Bốn anh em tài giỏi


A négy fortélyos testvér


Ngày xưa, có một người đàn ông nghèo sinh được bốn người con trai. Khi các con đã trưởng thành, khôn lớn, ông nói với các con:
- Các con thân yêu, bây giờ các con hãy đi chu du thiên hạ, tới miền đất lạ học lấy một nghề để tự mình kiếm kế sinh nhai, cha nghèo chẳng có gì cho các con.
Bốn người con cầm gậy hành trình, chào tạm biệt người cha thân yêu, rồi cùng nhau lên đường. Đi một lát thì họ tới một ngã tư có nhiều hướng đi khác nhau. Họ dừng lại, người anh cả nói:
- Bây giờ anh ta chia tay nhau, mỗi người một ngả, bốn năm nữa, cũng ngày này chúng ta sẽ gặp nhau ở đây, trong thời gian ấy mỗi người học lấy một nghề để kiếm kế sinh nhai.
Nói xong, mỗi người đi một ngả. Người anh cả gặp một người đàn ông, ông này hỏi anh định đi đâu, làm gì. Anh trả lời:
- Tôi muốn học lấy một nghề.
Người kia rủ:
- Vậy thì đi theo ta rồi anh sẽ giỏi nghề… ăn trộm.
Anh ta trả lời:
- Không, nghề ấy đâu phải là một nghề lương thiện, cái kết cục của nghề ấy là bị treo cổ.
Người đàn ông kia nói:
- Chà, anh khỏi phải sợ treo cổ, tôi không dạy anh làm việc bất lương mà chỉ dạy cho anh cách làm sao lấy được những cái mà không người nào lấy được để giúp ích cho mọi người.
Nghe bùi tai, anh chàng bằng lòng đi theo.
Người em thứ hai cũng gặp một người đàn ông hỏi anh muốn học nghề gì trên đời này.
Anh trả lời:
- Tôi cũng chưa biết phải học nghề gì.
Người kia nói:
- Thế thì anh hãy đi với tôi, sau này sẽ trở thành nhà thiên văn, trên đời này không có nghề gì hay bằng. Không có một cái gì lọt qua mắt nhà thiên văn.
Anh ta thấy học nghề ấy cũng hay nên đi theo và trở thành một nhà thiên văn tài giỏi đến mức, sau khi anh ta học xong tạm biệt thầy ra về, thầy đưa cho anh một ống viễn kính và bảo:
- Với viễn kính này anh có thể nhìn thấy hết mọi việc xảy ra trên trời, dưới đất, chẳng có gì lọt qua được mắt anh.
Có người thợ săn nhận dạy người em thứ ba nghề đi săn, ông dạy cho anh tất cả những ngón của nghề săn và đào luyện anh trở thành một nhà thiện xạ.
Trong buổi chia tay từ giã, thầy tặng anh một khẩu súng và bảo:
- Súng này thì chẳng còn chê vào đâu được, anh đã giương súng ngắm là bách phát, bách trúng.
Người em út cũng gặp một người đàn ông. Ông ta hỏi anh:
- Anh có thích học nghề may không?
Anh đáp:
- Ngồi khoanh chân từ sáng đến chiều, cầm kim khâu khâu, vá vá, rồi còn ủi quần áo, tôi không biết liệu mình có nhớ mà làm nổi những việc ấy không?
Người đàn ông nói:
- Đâu có như anh nói và nghĩ. Anh sẽ học ở tôi nghề thợ may khác hẳn những nơi khác, một nghề may lịch thiệp, sung túc và có phần nào vinh hạnh nữa.
Anh ta thấy cũng hay nên đi theo thầy học nghề cho đến nơi, đến chốn.
Trong buổi chia tay từ giã, thầy cho anh một cái kim và bảo:
- Với chiếc kim này anh có thể khâu được mọi thứ trên đời này, mềm như trứng, cứng như thép đều khâu được cả, đường chỉ liền khít tới mức không nhận ra được nữa.
Đúng bốn năm trôi qua, bốn anh em gặp lại nhau ở ngã tư năm xưa, ôm hôn nhau thắm thiết, rồi cùng nhau trở về nhà gặp cha.
Người cha mừng rỡ hỏi:
- Chà, gió nào đã đưa các con trở về thế?
Các con kể cho người cha nghe mọi chuyện xảy ra với họ và họ đã học được nghề mình yêu thích. Lúc ấy năm cha con đang ngồi trước nhà, dưới một cây cổ thụ. Người cha nói:
- Bây giờ cha muốn thử tài các con, xem các con biết làm những gì.
Ông ngước mắt lên và bảo người con thứ hai:
Ở giữa hai cành trên ngọn cây kia có một tổ sáo, đố con biết có mấy trứng nằm trong tổ?
Nhà thiên văn học lấy viễn kính ra, đứng ngước mặt lên ngắm rồi nói:
- Có năm trứng tất cả.
Người cha nói với con cả:
- Con thử trèo lên lấy trứng làm sao chim mẹ đang ấp bị mất trứng mà không hề biết.
Anh chàng khéo tay trèo lên lấy năm quả trứng đang ấp dưới bụng chim mẹ, anh lấy nhẹ nhàng, tài tình đến nỗi chim mẹ không hề hay biết cứ nằm im tiếp tục ấp. Anh trèo xuống đưa trứng cho cha. Ông cầm lấy trứng đặt ở mỗi góc bàn một quả, quả thứ năm đặt ở chính giữa bàn, ông bảo anh thiện xạ:
- Đố con bắn một phát mà thủng được cả năm quả trứng!
Anh thiện xạ lắp đạn và bắn, chỉ một phát đạn cả năm quả trứng đều bể làm đôi. Đúng là anh có tài bắn đạn chạy chữ chi.
Người cha lại bảo người con thứ tư:
- Bây giờ đến lượt con. Đố con khâu vỏ trứng cũng như thai chim non trong trứng liền lại như cũ mà thai chim trong trứng không hề bị ảnh hưởng gì cả.
Anh thợ may lấy kim ra khâu, khâu y như lời cha dặn. Trứng khâu xong, người con trai cả khéo tay trèo lên cây, đặt trứng vào trong ổ dưới bụng chim mẹ và chim mẹ vẫn không hề hay biết.
Chim mẹ ấp vài ngày thì trứng chim nở, cả năm con chim, con nào cũng có khoang đỏ ở cổ là do vết khâu của chàng thợ may.
Người cha bảo các con:
- Cha hết sức mừng cho các con, các con đã biết tận dụng thời gian học được những nghề hữu ích. Cha không thể nói được, ai trong bốn con là tài hơn cả. Chắc chẳng bao lâu các con sẽ có dịp hành nghề để giúp ích cho thiên hạ.
Ít lâu sau, khắp cả nước xôn xao vì chuyện công chúas đã bị một con rồng bắt đi đâu không biết. Vua cha lo lắng ngày đêm, hứa sẽ trọng thưởng cho ai cứu được công chúa.
Bốn anh em bảo nhau:
- Có lẽ đây là dịp tốt để chúng ta đem tài năng giúp ích cho đời.
Rồi bốn anh em cùng nhau ra đi để giải thoát cho công chúa.
Nhà thiên văn nói:
- Tôi sẽ biết ngay công chúa đang ở đâu.
Anh chiếu ống viễn kính lên xem và nói:
- Tôi đã trông thấy nàng, nàng ở cách đây rất xa, đang ngồi trên một tảng đá giữa biển, bên một con rồng đang canh gác nàng.
Anh tới gặp nhà vua, xin cấp cho một chiếc tuyền để bốn anh em vượt biển đi đến chỗ tảng đá.
Công chúa đang ngồi, còn con rồng thì đang ngủ, đầu gối vào lòng nàng. Nhà thiện xạ nói:
- Tôi không dám bắn, sợ đạn xuyên qua thân rồng trúng phải người công chúa.
Anh cả nói:
- Để tôi thử liều xem may ra được chăng.
Rồi anh trườn lại gần và cắp công chúa đi nhẹ nhàng và khéo léo tới mức con quái vật không hề hay biết, vẫn cứ ngáy khò khò.
Mấy anh em mừng rỡ, vội đưa nàng lên thuyền và căng buồm chạy ra khơi.
Rồng thức giấc, tìm mãi không thấy công chúa đâu, nó rượt theo thuyền, miệng thì phì phì dữ tợn, khi nó đuổi kịp thuyền định xà xuống thì anh thiện xã đã lắp đạn vào súng, anh giương súng bắn trúng ngay tim con vật. Con quái vật chết rơi xuống, nhưng nó to và nặng lại rơi trúng xuống thuyền làm chiếc thuyền vỡ tan ra từng mảnh. Mọi người vội bám lấy những tấm ván nổi lềnh bềnh bơi trên mặt biển bao la. Tình cảnh thật khó giải quyết. Nhưng anh thợ may chăm chỉ đi lấy chiếc kim thần diệu của mình ra, khâu vội mấy tấm ván đáy thuyền lại, rồi anh ngồi lên đó nhặt nốt các mảnh thuyền khác khâu vào. Anh khâu khéo tới mức chỉ một lát lại có một chiếc thuyền nguyên vẹn có thể căng buồm lên được, họ trở về nhà bình an vô sự.
Vua cha gặp lại con gái hết sức mừng rỡ. Vua nói với bốn anh em nhà kia:
- Ơn cứu mạng là ơn trời biển. Đáng lẽ ta gả con gái ta cho một trong bốn người. Nhưng người nào cũng tài giỏi cả, không biết cho ai cho xứng. Nay ta chia cho các ngươi một vùng đất để làm ăn, các ngươi có bằng lòng không?
Bốn anh em đều thấy toại nguyện.
Được chia vùng đất tốt, bốn anh em đón cha về chung sức làm ăn. Cuộc sống thật đầm ấm, hạnh phúc.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Élt egyszer egy szegény ember a négy fiával. Amikor a gyerekek fölcseperedtek, így szólt hozzájuk:
- Kedves gyermekeim, ideje, hogy kimenjetek a nagyvilágba, és valami hasznos mesterséget tanuljatok. Nekem nincs semmim, amit nektek adhatnék; magatoknak kell boldogulnotok az életben.
A fiúk elköszöntek az apjuktól, vándorbotot fogtak, és útnak indultak. Addig mentek, míg egy keresztúthoz nem értek.
- Itt el kell válnunk egymástól - mondta a legidősebb testvér -, négy irányba indulhatunk el innét, ki-ki menjen a maga útján: De fogadjuk meg, hogy mához négy esztendőre ugyanitt találkozunk. Addig pedig próbáljunk szerencsét; hátha visszük valamire a világban.
Megölelték, megcsókolták egymást, s a legidősebb északnak ment, a második délnek, a harmadik keletnek, a legkisebb meg nyugatnak.
Az a fiú, aki északnak indult, csakhamar találkozott egy emberrel.
- Hát te hová igyekszel? - kérdezte az ember.
- Valami jó mesterséget szeretnék tanulni - felelte a fiú.
- Tudod, mit? Gyere velem. Megtanítlak a tolvajmesterségre.
- Hogyisne! Semmi kedvem hozzá, hogy az akasztófán száradjak el.
- Attól ne félj! Nem arra akarlak én kioktatni, hogy másokat megkárosíts! Azt azonban megtanulhatod nálam, hogyan kerítheted birtokodba, amit senki emberfia nem tud megszerezni.
A fiú engedett a rábeszélésnek, beszegődött az emberhez, és olyan alaposan elsajátította nála a tolvajlást, hogy ha valamit megkívánt, az szinte ott is termett már a zsebében.
A második fiú délnek indult, nem sokáig vándorolt, hamarosan ő is találkozott egy emberrel.
- Hát te hová tartasz, mi a szándékod a nagyvilágban? - kérdezte az ő embere is.
- Azt én még nem tudom - felelte a fiú.
- No, akkor gyere velem, kitanítlak csillagásznak. Annál nincs jobb mesterség: a csillagász még a legrejtettebb titkokat is kifürkészi a messzelátójával.
A fiúnak tetszett az ajánlat; tüstént fölcsapott, s ment az emberrel csillagnézést tanulni. Mikor már eléggé jártas volt a tudományában, mestere egy messzelátót adott neki.
- Ezzel mindent megleshetsz, ami égen-földön történik - mondta, és útjára bocsátotta a tanítványát.
A harmadik fiú keletre tartott, és nemsokára találkozott egy vadásszal. Beállt hozzá, és az megtanította a mestersége minden fortélyára. Búcsúzáskor egy puskát adott ajándékba.
- Amit ezzel célba veszel, azt biztosan eltalálod - mondta a vadász, és szerencsés utat kívánt neki.
A legkisebb fiú nyugat felé bandukolt. Csakhamar őt is megállította egy ember, megkérdezte tőle, hová igyekszik, mi a szándéka.
- Mit szólnál hozzá, ha szabó lennél?
- Dehogy leszek! Hogy látástól vakulásig az asztal fölött görnyedjek, s ide-oda rángassam a tűt meg a vasalót? Azt már nem!
- Ostoba beszéd! Nálam egészen más szabómesterséget tanulhatsz, olyat amelyik kellemes is, tisztességes is, tiszteletre méltó is, amellett a konyhára is hoz.
A fiú ráállt a dologra, kitanulta a mesterség minden csínját-bínját. Mikor letelt az ideje, a mester egy tűvel ajándékozta meg.
Ezzel mindent összevarrhatsz ami az utadba kerül, akár olyan lágy mint a tojássárgája, akár olyan kemény, mint az acél. És amit összevarrsz, úgy egybeforr, mintha mindig is egy darabban lett volna.
Elmúlt a négy esztendő, és a kitűzött napon találkozott a négy testvér a keresztútnál. Nem győztek örvendezni, hogy újra épségben együtt vannak mind a négyen; mikor már eleget örültek, hazamentek az édesapjukhoz.
- Csakhogy hazahozott a szél! - fogadta őket az öreg vidáman.
A fiúk elmesélték neki, kivel mi történt, ki mit tanult a négy esztendőben. A ház előtt ültek egy terebélyes nagy fa alatt.
- Most kipróbálom, mit tudtok - mondta az apjuk. Felnézett a fára, és a második fiúhoz fordult: - Fenn a tetőn két ág közt látok egy cinkefészket. Hány tojás van benne?
A csillagász a fészek felé fordította a messzelátóját, s alighogy belenézett, nyomban ki is mondta:
- Öt.
Akkor az apa a legidősebb fiához fordult.
- Hozd le a tojásokat, de úgy, hogy a madár, aki rajtuk költ, ne vegye észre.
A furfangos tolvaj felkúszott a fára, kiszedte a madár alól az öt tojást, de úgy, hogy az semmit sem vett észre, és nyugodtan kotlott tovább, aztán át adta a tojásokat az apjának.
Az öreg egyet-egyet az asztal négy sarkára tett, az ötödiket középre rakta, és azt mondta a vadásznak:
- Lődd le egy lövéssel mind az öt tojást!
Az megcélozta a tojásokat, és egyetlen lövéssel kettélőtte valamennyit.
- Rajtad a sor - szólt az apa a legkisebbik fiúhoz -, varrd össze a cinkecsibéket, amik a tojásokban voltak, de úgy, hogy semmi bajuk ne legyen. Aztán varrd össze a tojásokat is.
A szabó előszedte a tűjét, és szapora öltésekkel munkához látott. Mikor elkészült, a tolvajnak megint föl kellett másznia a fára, és vissza kellett lopnia a tojásokat a kotlós cinke alá. A kis madár nem vett észre semmit, tovább kotlott a tojásain, és pár nap múlva kiköltötte a fiókáit, öt szép kis cinkét. Ott, ahol a szabó összevarrta őket, mindegyiknek piros csíkocska volt a nyakán.
- Derék legények vagytok, nem vesztegettétek hiába az időtöket dicsérte a fiúkat az öreg -, tisztességesen kitanultatok. Ha alkalmatok lesz megmutatni, mit tudtok, ország-világ csodájára jár majd az ügyességeteknek.
Nem sokkal ezután nagy riadalom támadt az országban. Minden falut bejárt, minden zugba elhatolt a rettenetes hír: egy sárkány elrabolta a királykisasszonyt.
A király éjjel-nappal búsult, s végül is közhírré tétette, hogy aki visszaszerzi a sárkánytól, feleségül kapja a lányát.
Ennek hallatára a négy testvér összetanakodott.
- Itt a jó alkalom: most megmutathatjuk, mit tudunk!
Elbúcsúztak az apjuktól, és mentek a király udvarába. De mikor a palota kapujához értek, a második fiú azt mondta:
- Megálljunk egy szóra, testvéreim! Előbb kikutatom, hol is van most a királykisasszony!
Belenézett a messzelátójába, nézett erre, nézett arra, egyszer csak fölkiáltott:
- Megvan! A tenger közepén ül egy sziklán. A sárkány előtte fekszik, és őrzi.
Most már aztán bekopogtattak a palotába, kihallgatást kértek a királytól.
- Uram királyom - mondták -, mi négyen vállalkozunk a királykisasszony kiszabadítására. Nem kérünk tőled mást, mint egy hajót, hogy érte mehessünk.
Amit kértek, nyomban meg is kapták. Tengerre szálltak, és addig vitorláztak, míg föl nem tűnt előttük a szikla.
A királykisasszony ott ült a szirten, a sárkány meg az ölébe hajtotta a fejét, és éppen aludt.
A vadász megcélozta a szörnyeteget, hanem aztán csüggedten leengedte a fegyverét.
- Nem lőhetek rá - mondta -, eltalálnám a királykisasszonyt is, és azon nyomban vége volna az életének.
- Akkor rajtam a sor, majd én segítek a dolgon - szólt a tolvaj. Felkúszott a sziklára, és kilopta a sárkány feje alól a királylányt. Az iszonyú vadállat nem vett észre semmit, vígan horkolt tovább.
A tolvaj beszállt a hajóba a királylánnyal, és boldogan vitorláztak hazafelé mind az öten. Jó messze jártak már, amikor a sárkány fölébredt álmából. Ide-oda kúszott a sziklán, kereste a királykisasszonyt, de hiába, sehol sem találta. Erre nagy dühösen fölemelkedett a magasba, csapkodott, verdesett szörnyű haragjában, s egyszer csak megpillantotta a tengeren az imbolygó hajót. Nagyot hördült haragjában, és pár perc múlva már ott fújtatott, ott prüszkölte a szikrát a fejük fölött a levegőben. Éppen le akar: csapni rájuk, de a vadász felkapta a puskáját, megcélozta, és szíven lőtte.
A sárkány tüstént kiadta a páráját, fordult egyet a levegőben, és belezuhant a tengerbe. Hanem ez az irgalmatlan nagy test estében ízzé-porrá zúzta a könnyű kis vitorlást!
A hajótörötteknek szerencsére sikerült elcsípniük néhány szál deszkát; abba kapaszkodtak, s úgy hányódtak a nagy vízen. Csakhogy a szabó se volt ám rest! Előszedte a tűjét, cérnáját, s azon sebtében összefércelte a deszkákat. Egykettőre elkészült a tutaj, felpattant rá, sorra kihalászta a roncsokat és olyan ügyesen összeöltötte őket, hogy csakhamar ott libegett előttük hibátlanul, útra készen a hajójuk.
Most már aztán minden baj nélkül hazavitorláztak.
A király azt sem tudta, hová legyen örömében, amikor viszontlátta édes-kedves gyermekét. Csak akkor hökkent meg egy kicsit, amikor a négy kérőre esett a tekintete.
- Derék munkát végeztetek - mondta -, állom a szavamat: egyikőtökhöz hozzáadom a lányomat. De hogy melyik lesz a férje, azt döntsétek el egymás között ti.
Nosza, nagy tusakodás kerekedett a testvérek közt, mert hát mindegyik jogot formált a királylányra.
- Ha én meg nem látom, hol van, soha meg nem találjátok - mondta a csillagász.
- Mit ért volna a te híres messzelátód, ha én ki nem lopom a sárkány feje alól! - szólt a tolvaj.
- Az igaz, de a sárkány mindnyájatokat királylányostul széttépett volna, ha az én golyóm szíven nem találja - jelentette ki a vadász.
- De ha én össze nem varrom a hajót, mindnyájan szánalmasan belevesztetek volna a tengerbe!
- Egyforma joga van mind a négyeteknek - szólt közbe a király. - De mind a négyen mégsem vehetitek feleségül! Ezért a legjobb, ha nem lesz egyikőtöké sem. Jutalmul azonban mind a négyen kaptok egy-egy részt a birodalomból.
A testvéreknek tetszett a döntés.
- Mégiscsak jobb, ha békességben élünk, mint ha acsarkodunk egymásra - mondták.
Mindegyik kapott hát egy-egy nagy birodalmat, és boldogan éltek az apjukkal, míg meg nem haltak.