Ferdinand trung thực và Ferdinand không trung thực


Fernando fedele e Fernando infedele


Ngày xưa có hai vợ chồng nhà kia, khi họ còn giàu có thì lại chẳng có mụn con nào cả. Đến khi họ tán gia bại sản, nghèo khó thì lại sinh được một mụn con trai, nhưng vì họ nghèo quá nên chẳng ai nhận làm cha đỡ đầu đứa bé. Người chồng bảo vợ, mình sẽ đi nơi khác xem có ai nhận đỡ đầu không. Trên đường đi bác ta gặp một người, người này hỏi bác đi đâu. Bác nói, bác đi tìm xem có ai nhận làm cha đỡ đầu không. Người kia nói:
- Các bác nghèo, tôi cũng nghèo. Tôi xin nhận làm cha đỡ đầu cho cháu, nhưng tôi chẳng có gì cho cháu cả. Bác về nhà đi, bảo bà mụ mang cháu tới nhà thờ.
Khi mọi người có mặt ở nhà thờ, thì người đàn ông kia đã đứng chờ ở đó. Cha đỡ đầu đặt tên cho đứa bé là Ferdinand getreu. Khi mọi người ra khỏi nhà thờ cha đỡ đầu nói:
- Thôi cứ về nhà đi. Tôi chẳng có gì cho cháu. Các bác cũng chẳng cần biếu tôi cái gì.
Cha đỡ đầu đưa cho bà mụ một chiếc chìa khóa và dặn đưa lại chiếc chìa khóa ấy cho cha đứa bé. Khi nào đứa con trai được mười bốn tuổi thì trao cho nó chiếc chìa khóa. Nó cầm chiếc chìa khóa ra thảo nguyên, ở đó có một lâu đài. Nó có thể lấy chìa khóa để mở cửa lâu đài. Lâu đài đó chính là của đứa con trai.
Bảy năm đã trôi qua, một hôm đứa bé ngồi chơi với chúng bạn, nghe chúng bạn kể những đồ được cha đỡ đầu cho, tủi thân đứa bé khóc và đi về nhà. Nó hỏi cha:
- Sao cha đỡ đầu lại chẳng cho con một cái gì cả?
Người cha nói:
- Có đấy chứ, con có chiếc chìa khóa đây, con cầm lấy và đi ra thảo nguyên, ở đó có một lâu đài, con hãy lấy chìa khóa mở lâu đài.
Đứa bé ra thảo nguyên, nhưng chẳng thấy lâu đài nào cả. Lại bảy năm nữa trôi qua, giờ đây đứa bé đã mười bốn tuổi, nó lại đi ra thảo nguyên. Đúng là ở thảo nguyên có một lâu đài. Cậu bé mở cổng, ở trong lâu đài chẳng có gì cả ngoài con bạch mã. Cậu bé mừng rỡ vì giờ đây cậu đã có ngựa. Cậu nhảy lên ngựa và phi về với cha mình. Cậu tự nhủ:
- Giờ thì mình cũng có một con bạch mã, mình có thể cưỡi ngựa đi chu du thiên hạ.
Dọc đường cậu nhìn thấy một cái bút lông, cậu định nhặt, nhưng rồi lại thôi, vì cậu nghĩ thế nào cũng còn nhìn thấy bút lông. Bỗng cậu nghe có tiếng người nói:
- Ferdinand trung thực, hãy nhặt lấy chiếc bút lông!
Cậu nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Cậu cúi xuống nhặt chiếc bút lông. Đi được một quãng đường thì cậu tới một bờ sông, cậu nhìn thấy một con cá nằm ở trên bờ đang ngáp, cậu bảo:
- Đợi nhé, cá thân yêu, ta sẽ thả ngươi xuống nước.
Cậu cầm cá thả xuống nước. Cá ngoi đầu lên và nói:
- Anh đã cứu tôi ra khỏi bùn đất, tôi muốn tặng anh một chiếc sáo. Mỗi khi anh gặp khó khăn, anh chỉ cầm sáo thổi là tôi sẽ tới giúp đỡ anh. Nếu có thứ gì rơi xuống nước, anh cũng thổi sáo, tôi sẽ tới lấy lên cho anh.
Cậu cưỡi ngựa đi được một thôi đường thì có người tới hỏi cậu định đi đâu. Cậu nói:
- Chà, tôi muốn tới vùng gần đây.
- Thế anh tên là gì?
- Ferdinand trung thực.
Người kia nói:
- Tên tôi cũng na ná tên anh. Tôi tên là Ferdinand không trung thực.
Rồi hai người lên đường tới đó và ngủ lại ở một quán trọ.
Điều tệ hại là Ferdinand không trung thực đọc được suy nghĩ và cách làm của người khác, vì anh ta biết nhiều loại bùa phép. Ở trong quán trọ có một cô gái mặt mũi sáng sủa và xinh đẹp, cô lại đem lòng thương chàng trai tuấn tú Ferdinand trung thực, cô hỏi chàng đi đâu. Ferdinand trung thực nói là muốn đi chu du thiên hạ.
Cô gái bảo, Ferdinand trung thực nên ở lại. Vua đang cần một người hầu, hoặc một người đưa đường. Chàng trả lời là mình không tiện tới. Cô gái nói:
- Ồ, em sẽ tới xin cho chàng.
Cô gái tới tâu với vua rằng, có một chàng trai xin làm người hầu trong hoàng cung. Nhà vua cho vời Ferdinand trung thực tới làm người hầu. Nhưng chàng trai lại muốn làm một người dẫn đường, để luôn được sống bên con bạch mã của mình. Nhà vua bèn cho cậu làm người dẫn đường.
Khi biết tin đó, Ferdinand không trung thực bèn chạy tới chỗ cô gái và nói:
- Sao cô giúp đỡ anh ta, mà không giúp đỡ tôi?
- Được rồi, tôi cũng sẽ giúp anh!
Cô gái đáp như vậy, nhưng trong lòng lại nghĩ: "Không thể tin tưởng con người này, mình không thể xem như bạn bè được!." Rồi cô cũng tới gặp đức vua để xin cho anh ta làm người hầu. Nhà vua cũng nhận.
Sáng sáng, khi Ferdinand không trung thực mặc quần áo cho nhà vua, vua thường nói:
- Ôi! Nếu người mà ta yêu dấu ở bên ta thì tốt biết bao!
Ferdinand không trung thực vốn ganh ghét Ferdinand trung thực, nên một lần, khi nhà vua lại than vãn thì hắn nói:
- Bệ hạ có một người dẫn đường. Bệ hạ hãy phái anh ta đi đón người mà bệ hạ yêu dấu tới. Nếu anh ta không làm được thì bệ hạ hãy chặt phăng cái đầu của anh ta cho rơi xuống chân!
Nhà vua cho gọi Ferdinand trung thực tới và phán rằng, hãy đi đón người yêu dấu đang sống ở xứ xa xôi kia về hoàng cung, nếu không làm thì sẽ bị xử trảm!
Ferdinand trung thực tới chuồng ngựa đứng khóc và than thở với con bạch mã của mình:
- Ôi, tôi thật là một người bất hạnh!
Bỗng phía sau chàng có tiếng nói:
- Ferdinand trung thực, chàng khóc gì vậy?
Chàng trai ngoái nhìn quanh, nhưng không thấy ai nên lại than thở:
- Ôi, bạch mã thân yêu của ta! Ta phải xa mi. Và lần này, chắc gì ta thoát được chết!
Lại có tiếng người nói:
- Ferdinand trung thực, chàng khóc gì vậy?
Lúc này chàng trai mới phát hiện là chính con bạch mã hỏi mình.
Bạch mã yêu quý, chính mi hỏi phải không? Mi biết nói phải không?
Rồi chàng nói tiếp: "Ta phải tới nơi xa xôi kia để đón người vợ chưa cưới của vua. Mi có biết, ta nên bắt đầu như thế nào không?."
Bạch mã đáp:
- Chàng hãy tới trình với vua và nói, nếu có đủ những thứ cần thiết thì chàng sẽ đi đón cô ta về. Nhà vua phải cấp cho chàng một thuyền đầy ắp bánh mì. Ở biển có người khổng lồ, nếu chàng không đem thịt cho bọn họ thì họ sẽ xé xác chàng. Ở đó còn có loài chim lớn, nếu chàng không có bánh mì thì chúng sẽ mổ chàng mù mắt!
Nhà vua ra lệnh cho lò sát sinh và lò bánh trong khắp nước phải lo làm sao chất lên đầy một thuyền thịt và một thuyền đầy bánh mì. Khi có đủ thịt và bánh mì thì bạch mã bảo Ferdinand trung thực:
- Bây giờ chàng hãy cưỡi ngựa lên thuyền. Khi gặp bọn người khổng lồ thì chàng nói:
- Bình tĩnh, bình tĩnh nào, những người khổng lồ thân yêu của tôi.
Tôi biết sẽ gặp các người.
Nên mang quà tới đây cho các người!
Khi thấy chim bay tới thì chàng nói:
- Bình tĩnh, bình tĩnh nào, các con chim thân yêu của ta.
Ta biết các ngươi sẽ tới
Nên mang quà tới đây cho các ngươi!
Họ sẽ không làm gì chàng đâu, khi chàng tới cung điện của công chúa, những người khổng lồ sẽ giúp chàng. Chàng dẫn mấy người khổng lồ cùng đi. Công chúa đang nằm ngủ ở trong đó. Chàng không cần đánh thức nàng, mà bảo những người khổng lồ khênh nàng cùng với chiếc giường của nàng đưa xuống thuyền.
Mọi việc đã xảy ra đúng như lời bạch mã nói, Ferdinand trung thực đã mang thịt, bánh mì cho những người khổng lồ và lũ chim, vì vậy những người khổng lồ bằng lòng khênh công chúa cùng theo giường của nàng xuống thuyền. Thuyền chạy thẳng tới nơi đức vua.
Khi tới chỗ nhà vua, công chúa thì nói rằng, các đồ dùng để viết vẫn còn để ở trong cung điện của nàng, nếu không có nó, nàng không thể sống được!
Bị Ferdinand không trung thực xúi khích nên nhà vua lại ra lệnh, Ferdinand trung thực phải đến cung điện lấy những thứ đó cho công chúa, nếu không sẽ bị xử trảm.
Chàng trai lại tới chuồng ngựa, vừa khóc vừa nói:
- Trời, bạch mã thân yêu của ta! Bây giờ ta phải đi một lần nữa! Ta phải làm gì nhỉ?
Bạch mã nói:
- Thuyền phải chất đầy thịt và bánh mì. Rồi mọi chuyện xảy ra cũng giống như lần trước, khi những người khổng lồ và lũ chim lớn ăn no thịt và bánh mì thì chàng sẽ bình yên vô sự.
Khi tới nơi, chỉ mình chàng vào cung điện, các đồ dùng để viết của công chúa ở trong phòng ngủ của nàng. Ferdinand trung thực bước vào cung điện và lấy được những thứ đó. Khi chàng ra tới bờ sông, chiếc bút lại rơi xuống nước. Lúc đó bạch mã nói:
- Lần này thì tôi không có cách gì giúp chàng nữa rồi!
Chàng bỗng nhớ tới chiếc sáo, bèn lấy ra thổi. Lập tức cá xuất hiện, mồm nó ngậm chiếc bút, bơi lại giao cho chàng.
Chàng mang được các đồ dùng để viết của công chúa về tới cung điện của vua. Hôn lễ của nhà vua được cử hành.
Hoàng hậu không yêu vua, vì vua không có mũi, mà lại yêu chàng Ferdinand trung thực.
Một lần, khi có mặt đông đủ các đại thần triều đình, hoàng hậu nói rằng mình có một biệt tài là có thể chặt rơi đầu một người rồi lắp lại được như cũ, chỉ cần có người dám để nàng thử cho mọi người xem.
Chẳng một ai muốn cho thử, Ferdinand không trung thực lại xúi nhà vua, khiến Ferdinand trung thực lại phải bước ra.
Hoàng hậu chặt đầu chàng trai, rồi lắp lại. Vết thương liền lại ngay, chỉ nhìn thấy một vết hồng ở cổ. Nhà vua nói với hoàng hậu:
- Hoàng hậu yêu dấu, nàng học ở đâu điều này vậy?
Hoàng hậu nói:
- Thưa thiếp biết phép thuật này. Để thiếp cũng thử với bệ hạ một lần được không!
- Được chứ! - Vua nói.
Sau khi chặt đầu vua, hoàng hậu đã không lắp lại cho tốt, tựa như nàng không thể làm được như vậy, và hình như cái đầu không chịu liền lại. Thế là nhà vua bị đem chôn. Nàng và Ferdinand trung thực kết hôn với nhau.
