Sáu người kỳ tài


Шестеро слуг


Xưa có một nữ vương, vốn là một mụ phù thủy. Con gái mụ xinh đẹp tuyệt trần không ai sánh bằng. Mụ chẳng nghĩ gì khác ngoài cách lôi kéo mọi người vào vòng khổ ải, chết chóc. Mụ bảo, ai đến cầu hôn phải thực hiện được điều kiện mụ đặt ra, làm được mụ sẽ gả con cho, bằng không thì sẽ mất mạng. Đã nhiều người mê mẩn trước nhan sắc của cô gái nên đã liều thử một phen, nhưng chẳng một ai làm nổi công việc mụ giao, đành chịu quỳ gối rơi đầu.
Có một hoàng tử nghe đồn về sắc đẹp tuyệt thế giai nhân của người con gái, tâu vua cha:
- Xin cha cho con đi cầu hôn thử.
Vua khuyên:
- Không khi nào con ạ, con đi là đi vào cõi chết đấy!
Thế rồi hoàng tử đâm ra ốm tương tư, nằm liệt giường suốt bảy năm, không thầy thuốc nào chữa khỏi. Vua thấy đã tuyệt vọng, đành buồn rầu bảo hoàng tử:
- Con hãy đi cầu may xem sao. Cha cũng chẳng còn cách nào khác để giúp con nữa.
Hoàng tử nghe cha nói ưng thận, liền đứng dậy. Chàng thấy mình khỏe mạnh và hớn hở lên đường. Một hôm đang phi ngựa qua thảo nguyên, chàng chợt thấy ở xa một vật gì nom tựa đống cỏ lớn. Lại gần nhìn kỹ hóa ra đấy là bụng một anh chàng đang nằm dài trên mặt đất. Cái bụng ấy nom phải bằng quả núi con. Gã béo thấy có người phi ngựa tới vội đứng lên thưa:
- Nếu ngài cần người, cho tôi xin theo hầu.
Hoàng tử đáp:
- Cồng kềnh như ngươi thì biết dùng vào việc gì.
Gã béo nói:
- Trời, thế chưa thấm vào đâu. Nếu tôi vươn vai người tôi sẽ lớn gấp ba ngàn lần.
Hoàng tử nói:
- Nếu quả như thế ta có thể dùng ngươi được. Nào đi với ta!
Gã béo đi theo hoàng tử. Đi được một quãng thì thấy một người nằm dài dưới đất, tai ghé sát mặt cỏ. Hoàng tử hỏi:
- Ngươi làm gì ở đây?
Người ấy đáp:
- Tôi đang lắng nghe.
- Nghe gì mà chăm chú thế?
- Nghe xem trên thế giới có chuyện gì mới xảy ra. Tôi nghe được mọi thứ, kể cả tiếng cỏ mọc.
Hoàng tử hỏi:
- Thế ngươi nói cho biết, ngươi nghe được gì ở trong triều đình có bà hoàng hậu già và cô công chúa xinh đẹp.
Gã đáp:
- Tôi nghe có tiếng gươm chém vút một cái, chắc có kẻ đến cầu hôn bị chặt đầu.
Hoàng tử bảo gã:
- Có thể ta cần đến ngươi, đi với ta!
Họ lại lên đường. Dọc đường họ thấy như có hai bàn chân ai trước mặt họ. Họ thấy cả bắp chân nhưng phải đi một quãng đường nữa mới trông thấy thân người, rồi đi thêm một quãng mới trông thấy đầu. Hoàng tử nói:
- Trời, người đâu mà dài như dây chão!
Gã người dài đáp:
- Chà, đã thấm vào đâu. Tôi mà vươn vai thì dài gấp ba ngàn lần, cao hơn cả núi cao nhất trần gian. Nếu đồng ý cho nhập bọn, tôi xin đi cùng.
Hoàng tử nói:
- Có thể ta cần đến ngươi, đi với ta!
Họ tiếp tục đi, thấy có người ngồi bên đường, hai mắt bịt chặt. Hoàng tử nói:
- Mắt bị quáng gà hay sao mà không dám nhìn ánh sáng?
Gã đáp.
- Không phải thế. Tôi không dám cởi khăn bịt mắt, vì lực phát ra từ cái nhìn của tôi mạnh lắm, tới mức nhìn vật gì, vật ấy ắt nổ tung. Nếu thấy cần, tôi sẵn sàng đi cùng giúp một tay.
Hoàng tử nói:
- Có thể ta cần đến ngươi, đi với ta!
Họ lại lên đường, thấy một người nằm sưởi giữa nắng mà cứ run cầm cập, tay chân lẩy bẩy. Hoàng tử hỏi:
- Trời nắng nóng đến ngột ngạt mà sao ngươi lại rét run cầm cập?
Gã đáp:
- Chà, cơ thể tôi rất là lạ. Trời càng oi nồng, tôi càng thấy rét, rét tới thấu xương. Trời càng giá rét, tôi càng thấy oi bức. Ngồi giữa băng giá thì thấy nóng nực, ngồi bên lửa thì thấy rét cóng.
Hoàng tử nói:
- Đúng là con người kỳ dị! Nếu ngươi muốn nhập bọn thì đi với ta!
Tiếp tục cuộc hành trình, họ gặp một người đang vươn cổ ngó ngó nghiêng dòm các ngọn núi. Hoàng tử hỏi:
- Nhìn gì mà mải mê thế?
Gã đáp:
- Tôi có cặp mắt sáng, nhìn thấy rừng rậm, thảo nguyên, núi cao, vực thẳm, có thể thấy khắp thế gian.
Hoàng tử nói:
- Nếu ngươi ưng thì đi với ta. Ta đang thiếu người có tài ấy.
Giờ đây, hoàng tử cùng sáu người tới thành đô, nơi hoàng hậu già đang ngự trị. Hoàng tử không để lộ tung tích của mình. Chàng nói:
- Nếu hoàng hậu gả công chúa xinh đẹp cho tôi thì sai gì tôi cũng làm.
Mụ phù thủy rất mừng khi thấy chàng đẹp trai kia lại sa vào tay mụ. Mụ bảo:
- Ta sẽ giao ba việc nếu làm được cả thì ba thì sẽ là chồng của con gái ta.
Chàng hỏi:
- Việc thứ nhất là việc gì?
- Trước kia ta có đánh rơi xuống biển Hồng Hải một cái nhẫn. Hãy tìm cho ta chiếc nhẫn.
Hoàng tử về bàn với sáu người đi cùng và nói:
- Việc thứ nhất không dễ đâu, phải mò tìm cho ra chiếc nhẫn ở dưới biển Hồng Hải. Làm cách nào tìm lấy được?
Người có đôi mắt sáng nói:
- Để tôi xem nó nằm ở chỗ nào?
Ngó nhìn xuống biển, rồi gã nói:
- Kia rồi! Nhẫn mắc trên mũi đá ngầm.
Gã người dài duỗi lưng nói:
- Nếu nhìn thấy, tôi lấy lên ngay được.
Gã béo nói:
- Nếu chỉ cần có thế?
Gã nằm xoài người ra, ghé miệng sát mặt nước, sóng biển xô chảy vào mồm như vào hang ngầm. Gã làm một hơi dài và biển cạn trơ đáy. Lúc ấy gã người dài mới nhoài người ra và cúi xuống nhặt chiếc nhẫn. Hoàng tử rất mừng, cầm nhẫn và đưa đến cho mụ già. Mụ kinh ngạc và nói:
- Chà chà, đúng chiếc nhẫn này. Việc thứ nhất may mắn ngươi đã làm xong. Giờ đến việc thứ hai. Ngươi có thấy ba trăm con bò mộng đang gặm cỏ ở ngoài bãi trước lâu đài không? Ngươi phải ăn cho kỳ hết ba trăm con bò ấy, ăn hết cả lông lẫn da, cả xương lẫn sừng. Dưới hầm có ba trăm thùng rượu vang, ngươi phải uống cho hết. Không được để sót lại một sợi lông bò, một giọt rượu vang. Bằng không, sinh mạng ngươi nằm trong tay ta.
Hoàng tử nói:
- Tôi có được mời bạn cùng ăn không? Ăn uống thiếu bạn còn gì là ngon, là vui!
Mụ già cười nham hiểm và đáp:
- Được mời một người cho có bạn, nhưng không được mời thêm người khác nữa.
Hoàng tử ra tìm sáu người, bảo với gã béo:
- Hôm nay ngươi là khách của ta, cứ ăn cho thật no nhé!
Gã béo vươn vai và ăn một lúc hết sạch đàn bò ba trăm con, ăn hết nhẵn, một sợi lông cũng không còn. Gã còn hỏi, sau bữa tâm còn gì nữa không. Gã tu cạn ba trăm thùng rượu mà chẳng cần phải rót ra ly và cũng chẳng để một giọt rượu vang nào rơi ra ngoài.
Ăn uống xong, hoàng tử vào báo cho mụ biết việc thứ hai đã xong. Hết sức kinh ngạc, mụ nói:
- Xưa nay chưa từng có ai làm được thế, nhưng còn việc thứ ba nữa.
Mụ nghĩ bụng: "Ngươi cũng chẳng thoát được tay tao đâu, cũng chẳng giữ được đầu." Mụ nói:
- Tối nay, ta sẽ dẫn con gái ta vào phòng. Ngươi phải ôm giữ trong lòng suốt đêm, không được chợp mắt ngủ. Đúng mười hai giờ khuya ta tới xem, nếu lúc ấy đã buông tay tức là ngươi thua cuộc.
Hoàng tử nghĩ: "Việc này dễ. Ta có thể ráng thức khuya được." Tuy vậy, chàng vẫn gọi sáu người kia vào, kể cho họ nghe điều kiện mụ già đặt ra, rồi nói:
- Ai biết được đằng sau nó là mưu mô gì? Cẩn thận vẫn hơn, các ngươi hãy thức canh để cho nàng không ra được khỏi phòng.
Khi bóng đêm rủ xuống, mụ già và con gái tới, mụ giao tận tay hoàng tử. Gã người dài nằm uốn người thành cái đai quanh hai người, gã người béo đứng lấp luôn cửa ra vào. Như thế thì làm sao mà ra được!
Hai người ngồi, cô gái chẳng nói lấy một lời, ánh trăng chiếu qua cửa sổ soi tỏ khuôn mặt xinh đẹp tuyệt vời của nàng làm hoàng tử đê mê say đắm không hề thấy mỏi mắt. Nhưng lúc mười một giờ khuya mụ già phù thủy niệm chú cho mọi người ngủ thiếp đi, trong khoảnh khắc ấy mụ hóa phép cướp người con gái đi.
Mọi người ngủ thiếp đi tới khi yêu thuật hết linh nghiệm thì đã mười một giờ bốn mươi lăm. Khi tất cả tỉnh dậy, hoàng tử kêu:
- Trời ơi, thật là bât hạnh, ta thua cuộc rồi!
Mọi người cũng than vãn theo. Gã thính tai nói:
- Cô ấy đang ngồi than thân trách phận trong một quả núi cách đây ba trăm giờ đường bộ. Cậu người dài là người duy nhất làm nổi việc này. Cậu vươn người và đi dăm bước là tới nơi.
Gã người dài nói:
- Được, nhưng cậu mắt sắc phải đi cùng, để ta cùng nhau dọn quả núi đó.
Gã người dài sốc vai vác gã có đôi mắt sáng đi, nhanh như trở bàn tay cả hai người đã đứng trước quả núi bị yểm bùa. Gã người dài cởi khăn bịt mắt gã kia. Gã kia quắc mắt nhìn là quả núi nổ tan thành ngàn vạn mảnh. Gã người dài bế bổng cô gái và chỉ trong khoảnh khắc gã đã về đến nơi. Gã quay lại đón bạn về cũng chỉ trong nháy mắt. Trước khi đồng hồ điểm mười hai tiếng, tất cả đã ngồi ở đó, đều tươi cười tỉnh táo.
Khi đồng hồ điểm mười hai giờ khuya, mụ già rón rén bước lại, vẻ mặt kiêu kỳ như muốn bảo: "Giờ thì ngươi ở trong tay ta rồi!" Mụ cứ tưởng con gái mụ đang ngồi trong núi cách đây ba trăm giờ đi bộ. Khi nhìn thấy con gái ngồi trong vòng tay ôm của hoàng tử, mụ kinh ngạc và kêu:
- Đúng nó là người cao tay hơn ta.
Mụ chẳng còn lý do nào nữa, đành phải gả con gái cho hoàng tử. Nhưng mụ rỉ tai con gái:
- Thật là nhục cho con, không kiếm được tấm chồng tương xứng, kể từ giờ phải vâng lời một kẻ tầm thường.
Tính kiêu kỳ bị tổn thương, cô gái nghĩ cách trả thù.
Sáng hôm sau, cô sai chở ba trăm thước gỗ tới, rồi cô nói với hoàng tử rằng, ba việc đã làm xong, nhưng cô chỉ là vợ khi nào có người dám ngồi giữa đống gỗ mà châm lửa mà không bị sao cả. Cô nghĩ chẳng có ai trong số sáu người cùng đi sẽ chịu thiêu thay cho hoàng tử. Vì yêu cô nên chàng sẽ đích thân vào ngồi, thế là cô thoát. Bọn cùng đi nói:
- Bọn mình ai cũng đã làm một việc, chỉ còn cậu rét cóng chưa làm gì. Giờ đến lượt cậu.
Rồi họ khiêng đặt gã rét cóng vào giữa đống lửa và châm lửa đốt. Lửa bén cháy ba ngày thì cả đống gỗ đã ra tro. Lửa vừa tàn lụi thì thấy gã rét cóng đứng dậy, người run rẩy như tàu lá và nói:
- Đời tôi chưa bao giờ thấy rét như thế này. Rét lâu thêm tí nữa chắc đến chết cóng mất!
Người con gái đẹp chẳng còn cách nào khác là lấy chàng trai lạ mặt. Nhưng lúc họ lên xe ra nhà thờ làm lễ cưới thì mụ lại nói:
- Ta không thể chịu được cái nhục này.
Mụ sai binh tướng đuổi theo, giết và phá tan hoang những gì trên đường đi và đem bằng được con gái về cho mụ. Gã thính tai nghe được những lời dặn dò của mụ già. Gã hỏi gã béo:
- Ta phải làm gì nhỉ?
Gã này biết ngay phải làm gì. Gã nhổ nước biển đã uống khi trước, chỉ một lúc chỗ đó biến thành một cái hồ lớn, chiến xa của quân lính không sao tiến được, lính chết đuối rất nhiều. Biết tin, mụ lại cho một đội giáp binh nữa đuổi theo. Gã thính tai nghe được tiếng vũ khí va vào nhau lách cách, gã liền trừng mắt, thế là cả toán quân tan tác như thủy tinh vỡ vụn.
Đoàn người yên tâm đánh xe đi tiếp. Đợi khi gặp vợ chồng làm lễ cưới ở nhà thờ xong, sáu người tới chia tay và nói:
- Các ngươi đã toại nguyện, không cần đến chúng tôi nữa. Chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình để tìm vận may của chúng tôi.
Phía trước cung điện, cách chừng nửa giờ đi bộ có một làng. Lúc họ đi ngang đấy, thấy một người đàn ông đang chăn lợn ngoài đầu làng.
Hoàng tử bảo vợ:
- Nàng có biết gốc tích ta từ đâu không? Ta không phải là hoàng tử, mà chính là một chú bé đã từng chăn lợn. Người chăn lợn kia chính là cha ta. Chúng ta hãy lại để giúp ông một tay.
Rồi chàng cùng nàng xuống xe và vào quán trọ. Chàng rỉ tai bảo gia nhân trong quán, đợi đêm khuya cất giấu quần áo sang trọng của hai người. Sáng dậy, quần áo của hai người không còn. Chủ quán đưa cho nàng bộ quần áo cũ với đôi tất len cũ. Mụ còn làm cho món quà lớn lắm, mụ nói:
- Vì có chồng cô, chứ không tôi chẳng cho cô đâu.
Nàng lại càng tin, đúng chồng mình từng chăn lợn và nghĩ bụng:
- Cũng đáng đời mình, kiêu căng hãnh diện lắm mà!
Làm được tám ngày, chân tay chai dộp lên đau nhức, nàng chịu không được nữa. Giữa lúc ấy có vài người đến hỏi:
- Cô có biết chồng cô là ai không?
Nàng đáp:
- Có chứ, là anh chăn lợn. Nhà tôi vừa mới đi để mua bán mấy thứ.
Họ bảo nàng:
- Hãy đi cùng với chúng tôi, chúng tôi đưa chị tới chỗ anh ấy.
Họ dẫn nàng lên cung điện, vào phòng thì trông thấy một người khoác áo hoàng bào. Nàng ngỡ ngàng, mãi đến khi người đó tới ôm hôn, nàng mới biết đó chính là chồng mình. Chàng nói:
- Ta chịu khổ vì em đã nhiều, em cũng nên vì anh mà chịu đựng.
Ngay sau đó đám cưới được tổ chức. Và người kể chuyện này cũng rất muốn đến dự.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Много лег тому назад жила-была на свете старая королева, да притом еще колдунья; и была у ней дочка, первая красавица на всем свете. А старая колдунья только о том и думала, как бы ей погубить побольше людей, и потому, когда являлся к ней жених к дочке свататься, она задавала ему сначала загадку, а если он той загадки не разгадывал, то должен был умереть.
Многих Ослепляла красота ее дочери, и решались они свататься; но ни один не мог разгадать колдуньиной загадки, и всем им без милосердия отрубали головы.
Прослышал о дивной красавице и еще один королевич и сказал своему отцу: "Отпусти меня, я хочу тоже к этой красавице посвататься". - "Ни за что не пущу! - отвечал отец. - Коли ты уйдешь, тебе не миновать смерти".
И вдруг сын слег и тяжело заболел, и пролежал семь лет, и никакой врач не мог ему помочь. Когда увидел отец, что нет никакой надежды, он с сердечною грустью сказал: "Ступай искать своего счастья - вижу, что ничем иным тебе помочь нельзя".
Как только это сын услышал, так тотчас поднялся с постели и выздоровел, и весело пустился в путь.
Случилось, что когда он проезжал по одной поляне, то еще издали увидел, что лежит что-то на земле, словно большая копна сена, а когда он подъехал поближе, то увидел, что это лежит на земле такой толстяк, у которого брюхо, словно большой котел.
Толстяк, завидев путника, поднялся на ноги и сказал: "Если вам нужен слуга, то возьмите меня к себе на службу". Королевич отвечал ему: "А что я стану делать с таким нескладным слугою?" - "О, это сущие пустяки, - сказал толстяк, - ведь если я захочу, то могу сделаться в три тысячи раз толще". - "А! Если так, то можешь мне пригодиться, - сказал королевич, - пойдем со мною".
Вот толстяк и поплелся за королевичем, и, немного еще проехав, они увидели человека, который лежал, приложив ухо к земле. "Что ты тут делаешь?" - спросил королевич. "Я прислушиваюсь", - отвечал тот. "К чему же это ты так внимательно прислушиваешься?" - "Прислушиваюсь к тому, что на белом свете творится; потому от слуха моего ничто не укроется: я слышу даже, как трава растет".
Вот королевич и спросил: "Скажи, пожалуйста, что слышишь ты при дворе старой королевы, у которой дочь красавица?" - "Слышу, как свистит меч, который отрубает голову еще одному жениху". Королевич сказал: "Ты можешь мне пригодиться, пойдем со мною".
Проехав далее, увидели они на земле пару ступней и начало чьих-то ног, а далее не могли видеть; только проехав еще порядочный конец дороги, увидели они и тело, и голову этого долговязого человека. "Э-э! - сказал королевич. - Что ты за верзила такой?" - "О! это еще пустяки! - отвечал долговязый. - Коли я порастянусь хорошенько, так могу быть еще в три тысячи раз длиннее, могу быть выше самой высокой горы на земле; и я не прочь служить вам, если вы меня захватите с собою". - "Пойдем со мною, - сказал королевич, - ты можешь мне пригодиться".
Поехали далее и видят, сидит человек при дороге и глаза себе завязал. Королевич спросил его: "Что это? Глаза у тебя болят, что ли, что ты на свет смотреть не можешь?" - "Нет, - отвечал человек, - я потому не могу развязать глаза, что от моего взгляда все в прах рассыпается: так силен мой взгляд. Если это может вам пригодиться, то охотно готов служить вам". - "Пойдем со мной, - сказал королевич, - ты можешь мне пригодиться".
Поехали далее и встретили человека, который, лежа на самом солнцепеке, дрожал всеми членами. "С чего ты дрожишь? - сказал ему королевич. - Или солнце не жарко греет?" - "У меня природа совсем иная, - отвечал этот человек, - чем жарче греет солнце, тем более я зябну, и мороз меня до мозга костей пробирает; а чем холоднее на дворе, тем мне теплее: среди льда я не знаю, куда деваться от жара; а среди огня мне мочи нет от холода". - "Ты малый мудреный! - сказал королевич. - Но если хочешь мне служить, то пойдем со мною".
Поехали далее и увидели человека, который, стоя при дороге, вытягивал шею и озирался, во все стороны. Королевич спросил его: "Куда это ты так пристально смотришь?" - "У меня такие ясные очи, - сказал этот человек, - что я через леса и горы, через поля и долины, от края до края света могу видеть". Королевич сказал ему: "Коли хочешь, пойдем со мной, такого мне и недоставало".
Вот и вступил королевич со своими шестью слугами в тот город, где жила старая королева. Он не сообщил ей, кто он такой, но сказал: "Если вы желаете отдать за меня вашу красавицу-дочь, то я исполню все, что вы мне прикажете сделать".
Обрадовалась волшебница, что еще один красавецюноша попадает в ее сети, и сказала: "Трижды задам я тебе по задаче, и если ты их разрешишь, тогда будешь господином и супругом моей дочери". - "А какая будет первая задача?" - "Добудь мне кольцо, которое я в Красное море обронила".
Пошел королевич домой к своим слугам и сказал: "Нелегка первая задача!" И рассказал он им, в чем дело. Вот и сказал ему тот, что с ясными очами: "Посмотрю, где оно лежит, - и тотчас добавил: - Вон оно лежит на камне". Долговязый сказал: "Я бы его тотчас вытащил, кабы мог его увидеть". - "Коли за этим дело стало…" - сказал толстяк, прилег к воде и приник к ней губами, и волны морские полились ему в брюхо, как в пропасть, и выпил он все море, так что оно обсохло, как лужайка.
Тогда долговязый принагнулся немного и вытащил кольцо из моря, а королевич принес его к старухе. Та удивилась и сказала: "Да! Это то самое кольцо! Ну, первую задачу ты благополучно разрешил, теперь - вторую! Видишь, вон там на лугу перед моим замком пасутся триста жирных волов? Ты должен их съесть с кожей и шерстью, с костями и рогами. А в погребе у меня лежат триста бочек вина, ты и те должен вдобавок выпить, и если от волов останется хоть волосок, а от вина хоть капля, ты поплатишься жизнью".
Королевич спросил: "А могу ли я кого-нибудь к своему обеду пригласить? Ведь одному-то и кусок в глотку не полезет". Старуха злобно засмеялась и сказала: "Одного, пожалуй, пригласи для компании, но больше никого".
Тогда пошел королевич к своим слугам и сказал толстяку: "Ты должен сегодня быть моим гостем за столом, хоть раз сытно наешься". Толстяк порасправился и съел все триста волов, так что от них ни волоска не осталось, да еще и спросил: "Неужели ничего, кроме этого завтрака, не будет?"
А вино выпил он прямо из бочек, не нуждаясь в стакане, и высосал все до капли.
Когда этот обед был закончен, королевич пошел к старухе и сказал, что разрешил и вторую задачу.
Та удивилась и сказала: "Так далеко никто еще не заходил; но вроде еще одна задача у меня в запасе…" А сама подумала: "Не уйти тебе от меня! Не сносить тебе головы на плечах!.."
"Сегодня вечером, - так сказала она, - я приведу мою дочь к тебе в комнату, и ты должен ее принять в свои объятия; а как будете вы там сидеть обнявшись, то берегись, как бы не заснуть. Я приду, как будет бить полночь, и если не найду ее в твоих объятиях, то ты ее навсегда утратишь".
Королевич подумал: "Задача не трудная! Я уж не сомкну глаз". Однако же призвал своих слуг, рассказал им все и добавил: "Кто знает, какая хитрость под этим кроется! Предосторожность не мешает; посторожите же и позаботьтесь, чтобы красавица не могла уйти из моей комнаты".
С наступлением ночи пришла старуха со своей дочкой и подвела ее к королевичу, и тогда долговязый сплелся вокруг них кольцом, а толстяк загородил собою дверь, так что ни одна живая душа не могла войти в ту комнату.
Так и сидели королевич с красавицей обнявшись, и красавица не обмолвилась ни единым словом; но месяц освещал ее лицо, и королевич надивиться не мог ее красоте. Он только и делал, что на нее смотрел, и полон был любви и радости, и никакая усталость не смыкала его очей.
Это продолжалось до одиннадцати часов; но тут старуха уже напустила на них на всех свои чары, так что все они заснули, и в то же мгновение красавица была вырвана из объятий королевича.
Так и проспали они до четверти двенадцатого часа, когда уже чары не могли более действовать, и все они снова проснулись. "О, беда и горе! - воскликнул королевич. - Теперь я пропал!"
Начали было и верные слуги - его сокрушаться, но ушастый сказал: "Полно вам реветь! Дай-ка я послушаю! - потом прислушался с минуту и сказал: - Она сидит, заключенная в скалу, в трехстах часах пути отсюда и оплакивает свою долю. Ты один, долговязый, можешь пособить нам: коли ты припустишь, так в два перескока туда дойдешь". - "Ладно, - отвечал долговязый, - но пусть и востроглазый с нами идет, чтобы нам скалу-то разбить".
И вот долговязый подхватил востроглазого на спину, и в минуту - вот как рукой взмахнуть! - очутились они перед заколдованной скалой. Тотчас долговязый снял у востроглазого повязку с глаз, и чуть тот на скалу глянул, рассыпалась скала на тысячу кусков.
Тогда долговязый подхватил и красавицу, и своего товарища, мигом снес их к королевичу, и прежде, чем двенадцать успело ударить, они опять уже сидели по-прежнему и были веселы и довольны.
Когда ударило двенадцать часов, старая колдунья проскользнула в комнату, скроила уж и рожу насмешливую: вот, мол, он теперь у меня в руках, воображая, что ее дочка сидит в скале за триста часов пути оттуда.
Но когда увидела свою дочь в объятиях королевича, то перепугалась и сказала: "Ну, этот молодец посильнее меня!" - и препятствовать она уже не могла, а должна была отдать ему красотку.
Только на ухо ей успела она шепнуть: "Стыдно тебе, что ты должна покориться простолюдину и не можешь выбрать себе мужа по твоему вкусу и желанию".
Эти слова наполнили сердце гордой девушки злобою и заставили ее думать о мщении. Вот и приказала она свезти триста вязанок дров и сказала королевичу, что, хотя он и разрешил все три задачи, она все же не будет его супругою до тех пор, пока кто-нибудь не решится взойти на костер из этих дров и не выдержит его пламени.
Она полагала, что никто из его слуг не захочет за него сгореть живьем и что он сам, пожалуй, из любви к ней взойдет на костер и избавит ее от себя.
А слуги сказали: "Мы все кое-что уже успели поделать, один только зябкий еще ни на что не пригодился! Пусть теперь идет!" - посадили его на костер и подожгли дрова.
Огонь запылал и горел три дня, пока все дрова не сгорели; и когда пламя улеглось, все увидели зябкого среди золы - стоит и дрожит, как осиновый лист, да еще приговаривает: "Такого холода я еще на своем веку не испытывал, и продлись он подольше, я бы, пожалуй, замерз".
Тут уж никакой уловки больше подыскать было нельзя, и красавица должна была выйти замуж за неизвестного ей юношу.
Но когда уже они в кирху венчаться поехали, старуха сказала: "Не могу перенести этот стыд", - и послала вслед за ними свое войско в погоню, приказав всех порешить, кто им на пути попадется, и возвратить ей дочь.
Но ушастый навострил уши и услышал те тайные речи старухи. "Что станем теперь делать?" - сказал он толстяку; но тот уже знал, что делать: выпустил изо рта часть проглоченной им морской воды, и образовалось позади повозки новобрачных большое озеро, в котором войско старухи все и перетонуло.
Услышав об этом, старуха пустила в погоню за дочкой своих закованных в железо рыцарей, но ушастый заслышал еще издали звяканье их доспехов и снял повязку с глаз востроглазого, а тот как глянул на рыцарей построже, так они, словно стекла, вдребезги рассыпались.
И тут уж королевич с невестой и со слугами поехали вперед беспрепятственно, а когда они были в кирхе обвенчаны, то шестеро слуг с ним распрощались и сказали своему господину: "Ваши желания исполнены, мы вам более не нужны, пойдем дальше искать своего счастья".
Невдалеке от замка королевича была деревушка, и перед нею свинопас на поле пас свое стадо; когда молодые к той деревушке приехали, королевич сказал своей жене: "А знаешь ли, кто я? Я свинопас, и вон тот пастух при стаде - это мой отец; мы двое тоже должны помочь ему в этом".
И остановился он с нею в гостинице, и шепнул тамошним людям, чтобы они ночью унесли от нее ее богатые одежды.
Проснувшись утром, она не знала, что ей и надеть, и хозяйка гостиницы дала ей старое платье и пару шерстяных чулок, да и то еще словно из милости, сказав при этом: "Кабы не для мужа вашего, так и вовсе бы вам не дала".
Красотка и поверила тому, что муж ее свинопас, и пасла с ним стадо, и думала про себя: "Я заслужила такую долю за мою гордость и высокомерие".
И это длилось дней восемь; затем уж она и не могла более выносить испытания, потому что у нее на ногах появились раны.
Тут пришли к ней добрые люди и спросили ее: "Знаешь ли ты, кто твой муж-то?" - "Да, - отвечала она, - он свинопас и вот только недавно отлучился, пошел завести небольшую торговлю шнурками да тесемками".
Но ей сказали: "Пойдем, мы отведем тебя к твоему мужу" - и привели ее в замок; а когда она вошла в залу, то увидела своего мужа в королевской одежде.
Но она его не узнала, пока он к ней не бросился на шею, поцеловал ее и сказал: "Я за тебя столько натерпелся, что надо было и тебе за меня пострадать".
Тут только свадьбу как следует справили, и кто на той свадьбе был, тот со свадьбы и уходить не хотел.