A széttáncolt cipellők


Những đôi giày nhảy rách


Hajdanában réges-régen, hetedhét országon túl élt egyszer egy király. Tizenkét lánya volt, egyik szebb a másiknál; bőrük, mint a friss hó, arcuk, mint a nyári alma, termetük meg sudár, mint a nádszál.
Volt egy nagy közös hálóterem a királyi palotában, abban állt egymás mellett az ágyuk, szép sorjában mind a tizenkettő. Este, mikor lefeküdtek, a király rájuk zárta az ajtót, és a kulcsot jól eltette a zsebébe; a lányok mégis minden áldott reggelre széttáncolták a cipőjüket.
Hogy hogyan és mint, annak senki nem volt a megmondhatója.
A király sokáig töprengett, miképpen juthatna a titok nyomára. Végül sem talált jobb megoldást, mint hogy kidoboltatta az országban, hogy aki nyomára jut, hol táncolnak éjszakánként a lányai, feleséget választhat közülük magának, és holta után a királyságot is megkaphatja.
Hanem aki jelentkezik a próbára, és három nap, három éjjel sem sikerül megfejtenie a titkot, az halál fia.
Csakhamar elő is állt egy királyfi, hogy ő minden kockázatot vállal. Nagy tisztességgel fogadták az udvarban, estig minden jóval tartották, aztán mikor a nap leáldozott, bevezették a hálóhelyére. Amolyan kis előszobaféle volt ez, innét nyílt a lányok hálóterme; azért vetették meg ide a királyfi ágyát, hogy beláthasson a lányokhoz, kileshesse, hová mennek, hol táncolnak éjszaka.
Mielőtt a királyfi lefeküdt, a legidősebbik királylány bevitt neki egy kupa bort, megkínálta vele, illendően megvárta, míg az ifjú iszik egy-két kortyot, aztán magára hagyta.
A királyfi jól kinyitotta a szemét, olyan éberen figyelt a sötétségben, hogy az erdei hiúz sem lesheti különben a zsákmányt. Hanem egy idő múlva elbágyadt, elnehezedett a feje, és mintha ólommá vált volna a pillája. Végigdőlt az ágyán, és elaludt. Mikor aztán reggel felébredt, nyomban látta, hogy a lányok megint táncolni voltak az éjjel, mert minden cipellőnek lyukas volt a talpa.
Így történt ez a második meg a harmadik éjszakán is. Negyednap aztán irgalom nélkül lenyakazták a királyfit. Utána még sok kérő jelentkezett a próbára, de mindegyiknek ráment az élete.
Történt akkoriban, hogy egy szegény kiszolgált katona, aki a sok sebe miatt már alkalmatlan lett a tábori életre, éppen úton volt a király fővárosa felé, hogy ott valamilyen csendes, könnyű munkát keressen magának. Találkozott egy öregasszonnyal, szóba elegyedtek, meghányták-vetették a világ sorát; aztán egy keresztútnál az anyóka megállt, azt mondta:
- Én erre letérek. Hát te hová tartasz, mi a szándékod?
- Magam sem tudom - szólt a katona, és vállat vont. És csak úgy tréfából hozzátette: - Kedvem volna kitalálni, hol táncolják szét a király lányai éjszakánként a cipellőjüket. Bezzeg akkor nem volna többé semmi gondom, királykodhatnám életem fogytáig!
- Nem is olyan nehéz dolog - mondta az öregasszony. - Nem kell ahhoz semmi egyéb, csak ennyi: ne idd meg a bort, amivel este a királykisasszonyok megkínálnak, aztán tégy úgy, mintha aludnál, de azért jól figyelj mindenre. A többihez aztán már megvan a magadhoz való eszed.
Egy köpönyeget szedett elő a kosarából, és átnyújtotta a katonának.
- Ha ezt a köpönyeget magadra veszed, egyszeriben láthatatlanná válsz, és a tizenkét lány után lopakodhatol.
Azzal eltipegett az általúton, s egykettőre eltűnt a katona szeme elől. A kiszolgált vitéz meg fontolóra vette a dolgot.
"Én már úgysem sokat veszthetek!" - gondolta, és másnap jelentkezett kérőnek a királynál.
Jól fogadták őt is, akárcsak leánykérő elődeit. Felöltöztették pompás ruhába, estélig szép szóval tartották, aztán mikor a nap lebukott, bevezették a kis előszobába.
Éppen nekikészült a vetkőzésnek, amikor nagy nyájasan bement hozzá a legidősebbik királykisasszony.
- Egy kis bort hoztam, idd meg az egészségünkre!
A fortélyos katona azonban már előre számított a dologra. Mielőtt bevezették a hálóhelyére, ügyesen egy szivacsot kötözött az álla alá; most aztán mind abba öntötte a bort, egy csöpp nem sok, annyit sem ivott belőle. Hamarosan lefeküdt, hevert egy darabig a hátán, majd mint akit elnyomott az álom, horkolni kezdett. A királylányok jót kacagtak rajta.
- Ez is megkímélhette volna az életét! - mondta a legnagyobbik. Fölkeltek, szekrényt-ládát kinyitottak, pompás ruhákat vettek elő, a tükör elé ültek, szépítgették magukat, tipegtek-topogtak, örültek előre a táncnak.
- Ti csak vigadoztok, de én valahogy olyan furcsán érzem magam; meglátjátok, valami baj ér minket - szólt a legkisebbik.
- Te kis dunnalúd, mindig riadozol - mondta a legidősebb. - Elfelejted, hány királyfi vigyázott már ránk hiába? Ennek a katonának még csak álomitalt sem kellett volna adnom; úgysem ébredne föl a mihaszna.
Mikor elkészültek, még egyszer megnézték a katonát, de az jól becsukta a szemét, és meg se moccant, úgy tett, mintha aludnék, akár a bunda. A lányok egészen megnyugodtak, ahogy ezt látták. A legidősebb odament az ágyához, és megkopogtatta. Abban a pillanatban megnyílott a föld, és az ágy elsüllyedt. Mély üreg nyílt a helyén. A lányok egymás után leereszkedtek az üregbe, és elindultak szaporán lefelé egy föld alatti lépcsőn, elöl a legidősebbik, utána sorban a többi.
A katona végignézte a dolgot; nem sokat tétovázott, nyakába kerítette a köpönyeget, és a legkisebbik királylány után surrant.
A lépcső közepén járhattak, mikor véletlenül ráhágott a királylány szoknyájára.
- Jaj, ki kapaszkodott a ruhámba?! - sikoltott fel ijedten a királykisasszony.
- Ugyan ne légy már olyan együgyű - szólt rá a legidősebb nénje -, biztosan valami kampósszögbe akadtál.
Csakhamar mindannyian leértek a lépcsőn. A katona csak ámult-bámult, mert olyan gyönyörű fasorba jutottak, amilyet ő még életében sosem látott. Színezüstből volt a fák levele; csillogtak-villogtak, ahogy a könnyű kis fuvalom mozgatta őket.
"Nem árt, ha valami emléket viszek innét, ki tudja, mire lesz még az jó!" - gondolta a katona.
Odalépett az egyik fához, és letört róla egy ágat.
Abban a pillanatban nagyot kondult a fa, mint az öreg harang. A legkisebbik királylány megint felkiáltott:
- Itt valami nincs rendjén! Hallottátok ezt a kondulást?
- Ugyan ne ijedezzél - nyugtatta meg a legidősebbik nénje -, nyilván a királyfiak kastélyában húzták meg a nagyharangot; örvendeznek a jövetelünknek, azért harangoznak.
Továbbmentek, befordultak egy másik fasorba. Az még sokkal szebb, sokkal ragyogóbb volt, aranylevelek remegtek a fákon a szelíd fuvallatban. A katona ott is letört egy gallyat emlékül, s ez a fa is kondult egyet de még szebben, még tisztább hangon, mint az ezüst fasorban.
A legkisebbik királykisasszony összerezzent, halkan felsikoltott, riadtan tekintgetett jobbra-balra, de hát senkit sem láthatott, mert a katonát eltüntette a varázsköpönyeg. A nénje meg ismét összeszidta, hogy mindig csak rémüldözik, pedig tudhatná, hogy a királyfiak harangoznak örömükben.
Mikor a harmadik fasorba értek, a katona egy percre egészen elhűlt az ámulattól, mert még csak elképzelni sem tudott volna soha olyat, ami itt tárult eléje. Gyémántból volt a fák lombja, s a levelek úgy tündököltek, hogy belekáprázott az ember szeme.
Itt is minden úgy történt, mint az ezüst meg az arany fasorban: a katona letört egy ágat emlékül, a fa kondult egyet, a legkisebbik királykisasszony felsikoltott ijedtében a legidősebb nénje pedig megnyugtatta, hogy csak a királyfiak kastélyának a harangja szól.
A gyémánt fasor egyenesen egy tóhoz vezetett. Tizenkét csónak ringott a vízen. Mindegyikben egy nyalka királyfi ült: a tizenkét királykisasszonyt várták.
Mindegyik lány beszállt egy-egy csónakba. Mikor már mind elhelyezkedtek, a katona is beült láthatatlanul a tizenkettedikbe a legkisebbik királylány mellé.
Mikor a tó közepén jártak, egyszer csak azt mondta a királyfi:
- Nem tudom, mi ez, de ma olyan nehéz ez a csónak! Teljes erőmből húzom az evezőt, mégis alig haladunk! Mintha valami terhet vonszolnánk.
- Biztosan a nagy meleg miatt van - felelte a királykisasszony. - Engem is úgy fojtogat a hőség.
Szép fényes kastély állt a túlparton, víg muzsika szállt belőle, trombitaszó, dobszó. Kikötöttek, bementek a kastélyba, és táncba fogtak, ki-ki a párjával.
Velük ropta a katona is, csakhogy láthatatlanul.
Egyszer az egyik lány megszomjazott, inni kért. A királyfi, aki a párja volt, egy teli boroskelyhet nyújtott oda neki. Hanem a katona ott termett, s mind egy cseppig kiitta a bort. A lány nem tudta mire vélni a dolgot, egy kicsit elcsodálkozott rajta, de azért csak tovább táncolt.
Mikor a katona a legkisebbik királykisasszony kelyhéből is kihörpintette a bort, egy kis riadalom támadt, mert a leány felsikoltott, és váltig hangoztatta: itt valami nincs rendjén, ő már egész este olyan furcsán érzi magát, még utóbb valami baj éri őket. A legidősebb nénje azonban most is csak összeszidta.
- Ne adjatok rá - mondta -, ez a kis ostoba mindig riadozik!
Hajnali háromig állt a tánc; akkorra mind kilyukadtak a cipellők, abba kellett hagyni. A királyfiak visszavitték a lányokat a tavon át. A katona most az első csónakba szállt, a legidősebbik királykisasszony mellé. A parton a lányok búcsút vettek a királyfiaktól, és megígérték, hogy másnap éjjel újra eljönnek.
Ahogy a lépcsőhöz értek, a katona előreszaladt, és befeküdt az ágyába. Mire a lányok lassan, fáradtan fölvánszorogtak, ő már javában húzta a lóbőrt, úgy hortyogott, hogy már messziről meghallották.
- Ettől ugyan békén lehetünk - mondták.
Azzal levetették s elrakták a szép ruhájukat, a széttáncolt cipellőket meg az ágy végébe rakták, és lefeküdtek.
Másnap a katona nem szólt egy kukkot sem, mert még egyszer végig akarta nézni ezt a csodálatos dolgot. A második éjszaka is velük tartott. Akkor is úgy történt minden, mint az első alkalommal: táncoltak, míg szét nem táncolták a cipőjüket.
S így volt a harmadik éjszakán is. De akkor a katona emlékül egy kelyhet is elhozott magával.
Reggel a király hívatta a katonát.
- Elmúlt a három éjszaka; halljuk, meg tudsz-e felelni a föltett kérdésre.
- Tüstént, uram királyom - mondta a katona -, csak magamhoz veszem a bizonyságaimat.
