Cô Một Mắt, cô Hai Mắt và cô Ba Mắt


Un-œil, Deux-yeux et Trois-yeux


Ngày xưa có một bà có ba cô con gái. Cô con lớn tên là Một Mắt, vì cô chỉ có độc một mắt ở ngay chính giữa trán. Cô thứ hai có hai mắt như những người bình thường khác nên được gọi là cô Hai Mắt. Cô con út có tên là Ba Mắt, vì cô có hai mắt như mọi người khác, nhưng lại có mắt thứ ba ở giữa trán.
Chỉ vì không giống chị và cũng không giống em nên cô Hai Mắt bị chị và em cũng như mẹ ruồng bỏ. Họ bảo cô:
- Có hai mắt thì có gì là hơn người thường, nó chẳng phải là giống nhà ta.
Gặp cô đâu thì cả nhà xua đấy. Mặc thì toàn đồ thừa xấu xí, ăn thì ăn toàn thức ăn còn thừa lại, thôi thì tìm mọi cách để hành hạ cô.
Có lần cô Hai Mắt phải ra đồng chăn dê nhưng bụng còn đói vì chị và em để phần cho ăn ít quá. Ra tới đồng, cô ngồi trên bờ ruộng và khóc nức nở, nước mắt chảy ràn rụa như hai dòng suối nhỏ.
Lúc cô vừa mới ngẩng mặt nhìn lên thì thấy một bà già đang đứng bên cất tiếng hỏi:
- Hai Mắt, vì sao con khóc?
Hai Mắt thưa:
- Con không khóc sao được. Chỉ vì con có hai mắt như những người bình thường khác nên mẹ, chị và em lúc nào cũng thấy khó chịu, xua con từ xó này sang xó khác, quẳng toàn đồ cũ nát cho con mặc, ăn thì ăn toàn những đồ thừa còn lại. Sáng nay cho con ăn có chút xíu, bụng con còn đói meo.
Bà già nói:
- Hai Mắt, con lau nước mắt đi. Bà sẽ nói cho con điều này để con không bị đói nữa. Con chỉ cần bảo con dê cái của con:
Be lên dê ơi,
Bày lên bàn ơi.
Thì lập tức hiện ra trước mắt con một chiếc bàn xinh xắn, bày đủ mọi thứ sơn hào hải vị, con muốn ăn bao nhiêu cũng được. Và khi con đã ăn no, cần dọn hết đi, con chỉ việc nói:
Be lên dê ơi,
Biến đi bàn ơi.
Và chỉ trong nháy mắt bàn biến đi. Sau đó bà mụ đi. Hai Mắt nghĩ mình phải thử xem lời bà dặn có đúng không. Nhất là lại đúng lúc mình đang đói. Cô nói:
Be lên dê ơi,
Bày lên bàn ơi.
Vừa mới nói dứt lời đã có một chiếc bàn xinh xắn phủ khăn trắng tinh hiện ra. Trên bàn có rất nhiều thức ăn ngon, hơi bay lên nghi ngút, người ta có cảm giác thức ăn vừa mới bưng ở bếp lên. Trên bàn lại có sẵn cả đĩa, dao, dĩa và thìa bằng bạc. Hai Mắt thầm cảm ơn bà già và ngồi vào bàn ăn uống ngon lành.
No nê rồi, cô lại nói đúng như lời bà cụ dặn:
Be lên dê ơi,
Biến đi bàn ơi.
Chiếc bàn xinh xắn cùng tất cả các thứ bày trên bàn đều biến đi ngay lập tức.
Hai Mắt nghĩ bụng: "Làm nội trợ kiểu này thú vị thật." Cô rất lấy làm hả hê và phấn chấn.
Tối khi cô đi chăn về nhà, thấy có âu thức ăn mà chị em để phần cho, nhưng cô không hề đụng đến. Sáng hôm sau, cô lại cho dê ra đồng, để nguyên mấy mẩu bánh phần cô ở bàn. Lần thứ nhất và lần thứ hai, chị và em không để ý, nhưng rồi cả hai cũng biết và nói với nhau:
- Con Hai Mắt đáng nghi lắm. Mọi khi phần nó cái gì nó ăn hết nhẵn. Tại sao bây giờ không hề thấy nó đụng đến thức ăn phần nó. Chắc nó ăn ở đâu đó rồi.
Để dò cho ra sự thật, Một Mắt được phái đi chăn dê cùng với Hai Mắt. Một Mắt phải cố dò la xem Hai Mắt làm gì để có cái ăn hay có người nào đó đưa thức ăn đồ uống cho Hai Mắt.
Sáng sớm, khi Hai Mắt chuẩn bị đi thì Một Mắt nói:
- Hôm nay tao đi chăn dê cùng với mày, để xem mày có trông nom dê và cho dê ăn ở nơi có cỏ ngon không.
Hai Mắt hiểu ngay ý định của Một Mắt nên cố lùa dê tới cánh đồng cỏ rậm và có cỏ lau cao vút. Hai Mắt nói:
- Chị Một Mắt ơi, chị lại đây, chị ngồi xuống đây, em muốn hát cho chị nghe.
Một Mắt ngồi xuống, người mệt nhoài vì đường xa và vì oi bức của trưa hè. Một Mắt ngồi nghe Hai Mắt hát:
Chị Một Mắt ơi, chị thức đấy à?
Chị Một Mắt ơi, chị đã ngủ chưa?
Nghe tiếng hát đều đều cộng với mệt nên Một Mắt cứ thế mà thiu thiu ngủ.
Thấy Một Mắt đã ngủ say, biết không thể nào lộ được, lúc ấy Hai Mắt mới nói:
Be lên dê ơi,
Bày lên bàn ơi.
Bàn hiện ra, Hai Mắt ngồi vào bàn ăn uống. No nê rồi cô nói:
Be lên dê ơi,
Biến đi bàn ơi.
Và chỉ trong nháy mắt tất cả lại biến đi.
Mọi việc xong xuôi, Hai Mắt mới đánh thức Một Mắt dậy:
- Chị Một Mắt, chị đi chăn dê mà lại lăn ra ngủ thế à. Chăn dê kiểu chị thì dê nó đi đâu cũng không biết. Dậy đi, mau lên chị, tối rồi, ta về nhà đi.
Hai chị em về nhà. Hai Mắt vẫn không hề đụng đến âu thức ăn. Tuy đi theo nhưng Một Mắt cũng không phát hiện được lý do tại sao Hai Mắt vẫn không ăn ở nhà. Nó đành thú thật, xin lỗi mẹ:
- Ra đồng con ngủ quên mất.
Hôm sau mẹ bảo Ba Mắt:
- Lần này, mày đi chăn cùng, phải để ý xem Hai Mắt có ăn gì ở ngoài đồng không hay có ai mang đồ ăn thức uống cho nó, chắc chắn là nó có ăn uống lén lút.
Ba Mắt bước lại nói với Hai Mắt:
- Em muốn đi chăn dê cùng với chị, để xem đàn dê có được ăn chỗ cỏ non không.
Hai Mắt đoán được ngay ý định của Ba Mắt nên xua đàn dê tới cánh đồng cỏ rậm cao vút và nói:
- Ba Mắt ơi, chị em ta ngồi xuống đây đi, chị sẽ hát cho em nghe.
Ba Mắt ngồi xuống. Vì đường xa, trời nắng nên nó mệt nhoài. Hai Mắt lại cất tiếng hát:
Ba Mắt ơi, em thức đấy à?
Đáng lẽ phải hát tiếp:
Ba Mắt ơi, em đã ngủ chưa?
Nhưng do đãng trí nên cô hát:
Hai Mắt ơi, em đã ngủ chưa?
Và rồi cứ thế mà hát:
Ba Mắt ơi, em thức đấy à?
Hai Mắt ơi, em đã ngủ chưa?
Hai mắt của Ba Mắt nhắm lại ngủ, nhưng mắt thứ ba ở trán không bị phép của câu thần chú nên không ngủ. Để đánh lừa nên Ba Mắt nhắm luôn cả mắt thứ ba, làm như ngủ nhưng thỉnh thoảng nó lại nháy mắt nên vẫn nhìn biết hết được sự việc.
Hai Mắt tưởng Ba Mắt đã ngủ say, liền niệm chú:
Be lên dê ơi,
Bày lên bàn ơi.
Cô ăn uống thỏa thích, xong cô lại nói:
Be lên dê ơi,
Biến đi bàn ơi.
Ba Mắt trông thấy hết. Hai Mắt đến đánh thức nó và bảo:
- Ui chà, Ba Mắt, em ngủ đấy à? Thế thì sao chăn được dê, thôi chị em ta về đi.
Về đến nhà, thấy Hai Mắt lại không ăn. Ba Mắt liền mách lại:
- Giờ thì con đã rõ tại sao chị ấy làm bộ không thèm ăn ở nhà. Ở ngoài đồng chị ấy nói:
Be lên dê ơi,
Bày lên bàn ơi.