Chàng vẫn cưỡi con bạch mã của chàng. Có lần khi chàng đang cưỡi thì bạch mã nói, chàng hãy ra đồng cỏ kia và phi ngựa chạy ba vòng. Chàng làm theo lời nó thì bỗng nhiên con bạch mã đứng thẳng lên bằng hai chân sau, và biến thành một hoàng tử.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
C'era una volta un uomo e una donna che, finché‚ furono ricchi, non ebbero figli, ma quando diventarono poveri, misero al mondo un maschietto. Ma non riuscivano a trovare un compare; allora l'uomo disse che sarebbe andato nel paese vicino, per vedere se là poteva trovarlo. Per strada, incontrò un pover'uomo che gli domandò dove stesse andando; egli rispose che andava a vedere se trovava un padrino: egli era povero e perciò non trovava nessuno che volesse fargli da compare. -Oh- disse il pover'uomo -voi siete povero e io pure: vi farò io da compare. Ma sono così povero che non posso regalare nulla al bambino; andate e dite alla comare di portarlo in chiesa.- Quando arrivarono in chiesa, il pover'uomo era già là, e chiamò il bambino Fernando fedele. Uscendo di chiesa, il poveretto disse: -Ora andate a casa: io non posso darvi nulla, e anche voi non dovete darmi nulla-. Ma alla comare diede una chiave e la pregò di darla, appena a casa, al padre, che la serbasse finché‚ il bambino avesse quattordici anni; poi il ragazzo doveva andare nella brughiera, e là doveva esserci un castello che si sarebbe aperto con quella chiave, e tutto quello che c'era dentro era suo. Quando il bimbo ebbe sette anni, e si era già fatto grandicello, andò una volta a giocare con altri ragazzi, e tutti avevano ricevuto dei doni dal padrino, uno più dell'altro, ma lui non poteva dire nulla, allora si mise a piangere, andò a casa e disse al padre: -Non ho ricevuto proprio nulla dal padrino?-. -Oh sì- rispose il padre -ti ha dato una chiave: se c'è un castello nella brughiera, va' ad aprirlo.- Allora egli andò, ma non c'era proprio nessun castello. Dopo sette anni, quando ne ha quattordici, torna laggiù, ed ecco un castello. Lo apre, e dentro c'è soltanto un cavallo bianco. Il ragazzo è così felice di avere un cavallo, che vi salta in groppa e ritorna al galoppo da suo padre. -Adesso ho anch'io un cavallo, e mi metterò in viaggio!- dice. Così se ne va, e strada facendo, vede sulla strada una penna da scrivere. Dapprima vuole raccoglierla, ma poi pensa: "Oh, lasciala stare! una penna da scrivere la trovi ovunque se ne hai bisogno." Mentre si allontana sente una voce che gli grida: -Fernando fedele, prendila con te!-. Egli si volta ma non vede nessuno, allora torna indietro e raccoglie la penna. Dopo aver cavalcato un po', passa vicino a un fiume, e sulla riva c'è un pesce che boccheggia. Allora egli dice: -Aspetta, caro pesce, ti aiuterò a tornare in acqua-. Lo prende per la coda e lo getta nel fiume. Allora il pesce sporge la testa dall'acqua e dice: -Tu mi hai aiutato e io ti darò un flauto: in caso di bisogno, suonalo, e io ti aiuterò; e se qualcosa ti cadesse nell'acqua, suona il flauto e io te la riporterò-. Il giovane prosegue e incontra un uomo che gli domanda dove vuole andare. -Oh, al villaggio più vicino.- -Come vi chiamate?- -Fernando fedele.- -Ma guarda, abbiamo quasi lo stesso nome: io mi chiamo Fernando infedele.- E tutti e due se ne vanno alla locanda del villaggio vicino. Ma il guaio era che Fernando infedele sapeva tutto quello che un altro pensava e voleva fare; lo sapeva per ogni sorta di male arti. Nella locanda c'era una bella fanciulla, con un viso ridente e di belle maniere. Ella s'innamorò di Fernando fedele, perché‚ era bello; e gli chiese dove volesse andare. Oh, voleva girare il mondo. Ma lei gli disse che gli conveniva rimanere: in quel paese c'era un re che avrebbe preso volentieri un domestico o un battistrada; egli avrebbe dovuto entrare a servizio dal re. Ma Fernando fedele rispose che non poteva andare a offrirsi così. Allora la fanciulla disse: -Oh, lo farò io!-. Andò subito dal re e gli disse che conosceva un domestico di bell'aspetto. IL re ne fu contento, lo mandò a chiamare e voleva farne il suo domestico. Ma il giovane preferiva essere battistrada, perché‚ dov'era il suo cavallo, doveva esserci anche lui; e il re gli fece fare il battistrada. Quando Fernando infedele venne a saperlo, disse alla fanciulla: -Come, aiuti lui e non me?-. -Oh- diss'ella -aiuterò anche te.- E pensava: -Devi tenertelo amico, perché‚ di lui non ci si può fidare." Così va dal re e glielo offre come domestico, e il re ne è contento. Al mattino, mentre Fernando infedele lo vestiva, il re sospirava sempre: -Ah, se avessi qui con me la mia sposa!-. Ma Fernando infedele detestava Fernando fedele e, un giorno che il re riprese a lamentarsi in quel modo, disse: -Avete il battistrada: mandatelo a prenderla; e se non lo fa, tagliategli la testa-. Allora il re mandò a chiamare Fernando fedele e gli disse che aveva una promessa sposa così e così: doveva portargliela altrimenti sarebbe morto. Fernando fedele andò nella stalla dal suo cavallo bianco, e piangeva e si lamentava: -Ah, povero me!-. Allora udì una voce dietro di lui: -Fernando fedele, perché‚ piangi?-. Egli si voltò ma non vide nessuno e continuò a lamentarsi: -Oh, mio caro cavallino, adesso devo lasciarti, devo morire!-. Solo allora si accorse che era il suo cavallino bianco a interrogarlo: -Sei tu, cavallino mio? Sai parlare?-. E aggiunse: -Devo andare in un posto così e così a prendere la promessa sposa: non sai dirmi cosa devo fare?-. Il cavallino bianco rispose: -Vai dal re e digli che porterai la sposa se egli ti darà ciò che desideri: riuscirai se ti darà una nave piena di carne e una colma di pane. Sul mare a sono dei gran giganti e se tu non portassi loro della carne, ti farebbero a pezzi; e ci sono dei brutti uccelli che ti caverebbero gli occhi se tu non avessi del pane per loro-. Allora il re ordinò a tutti i beccai del paese di macellare, e a tutti i fornai di cuocere il pane, in modo da riempire le due navi. Quando furono piene, il cavallino bianco disse a Fernando fedele: -Adesso saltami in groppa e imbarcati con me; quando verranno i giganti, dirai:"Adesso l'ira conviene scordare, e senza indugio venite a mangiare!"E quando verranno gli uccelli dirai ancora:"A voi qualcosa ho voluto portare, or senza indugio venite a beccare!"Allora non ti faranno nulla, e quando arriverai al castello, i giganti ti aiuteranno: sali al castello e prendi due giganti con te, là ci sarà la principessa addormentata; tu però non svegliarla: i giganti devono sollevarla con il letto e portarla sulla nave-. E ogni cosa andò come aveva detto il cavallino bianco: Fernando fedele diede ai giganti e agli uccelli quello che aveva portato; i giganti si rabbonirono e portarono la principessa con il suo letto al re. Ma quando arrivò dal re, ella disse che non poteva vivere se non aveva le sue carte, che erano rimaste nel castello. Su suggerimento di Fernando infedele, chiamarono così Fernando fedele, e il re gli ordinò di andare a prendere le carte nel castello, altrimenti sarebbe morto. Allora egli tornò di nuovo nella stalla e pianse e disse: -Oh, mio caro cavallino, devo partire nuovamente, come faremo?-. Allora il cavallino disse che dovevano caricare ancora la nave. Tutto andò come la volta precedente e giganti e uccelli furono saziati e ammansiti dalla carne. Quando giunsero al castello il cavallo gli disse di entrare: le carte erano sul tavolo, nella camera della principessa. Fernando fedele va e le prende. Quando sono in mare, a Fernando fedele cade la penna in acqua, e il cavallo gli dice: -Adesso non posso aiutarti-. Allora gli viene in mente il flauto, incomincia a suonare ed ecco arrivare il pesce con la penna in bocca e gliela porge. Ed egli porta le carte al castello dove si stavano celebrando le nozze. Ma alla regina il re non piaceva perché‚ non aveva naso, e invece le piaceva molto Fernando fedele. Una volta che i signori della corte erano riuniti, la regina disse che si intendeva di magia: se qualcuno voleva provare, lei poteva tagliargli la testa e rimettergliela a posto.
Ma nessuno voleva essere il primo e dovette offrirsi Fernando fedele, sempre per consiglio di Fernando infedele: la regina gli tagliò la testa e gliela rimise a posto, e il taglio guarì subito, sicché‚ sembrava che avesse un filo rosso intorno al collo. Allora il re le disse: -Bimba mia, dove l'hai imparato?-. -Sì- rispose la regina -conosco l'arte: devo provare anche con te?- -Oh sì- disse il marito. Ma lei gli tagliò la testa e non gliela rimise a posto, fingendo di non riuscirci e che la testa non volesse attaccarsi bene. Così il re fu sotterrato e la regina sposò Fernando fedele. Ma questi cavalcava sempre sul suo cavallo bianco, e una volta il cavallo gli disse di andare in un'altra prateria che gli indicò, e di farne tre volte il giro al galoppo.
Quando l'ebbe fatto, il cavallo si drizzò sulle zampe di dietro e si trasformò in un principe.