturi, ca se si simti cuprins de-un simtamint ciudat, de parca ar fi fost schimbat cu totul. Si pe data se vazu - dar cu ce groaza!... - cu patru picioare, c-un cap mare si lunguiet, si cu doua urechi lungi-lungi... Pasamite, se prefacuse intr-un magar!... Dar cum foamea nu i se potolise, si cum sub noua lui infatisare varza ii placea indeajuns de mult, incepu sa dea iama prin tot stratul, mincind cu mare pofta.
intr-un sfirsit, nimeri la alt strat, dar vezi ca varza asta parea sa fie de alt soi. Si nu se dadu in laturi sa guste si din ea. Dar de-abia inghitise citeva frunze, ca simti din nou o schimbare si-si recapata infatisarea omeneasca.
Apoi vinatorul se culca si adormi zdravan. In dimineata urmatoare se trezi inviorat, de parca nici n-ar fi trecut prin atitea intimplari si, mai inainte de a pleca, avu grija sa rupa o capatina din varza cea buna si una din varza cea rea. Si-n timp ce si le punea in ranita, gindi in sinea lui: "Verzele astea or sa ma ajute sa recapat ce-i al meu si sa pedepsesc necredinta!..."
Apoi sari peste zid si-o porni la drum catre castelul unde-si ducea viata draga lui. Dar vezi ca nu stia incotro e si citeva zile umbla incolo si incoace, fara sa-i dea de urma. Dar, din fericire, un copilandru il indrepta pe calea cea buna, si-ntr-un fapt de seara se afla in fata castelului. Dar mai inainte de a-i pasi pragul, avu grija sa-si innegreasca obrazul cu funingine, si era asa de schimbat, ca de l-ar fi vazut chiar maica-sa, tot nu l-ar fi recunoscut... Si batind el la poarta, ceru adapost.
- sunt atit de trudit, abia ingaima el, ca nu ma tin picioarele sa pot merge mai departe!...
Vrajitoarea cata la el pe dupa grilajul portii, si prinse a-l cerceta:
- Da cine esti, jupine, si cu ce treburi umbli?... Si flacaul raspunse:
- sunt un slujitor imparatesc si-am fost trimis in lume de catre stapinul meu, sa-i aduc cea mai gustoasa varza ce creste sub soare. Si cum mi-a fost dat sa am fericirea s-o gasesc, o port chiar aici, cu mine. Da ma nelinisteste ca soarele arde prea tare si mi-e teama ca nu cumva sa se vestejeasca leguma, ca tare-i frageda!... De asta nici nu stiu daca oi putea-o duce mai departe...
Cind auzi cotoroanta de varza cea gustoasa, odata i se facu pofta si spuse:
- Jupine draga, lasa-ma sa gust din minunatia asta de varza, ca rivnesc la ea!...
- De ce nu! facu vinatorul, cu ingaduinta. Ca doar am luat cu mine doua capatini. Uite, una din ele o sa ti-o dau dumitale.
Apoi desfacu ranita si ii intinse varza cea rea. Vrajitoarea n-avea cum sa stie c-ar putea sa i se-ntimple ceva de pe urma legumei asteia, si cum ii lasa gura apa dupa mancarea asta necunoscuta, se duse singura in bucatarie, sa si-o pregateasca pentru cina. Dar cand fu gata, atit de mare ii fu pofta, ca nu astepta sa fie adusa la masa, ci lua imediat citeva foi si le baga in gura. Dar vezi ca, indata ce le inghiti, isi pierdu infatisarea omeneasca si fugi prin curte in chip de magarita. Dupa putin, veni la bucatarie slujnica, si zarind varza gata facuta, vru s-o duca la masa. Dar in timp ce mergea cu strachina, dupa un vechi obicei, ii veni pofta sa guste din blid si inghiti pe nemestecate citeva foi. Si pe data se prefacu si ea tot intr-o magarita si fugi afara, la batrina. Pasamite, varza aceea isi vadise si de asta data puterea nazdravana... Dar acum zacea imprastiata pe jos, ca strachina cazuse din miinile slujnicei si se facuse tandari, in ast timp, presupusul slujitor imparatesc statea la taclale cu fata cea frumoasa. Dar cum nu venea nimeni cu varza si era si ea pofticioasa, fata nu-si mai gasea astimpar si, pana la urma, spuse:
- Nu stiu de ce nu mai vine odata mamuca, cu varza aia!...