Beszaladt a kis előszobába, kivette a párnája alól az ezüstágat, aranyágat, gyémántágat meg az aranykelyhet. A lányok majd a szemüket kinézték, úgy lesték, mit művel; a katona azonban ügyes volt, hátat fordított a lányoknak, úgy rejtette a kabátja alá a kincseit.
Visszament a trónterembe; a tizenkét királykisasszony meg az ajtó mögött lapult és hallgatódzott.
- Mondd meg hát, hol táncolják szét a lányaim éjszakánként a cipőjüket - kérdezte a király.
- Egy föld alatti kastélyban - felelte a katona -, ott mulatnak tizenkét királyfival.
Azzal elmondta, hol járt, mit látott, és kirakta a király asztalára a bizonyítékait: az ezüstágat, az aranyágat, a gyémántágat meg a kelyhet.
A király erre behívatta a lányait.
- Feleljetek nekem: igazat szólt-e ez a katona? - kérdezte.
Azok látták, hogy leleplezték őket; s úgyis hiába tagadnának; bevallottak hát mindent töredelmesen.
A király a katonához fordult:
- Megtetted, amire vállalkoztál; én is megtartom, amit ígértem. Itt a tizenkét leányom, melyiket akarod feleségül?
- Nem vagyok már mai legény - sodort egyet a katona a bajuszán -, a legidősebbik illik hozzám a legjobban.
Még aznap megülték a lakodalmat, és a király örökösévé fogadta a katonát.
Ngày xửa ngày xưa có một ông vua có mười hai cô con gái, cô nào cũng xinh đẹp hơn người. Mười hai cô cùng ngủ trong một căn phòng lớn, giường kê liền nhau thành một dãy. Tối tối, khi các cô đi ngủ, vua thân chinh đóng cửa, cài then rất cẩn thận. Nhưng cứ đến sáng hôm sau, vừa mở cửa thì vua nhìn thấy giày của các cô đã hỏng, rách, và không ai đoán được sự tình ra sao. Vua cho loan báo khắp nơi: ai tìm được chỗ các cô đêm đêm thường tới nhảy thì sẽ được phép chọn một cô làm vợ, sau khi vua băng hà thì sẽ được nối ngôi. Nhưng vua lại ra thêm điều kiện cho kẻ tình nguyện nội trong ba ngày đêm phải tìm ra, nếu không sẽ mất mạng.
Không bao lâu sau, có một hoàng tử đến xin sẵn sàng làm việc mạo hiểm ấy. Hoàng tử được tiếp đón rất niềm nở. Tối đến, người ta dẫn chàng tới căn phòng nhỏ ăn thông với phòng ngủ của các công chúa. Giường chàng được kê sát bên cửa, và cửa phòng ngủ của các công chúa để ngỏ, chàng phải theo dõi, rình xem các công chúa đi nhảy ở đâu hoặc lẻn trốn đi chơi ở một nơi nào đó. Đêm khuya, cơn buồn ngủ làm cho mí mắt nặng như chì, chàng ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Sớm hôm sau, khi chàng thức giấc tỉnh dậy thì cả mười hai cô đi nhảy đã về rồi, giày vứt lỏng chỏng dưới gầm giường, đôi nào cũng rách, gót thủng lỗ chỗ.
Đêm thứ hai, rồi đêm thứ ba cũng đều như vậy. Không chút tiếc thương, người ta lôi chàng ra pháp trường xử trảm.
Ít lâu sau có một số người khác cũng xin thử sức mình trong trò chơi mạo hiểm ấy, nhưng tất cả đều bỏ mạng.
Cuối cùng có một người lính đáng thương, bị tàn phế nên phải giải ngũ, đang trên đường đi về kinh đô. Anh gặp một bà cụ, bà hỏi:
- Anh định đi đâu?
Anh trả lời:
- Chính con cũng chẳng biết nên đi đâu nữa!
Anh còn nói giỡn cho vui:
- Con đang khoái được thử sức mình cố tìm xem mấy nàng công chúa nhảy ở đâu để con còn lên làm vua chứ!
Bà cụ nói:
- Chuyện đó đâu có khó! Tối, nếu con được mời rượu thì con đừng uống và con giả đò như đang ngủ say.
Sau đó bà cho anh một chiếc áo khoác nhỏ và dặn:
- Mỗi khi mặc áo này vào, con sẽ có phép tàng hình, lúc đó con có thể lẻn đi theo mười hai công chúa.
Được bày kế hay, anh lính trở nên nghiêm túc và quyết tâm làm thật. Anh xin yết kiến nhà vua, tình nguyện làm việc tìm kiếm. Anh cũng được tiếp đón ân cần như những người trước đây và được vua ban áo quần đẹp để mặc.
Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, anh được dẫn vào căn phòng ngoài. Trong lúc anh đang định lên giường ngủ thì nàng công chúa cả bưng vào mời anh một cốc rượu vang. Nhưng anh đã buộc sẵn khăn dưới cằm, làm như uống thật, nhưng thật tình thì anh đã để rượu chảy xuống qua cằm thấm vào khăn mà không hề uống lấy một giọt, rồi anh đi nằm, chỉ một lát sau là anh ngáy làm như đã ngủ say lắm rồi. Mười hai cô nghe tiếng ngáy, đắc chí cười. Cô cả nói:
- Nếu hắn không uống thì chắc đâu đã mất mạng.
Rồi các cô dậy mở tủ, mở hòm, lấy ra những bộ xiêm áo lộng lẫy, ngắm vuốt trước gương, chạy tung tăng trong phòng, hớn hở và lại sắp được đi nhảy. Chỉ có cô út nói:
- Không hiểu sao, các chị vui mà em thấy lần này nó cứ khác lạ thế nào ấy. Có thể có chuyện chẳng lành sẽ đến với chị em chúng ta.
Chị cả mắng:
- Em như con thiên nga ấy, lúc nào cũng sợ hãi. Em không nhớ hay sao, biết bao hoàng tử đã đến đây mà đều công toi. Đối với tên lính ấy, đáng lẽ chị chẳng cần cho nó uống thuốc ngủ làm gì. Cái thằng thô lỗ ấy chắc sẽ không thức giấc nổi đâu!
Khi xiêm áo trang điểm đã xong, các cô còn ngoái nhìn xem người lính có động tĩnh gì không. Nhưng anh ta nằm nhắm mắt, không hề nhúc nhích. Các cô cứ tưởng như vậy là có thể yên trí làm theo ý mình. Cô cả quay vào giường, khẽ gõ mấy cái. Chiếc giường từ từ tụt sâu dưới đất, các cô theo nhau chui qua cửa hầm, đi đầu là cô công chúa cả. Người lính quan sát thấy hết mọi chuyện, không chút bàng hoàng do dự, anh khoác áo tàng hình vào, lần theo gót cô út mà đi xuống. Xuống được nửa cầu thang, bất thần anh giẫm phải gấu áo của cô út. Cô sợ hãi la lên:
- Cái gì thế này? Ai kéo áo tôi đấy?
Chị cả bảo:
- Em chỉ hay nghĩ vẩn vơ! Áo em bị vướng móc đấy mà.
Xuống hết thang thì cả mười hai chị em đứng trước một con đường hai bên là hai hàng cây tuyệt đẹp, lá cây bằng bạc, lấp lánh phản chiếu ánh sáng. Người lính nghĩ bụng:
- Mình phải lấy một vật gì để làm chứng.
Rồi anh ngắt một nhánh lá bên đường, tiếng nhánh cây gãy kêu răng rắc. Cô út lại la lên:
- Không biết có đúng không, hình như có tiếng cây gãy, các chị có nghe thấy không?
Nhưng chị cả bảo:
- Đó là tiếng súng mừng vui, vì chúng ta sắp giải thoát cho những hoàng tử của chúng ta.
Đoàn người lại tới một con đường hai bên trồng cây, lá toàn là vàng ròng, lại tiếp đến một con đường khác nữa, nơi đây là cây óng ánh toàn kim cương. Tại nơi nào cũng vậy, người lính đều bẻ lấy một nhánh cây và lần nào tiếng cây gãy kêu răng rắc cũng làm cho cô út sợ co rúm người lại, nhưng cô chị cả bảo rằng đó là tiếng súng mừng. Đi tiếp tục, họ tới một con sông lớn, trên sông có mười hai chiếc thuyền, mỗi thuyền có một hoàng tử rất đẹp trai. Các hoàng tử đợi sẵn các cô, mỗi người đón một cô lên thuyền. Người lính xuống cùng thuyền với cô út. Hoàng tử ở trên thuyền ấy kêu:
- Chẳng hiểu thuyền hôm nay sao lại nặng hơn mọi hôm? Anh phải ráng sức chèo, thuyền mới lướt đi.
Cô út nói:
- Tại sao lại có chuyện đó nhỉ? Hay tại trời oi bức? Hôm nay em thấy không hiểu sao người nóng ran.
Bên kia sông có tòa lâu đài tráng lệ, đèn nến sáng trưng, rộn rã tiếng kèn trống. Họ ghé thuyền vào bờ, tất cả bước vào lâu đài, mỗi hoàng tử nhảy với người yêu của mình. Người lính cũng nhảy trong đám ấy, nhưng không một ai nhìn thấy anh. Mỗi khi có cô nào cầm cốc rượu vang định uống thì anh lẻn tới uống cạn, lúc các cô đưa cốc tới miệng thì chỉ còn cốc không. Cô út thấy chuyện khác thường nên lo sợ, chị cả lại an ủi để cô yên lòng. Họ nhảy tới ba giờ sáng ngày hôm sau, giày đã rách hỏng khiến họ phải ngưng cuộc vui. Các hoàng tử lại đưa các cô trở về. Lần về, người lính ngồi cùng thuyền với cô cả. Thuyền ghé bờ, các hoàng tử và các nàng công chúa tạm biệt nhau, hẹn tối hôm sau gặp lại. Khi các nàng công chúa tới chân cầu thang thì người lính vụt chạy lên trước, về giường mình nằm. Khi các cô mệt mỏi uể oải về tới nơi, thấy người lính vẫn đang ngáy o o. Cả mười hai cô đều nghe rõ mồn một tiếng anh ngáy, các cô bảo nhau:
- Chúng ta có thể yên tâm, không sợ tên lính này.
Rồi các cô cởi xiêm áo, đem cất đi, để giày nhảy đã hỏng xuống dưới gầm giường, và đi ngủ.
Sáng hôm sau, người lính vẫn im hơi lặng tiếng. Anh muốn được thấy lại cảnh thần tiên ấy, nên đêm sau và đêm sau nữa anh vẫn đi theo các cô. Vẫn như đêm đầu tiên, các cô vui nhảy cho đến khi giày rách hỏng mới chịu thôi. Để có vật làm chứng, đêm thứ ba, người lính lấy một cái cốc mang về.
Đúng giờ hẹn đến trả lời, người lính cầm theo mấy nhánh cây và cái cốc, rồi đến yết kiến vua. Mười hai cô nấp sau cửa để nghe xem anh ta nói gì. Lúc vua hỏi:
- Mười hai cô con gái của ta đã nhảy ở đâu mà đến nỗi giày rách hỏng cả vậy?
Anh tâu:
- Mười hai cô nhảy với mười hai vị hoàng tử trong một lâu đài ngầm dưới đất.
Anh kể lại cho vua nghe câu chuyện diễn biến như thế nào và lấy những vật chứng ra. Vua cha cho gọi các cô tới, hỏi các cô rằng người lính nói có đúng sự thật không. Lúc đó, cả mười hai cô đều thấy chuyện đã lộ, có chối cãi cũng chẳng xong, nên đành thú thật tất cả. Sau đó, vua hỏi người lính muốn lấy cô nào. Anh đáp:
- Thần cũng chẳng còn trẻ trung gì nữa. Xin bệ hạ cho lấy cô cả.
Lễ cưới được tổ chức ngay ngày hôm ấy. Vua hứa khi sắp băng hà sẽ truyền ngôi cho anh. Còn các hoàng tử kia lại bị phù phép sống kiếp súc vật một số ngày bằng số đêm họ đã nhảy với mười hai công chúa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng