Os três irmãos


Ba anh em


Houve, uma vez, um homem que tinha três filhos e não possuía outros bens, além da casa em que habitava.
Cada um dos filhos desejava que o pai, ao morrer, lhe deixasse a casa em testamento e o pai, que amava todos igualmente, não sabia como proceder para não contrariar nenhum deles.
Vendê-la não queria, porque a herdara de seus pais e desejava transmiti-la aos filhos. Depois de muito refletir, disse-lhes:
- Meus filhos, ide por esse mundo; trate cada um de aprender um ofício e, quando regressardes e mostrardes as vossas habilidades, o que realizar a melhor obra de arte, esse será o herdeiro da casa.
Os filhos concordaram.
O mais velho resolveu aprender o ofício de ferreiro; o segundo quis ser barbeiro e o mais novo, mestre de esgrima. Depois de combinarem a data em que deviam reunir-se novamente em casa do pai, separaram-se e cada qual seguiu o seu caminho.
Tiveram a sorte de encontrar cada um o mestre da especialidade para lhes ensinar o ofício; assim aprenderam muito bem o que queriam.
O ferreiro aprendeu tão bem que foi nomeado ferrador dos cavalos do rei. Muito contente, pensava: "Nem há dúvida que a casa será tua!"
O barbeiro especializara-se a tal modo que só barbeava os mais distintos personagens da corte e confiava, por sua vez, que a casa seria sua.
O mestre de esgrima recebia boas estocadas, mas apertava os dentes e não perdia a coragem, porque pensava: "Se tens medo de uma estocada, jamais ganharás a casa!" E, com isso, tornou-se um espadachim de primeira ordem.
Quando chegou a data aprazada, os três rapazes voltaram para a casa do pai, mas não sabiam onde teriam ocasião adequada para exibir as habilidades; então reuniram-se para deliberar.
Estavam os três sentados, procurando atinar com um expediente que os satisfizesse, quando viram passar uma lebre correndo pelo campo.
- Oh, - exclamou radiante o barbeiro, - esta lebre vem a propósito!
Pegou na bacia e no sabão, preparou uma boa espuma até o bichinho estar muito próximo, depois saiu a correr atrás da lebre e ensaboando-lhe o focinho, fez-lhe um lindo bigode, sempre correndo sem a fazer parar, sem lhe causar a mais leve arranhadura, nem lhe desarranjar um pelo sequer do corpo.
- Gostei de ver isso! - exclamou o pai. - Se os outros não apresentarem coisa melhor, a casa será tua.
Não demorou nada e passa à desfilada uma carruagem com um senhor nela.
- Agora vereis, meu pai, o que sei fazer! - disse o ferreiro.
E, correndo atrás da carruagem, arrancou a um dos cavalos, em pleno galope, as quatro ferraduras e pregou- lhe outras quatro, sem que o cavalo se detivesse um nada.
- És realmente perfeito! - exclamou muito admirado o pai. - Na tua arte és tão perito quanto teu irmão; estou atrapalhado para me decidir entre os dois.
Então o terceiro pediu:
- Meu pai, deixai que, também, mostre as minhas habilidades.
E, tendo começado a chover, o moço desembainhou a espada, brandindo-a mui rapidamente em todos os sentidos, sobre a sua cabeça, de modo a não lhe cair em cima nem uma gota de água. A chuva aumentou, caindo torrencialmente, como se a despejassem a cântaros do céu; o moço vibrava os golpes cada vez mais depressa e ficou tão enxuto como se estivesse abrigado dentro de um quarto.
Ao ver isso, o pai não pôde conter a admiração.
- Não cabe dúvidas; excedeste teus irmãos, deste a melhor prova de habilidade, portanto, a casa será para ti.
Os outros dois irmãos concordaram plenamente e aprovaram a decisão do pai conforme haviam jurado, e, como se queriam muito, os três ficaram juntos na casa, exercendo cada qual a sua profissão, e como eram peritos e a executavam perfeitamente, ganharam muito dinheiro.
Assim viveram felizes até idade avançada; quando um deles adoeceu e veio a falecer, os outros dois sentiram tal pesar que caíram doentes e morreram também.
Em consequência da sua habilidade e do afeto recíproco que nutriam uns pelos outros, foram os três enterrados no mesmo túmulo, para que não se separassem nem depois de mortos.
Ngày xưa, có một người cha có ba người con trai, gia tài của ông vỏn vẹn chỉ là căn nhà ông đang ở. Kể ra, sau khi ông chết mỗi người con đều cần một căn nhà. Nhưng ông yêu quí ba con như nhau, không muốn thiên vị một con nào cả, nên ông rất phân vân chưa biết quyết định như thế nào. Bán căn nhà lấy tiền chia đều cho ba con thì ông không muốn, vì căn nhà do ông bà nội để lại. Nghĩ mãi chợt ông nảy ra một ý và nói với các con:
- Các con hãy đi xa để kiếm sống, mỗi con học lấy một nghề, đến khi các con trở về, con nào giỏi nhất thì sẽ được thừa hưởng căn nhà.
Các con đều vui lòng như vậy. Người con cả muốn trở thành thợ đóng móng ngựa, người thứ hai muốn trở thành thợ cắt tóc, người thứ ba lại muốn trở thành người dạy đấu kiếm. Họ hẹn nhau ngày trở về nhà rồi cùng lên đường.
Công thành danh toại, cả ba đều tìm được thầy giỏi truyền nghề cho. Người thợ đóng móng ngựa được cử chuyên đóng móng cho ngựa nhà vua, anh nghĩ:
- Giờ thì tài năng mình còn kém ai nữa, mình sẽ được nhận căn nhà.
Người thợ cắt tóc cũng chuyên cắt tóc cho các quan trong triều nên anh nghĩ căn nhà thế nào chả là của mình. Người đấu kiếm tuy bị những cú đâm chém nhưng vẫn nghiến răng chịu đựng và không hề tỏ ra nản lòng, vì anh luôn luôn tự nhủ mình:
- Nếu mình nhát thì căn nhà kia chẳng bao giờ thuộc về mình.
Rồi ngày hẹn tới, cả ba đều trở về ngồi quanh bên cha. Họ chưa biết lúc nào có dịp tốt để khoe tài. Họ ngồi bên nhau phán đoán. Họ đang ngồi thì có một con thỏ từ phía cánh đồng chạy tới, người thợ cắt tóc nói:
- Chà, nó đến đúng lúc quá!
Anh lấy chổi, xà bông và đánh bọt. Khi thỏ chạy qua, anh quệt chổi xà bông ngang mũi thỏ và cạo một nhát hết luôn bộ râu mà thỏ không hề bị xước mặt hay bị đau. Người cha nói:
- Cha rất hài lòng, nếu những đứa kia không tài bằng thì căn nhà là của con.
Chưa được bao lâu lại có người đánh xe ngựa chạy vụt qua.
- Hãy nhìn con trổ tài, cha của con!
Người thợ đóng móng ngựa nói và nhảy theo chiếc xe, tháo bốn chiếc móng sắt ở gót chân ngựa và đóng luôn bốn cái mới trong lúc ngựa đang chạy.
Người cha nói:
- Con đúng là một đấng nam nhi, con chẳng kém gì em con, giờ thì cha không biết trao ngôi nhà cho con nào.
Lúc đó người con thứ ba nói với cha:
- Cha ạ, hãy cho con trổ tài một lần.
Trời bắt đầu mưa, anh ta rút kiếm ra, đẩy cây kiếm quay quanh ngón tay trỏ. Kiếm quay trên đầu nhanh đến nỗi không có giọt nước mưa nào chảy qua nổi. Trời mỗi lúc một mưa to, rồi mưa như đổ nước xuống, anh đẩy kiếm càng nhanh hơn, kiếm quay nhanh đến nỗi người anh không hề bị ướt.
Người cha nhìn thấy vậy hết sức kinh ngạc, ông nói:
- Con quả là người tài nhất, căn nhà là của con.
Hai người anh rất hài lòng về lời khen và quyết định của cha. Nhưng ba anh em vốn thương yêu nhau nên họ sống chung với nhau trong căn nhà thừa hưởng của cha mẹ. Tuy mỗi người một nghề nhưng họ khéo tay, giỏi nghề nên sống rất sung túc. Cả ba anh em sống hòa thuận tới lúc tóc bạc, răng long.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng