Cô Một Mắt, cô Hai Mắt và cô Ba Mắt


Pomul cu merele de aur


Ngày xưa có một bà có ba cô con gái. Cô con lớn tên là Một Mắt, vì cô chỉ có độc một mắt ở ngay chính giữa trán. Cô thứ hai có hai mắt như những người bình thường khác nên được gọi là cô Hai Mắt. Cô con út có tên là Ba Mắt, vì cô có hai mắt như mọi người khác, nhưng lại có mắt thứ ba ở giữa trán.
Chỉ vì không giống chị và cũng không giống em nên cô Hai Mắt bị chị và em cũng như mẹ ruồng bỏ. Họ bảo cô:
- Có hai mắt thì có gì là hơn người thường, nó chẳng phải là giống nhà ta.
Gặp cô đâu thì cả nhà xua đấy. Mặc thì toàn đồ thừa xấu xí, ăn thì ăn toàn thức ăn còn thừa lại, thôi thì tìm mọi cách để hành hạ cô.
Có lần cô Hai Mắt phải ra đồng chăn dê nhưng bụng còn đói vì chị và em để phần cho ăn ít quá. Ra tới đồng, cô ngồi trên bờ ruộng và khóc nức nở, nước mắt chảy ràn rụa như hai dòng suối nhỏ.
Lúc cô vừa mới ngẩng mặt nhìn lên thì thấy một bà già đang đứng bên cất tiếng hỏi:
- Hai Mắt, vì sao con khóc?
Hai Mắt thưa:
- Con không khóc sao được. Chỉ vì con có hai mắt như những người bình thường khác nên mẹ, chị và em lúc nào cũng thấy khó chịu, xua con từ xó này sang xó khác, quẳng toàn đồ cũ nát cho con mặc, ăn thì ăn toàn những đồ thừa còn lại. Sáng nay cho con ăn có chút xíu, bụng con còn đói meo.
Bà già nói:
- Hai Mắt, con lau nước mắt đi. Bà sẽ nói cho con điều này để con không bị đói nữa. Con chỉ cần bảo con dê cái của con:
Be lên dê ơi,
Bày lên bàn ơi.
Thì lập tức hiện ra trước mắt con một chiếc bàn xinh xắn, bày đủ mọi thứ sơn hào hải vị, con muốn ăn bao nhiêu cũng được. Và khi con đã ăn no, cần dọn hết đi, con chỉ việc nói:
Be lên dê ơi,
Biến đi bàn ơi.
Và chỉ trong nháy mắt bàn biến đi. Sau đó bà mụ đi. Hai Mắt nghĩ mình phải thử xem lời bà dặn có đúng không. Nhất là lại đúng lúc mình đang đói. Cô nói:
Be lên dê ơi,
Bày lên bàn ơi.
Vừa mới nói dứt lời đã có một chiếc bàn xinh xắn phủ khăn trắng tinh hiện ra. Trên bàn có rất nhiều thức ăn ngon, hơi bay lên nghi ngút, người ta có cảm giác thức ăn vừa mới bưng ở bếp lên. Trên bàn lại có sẵn cả đĩa, dao, dĩa và thìa bằng bạc. Hai Mắt thầm cảm ơn bà già và ngồi vào bàn ăn uống ngon lành.
No nê rồi, cô lại nói đúng như lời bà cụ dặn:
Be lên dê ơi,
Biến đi bàn ơi.
Chiếc bàn xinh xắn cùng tất cả các thứ bày trên bàn đều biến đi ngay lập tức.
Hai Mắt nghĩ bụng: "Làm nội trợ kiểu này thú vị thật." Cô rất lấy làm hả hê và phấn chấn.
Tối khi cô đi chăn về nhà, thấy có âu thức ăn mà chị em để phần cho, nhưng cô không hề đụng đến. Sáng hôm sau, cô lại cho dê ra đồng, để nguyên mấy mẩu bánh phần cô ở bàn. Lần thứ nhất và lần thứ hai, chị và em không để ý, nhưng rồi cả hai cũng biết và nói với nhau:
- Con Hai Mắt đáng nghi lắm. Mọi khi phần nó cái gì nó ăn hết nhẵn. Tại sao bây giờ không hề thấy nó đụng đến thức ăn phần nó. Chắc nó ăn ở đâu đó rồi.
Để dò cho ra sự thật, Một Mắt được phái đi chăn dê cùng với Hai Mắt. Một Mắt phải cố dò la xem Hai Mắt làm gì để có cái ăn hay có người nào đó đưa thức ăn đồ uống cho Hai Mắt.
Sáng sớm, khi Hai Mắt chuẩn bị đi thì Một Mắt nói:
- Hôm nay tao đi chăn dê cùng với mày, để xem mày có trông nom dê và cho dê ăn ở nơi có cỏ ngon không.
Hai Mắt hiểu ngay ý định của Một Mắt nên cố lùa dê tới cánh đồng cỏ rậm và có cỏ lau cao vút. Hai Mắt nói:
- Chị Một Mắt ơi, chị lại đây, chị ngồi xuống đây, em muốn hát cho chị nghe.
Một Mắt ngồi xuống, người mệt nhoài vì đường xa và vì oi bức của trưa hè. Một Mắt ngồi nghe Hai Mắt hát:
Chị Một Mắt ơi, chị thức đấy à?
Chị Một Mắt ơi, chị đã ngủ chưa?
Nghe tiếng hát đều đều cộng với mệt nên Một Mắt cứ thế mà thiu thiu ngủ.
Thấy Một Mắt đã ngủ say, biết không thể nào lộ được, lúc ấy Hai Mắt mới nói:
Be lên dê ơi,
Bày lên bàn ơi.
Bàn hiện ra, Hai Mắt ngồi vào bàn ăn uống. No nê rồi cô nói:
Be lên dê ơi,
Biến đi bàn ơi.
Và chỉ trong nháy mắt tất cả lại biến đi.
Mọi việc xong xuôi, Hai Mắt mới đánh thức Một Mắt dậy:
- Chị Một Mắt, chị đi chăn dê mà lại lăn ra ngủ thế à. Chăn dê kiểu chị thì dê nó đi đâu cũng không biết. Dậy đi, mau lên chị, tối rồi, ta về nhà đi.
Hai chị em về nhà. Hai Mắt vẫn không hề đụng đến âu thức ăn. Tuy đi theo nhưng Một Mắt cũng không phát hiện được lý do tại sao Hai Mắt vẫn không ăn ở nhà. Nó đành thú thật, xin lỗi mẹ:
- Ra đồng con ngủ quên mất.
Hôm sau mẹ bảo Ba Mắt:
- Lần này, mày đi chăn cùng, phải để ý xem Hai Mắt có ăn gì ở ngoài đồng không hay có ai mang đồ ăn thức uống cho nó, chắc chắn là nó có ăn uống lén lút.
Ba Mắt bước lại nói với Hai Mắt:
- Em muốn đi chăn dê cùng với chị, để xem đàn dê có được ăn chỗ cỏ non không.
Hai Mắt đoán được ngay ý định của Ba Mắt nên xua đàn dê tới cánh đồng cỏ rậm cao vút và nói:
- Ba Mắt ơi, chị em ta ngồi xuống đây đi, chị sẽ hát cho em nghe.
Ba Mắt ngồi xuống. Vì đường xa, trời nắng nên nó mệt nhoài. Hai Mắt lại cất tiếng hát:
Ba Mắt ơi, em thức đấy à?
Đáng lẽ phải hát tiếp:
Ba Mắt ơi, em đã ngủ chưa?
Nhưng do đãng trí nên cô hát:
Hai Mắt ơi, em đã ngủ chưa?
Và rồi cứ thế mà hát:
Ba Mắt ơi, em thức đấy à?
Hai Mắt ơi, em đã ngủ chưa?
Hai mắt của Ba Mắt nhắm lại ngủ, nhưng mắt thứ ba ở trán không bị phép của câu thần chú nên không ngủ. Để đánh lừa nên Ba Mắt nhắm luôn cả mắt thứ ba, làm như ngủ nhưng thỉnh thoảng nó lại nháy mắt nên vẫn nhìn biết hết được sự việc.
Hai Mắt tưởng Ba Mắt đã ngủ say, liền niệm chú:
Be lên dê ơi,
Bày lên bàn ơi.
Cô ăn uống thỏa thích, xong cô lại nói:
Be lên dê ơi,
Biến đi bàn ơi.
Ba Mắt trông thấy hết. Hai Mắt đến đánh thức nó và bảo:
- Ui chà, Ba Mắt, em ngủ đấy à? Thế thì sao chăn được dê, thôi chị em ta về đi.
Về đến nhà, thấy Hai Mắt lại không ăn. Ba Mắt liền mách lại:
- Giờ thì con đã rõ tại sao chị ấy làm bộ không thèm ăn ở nhà. Ở ngoài đồng chị ấy nói:
Be lên dê ơi,
Bày lên bàn ơi.
Thì một chiếc bàn nhỏ hiện ra, trên bàn bày toàn thức ăn đồ uống tuyệt ngon mà ở nhà ta không bao giờ có. Ăn uống thỏa thích xong chị ấy lại nói:
Be lên dê ơi,
Biến đi bàn ơi.
Tức thì mọi thứ đều biến mất. Với mắt thứ ba con trông thấy rõ tất cả mồn một. Chị ấy niệm thần chú nên hai mắt con díu lại và ngủ ngay, nhưng mắt ở trán vẫn còn thức.
Nghe kể, người mẹ vốn đố kỵ liền la:
- Mày tưởng mày hơn mẹ con tao à? Phải cho mày chừa cái thói ấy đi mới được.
Mụ lấy dao mổ lợn, đâm trúng tim dê, dê khuỵu xuống chết.
Thấy vậy, Hai Mắt buồn lặng lẽ bỏ đi ra đồng, ngồi trên bờ ruộng khóc sướt mướt.
Bà mụ bỗng lại xuất hiện đứng bên cô và hỏi:
- Hai Mắt, sao con lại khóc?
Cô đáp:
- Con dê vẫn dọn bàn ăn mỗi khi con niệm thần chú, mẹ con đã đâm chết nó. Bà bảo con không khóc sao được. Giờ con lại rơi vào cảnh đói khát.
Bà mụ bảo:
- Hai Mắt, bà bày cho con kế này nhé: con hãy xin chị và em bộ lòng của con dê ấy, đem chôn ở trước cửa nhà. Chắc chắn con sẽ gặp may.
Rồi bà biến mất. Hai Mắt đi về nhà, nói với chị và em:
- Chị và em gái yêu dấu ơi, hãy cho xin chút gì đó ở con dê của tôi. Tôi chẳng dám đòi lấy những chỗ thịt ngon, tôi chỉ xin bộ lòng thôi.
Thế là cả hai chị em cười ồ lên và nói:
- Ồ, chỉ có thế thôi à, thế thì cứ việc vào mà lấy.
Hai Mắt lấy bộ lòng, theo lời dặn của bà mụ, đêm tối cô lặng lẽ đem chôn bộ lòng ở trước cửa nhà.
Sáng hôm sau, lúc cả nhà thức dậy và ra đứng ở cửa nhà thì thấy một cái cây kỳ lạ, cành lá xum xuê, quả vàng xen giữa những chiếc lá bạc, có lẽ ở trần gian này không có cây nào đẹp bằng, quả nom ngon như thế. Mọi người đều ngạc nhiên rằng chỉ có qua một đêm mà cây đã mọc nhanh như vậy. Chỉ có Hai Mắt là biết rõ nguyên do, đúng nơi chôn bộ lòng mọc lên cái cây lá bạc quả vàng này.
Bà mẹ bảo Một Mắt:
- Một Mắt của mẹ, con trèo lên hái quả đi.
Một Mắt trèo lên, nhưng khi giơ tay hái quả thì cành lại bật tuột khỏi tay. Mà lần nào cũng vậy, tìm đủ mọi cách nhưng Một Mắt vẫn không hái được quả nào.
Lúc đó bà mẹ nói:
- Ba Mắt, con hãy trèo lên, với ba mắt chắc là con nhìn quanh rõ hơn Một Mắt.
Một Mắt tuột xuống để cho Ba Mắt trèo lên. Nhưng Ba Mắt cũng chẳng khéo léo hơn chút nào, ngắm nghía mãi nhưng vẫn không sao với hái được lấy một quả. Chuyện đó làm cho bà mẹ sốt ruột, giờ đích thân bà trèo lên cây, nhưng bà cũng chẳng hơn gì Một Mắt và Ba Mắt, toàn giơ tay quờ quạng trong không trung.
Thấy vậy, Hai Mắt nói:
- Để con trèo thử lên xem, biết đâu con hái được thì sao.
Chị và em gái đồng thanh nói:
- Đồ Hai Mắt thì được trò trống gì mà làm.
Nhưng khi Hai Mắt trèo lên, táo vàng không trượt ra khỏi tay cô, mà còn đung đưa lại gần cho cô dễ hái, cô hái nhiều đến nỗi đầy một tạp dề táo vàng. Đáng lẽ mẹ, Một Mắt và Ba Mắt phải đối xử với Hai Mắt tốt hơn trước, bà mẹ giật phắt lấy tạp dề táo. Chuyện chỉ mình Hai Mắt hái được táo vàng chỉ làm tăng thêm lòng ghen ghét đố kỵ của họ, làm họ trở nên cay nghiệt hơn trước đối với Hai Mắt.
Một hôm cả nhà đang đứng bên cây thì có một hiệp sĩ trẻ tuổi đi tới.
Cô chị và cô em vội la:
- Hai Mắt, mau lên nào, xuống chui vào trong thùng để chúng tao đỡ ngượng vì mày.
Nói rồi hai người dúi ngay Hai Mắt vào trong chiếc thùng không bên gốc cây, tiện tay chúng nhét luôn tất cả táo vàng vào trong đó.
Hiệp sĩ tới gần - đó là một chàng đẹp trai - chàng dừng chân, lặng ngắm cây quả vàng lá bạc và hỏi hai cô gái đứng đó:
- Cây đẹp này của ai thế các cô? Ai ngắt cho ta một cành, người đó muốn gì ta cũng sẵn lòng báo đáp.
Một Mắt và Ba Mắt trả lời ngay là cây của chúng, chúng sẵn sàng ngắt cho chàng một cành quả vàng lá bạc. Hai chị em ra sức trèo và tìm cách ngắt lấy một cành, nhưng cành cây cứ trượt khỏi tầm tay họ.