Thì một chiếc bàn nhỏ hiện ra, trên bàn bày toàn thức ăn đồ uống tuyệt ngon mà ở nhà ta không bao giờ có. Ăn uống thỏa thích xong chị ấy lại nói:
Be lên dê ơi,
Biến đi bàn ơi.
Tức thì mọi thứ đều biến mất. Với mắt thứ ba con trông thấy rõ tất cả mồn một. Chị ấy niệm thần chú nên hai mắt con díu lại và ngủ ngay, nhưng mắt ở trán vẫn còn thức.
Nghe kể, người mẹ vốn đố kỵ liền la:
- Mày tưởng mày hơn mẹ con tao à? Phải cho mày chừa cái thói ấy đi mới được.
Mụ lấy dao mổ lợn, đâm trúng tim dê, dê khuỵu xuống chết.
Thấy vậy, Hai Mắt buồn lặng lẽ bỏ đi ra đồng, ngồi trên bờ ruộng khóc sướt mướt.
Bà mụ bỗng lại xuất hiện đứng bên cô và hỏi:
- Hai Mắt, sao con lại khóc?
Cô đáp:
- Con dê vẫn dọn bàn ăn mỗi khi con niệm thần chú, mẹ con đã đâm chết nó. Bà bảo con không khóc sao được. Giờ con lại rơi vào cảnh đói khát.
Bà mụ bảo:
- Hai Mắt, bà bày cho con kế này nhé: con hãy xin chị và em bộ lòng của con dê ấy, đem chôn ở trước cửa nhà. Chắc chắn con sẽ gặp may.
Rồi bà biến mất. Hai Mắt đi về nhà, nói với chị và em:
- Chị và em gái yêu dấu ơi, hãy cho xin chút gì đó ở con dê của tôi. Tôi chẳng dám đòi lấy những chỗ thịt ngon, tôi chỉ xin bộ lòng thôi.
Thế là cả hai chị em cười ồ lên và nói:
- Ồ, chỉ có thế thôi à, thế thì cứ việc vào mà lấy.
Hai Mắt lấy bộ lòng, theo lời dặn của bà mụ, đêm tối cô lặng lẽ đem chôn bộ lòng ở trước cửa nhà.
Sáng hôm sau, lúc cả nhà thức dậy và ra đứng ở cửa nhà thì thấy một cái cây kỳ lạ, cành lá xum xuê, quả vàng xen giữa những chiếc lá bạc, có lẽ ở trần gian này không có cây nào đẹp bằng, quả nom ngon như thế. Mọi người đều ngạc nhiên rằng chỉ có qua một đêm mà cây đã mọc nhanh như vậy. Chỉ có Hai Mắt là biết rõ nguyên do, đúng nơi chôn bộ lòng mọc lên cái cây lá bạc quả vàng này.
Bà mẹ bảo Một Mắt:
- Một Mắt của mẹ, con trèo lên hái quả đi.
Một Mắt trèo lên, nhưng khi giơ tay hái quả thì cành lại bật tuột khỏi tay. Mà lần nào cũng vậy, tìm đủ mọi cách nhưng Một Mắt vẫn không hái được quả nào.
Lúc đó bà mẹ nói:
- Ba Mắt, con hãy trèo lên, với ba mắt chắc là con nhìn quanh rõ hơn Một Mắt.
Một Mắt tuột xuống để cho Ba Mắt trèo lên. Nhưng Ba Mắt cũng chẳng khéo léo hơn chút nào, ngắm nghía mãi nhưng vẫn không sao với hái được lấy một quả. Chuyện đó làm cho bà mẹ sốt ruột, giờ đích thân bà trèo lên cây, nhưng bà cũng chẳng hơn gì Một Mắt và Ba Mắt, toàn giơ tay quờ quạng trong không trung.
Thấy vậy, Hai Mắt nói:
- Để con trèo thử lên xem, biết đâu con hái được thì sao.
Chị và em gái đồng thanh nói:
- Đồ Hai Mắt thì được trò trống gì mà làm.
Nhưng khi Hai Mắt trèo lên, táo vàng không trượt ra khỏi tay cô, mà còn đung đưa lại gần cho cô dễ hái, cô hái nhiều đến nỗi đầy một tạp dề táo vàng. Đáng lẽ mẹ, Một Mắt và Ba Mắt phải đối xử với Hai Mắt tốt hơn trước, bà mẹ giật phắt lấy tạp dề táo. Chuyện chỉ mình Hai Mắt hái được táo vàng chỉ làm tăng thêm lòng ghen ghét đố kỵ của họ, làm họ trở nên cay nghiệt hơn trước đối với Hai Mắt.
Một hôm cả nhà đang đứng bên cây thì có một hiệp sĩ trẻ tuổi đi tới.
Cô chị và cô em vội la:
- Hai Mắt, mau lên nào, xuống chui vào trong thùng để chúng tao đỡ ngượng vì mày.
Nói rồi hai người dúi ngay Hai Mắt vào trong chiếc thùng không bên gốc cây, tiện tay chúng nhét luôn tất cả táo vàng vào trong đó.
Hiệp sĩ tới gần - đó là một chàng đẹp trai - chàng dừng chân, lặng ngắm cây quả vàng lá bạc và hỏi hai cô gái đứng đó:
- Cây đẹp này của ai thế các cô? Ai ngắt cho ta một cành, người đó muốn gì ta cũng sẵn lòng báo đáp.
Một Mắt và Ba Mắt trả lời ngay là cây của chúng, chúng sẵn sàng ngắt cho chàng một cành quả vàng lá bạc. Hai chị em ra sức trèo và tìm cách ngắt lấy một cành, nhưng cành cây cứ trượt khỏi tầm tay họ.
Lúc đó hiệp sĩ nói:
- Kể cũng kỳ lạ thật, sao cây của các cô mà các cô không ngắt được một cành?
Hai cô gái vẫn cứ khăng khăng nói là cây của họ. Trong khi ấy, Hai Mắt bực mình về sự gian dối của chị và em, cô lăn mấy quả táo vàng tới chỗ hiệp sĩ đứng. Ngạc nhiên về những quả táo vàng, hiệp sĩ hỏi họ táo ở đâu ra thế. Lúc bấy giờ Một Mắt và Ba Mắt mới nói cho biết rằng chúng còn có một người em, nhưng vì nó chỉ có hai mắt như những người bình thường khác nên không dám để nó ra mắt hiệp sĩ. Hiệp sĩ đòi xem mặt và gọi:
- Cô Hai Mắt ơi, bước ra đây nào.
Hai Mắt từ từ chui ở đáy thùng ra. Sắc đẹp lộng lẫy của cô làm cho hiệp sĩ phải ngạc nhiên và nói:
- Cô Hai Mắt ơi, chắc cô có thể bẻ cho tôi một cành quả vàng lá bạc chứ?
Hai Mắt đáp:
- Thưa vâng, cây này là của em nên em hái được.
Hai Mắt trèo lên cây, nhẹ nhàng bẻ một cành lá bạc quả vàng thật đẹp đưa cho hiệp sĩ.
Hiệp sĩ nói:
- Cô Hai Mắt ơi, tôi biết lấy gì trả công cô bây giờ?
Hai Mắt đáp:
- Em biết nói thế nào đây. Đói khát cơ cực buồn tủi là bạn đồng hành của em từ sớm tinh mơ đến tận khuya, nếu chàng cho em đi theo chàng chính là chàng giải thoát cho em khỏi cảnh ấy, như vậy là em hạnh phúc nhất.
Hiệp sĩ liền đỡ Hai Mắt lên ngựa, cùng nàng cưỡi ngựa về lâu đài. Chàng hiệp sĩ rất thương yêu cô Hai Mắt, chàng để cho cô tùy ý lựa chọn quần áo, ăn uống theo ý thích, lễ cưới của hai người được tổ chức rất vui vẻ.
Thấy Hai Mắt được đi cùng với chàng hiệp sĩ đẹp trai, chị và em lồng lộn lên vì ghen tức.
Hai cô tự an ủi: "Cây thần còn nằm trong tay ta, cho dù ta không hái nổi một quả ở cây ấy, nhưng ai đi qua thấy cây lạ cũng phải dừng chân đứng ngắm cây. Ai mà biết trước được ngày nào chúng ta sẽ gặp may."
Nhưng sáng hôm sau, cây thần kia bỗng biến mất, hy vọng của hai cô thế là tiêu tan. Cũng vào sáng sớm, khi cô Hai Mắt đang đánh phấn tô son, chợt cô nhìn qua cửa sổ, cô hết sức mừng rỡ khi thấy cây thần lại đứng trước cửa.
Hai Mắt sống trong cảnh đầy đủ sung sướng đã nhiều năm. Một hôm có hai người đàn bà nghèo bước tới lâu đài chắp tay xin bố thí. Nhìn kỹ mãi hai người, Hai Mắt nhận ra đó chính là chị và em mình. Cảnh nhà sa sút, hết chỗ nương tựa nên giờ đây Một Mắt và Ba Mắt phải kéo nhau đi ăn xin.
Hai Mắt niềm nở đón tiếp chị và em, chăm sóc và cung phụng họ đầy đủ, khiến hai người thấy hối hận trong lòng vì đã đối xử độc ác với Hai Mắt trong thời tuổi trẻ.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Il était une fois une femme qui avait trois filles. L'aînée s'appelait Un-œil parce qu'elle n'avait qu'un œil unique au milieu du front, et la seconde s'appelait Deux-yeux parce qu'elle avait ses deux yeux comme tout le monde, tandis que cadette se nommait Trois-yeux parce qu'elle avait trois yeux, ayant elle aussi un oeil au milieu du front, telle sa aînée. Mais comme Deux-yeux n'était pas faite autrement que les autres gens, ni ses sœurs ni sa mère ne pouvaient la souffrir. « Toi, avec tes deux yeux, lui disaient­-elles, tu ressembles à tout le monde et tu n'es pas des nôtres! » Elles ne faisaient que de la malmener et maltraiter, la bousculaient et la chassaient toujours dans les coins, ne lui laissaient que de vieilles frusques pour s'habiller, ne lui donnaient que leurs restes à manger, et encore juste de quoi ne pas mourir de faim. Bref, c'était leur souffre-douleur.
Or, il advint qu'un jour, comme Deux-yeux s'en était allée garder la chèvre dans les prés, la faim dont elle souffrait la fit pleurer, parce qu'une fois de plus ses deux sœurs ne lui avaient donné que trop peu. Assise dans l'herbe, la pauvre pleura et pleura tellement qu'elle avait deux petits ruisseaux qui lui coulaient sur les joues. Mais quand elle leva les yeux pour implorer le ciel dans sa détresse, elle vit devant elle une dame qui lui demanda:
- Deux-yeux, pourquoi pleures-tu?
- Comment pourrais-je ne pas pleurer? lui répondit Deux-yeux. Sous prétexte que j'ai deux yeux comme tout le monde, mes deux sœurs et ma mère ne peuvent pas me souffrir et me font toutes les misères; elles me chassent de partout, m'habillent de loques et ne me donnent pas assez à manger: je n'ai jamais que leurs restes, et aujourd'hui il y avait si peu que la faim me tenaille sans cesse.
- Allons, sèche tes larmes, Deux-yeux! lui dit la fée, et écoute moi-bien. Tu ne connaîtras plus jamais la faim. Tu n'as qu'à dire:
Méhéhé la Biquette,
Petite table prête!
et tu auras devant toi la table mise proprement, avec la nappe blanche et le couvert, et les plats finement servis, dont tu pourras manger autant que ton envie. Et après, lorsque tu te seras bien régalée et que tu n'en auras plus besoin, tu diras:
Méhéhé la Biquette,
Petite table arrête!
et aussitôt elle aura disparu sous tes yeux.
Ces paroles dites, la fée était partie. Alors Deux-yeux se dit qu'elle allait essayer tout de suite si c'était bien vrai, puisqu'elle avait si grand­faim
Méhéhé la Biquette,
Petite table prête!
Mais oui, presque en même temps que les paroles, la petite table se trouvait là avec sa nappe blanche, l'assiette, le couteau, la fourchette et une cuillère d'argent; et les plats succulents et fumants attendaient devant elle et sentaient bon: on eût dit qu'ils arrivaient tout droit de la cuisine. « Mon Dieu, soyez notre hôte en tous les temps! Amen. »Telle était la prière que Deux-yeux s'était empressée de dire, parce que c'était la plus courte qu'elle savait. Puis elle se servit et se régala de tout son cœur. Après, quand elle eut bien mangé de tout et se sentit complètement satisfaite, elle dit ce que la fée lui avait enseigné:
Méhéhé la Biquette,
Petite table arrête!
La table, avec tout ce qu'il y avait dessus, s'évanouit et disparut à l'instant même. « Le service est fameux! » se dit Deux-yeux, tout heureuse et rassérénée. Et le soir, quand elle rentra avec la chèvre et trouva son écuelle de terre avec les restes que lui avaient laissés ses sœurs, elle n'y toucha point, pas plus qu'elle ne toucha aux rares bribes qui lui étaient destinées, le lendemain, quand elle repartit avec la chèvre. Une fois, deux fois, cela passa, et les sœurs ne s'en aperçurent même pas. Mais comme la chose se répétait sans cesse, elles s'en firent la remarque: « II y a quelque chose de louche là-dessous: Deux-yeux ne touche plus à rien, alors qu'elle a toujours dévoré ce qu'on lui laissait jusqu'à maintenant. Elle doit avoir trouvé quelque chose... » Et pour mettre le doigt dessus et découvrir la vérité, Un-œil, la sœur aînée, décida de l'accompagner le lendemain, quand elle irait garder la chèvre, afin de voir si quelqu'un lui donnait à manger ou à boire.
- Je vais avec toi aujourd'hui, Deux-yeux! lui dit Un-œil au moment qu'elle allait partir. Il faut que je voie si tu gardes convenablement notre chèvre et si tu la mènes vraiment aux meilleurs endroits.
Deux-yeux, qui ne fut pas dupe et se douta bien de ses vraies raisons, mena la chèvre dans l'herbe haute, mais beaucoup plus loin qu'où elle allait d'habitude. Arrivée là, elle appela sa sœur et lui dit:
- Viens, Un-œil, nous allons nous asseoir ensemble et je vais te chanter quelque chose.
Fatiguée par cette longue promenade et par la chaleur d'un soleil dont elle n'avait pas non plus l'habitude, l'aînée somnolait à demi, tandis que Deux-yeux lui chantait sans cesse sur le même air:
Un-œil, ma sœur, ne dors-tu pas?
Un-œil, ma sœur, dors-tu déjà?
Finalement, Un-œil ferma son oeil unique et s'endormit vraiment. Dès que Deux-yeux en fut bien sûre et la vit endormie assez profondément pour ne pouvoir pas la surprendre, elle se hâta de dire sa petite chanson:
Méhéhé la Biquette,
Petite table prête!
Pour s'asseoir bien vite à sa petite table, manger et boire son avant que de chanter de nouveau:
Méhéhé la Biquette,
Petite table arrête!
Après que tout eut disparu, Deux-yeux réveilla sa sœur et dit: « Un-œil, au lieu de garder, voilà que tu t'endors; et pendant ce temps, la chèvre pouvait courir n'importe où! Viens, nous allons rentrer. » Lorsqu'elles furent revenues à la maison, Deux-yeux ne toucha pas aux malheureux petits morceaux qu'on avait mis dans son écuelle, mais Un-œil fut bien incapable de dire à sa mère pourquoi elle ne mangeait pas.
« Je me suis endormie là-bas! » avoua-t-elle pour s'en excuser.
Le lendemain, la mère dit à Trois-yeux: « C'est toi qui iras aujourd'hui avec elle; mais fais attention et surveille-la bien, car si Deux-yeux mange là-bas, ou si quelqu'un lui apporte à manger et boire, cela doit se faire en cachette. » Alors Trois-yeux alla rejoindre Deux-yeux et lui dit qu'elle voulait venir avec elle garder la chèvre et voir si elle le faisait bien. Deux-yeux ne fut pas dupe et comprit parfaitement ce qu'elle avait dans l'idée; aussi mena-t-elle la chèvre assez loin dans les hautes herbes, puis elle invita sa sœur à s'asseoir à côté d'elle en lui proposant de chanter un peu pour la distraire. Trois-yeux s'étendit dans l'herbe, déjà fatiguée par le long chemin et un peu étourdie par la chaleur du soleil; alors Deux-yeux reprit à son intention sa petite chanson de la veille. Mais par inattention, elle commença comme la veille et chanta sans s'en apercevoir
Un-œil, ma sœur, ne dors-tu pas?
avant de reprendre correctement:
Trois-yeux, ma sœur, dors-tu déjà?
Et quand la petite berceuse accomplit son oeuvre, Trois-yeux s'endormit en effet, mais seulement avec ses deux yeux son troisième œil, lui, ne s'était pas endormi, ayant échappé au charme; et si elle le ferma, ce fut par ruse et seulement pour pouvoir guetter sous ses cils et surprendre tout ce qu'il y aurait à surprendre. Aussi lorsque Deux-yeux, la croyant profondément endormie après sa petite chanson, mangea et but son content, puis chanta l'autre petite chanson, le troisième œil de Trois-yeux vit-il tout! Deux-yeux vint alors réveiller sa sœur et lui dit, comme à l'autre: « Tu dormais, Trois-yeux. Tu ne vaux rien pour garder. Viens, nous rentrons à présent. » Et elles rentrèrent; mais quand elles furent à la maison. Deux-yeux ne toucha pas à ce qu'on avait mis dans son écuelle et Trois-yeux dit à leur mère:
- Je sais à présent pourquoi cette orgueilleuse ne veut rien de ce qu'on lui donne. Une fois là-bas, elle dit à la chèvre:
Méhéhé la Biquette,
Petite table prête!
et elle a devant elle une petite table couverte des meilleurs plats, bien meilleurs que ceux que nous mangeons, nous! Son repas terminé, elle dit encore:
Méhéhé la Biquette,
Petite table arrête!
Et alors tout s'en va. J'ai tout vu clairement et nettement, parce qu'avec une petite chanson elle m'avait endormi deux yeux, mais le troisième était resté ouvert.
C'était plus qu'il n'en fallait pour exciter la jalousie furieuse de la mère.
- Mademoiselle a des prétentions, hein? s'écria-t-elle en s'en prenant à Deux-yeux. Mademoiselle veut jouir d'une meilleure existence que la nôtre, hein? Eh bien! c'est un plaisir dont tu vas te priver!
Empoignant un couteau, elle courut à la chèvre et lui enfonça le couteau dans le cœur. En voyant sa chèvre morte, Deux-yeux se précipita hors de la maison et s'en alla pleurer amèrement, assise dans l'herbe du premier pré. Soudain, la fée se trouva de nouveau devant elle et lui demanda:
- Pourquoi pleures-tu, Deux-yeux?
- Comment pourrais-je ne pas pleurer? répondit Deux-yeux. La chèvre qui dressait si joliment la petite table pour moi quand je lui chantais votre petite chanson, hélas! elle est morte à présent et c'est ma mère qui l'a égorgée! La faim et les misères sont revenues pour moi...
- Écoute-moi bien, Deux-yeux, je vais te donner le bon conseil, lui dit la bonne fée: tu demanderas à tes deux sœurs qu'elles te laissent les boyaux de ta chèvre, et tu les enfouiras sous terre devant la porte de la maison. Avec cela, ton bonheur est assuré.
Ces paroles dites, la fée avait disparu, et Deux-yeux revint à la maison pour demander à ses sœurs: « Mes chères sœurs, s'il vous plaît, laissez-moi avoir quelque chose de ma pauvre chèvre: je ne demande rien de bon, seulement les boyaux! » cette modeste requête les fit éclater de rire, et elles lui répondirent: « Si c'est ton seul désir, cela peut se faire! » Deux-yeux prit les boyaux, qu'elle enterra en cachette, le soir venu, sans faire de bruit, devant la porte de la maison. Ainsi, elle avait fait comme le lui avait dit la fée.
Le lendemain matin, la maisonnée se réveilla et se leva en même temps, et quand elles allèrent à la porte, quelle ne fut pas leur surprise d'y voir un arbre merveilleux qui avait poussé là: un arbre d'une splendeur et d'une magnificence sans égales dans le monde entier, car il avait un feuillage d'argent et portait des fruits d'or! Comment cet arbre avait pu venir là en une nuit? Ni la mère ni les sœurs n'en eurent la moindre idée; mais Deux-yeux, elle, le savait très bien, parce que l'arbre avait poussé à l'endroit même où elle avait enterré les boyaux de la chèvre.
- Monte sur l'arbre, mon enfant, dit la mère à Un-œil, et cueille-nous quelques-uns de ces fruits merveilleux.
Un-œil monta dans l'arbre, mais quand elle avança la main pour attraper un fruit d'or, la branche s'écarta brusques Elle eut beau recommencer autant de fois qu'elle voulut ce fut à chaque fois la même chose, et il lui fut impossible de toucher à un seul des beaux fruits d'or.
- Vas-y, toi, Trois-yeux, commanda la mère. Tu pourras mieux te débrouiller avec tes trois yeux que ta sœur avec son œil unique.
Un-œil se laissa glisser au bas de l'arbre et Trois-yeux y grimpa prestement; mais elle put bien s'y prendre comme elle voulut et regarder partout à la fois avec ses trois yeux, elle n'eut pas plus de succès que son autre sœur: les fruits d'or se tenaient toujours hors de sa portée. La mère, impatientée, y monta à son tour; mais pas plus que ses filles elle ne put attraper un seul fruit d'or, et sa main se refermait toujours sur du vent!
- Si je montais, dit Deux-yeux, peut-être réussirais-je mieux...
- Toi! se moquèrent les sœurs. A quoi peux-tu bien arriver avec tes deux yeux?
Elle grimpa néanmoins dans l'arbre, et voici que les fruits d'or, au lieu de fuir devant ses mains, venaient d'eux-mêmes s'y placer et se laissaient cueillir l'un après l'autre. Elle en avait le tablier plein quand elle redescendit de l'arbre, et sa mère les lui prit. Jalouses toutes trois qu'elle pût cueillir les fruits précieux alors qu'elles ne l'avaient pas pu, elles ne furent que plus méchantes avec elle, au lieu de lui en être reconnaissantes, et la traitèrent d'autant plus durement.
Un jour, comme elles se trouvaient ensemble au pied de l'arbre merveilleux, arriva un jeune seigneur à cheval. « Vite, Deux-yeux, cache-toi pour ne pas nous faire honte! Lui crièrent ses deux sœurs en la fourrant précipitamment sous un tonneau vide qui se trouvait là, et, avec elle, les pommes d'or qu'elle venait de cueillir. Le jeune seigneur avait belle allure, comme elles purent le voir quand il fut tout près, et il s'arrêta pour admirer ce merveilleux arbre d'argent et d'or.
- A qui ce bel arbre appartient-il? demanda le jeune seigneur aux deux sœurs. Si l'on m'en donnait une branche, on pourrait me demander ce qu'on voudrait.
Un-œil et Trois-yeux répondirent ensemble que l'arbre était à elles, s'élançant déjà pour en casser un rameau. Mais quelque peine qu'elles y prissent, elles n'en furent capables ni l'une ni l'autre: les branches, comme les fruits, se tenaient tout à coup à l'écart de leurs mains.
- Il est vraiment étonnant que l'arbre vous appartienne, dit le jeune cavalier, si vous n'avez pas le pouvoir d'en couper un simple petit rameau!
Les deux sœurs soutinrent néanmoins que l'arbre était bel et bien leur propriété; mais tandis qu'elles parlaient de la sorte, Deux-yeux poussa du pied, sous son tonneau, quelques pommes d'or et les envoya rouler jusqu'aux pieds du beau cavalier, parce que le mensonge de ses sœurs l'avait indignée. Voyant les fruits d'or devant lui, le jeune seigneur s'étonna et demanda d'où ils venaient. Alors Un-œil et Trois-yeux avouèrent qu'elles avaient une autre sœur, qui ne devait pas se montrer parce qu'elle n'avait que deux yeux comme le commun des gens. Le jeune seigneur voulut pourtant la voir, il l'exigeait, c'était son grand désir, et il l'appela lui-même en criant:
- Deux-yeux! Viens! Sors de là!
Le plus naturellement du monde, Deux-yeux se glissa hors du tonneau pour s'approcher, et le beau cavalier s'émerveilla de sa grande beauté.
- Toi, Deux-yeux, lui dit-il, tu peux sûrement me cueillir une branche de l'arbre!
- Mais oui, répondit Deux-yeux, je le peux bien, puisque cet arbre m'appartient.
Grimpant à l'arbre, elle en cassa une merveilleuse branche avec ses feuilles d'argent et ses fruits d'or, qu'elle tendit au beau cavalier.
- Que veux-tu que je te donne en échange, Deux-yeux? demanda le cavalier
- Ah! répondit Deux-yeux, moi qui n'ai que misère, chagrin et douleur, qui ne connais que faim et soif de la pointe de l'aube jusqu'au bout du soir, si vous vouliez m'emmener avec vous, ce serait ma délivrance et j'en serais heureuse!
Le jeune seigneur la prit en croupe et galopa jusqu'au château de son père, où elle eut une garde-robe magnifique et table selon son cœur. Épris d'elle comme il l'était, le beau seigneur fit bénir leur union, et leurs noces furent célébrées en grande joie.
Après le départ de Deux-yeux avec le beau seigneur à cheval, les deux sœurs lui envièrent furieusement son bonheur tout en se cherchant des consolations. « Au moins, se dirent-elles il nous reste l'arbre merveilleux! Et même si nous ne pouvons pas y cueillir de fruits d'or, tout le monde sera attiré par sa splendeur et viendra à nous, s'arrêtant là pour l'admirer et nous complimenter. Qui sait jusqu'où peut aller notre chance? »
C'était peut­-être ce qu'elles croyaient, mais le lendemain quand elles se levèrent, l'arbre avait disparu, emportant avec lui leurs belles espérances. Par contre, en se mettant à la fenêtre de sa jolie chambrette, Deux-yeux le vit qui était là: il l'avait donc suivie, et elle en fut heureuse infiniment.
Mariée et heureuse, elle vécut de longues années de joie et de plaisir. Mais un jour, il y eut deux pauvresses qui frappèrent à la porte du château et qui mendièrent une aumône; et voilà que Deux-yeux, en les regardant de plus près, reconnut Un-œil et Trois-yeux, ses deux sœurs, devenues si misérables qu'elles allaient de porte en porte mendier leur pain. Deux-yeux les reçut avec cœur et les garda près d'elle, les traitant avec une telle générosité et une telle affection, qu'elles eurent toute deux un sincère remords et se repentirent profondément du mal qu'elles avaient pu faire à leur sœur dans sa jeunesse.