Atunci se gindi vinatorul in sinea lui: "Sa stii ca leguma si-o fi facut de-acu efectul!.".. Si apoi spuse cu glas tare:
- Las ca ma duc eu pana la bucatarie, sa vad ce-o fi de intirzie!
Vezi insa ca abia cobori treptele cerdacului, ca le si vazu pe cele doua magarite alergind prin curte. Cauta el varza si o afla imprastiata pe sub niste scaune.
- Bravo! Astea doua si-au primit portia!... facu el, bucuros. Acu mai ramine sa se infrupte din varza si faptura de m-a inselat intr-un chip atit de nevrednic!...
Apoi ridica de pe jos restul de foi si le puse pe un taler. Si inminindu-i-l fetei, ii spuse:
- Ti-am adus chiar eu mancarea cea gustoasa, ca sa nu trebuie sa mai astepti...
Fata se apuca sa manince din varza cu lacomie si pe data isi pierdu si ea infatisarea omeneasca. Si numai ce-o zbughi afara pe usa si incepu sa alerge prin curte in chip de magarita.
Dapa ce vinatorul isi spala fata, pentru ca cele trei femei prefacute in magarite sa-l poata recunoaste, cobori in curte si le spuse:
- Acu , veti primi rasplata pentru necredinta voastra! Si legindu-le pe toate trei cu o fringhie, le mina din urma pana ce ajunse la o moara. Batu el in geam, dar cum era cam tirzior, morarul scoase capul afara si-l intreba ce doreste.
- Am trei animale naravase, raspunse vinatorul, si n-as vrea sa le mai tin, ca-mi dau mult de furca. Daca te-ai invoi insa sa le iei la dumneata si sa le dai adapost si nutret, si sa le tii dupa cum ti- oi spune eu, nu m-as zgirci deloc si ti-as plati cit mi-ai cere.
Atunci morarul ii raspunse:
- Ma-nvoiesc bucuros! Da cum trebuie sa le tin? Si vinatorul ii arata pe indelete ca magaritei batrine
- pasamite asta era vrajitoarea! - sa-i dea de trei ori pe zi bataie si o data mancare, celei tinere - care era slujnica - sa-i dea o data bataie si de trei ori mincare, iar celei tinere de tot - care era fata - bataie sa nu-i dea deloc, dar sa-i dea de trei ori mancare.
De, se aratase ingaduitor cu fata, fiindca inca o mai indragea si nu-si putea calca pe inima s-o lase sa fie scarmanata... Apoi se intoarse la castel si gasi acolo tot ce avea nevoie. Dupa citeva zile veni morarul si-i aduse vestea ca margarita cea batrina - care primise in tot timpul bataie si numai o data pe zi mancare - daduse ortul popii.
- Celelalte doua, spuse el, desi n-au murit si primesc mancare de trei ori pe zi, sunt atit de triste, ca multe zile nu cred c-or sa mai aiba si ele.
Daca auzi asta, vinatorul se milostivi de ele si-si domoli inversunarea. Si-i porunci morarului sa le aduca inapoi. Si cand fura iarasi in curtea castelului, le dadu sa manince din varza cea buna si-si luara din nou infatisarea omeneasca.
Atunci fata cea frumoasa ii cazu in genunchi si-i spuse: - Of, dragul meu drag, oare ai putea sa ma ierti vreodata pentru raul ce ti l-am facut?!... Da sa stii ca numai maica-rnea e de vina, ca ea m-a silit sa-ti casunez asa un rau si totul s-a intimplat impotriva vointei mele
ca mi-esti drag din tot sufletul!... Mantia ta fermecata e intr-un scrin, cit despre inima pasaruicii, indata o sa iau o bautura, ca s-o dau afara...
Daca-i auzi spusele, pe loc se insemna flacaul si-i grai ca unei logodnice:
- Pastreaza-le, ca mi-e totuna de le ai tu sau eu, ca doar stiu bine c-o sa-mi fii sotie credincioasa!
Si-au facut o nunta de s-a dus pomina, si-au trait impreuna in bucurie si multumire pana la sfirsitul zilelor.
Ngày xửa ngày xưa có một người thợ săn trẻ tuổi. Chang vào rừng đi săn, lòng vui phơi phới, vừa đi vừa thổi kèn bằng lá. Bỗng một bà lão già nua, xấu xí tới gần và nói:
- Chào anh thợ săn thân mến, anh vui vẻ, hồ hởi, trong khi đó tôi vừa đói vừa khát, cho tôi một mẩu bánh đi.
Tình cảnh bà lão tội nghiệp làm anh mủi lòng, anh lấy tiền từ túi ra đưa cho bà lão. Lúc anh định đi tiếp, bà lão giữ lại và nói:
- Anh thợ săn thân mến, hãy nghe tôi nói, anh có lòng tốt, lão muốn thưởng cho anh. Anh cứ đi theo đường này, được một lát sẽ tới chỗ có một cây cổ thụ, có chín con chim đậu trên cây đang dùng móng vuốt tranh giành nhau chiếc áo. Anh nạp đạn và giương súng bắn vào giữa bầy chim. Áo rơi xuống anh hãy nhặt lấy, nó sẽ làm cho anh toại nguyện. Một con chim trúng đạn rơi xuống. Chiếc áo đó chính là chiếc áo thần. Khoác nó trên vai, muốn đi nơi nào chỉ cần cầu chú là trong khoảng khắc đến ngay nơi ấy. Anh hãy moi quả tim của con chim kia và nuốt đi thì mỗi sáng khi thức dậy anh thấy một đồng tiền vàng dưới gối.
Anh thợ săn cảm ơn bà lão, anh nghĩ bụng:
- Nếu những điều bà già hứa sẽ đúng như vậy thì quả là tuyệt vời.
Anh đi chừng ba trăm mét bỗng nghe có tiếng chim, ngẩng đầu lên thấy một đàn chim ở trên cây, chúng dùng mỏ để lôi chiếc áo, để mổ nhau giằng kéo chiếc áo về phía mình. Tiếng chim kêu loạn xạ. Anh thợ săn nói:
- Chà, đúng lạ thật, mọi chuyện xảy ra như lời bà cụ nói.
Anh liền nạp đạn, giương súng bắn vào giữa bầy chim, lông chim bay lả tả. Đàn chim nháo nhác bay đi, nhưng có một con chết rơi xuống, chiếc áo cũng rơi theo. Anh thợ săn làm như lời bà lão dặn, mổ chim lấy quả tim và nuốt. Anh mang áo về nhà.
Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy anh chợt nhớ tới lời tiên tri, cũng muốn xem có đúng không, anh lật gối lên thì thấy một đồng tiền vàng sáng nhoáng. Những ngày kế tiếp cũng vậy, cứ thức dậy, lật gối lên là nhặt được một đồng tiền vàng. Gom số đó lại đã được một đống vàng, anh nghĩ:
- Vàng chẳng giúp ích gì khi mình cứ ru rú ở nhà, mình phải đi chu du thiên hạ cho biết đó biết đây mới được.
Anh chào bố mẹ, súng đeo vai, đạn thắt ở lưng, anh lên đường đi chu du thiên hạ. Một hôm anh đi qua khu rừng, ra khỏi rừng anh thấy ở cánh đồng phía trước có một tòa lâu đài đồ sộ. Một bà già và một thiếu nữ xinh đẹp nhìn từ cửa sổ xuống. Vốn là phù thủy, bà bảo cô gái:
- Kìa, một chàng trai vừa ở trong rừng đi ra, gã ta có bảo bối trong người. Con yêu của mẹ, ta phải tìm cách quyến rũ. Trong người gã có một quả tim con chim nên sáng sáng dưới gối gã có một đồng tiền vàng.