Lúc đó hiệp sĩ nói:
- Kể cũng kỳ lạ thật, sao cây của các cô mà các cô không ngắt được một cành?
Hai cô gái vẫn cứ khăng khăng nói là cây của họ. Trong khi ấy, Hai Mắt bực mình về sự gian dối của chị và em, cô lăn mấy quả táo vàng tới chỗ hiệp sĩ đứng. Ngạc nhiên về những quả táo vàng, hiệp sĩ hỏi họ táo ở đâu ra thế. Lúc bấy giờ Một Mắt và Ba Mắt mới nói cho biết rằng chúng còn có một người em, nhưng vì nó chỉ có hai mắt như những người bình thường khác nên không dám để nó ra mắt hiệp sĩ. Hiệp sĩ đòi xem mặt và gọi:
- Cô Hai Mắt ơi, bước ra đây nào.
Hai Mắt từ từ chui ở đáy thùng ra. Sắc đẹp lộng lẫy của cô làm cho hiệp sĩ phải ngạc nhiên và nói:
- Cô Hai Mắt ơi, chắc cô có thể bẻ cho tôi một cành quả vàng lá bạc chứ?
Hai Mắt đáp:
- Thưa vâng, cây này là của em nên em hái được.
Hai Mắt trèo lên cây, nhẹ nhàng bẻ một cành lá bạc quả vàng thật đẹp đưa cho hiệp sĩ.
Hiệp sĩ nói:
- Cô Hai Mắt ơi, tôi biết lấy gì trả công cô bây giờ?
Hai Mắt đáp:
- Em biết nói thế nào đây. Đói khát cơ cực buồn tủi là bạn đồng hành của em từ sớm tinh mơ đến tận khuya, nếu chàng cho em đi theo chàng chính là chàng giải thoát cho em khỏi cảnh ấy, như vậy là em hạnh phúc nhất.
Hiệp sĩ liền đỡ Hai Mắt lên ngựa, cùng nàng cưỡi ngựa về lâu đài. Chàng hiệp sĩ rất thương yêu cô Hai Mắt, chàng để cho cô tùy ý lựa chọn quần áo, ăn uống theo ý thích, lễ cưới của hai người được tổ chức rất vui vẻ.
Thấy Hai Mắt được đi cùng với chàng hiệp sĩ đẹp trai, chị và em lồng lộn lên vì ghen tức.
Hai cô tự an ủi: "Cây thần còn nằm trong tay ta, cho dù ta không hái nổi một quả ở cây ấy, nhưng ai đi qua thấy cây lạ cũng phải dừng chân đứng ngắm cây. Ai mà biết trước được ngày nào chúng ta sẽ gặp may."
Nhưng sáng hôm sau, cây thần kia bỗng biến mất, hy vọng của hai cô thế là tiêu tan. Cũng vào sáng sớm, khi cô Hai Mắt đang đánh phấn tô son, chợt cô nhìn qua cửa sổ, cô hết sức mừng rỡ khi thấy cây thần lại đứng trước cửa.
Hai Mắt sống trong cảnh đầy đủ sung sướng đã nhiều năm. Một hôm có hai người đàn bà nghèo bước tới lâu đài chắp tay xin bố thí. Nhìn kỹ mãi hai người, Hai Mắt nhận ra đó chính là chị và em mình. Cảnh nhà sa sút, hết chỗ nương tựa nên giờ đây Một Mắt và Ba Mắt phải kéo nhau đi ăn xin.
Hai Mắt niềm nở đón tiếp chị và em, chăm sóc và cung phụng họ đầy đủ, khiến hai người thấy hối hận trong lòng vì đã đối xử độc ác với Hai Mắt trong thời tuổi trẻ.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
A fost odata o femeie si femeia asta avea trei fete. Pe cea mare o chema Un-ochi, pentru ca avea un singur ochi si era asezat ochiul acesta tocmai in mijlocul fruntii; pe cea mijlocie o chema Doi-ochi, pentru ca avea doi ochi, iar pe cea mai mica, Trei-ochi, cel de-al treilea fiind asezat tot in mijlocul fruntii. si fiindca Doi-ochi nu se deosebea la infatisare de ceilalti oameni, surorile si maica-sa nu o puteau suferi si mereu o ocarau:
- Tu, cu cei doi ochi ai tai, parca esti mai pricopsita decat lumea de rand?! Se vede cat de colo ca nu faci parte din neamul nostru!
O tineau numai in zdrente pe biata fata si nu-i dadeau sa manance decat resturile care cadeau de la masa lor. si ori de cate ori le rasarea in cale, sareau la ea s-o imbranceasca si-i amarau viata la orice prilej.
Si prilejuri d-astea, slava Domnului, gaseau destule! intr-una din zile, trebuind sa mearga cu capra la pascut, Doi-ochi ramase tare flamanda, caci dusmancele de surori ii pusesera-n traista mancare pe sponci. si fiindca o chinuia grozav foamea, se aseza la o margine de drum si incepu a plange. si planse, si planse, pana ce se adunara din lacrimile ei doua paraiase. Cum se tanguia ea asa, numai ce ridica o data capul din pamant si ce-i vazura ochii? Langa dansa statea o femeie, care o intreba cu blandete:
- Doi-ochi, de ce plangi asa de amarnic? si Doi-ochi raspunse suspinand:
- Cum sa nu plang daca maica-mea si surorile mele ma prigonesc fara incetare? Din pricina ca am doi ochi, ca toata lumea, ma azvarla dintr-un colt intr-altul, ma imbraca numai in zdrente si-mi dau sa mananc doar firimiturile ramase de la masa lor. stii, azi mi-au dat atat de putina mancare, ca sunt moarta de foame!
Atunci femeia, care, pasamite, era o zana, grai:
- Daca doar asta ti-e durerea, sterge-ti lacrimile si nu mai plange, ca o sa te-nvat eu cum sa-ti potolesti foamea.
Uite, n-ai decat sa-i spui caprei:
Capra, behaie,
Masa, pune-te!
si-o masa randuita cu tot dichisul o sa ti se puna dinainte, incarcata cu cele mai alese bucate si-o sa poti manca dupa pofta inimii. Iar dupa ce te-oi satura, spune-i doar atat caprei:
Capra, behaie,
Masa, ridica-te!
si masa o sa dispara ca si cum n-ar fi fost.
Dupa ce grai aceste cuvinte, zana isi vazu de drum. Ramasa singura, Doi-ochi gandi in sinea ei: "N-am incotro; prea sunt lihnita de foame ca sa incerc alta data ce m-a povatuit. Mai stii, poate ca cele spuse de femeia aceea se vor dovedi adevarate."
si striga catre capra:
Capra, behaie,
Masa, pune-te!
N-apuca bine sa sfarseasca ce-avea de zis si numai ce i se puse dinainte o masa asternuta cu o fata alba ca zapada; iar pe masa, randuite cum se cuvenea, o farfurie, un cutit, o furculita si o lingura, toate numai din argint. Cat despre mancarurile care se insirau pe masa, ce sa va mai spun, erau dintre cele mai alese si abureau de parca ar fi fost luate chiar atunci de pe vatra.
Fata manca din toate cu pofta, caci flamanzise de ajuns. Dupa ce se satura de-a binelea, grai catre capra, asa cum o invatase zana:
Capra, behaie,
Masa, ridica-te!
si masa disparu pe data ca si cum n-ar fi fost.
"asta-i un lucru minunat! gandi Doi-ochi. De-acuma s-a sfarsit cu foamea!"
si biata fata era vesela si zburda de fericire.
Seara, cand se intoarse cu capra de la pasune, gasi pe masa, intr-o strachioara de pamant, bruma de mancare pe care i-o lasasera surorile cele haine. Dar Doi-ochi nici nu se atinse de ea.
A doua zi porni din nou cu capra la pascut si la inapoiere lasa neatinse in strachina firimiturile pe care i le pusesera surorile.
Prima si a doua oara surorile nu observara nimic. Dar cum mancarea ramanea mereu neatinsa in strachina, greu nu le fu sa bage de seama asta. Se minunara ele de asa treaba si incepura a-si destainui gandurile:
- Cu Doi-ochi nu-i lucru curat. inainte venea sa se planga ca nu-i ajunge cat ii dadeam si manca de nu mai ramanea nici o picatura, iar acuma nu se mai atinge de nimic. Pesemne c-a gasit vreun alt mijloc ca sa-si astampere foamea.
Ca sa afle adevarul, hotarara ca Un-ochi s-o insoteasca pe Doi-ochi cand s-o duce a doua zi cu capra la pasune. Nu era treaba usoara, caci trebuia sa bage bine de seama ce se petrece acolo, daca nu cumva vreun strain ii aduce de mancare fetei.
A doua zi, cand Doi-ochi fu gata s-o porneasca la camp, Un-ochi se apropie de dansa si-i spuse:
- Azi merg si eu cu tine! Vreau sa vad daca pazesti capra bine si daca o hranesti asa cum se cuvine.
Dar Doi-ochi ghici indata cam ce fel de ganduri nutrea Un-ochi, ca venea numai ca s-o iscodeasca. Mana capra pe unde era iarba mai inalta si mai grasa si o lasa sa pasca in voie. Apoi spuse catre Un-ochi:
- Hai sa ne asezam putintel pe iarba! stiu un cantec, o minune... N-ai vrea sa-l auzi?
Un-ochi se invoi bucuroasa, caci drumul cel lung, pe arsita soarelui, o cam obosise. Se lasa usurel in iarba si Doi-ochi incepu sa-i cante la ureche:
Un-ochi, esti treaza, oare?
Un-ochi, dormi, oare?
Canta ea asa, intr-una, pana ce Un-ochi inchise ochiul si adormi. Daca vazu fata ca soru-sa dormea bustean, nu se mai temu c-ar putea sa vada ce se intampla. Chema deci capra si-i spuse:
Capra, behaie,
Masa, pune-te!
si se aseza dinaintea mesei, de manca si bau pana ce se satura. Apoi striga din nou:
Capra, behaie,
Masa, ridica-te!
si masa disparu pe data ca si cum n-ar fi fost. Spre seara o trezi pe Un-ochi din somn si-o cam lua in ras:
- Ei, surioara, parca ziceai ca vrei sa ingrijesti de capra si, cand colo, ai tras tot timpul la aghioase, de m-ai speriat! Daca nu eram eu aici, cine stie pe unde s-ar fi ratacit hoinara asta! si ar fi trebuit s-o cauti in toata lumea... Da' acu' scoala, ca-i timpul s-o pornim spre casa!
Au ajuns ele acasa si Doi-ochi nu s-a atins de strachina ei; iar Un-ochi statea ca muta si nu-i putu povesti de fel maica-sii din ce pricina capsomana de Doi-ochi nu voia sa ia macar o imbucatura.
- M-a prins somnul pe camp si-am adormit, asa ca nu stiu!, cerca Un-ochi sa se dezvinovateasca.
A doua zi, baba o chema pe Trei-ochi si-i spuse:
- Azi o sa mergi tu la pasune impreuna cu Doi-ochi. Da' vezi de baga bine de seama tot ce se petrece pe acolo, ca nu se poate sa nu fie cineva care-i aduce pe ascuns de mancat si de baut.
Trei-ochi o cauta pe soru-sa si-i spuse:
- Maine o sa merg cu tine si eu; vreau sa vad daca ingrijesti bine capra si daca o hranesti asa cum se cuvine.
Dar fata pricepu ce ganduri nutrea Trei-ochi, ca venea numai ca s-o iscodeasca. Mana capra pe unde era iarba mai inalta si mai grasa si apoi grai catre soru-sa:
- Hai sa ne asezam putintel pe iarba! stiu eu un cantec, o minune! N-ai vrea sa-l auzi?
Trei-ochi se invoi si ea bucuroasa, caci drumul cel lung, pe arsita soarelui, o cam molesise. Se lasa usurel in iarba si Doi-ochi incepu sa-i cante la ureche:
Trei-ochi, esti treaza, oare?
Dar in loc sa continue cantecul:
Trei-ochi, dormi, oare?
Canta din neatentie:
Doi-ochi, dormi, oare?
si canta asa, mereu:
Trei-ochi, esti treaza, oare?
Doi-ochi, dormi, oare?
si incepu s-o cuprinda somnul pe Trei-ochi, pana cand cei doi ochi ii adormira de-a binelea; dar cel de-al treilea, pe care cantecul nu-l putuse vraji, ramase treaz. Dar cum era vicleana, Trei-ochi inchise si ochiul al treilea, ca sa para ca-i si el cuprins de somn.
Din cand in cand insa tragea cate-o ocheada si prindea cu privirea tot ce se petrecea in jur. Iar Doi-ochi, fiind incredintata ca Trei-ochi doarme in lege, striga:
Capra, behaie,
Masa, pune-te!
si dupa ce manca si bau dupa pofta inimii, porunci mesei sa dispara, cu tot ce avea pe dansa:
Capra, behaie,
Masa, ridica-te!
Dar vezi ca Trei-ochi vazuse totul, hotomana... Catre seara, Doi-ochi se apropie de locul unde dormea soru-sa si, trezind-o, o cam lua in ras:
- Ei, surioara, da' stii c-ai dormit, nu gluma! Strasnic te mai pricepi sa pasti capra! Hai, scoala, ca-i timpul s-o pornim spre casa!
Ajunsera ele acasa si Doi-ochi iar lasa mancarea neatinsa in strachina. Dar de data asta nu-i mai merse, caci Trei-ochi ii dezvalui mama-sii totul:
- Acum am aflat de ce nu vrea fudula asta sa se mai atinga de mancarea noastra! Pe camp, cum ii spune caprei:
Capra, behaie,
Masa, pune-te!
Cat ai clipi, i se si asterne dinainte o masa incarcata cu tot felul de mancari alese, dar stii, niste bunatati din care nu ne-am ospatat noi niciodata! si dupa ce se satura, numai ce-o auzi ca spune:
Capra, behaie,
Masa, ridica-te!
si masa dispare de parca nici n-ar fi fost. Le-am vazut pe toate astea cum te vad si cum ma vezi. Nu-i vorba, a incercat ea sa ma adoarma cu cantecul ei, dar noroc ca ochiul din frunte mi-a ramas treaz.
Auzind cele ce-i spune Trei-ochi, scorpia de baba se umplu de fiere si striga:
- Cum, golanca asta sa manance mai bine decat noi?! Lasa, c-o sa-i treaca ei pofta!
Se repezi furioasa in bucatarie, apuca un cutit si-l infipse in inima caprei, astfel ca nevinovatul dobitoc isi dadu pe loc duhul.
Cand Doi-ochi vazu capra teapana si fara suflare, o cuprinse jalea si, nemairabdand sa stea in casa, o porni in nestire pe camp. Dupa ce obosi de atata umblet, se aseza la o margine de drum si incepu sa planga cu lacrimi amare. si deodata, zana fu din nou langa ea si-o intreba cu blandete:
- Doi-ochi, de ce plangi iarasi?
- Cum sa nu plang, suspina Doi-ochi, daca mama mi-a omorat capra? in fiecare zi o rugam frumos, asa cum ma invatasesi matale, si-mi asternea numai bunatati pe masa, de mancam pe indestulate. Dar acu', totul s-a sfarsit: iar o sa rabd de foame si-or sa ma napadeasca necazurile!
Zana insa o imbarbata:
- Nu te necaji, Doi-ochi, ci mai bine asculta de sfatul pe care ti-l dau, ca e un sfat bun. Roaga-te de surorile tale sa-ti dea maruntaiele caprei si, de cum le-oi avea, ingroapa-le in pamant, dinaintea usii. De-i face asa cum iti spun, n-o sa-ti para rau.
si pieri parca luata de vant.
Doi-ochi alerga indata acasa si le ruga pe cele doua surori:
- Dragi surioare, dati-mi si mie ceva de la capra. Ca doar nu cer cine stie ce, si m-as multumi si cu maruntaiele.
Surorile se pornira pe ras:
- Daca e vorba numai de-atata, ia-le!
Doi-ochi lua maruntaiele si cand se lasa noaptea le ingropa pe ascuns dinaintea usii, asa cum o povatuise zana.
A doua zi cand se trezira cu toatele si dadura sa iasa pe usa, ce sa vezi? Drept in fata lor se inalta o minunatie de pom, cu frunzele de argint si incarcat cu poame de aur! si era marul asta asa de frumos, ca nu cred sa-i fi gasit pereche pe lume. Fetele cascau ochii de mirare si se minunau cum de-a putut creste peste noapte un asemenea pom. Dar Doi-ochi pricepu ca marul rasarise din maruntaiele caprei, caci el crescuse tocmai pe locul unde ea le ingropase.
Dupa ce li se mai potoli mirarea, baba o indemna pe Un-ochi:
- Urca-te in pom, fata mea, si culege niste mere! Un-ochi se urca in pom, dar cum dadea sa apuce un mar de aur, crengile ii scapau din maini de parca le-ar fi gonit vreun duh. incerca ea de mai multe ori, dar de fiecare data patea la fel. si desi se caznise din rasputeri si se inversunase, nu putu culege nici un mar.
Vazand ca Un-ochi se trudeste degeaba, maica-sa o striga pe fata cea mijlocie:
- Trei-ochi, ia urca-te tu in pom, ca soru-ta nu-i buna de nimic! Cu cei trei ochi ai tai o sa vezi mai bine merele decat Un-ochi.
Un-ochi se dadu jos din pom si se urca soru-sa. Dar nici ea nu se dovedi mai indemanatica. De-ar fi stat printre crengi o vesnicie, tot n-ar fi reusit sa apuce un mar, ca de indata ce intindea mana merele se dadeau la o parte.
Pana la urma, baba isi pierdu rabdarea si, cum era suparata foc, se urca si ea in pom. Dar o pati la fel ca si cele doua fiice ale sale: cand credea c-a pus mana pe-un mar, marul numai ce-i scapa printre degete, de ramanea cu mainile-n gol... si asa se facu ca n-a putut culege nici unul...
Atunci Doi-ochi spuse:
- Ia sa incerc si eu, poate c-oi izbuti. Dar surorile o infruntara:
- Te-ai gasit tocmai tu! Ce isprava ai putea face cu ai doi ochi ai tai?
Fata nu lua insa seama la vorbele lor si se urca in pom. si de cum ajunse sus, merele de aur nu se mai trasera indarat, ci-i veneau la indemana, numai bine sa le culeaga. si asa aduna Doi-ochi o poala plina. Maica-sa i le lua indata si se infurie la gandul ca numai nevolnica de Doi-ochi izbutise sa culeaga merele, in timp ce ea si cele doua fiice ale sale nu putusera face nici o isprava. si-n loc sa-i multumeasca cu toatele, prinsera si mai mare ura pe dansa si incepura a o prigoni si mai mult.
intr-o zi, cum stateau tustrele in jurul pomului, se intampla sa treaca pe-acolo calare un tanar ce parea a fi de neam. Zarindu-l de departe, cele doua surori strigara:
- Doi-ochi, ascunde-te repede, sa nu ne faci cumva casa de ocara!
si apucand in graba un butoi gol ce se afla langa pom, il rasturnara peste Doi-ochi si mai tupilara sub el si merele de aur pe care tocmai le culesese fata.
Calaretul se apropie de poarta si ce sa va spun! Era un voinic de flacau, tare mandru la chip! Opri calul si, parca fermecat, ramase cu ochii atintiti la minunatia de pom cu frunzele de argint si poame de aur.
- Al cui o fi pomul asta nemaivazut? intreba el pe cele doua surori. Ca de mi-ar darui si mie o creanga, i-as da orice mi-ar cere in schimb. Cele doua surori il incredintara ca pomul e al lor si se aratara bucuroase sa-i poata indeplini dorinta. Dar oricat se straduira sa rupa o creanga, totul fu zadarnic: crengile cu poame se trageau tot mereu inapoi, de nu fu chip sa apuce nici una din ele barem o crenguta.
Atunci flacaul le zise:
- Mare minune si asta! V-ati laudat c-ar fi pomul vostru si, cand colo, nu sunteti in stare sa rupeti macar o creanga din el!
Dar ele nu si nu, o tineau intruna ca pomul ar fi al lor. Doi-ochi auzise totul si, inciudata ca surorile ei nu spuneau adevarul, ridica butoiul si dadu drumul la cateva mere, care se oprira tocmai la picioarele flacaului. Cand le vazu, ramase cu ochii la ele, uimit, si intreba de unde veneau merele. si cum n-avura incotro, surorile trebuira sa marturiseasca, spasite, ca mai au o sora, dar ca pe sora asta a lor nu o puteau lasa sa se infatiseze dinaintea flacaului, caci nu avea decat doi ochi, ca toti oamenii de rand... Calaretul nu lua seama la vorbele lor si, cum voia s-o vada, striga:
- Doi-ochi, unde esti? Ia vino incoace!
Atunci Doi-ochi iesi fara teama de sub butoi si calaretul, fermecat de-o asemenea frumusete nepamanteana, ii vorbi cu toata caldura:
- imi spune inima ca tu ai sa poti rupe o creanga din pom!
- De buna seama c-am sa pot, raspunse Doi-ochi, ca doar e pomul meu.
Se urca in pom si fara nici un pic de osteneala rupse o creanga cu frunze subtirele de argint si poame de aur si-o intinse flacaului.
- Cu ce te-as putea rasplati? intreba el.
- Vai de mine, sarmana! De dimineata si pana seara trebuie sa rabd de foame si de sete si-mi duc viata numai in amar si suferinta. De te-ai indura sa ma iei cu tine si sa ma mantui de chinul acesta, altceva nu mi-ar mai trebui!
Flacaul se apleca spre ea si, ridicand-o usurel, ca pe-o dulce povara, o aseza langa el pe sa si-o aduse acasa, la palatul lui. Acolo porunci sa i se dea cele mai frumoase vesminte si sa fie ospatata dupa pofta inimii. si fiindca o indragise nespus, o lua de nevasta. si praznuira o nunta cu mare alai si veselie.
Daca vazura surorile ca flacaul cel frumos o ia pe Doi-ochi cu el, incepura s-o pizmuiasca si mai mult pentru norocul care daduse peste ea.
Dar de la o vreme parca incepu sa li se ogoiasca inima... si prinsera a gandi ele in sinea lor: "Barem tot e bine ca ne-a ramas un lucru de pret; pomul cel minunat e aici si, cu toate ca niciodata n-o sa-i putem culege roadele, o sa i se duca faima atat de departe, ca o multime de oameni, de prin toate colturile lumii, vor veni sa-l priveasca si sa-l laude! si, cine stie, poate c-o sa ne surada iar norocul!" Dar si aceasta speranta se spulbera ca un vis. A doua zi dimineata, ia pomul de unde nu-i! Pierise ca fumul... si o data cu el pierise si nadejdea... si chiar in aceeasi zi, privind pe fereastra, Doi-ochi vazu minunatia de pom cu frunzele de argint in fata iatacului ei... Ce alta ar fi putut sa-i bucure mai mult sufletul?! Pomul isi urmase stapana.
Trai Doi-ochi ani multi, in bucurie si fericire, si aproape ca uitase cate avusese de patimit de pe urma celor doua surori haine. Dar iata ca intr-o buna zi doua femei sarmane batura la poarta castelului, cerand de pomana. si privindu-le mai cu luare-aminte, Doi-ochi recunoscu in cele doua cersetoare pe surorile ei. Saracisera intr-atat, ca ajunsesera sa mearga din poarta-n poarta, cerand sa fie miluite macar c-un codru de paine.
Doi-ochi le primi cu bucurie si se ingriji ca de acum incolo sa nu mai duca lipsa de nimic. Iar cele doua surori haine, vazand atata bunatate din partea ei, se caira amarnic pentru raul pe care i-l facusera in tinerete.