Mụ kể cho cô biết, tại sao chàng trai lại có bảo bối trong người và dặn cô phải hết sức săn đón. Cuối cùng, mụ trợn mắt dọa cô:
- Nếu con không nghe lời ta, thì đó là bất hạnh cho con.
Liếc nhìn người đẹp, anh thợ săn nghĩ:
- Mình đi chu du thiên hạ đã lâu, giờ cũng phải nghỉ ngơi cho thoải mái. Ta ghé nghỉ trong lâu đài đẹp này mà chẳng phải lo gì, tiền vàng ta có nhiều.
Thực ra khi nhìn thấy người đẹp anh đã nảy ra ý nghĩ đó.
Bước vào trong lâu đài, anh được tiếp đón nồng hậu. Chẳng bao lâu anh thợ săn đã yêu say đắm cô gái, chàng mê cô gái tới mức làm tất cả những gì cô muốn. Mụ già bảo con:
- Giờ ta phải lấy cho kỳ được quả tim con chim.
Hai mẹ con nấu một thứ nước uống, nấu xong mụ rót vào ly để con gái đưa cho anh thợ săn. Cô gái nói:
- Anh yêu quý của em, anh uống chúc em đi.
Uống hết ly nước, anh chàng thợ săn nôn ói ra quả tim con chim. Cô gái lén mang đi và nuốt tim chim như lời mẹ dặn. Từ đó anh không còn tìm thấy đồng tiền vàng ở dưới gối nữa. Tiền vàng giờ đây nằm dưới gối cô gái mà sáng sáng mụ già đến lấy đi. Anh chàng thợ săn si tình cứ đắm đuối mê mẩn quấn quanh cô gái chẳng còn nghĩ gì đến việc khác.
Mụ già lại bảo con:
- Tim chim đã lấy được rồi, ta phải lấy nốt chiếc áo vạn dặm của nó.
Cô con gái nói:
- Chiếc áo nên để cho anh ấy. Anh đã mất hết của cải rồi còn gì.
Mụ già tức giận nói:
- Chiếc áo tuyệt diệu ấy là đồ hiếm trong thiên hạ. Ta phải lấy cho kỳ được.
Mụ bày mưu cho con, dọa không nghe lời sẽ bị phạt, cô đành làm theo ý mẹ. Cô ra đứng bên cửa sổ nhìn ra xa với dáng vẻ rầu rĩ. Anh thợ săn hỏi:
- Nom em sao buồn thế?
Cô đáp:
- Chao ôi, anh yêu quý của em. Đằng trước kia là núi Thạch Lựu, ở đó có nhiều ngọc quý. Cứ nghĩ đến nó là em lại buồn. Chỉ có chim mới bay được đến đó, con người chắc chẳng bao giờ tới đó được.
Anh thợ săn nói:
- Nếu chỉ vì việc ấy mà em than thở thì anh có thể làm ngay để em đỡ buồn.
Rồi anh kéo cô vào trong áo khoác, mồm niệm chú ước đến ngay núi Thạch Lựu. Chỉ trong khoảnh khắc cả hai người đã ở trên núi. Ngọc óng ánh khắp ngọn núi, trông thật sướng mắt. Họ nhặt những viên đẹp nhất, quý nhất. Mụ già dùng phép thuật làm cho anh thợ săn mắt díp lại. Anh bảo cô gái:
- Chúng ta hãy ngồi xuống nghỉ một lúc đi, anh mỏi mệt quá, chân đứng không vững nữa.
Hai người ngồi xuống, anh gối đầu vào lòng cô mà ngủ. Lúc anh ngủ thiếp đi, cô gái cởi áo khoác ở vai anh ra và khoác vào người mình, gom nhặt châu ngọc và mồm niệm chú ước về ngay nhà.
Ngủ đẫy giấc, anh thợ săn tỉnh dậy mới biết người yêu lừa dối, bỏ rơi mình ở lại quả núi hoang vu này. Anh nói:
- Than ôi, sao lại có chuyện bội bạc ghê gớm như vậy trên đời này!
Anh thẫn thờ cả người, đau khổ và lo lắng, không biết làm thế nào. Núi này vốn là nơi hoành hành của những tên khổng lồ man rợ, anh mới ngồi được một lúc đã thấy ba tên, anh ngả lưng xuống làm như ngủ rất say. Ba tên khổng lồ bước tới, tên thứ nhất đá vào người anh nói:
- Con sâu đất này sao lại nằm ườn ra, trầm ngâm thế này?
Tên thứ hai nói:
- Lấy chân dẫm cho nó chết đi!
Với giọng khinh bỉ, tên thứ ba nói:
- Chả bõ công, để cho nó sống. Nó không ở đây nổi. Nếu nó leo lên cao trên đỉnh núi sẽ bị mây cuốn đi mất.
Rồi chúng bỏ đi nơi khác. Nằm lắng nghe chúng nói đợi chúng đi khuất, anh đứng dậy và trèo lên đỉnh núi. Anh ngồi nghỉ trên đỉnh núi thì có một đám mây trôi tới, cuốn anh bay lơ lửng trong không trung. Đám mây từ từ xuống thấp và thả anh xuống một vườn rau to, chung quanh có tường. Anh rơi xuống đất một cách nhẹ nhàng giữa đám bắp cải và các loại rau khác. Rồi anh nhìn quanh và nói:
- Mình đói lả không đi được nữa. Giá có cái gì ăn thì hay. Ở đây chẳng có lê, táo hay thứ quả nào khác, chỉ toàn rau là rau.
Cuối cùng anh nghĩ:
- Bí quá ta đành ăn rau sống vậy, tuy không ngon lành gì nhưng cũng mát ruột.
Anh chọn một cây rau ngon, ăn vào anh thấy người hình như có biến chuyển. Bốn chân mọc ra, đầu lớn hơn trước, hai tai dài ra. Anh khiếp sợ rùng người khi thấy mình đã biến thành con lừa. Cơn đói vẫn hoành hành, mà giống lừa vốn thích ăn rau nên anh cảm thấy rau sống giờ đây rất hợp với thể chất mình nên anh càng ăn nghiến ngấu. Mãi sau, khi ăn một loại rau khác, ăn vào anh cảm thấy trong người lại có sự thay đổi và thấy mình trở lại hình người.
Anh nằm xuống ngủ cho hết cơn mệt. Sáng sớm hôm sau, khi tỉnh dậy anh hái một cây rau độc và một cây rau lành, anh nghĩ bụng:
- Những cái này sẽ giúp mình lấy lại các thứ của mình và trừng phạt sự phản bội.
Anh nhét rau vào người, rồi trèo qua tường đi tìm lâu đài người yêu của mình.
Lang thang mấy ngày, may mắn thay anh lại tìm ra được. Anh bôi đen mặt mũi đến mức mẹ đẻ cô gái cũng không nhận ra anh. Anh bước tới lâu đài và xin nghỉ trọ. Anh nói:
- Tôi mệt lắm không đi được nữa.
Mụ phù thủy hỏi:
- Này, người đàn ông kia là ai vậy? Làm nghề gì?
Anh đáp:
- Tôi là sứ giả của nhà vua. Tôi được phái đi tìm loại rau ngon nhất trên đời. May mắn tôi đã tìm được thứ rau quý ấy, hiện mang theo đây. Nhưng trời nắng nóng như thiêu như đốt, rau tươi đã bắt đầu héo, không biết tôi có mang đi tiếp nữa được không.
Nghe nói đến rau quý, mụ già đã thấy thèm, nên nói:
- Chàng trai đáng yêu, cho tôi nếm thử rau quý được không?
Anh đáp:
- Tại sao lại không! Tôi mang về hai cây, tôi để cho bà một cây.
Anh mở túi, đưa cho mụ cây rau độc. Mụ không nghi ngờ gì cả. Nghĩ tới món ăn mới là mụ đã chảy nước miếng. Mụ tự mình xuống bếp làm thức ăn. Nấu chín, mụ chẳng đợi bưng lên bàn, đút luôn mấy lá vào mồm. Vừa nuốt xong, mụ biến ngay thành con lừa cái và chạy ra sân.
Đến lượt con hầu bếp, thấy món rau làm xong để đấy, nó bưng lên, nhưng quen nếp cũ cứ thèm là ăn vụng. Nó vừa mới ăn vài lá phép lạ đã biến cô thành con lừa cái nhỏ và chạy ra sân chỗ con lừa cái lớn. Bát rau rơi xuống đất. Trong lúc ấy, sứ giả ngồi bên người đẹp. Chờ mãi, không có ai mang rau lên, thèm ăn cô nói:
- Em chẳng biết rau để ở đâu.
Anh thợ săn nghĩ bụng, rau đã ngấm thuốc, anh nói:
- Để tôi xuống bếp xem sao.
Khi anh xuống thì thấy hai con lừa cái đang chạy nhảy ở sân, nhưng rau bị đổ ra đất. Anh nói:
- Được lắm! Hai đứa đã lấy phần rồi.
Anh nhặt những lá rau còn lại, bỏ vào thẫu bưng lên cho cô gái và nói:
- Để cô đỡ sốt ruột chờ, tôi tự tay mang lên.
Cô ăn vào, cũng như những người kia, cô biến ngay thành con lừa con chạy ra sân. Để cho những người biến ra lừa nhận được anh. Anh thợ săn lau mặt sạch và ra sân nói:
- Giờ thì các người phải đền tội phản bội của mình!
Anh ấy dây buộc cả ba con lừa lại, dắt tới cối xay gió. Tới nơi, anh gõ cửa sổ, bác thợ xay bột thò đầu ra hỏi anh muốn gì. Anh đáp:
- Tôi có ba con lừa tai quái không muốn nuôi nữa. Nếu bác nuôi hộ, tôi xin chịu tiền thức ăn nuôi chúng.
Bác thợ xay hỏi:
- Tại sao không nhận nhỉ? Nhưng nuôi chúng như thế nào?
Anh thợ săn dặn bác:
- Con lừa già chính là mụ phù thủy, ngày cho ăn một lần, đánh ba lần, con lừa thứ hai chính là con hầu, cho ăn ba lần một ngày và đánh một lần. Con còn lại là cô gái thì tha đánh và cho ăn ba lần một ngày.
Dầu sao anh cũng còn có tình thương với cô gái. Rồi anh trở lại lâu đài, nơi anh muốn gì có nấy. Được mấy hôm bác thợ xay tới báo là con lừa già bị ăn đòn nhiều và được ăn ít đã chết. Bác nói tiếp:
- Hai con kia còn sống, ngày được ăn ba lần. Nhưng nom chúng biếng ăn chắc không sống được bao lâu nữa.
Anh thợ săn cảm thấy thương hại, nên nguôi giận, nói bác thợ xay đưa chúng lại anh. Hai con lừa đến, anh cho ăn rau thuốc, chúng hiện nguyên hình người. Cô gái quỳ trước anh và nói:
- Trời ơi, anh thân yêu, anh hãy tha lỗi cho em! Mẹ bắt em phải làm những điều tội lỗi, em đâu có ý nghĩ đó. Thực tình em yêu anh tha thiết. Áp thần của anh treo trong tủ. Em sẽ uống thuốc để ói tim chim ra.
Giờ anh nghĩ khác nên nói:
- Em cứ giữ lấy, đâu cũng vào đấy. Anh sẽ lấy em, em sẽ là người vợ thủy chung của anh.
Lễ cưới được tổ chức, họ sống hạnh phúc bên nhau trọn đời.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng