Cô dâu đen và cô dâu trắng


La novia blanca y la novia negra


Bà mẹ cùng hai cô con gái ra đồng cắt cỏ cho bò. Trong hai cô có một cô là con đẻ, còn cô kia là con riêng của chồng. Họ đang đi thì gặp một người đàn ông nghèo đi qua hỏi đường đi:
- Có phải đường này là đường vào làng phải không bà?
Bà mẹ đáp:
- Ông không tự mình tìm ra hay sao mà hỏi.
Đứa con gái bà ta còn nói chen thêm vào:
- Không tìm thấy thì cứ đi theo người chỉ đường ấy.
Cô con riêng của chồng nói:
- Ông để con chỉ cho. Ông đi theo con nhé.
Người đàn ông kia chính thức là Thượng Đế, người rất phẫn nộ về cách cư xử của hai mẹ con nhà kia. Người đọc thần chú biến hai mẹ con xấu như quỷ, đen như chó mực. Thượng Đế rất hài lòng về việc làm của cô gái dẫn đường, tới gần làng, Thượng Đế nói:
- Ta ban cho con ba điều ước, con hãy chọn đi.
Cô gái nói:
- Con muốn đẹp như ánh nắng ban mai.
Lời nói vừa dứt thì cô gái trở nên trắng xinh, dáng tươi đẹp như ánh nắng ban mai.
- Rồi con muốn có một túi tiền không bao giờ vơi.
Túi tiền đó Thượng Đế cũng cho cô và nói:
- Còn điều thứ ba nữa.
Cô gái nói:
- Điều thứ ba là sau khi chết được lên trời.
Cả ba điều ước đều được toại nguyện.
Về tới nhà, hai mẹ con dì ghẻ soi gương thì thấy mình sao lại xấu xí, đen đủi như than. Nhìn đứa con riêng của chồng thì thấy nó vừa trắng, vừa xinh, hai mẹ con nổi cơn ghen ghét, nghĩ thế nào cũng phải tìm cách hãm hại cho bõ tức.
Cô con gái riêng của ông chồng có một người anh tên là Rêkinơ, cô rất mực tin yêu anh, thường kể cho anh nghe hết mọi chuyện.
Có lần người anh nói với em gái:
- Em ạ, anh muốn vẽ một bức chân dung của em, để những lúc xa em, nhìn vào ảnh là thấy như em đang ở bên.
Người em gái nói:
- Nhưng anh đừng để cho ai thấy bức ảnh đấy nhé.
Người anh vẽ xong ảnh, đem treo ở trong buồng ở của mình. Anh chính là người đánh xe ngựa cho nhà vua nên ở ngay trong khu vực hoàng cung. Ngày nào anh cũng đứng ngắm bức ảnh và thầm cám ơn trời đã ban cho mình một người em gái đẹp xinh.
Một ngày kia bỗng nhiên hoàng hậu ốm và mất. Nhà vua hết sức buồn rầu và thương tiếc người vợ hiền đẹp đã quá cố.
Trong triều đình có người biết chuyện chàng trai đánh xe ngựa thường hay đứng ngắm một bức ảnh một thiếu nữ trắng xinh. Họ tâu trình nhà vua về chuyện bức ảnh. Nhà vua truyền cho chàng đánh xe mang bức ảnh tới.
Nhìn người trong tranh, nhà vua thấy đẹp chẳng khác gì người vợ quá cố của mình, không những thế mà còn có phần tươi trẻ hơn, nhà vua đâm ra say mê đắm đuối người trong tranh. Nhà vua hỏi người đánh xe đó là ai, chàng trai đáp đó chính là em gái của chàng.
Nhà vua quyết định không chọn ai khác nữa ngoài người đẹp trong tranh. Nhà vua cấp xe, ngựa, quần áo cùng đồ trang sức và ra lệnh cho đi đón người mà nhà vua đã chọn làm hoàng hậu.
Nghe tin anh trai nói, người em gái hết sức vui mừng. Cô gái đen thủi đen thui con dì ghẻ thì nổi cơn ghen ghét, lồng lộn lên chạy nói với mẹ:
- Mẹ cũng biết nhiều pháp thuật, sao mẹ không làm cho con được diễm phúc làm hoàng hậu?
Bà mẹ nói:
- Con cứ yên tâm, mẹ sẽ lái diễm phúc kia cho con gái mẹ.
Mụ dùng pháp thuật của mình làm cho người anh - chính là người đánh xe đi đón - mắt mờ đi, chỉ nhìn thấy mọi vật mờ mờ ảo ảo, còn cô gái trắng xinh kia mụ làm cho trở nên nghễnh ngãng, nghe câu được câu chăng.
Ngay sau đó họ lên xe, trước hết là cô gái trắng xinh trong xiêm phục lộng lẫy, tiếp đến hai mẹ con mụ dì ghẻ. Chàng Rêkinơ ngồi vắt vẻo đằng trước đánh xe.
Đi được một đoạn đường, người đánh xe hát:
Em anh ngồi trong xe,
Che mưa không tới mặt,
Che gió không tới đầu,
Để em sạch đẹp đi vào hoàng cung.
Cô dâu hỏi:
- Anh tôi nói gì thế?
Mẹ ghẻ bảo:
- Nó bảo con cởi quần áo đẹp ra đưa cho em nó mặc.
Cô cởi quần áo đẹp của mình đưa cho đứa em đen nhẻm và mặc quần áo màu tro của nó vào. Đi được một đoạn đường, người anh ngồi vắt vẻo đánh xe lại cất giọng hát:
Em anh ngồi trong xe,
Che mưa không tới mặt,
Che gió không tới đầu,
Để em sạch đẹp đi vào hoàng cung.
Cô dâu hỏi:
- Anh tôi nói gì thế?
Mẹ ghẻ nói:
- Nó bảo con bỏ khăn mạng che mặt đưa cho em gái.
Cô tháo mạng đưa cho đứa em gái đen nhẻm, còn mình để đầu trần.
Đi tiếp tục được một thôi đường dài, người anh lại cất giọng hát:
Em anh ngồi trong xe,
Che mưa không tới mặt,
Che gió không tới đầu,
Để em sạch đẹp đi vào hoàng cung.
Cô dâu hỏi:
- Anh con nói gì thế?
Dì ghẻ nói:
- Trời, nó bảo con ngó ra ngoài xe mà coi phong cảnh.
Xe họ đang đi qua cầu bắc qua một con suối sâu, cô dâu đứng dậy nghểnh cổ nhìn ra ngoài ngắm. Mẹ con mụ dì ghẻ liền đẩy cô nhào xuống suối. Khi cô chìm chạm đáy thì ở mặt nước nổi lên một con vịt trắng phau như tuyết, vịt bơi theo dòng nước.
Người anh không hề hay biết, cứ đánh xe tiếp tục chạy tới khi đến hoàng cung mới dừng lại.
Người anh mắt bị quáng nên không nhận rõ được ai cả, chỉ thấy kim tuyến óng ánh ở áo ai thì cho người đó là cô dâu.
Nhà vua ra đón chỉ thấy cô dâu đen nhẻm, xấu xí, nổi trận lôi đình, nhà vua ra lệnh nhốt người đánh xe vào chỗ nuôi trăn và rắn hổ mang.
Mụ dì ghẻ liền giở quỷ thuật, làm cho nhà vua cứ tưởng con gái mụ chính là cô dâu thật, lệnh tổ chức lễ cưới ở hoàng cung.
Một lần vào buổi tối, khi cô dâu đen đang ngồi bên vua thì có một con vịt trắng bơi theo rãnh nước vào trong hoàng cung hỏi người đầu bếp:
Nhóm lửa lên thôi,
Để tôi sưởi ấm.
Người đầu bếp lấy củi nhóm lửa, vịt chạy tới bên rũ và rỉa lông. Ngồi sưởi được một lát, vịt hỏi:
- Anh Rêkinơ giờ đang làm gì?
Người đầu bếp đáp:
Bị đem nhốt chung,
Cùng trăn với rắn.
Vịt lại hỏi tiếp:
- Thế con quỷ đen đang làm gì ở trong phòng?
Người đầu bếp đáp:
- Đang ngồi bên vua.
Vịt nói:
- Có trời chứng giám.
Rồi lại theo rãnh nước bơi ra ngoài.
Tối hôm sau, vịt lại tới và cũng hỏi như vậy. Vịt tới ba tối liền. Người đầu bếp thấy có chuyện lạ nên đến tâu lại nhà vua.
Vua muốn tận mắt nhìn thấy nên đến. Đến tối, vịt lại bơi theo rãnh vào hoàng cung, vịt vừa mới vươn cổ tính lên bờ thì vua rút ngay gươm ra và đâm xuyên cổ vịt. Lập tức hiện ra trước mắt vua là một cô gái đẹp đúng như trong tranh. Vua hết sức vui mừng, ra lệnh mang quần áo đẹp đến cho cô mặc. Cô gái kể cho vua nghe chuyện mình bị đánh lừa, bị ném xuống suối sâu. Điều mong đầu tiên của cô là thả ngay anh cô ra khỏi trại nuôi trăn rắn. Vua ra lệnh thả người đánh xe và tới buồng mụ phù thủy và hỏi:
- Một người đã từng dối trá và lừa đảo thì xử tội như thế nào?
Giờ mụ đã rất già, mắt gần như lòa không nhìn thấy gì. Mụ đáp:
- Loại người như vậy phải lột trần nhét vào thùng có chông đinh bên trong, rồi cho ngựa kéo thùng chạy khắp kinh thành,
Mụ và con gái mụ đều bị xử tội như vậy. Nhà vua tổ chức lễ cưới với cô dâu trắng xinh, và tặng người anh ruột của nàng rất nhiều vàng bạc châu báu để tạ ơn.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Una mujer estaba en el prado cortando hierba con su hija y su hijastra. Se les presentó Dios Nuestro Señor en figura de mendigo y les preguntó:
- ¿Cuál es el camino que lleva al pueblo?
- Si queréis saberlo - respondióle la madre -, buscadlo vos mismo.
Y la hija añadió:
- Si tenéis miedo a perderos, llevad un guía.
Pero la hijastra dijo:
- Pobre hombre, yo os acompañaré. Venid conmigo.
Enojóse Nuestro Señor con la madre y la hija y, al volverles la espalda, las maldijo, condenándolas a ser negras como la noche y feas como el pecado. En cambio, se mostró piadoso con la pobre hijastra y, al llegar con ella cerca del pueblo, la bendijo, diciéndole:
- Elige tres gracias y te las concederé.
Respondió la muchacha:
- Quisiera ser hermosa y pura como el sol - e inmediatamente quedó blanca y bella como la luz del día -. En segundo lugar quisiera tener un bolso de dinero que nunca se vaciase -. Y Nuestro Señor se lo dio, advirtiéndole:
- No te olvides de lo mejor.
Y respondió ella:
- Como tercera gracia pido la gloria del cielo para después de mi muerte.
Otorgósela también Nuestro Señor y se despidió de ella.
Cuando, al llegar a casa, la madre vio que ella y su hija eran negras como el carbón y horriblemente feas, mientras que la hijastra era blanca y hermosa, la perversidad de su corazón creció todavía, y ya no tuvo más afán que el de atormentar a la muchacha. Pero ésta tenía un hermano, llamado Reginer, a quien quería en extremo, y le contó lo sucedido. Entonces le dijo Reginer:
- Hermana mía, quiero hacerte un retrato para tenerte constantemente ante mi vista, pues te quiero tanto que quisiera estar viéndote en todo momento.
- Bien - le contestó ella -, pero te ruego que no muestres el retrato a nadie.
Pintó él a su hermana y colgó el cuadro en su habitación del palacio real, pues servía en él de cochero. Todos los días se paraba a contemplarlo, y daba gracias a Dios por haberle concedido tal hermana.
Sucedió que el Rey, a cuyo servicio estaba el mozo, había perdido a su esposa, la cual había sido tan hermosa que no se encontraba otra igual, y aquella pérdida tenía sumido al Monarca en honda tristeza. Los criados de palacio, al observar que el cochero se pasaba largos ratos absorto en la contemplación de su hermoso cuadro, llenos de envidia, lo delataron al Rey. Éste mandó que le trajesen el retrato, y al ver su parecido con su difunta esposa y que la superaba aún en belleza, se enamoró perdidamente de la muchacha representada en el cuadro. Llamó al cochero y le preguntó de quién era el retrato; el mozo le dijo que era su hermana. Entonces decidió el Rey que se casaría con ella y con ninguna otra, y, dando al cochero una carroza y caballos, así como magníficos vestidos de oro, lo envió en busca de su elegida.
Al llegar Reginer con la embajada, su hermana sintió una gran alegría, pero la negra hermanastra, celosa de su fortuna, irritóse en extremo y dijo a su madre:
- ¿De qué me sirven todas vuestras artes si no sois capaz de proporcionarme una suerte así?
- Tranquilízate - respondió la vieja -, ya cuidaré de tu felicidad.
Y con sus brujerías enturbió los ojos del cochero, hasta dejarlo medio ciego, mientras volvía medio sorda a su hijastra. Subieron luego al coche, primero la novia, con sus espléndidos vestidos reales, después la madrastra y su hija, mientras Reginer ocupaba el pescante. Al cabo de un rato de marcha, dijo el cochero:
"Tápate, hermanita; no te moje la lluvia
ni te cubra de polvo el viento,
para presentarte hermosa ante el Rey".
Preguntó la novia:
- ¿Qué dice mi querido hermano?
- ¡Ay! - replicó la vieja -, ha dicho que te quites el vestido dorado y lo des a tu hermana.
Quitóselo ella y lo pasó a la negra, la cual le entregó su ordinaria blusa gris. Y prosiguieron hasta que, poco tiempo después, volvió a decir el hermano:
"Tápate, hermanita;
no te moje la lluvia
ni te cubra de polvo el viento,
para presentarte hermosa ante el Rey".
Preguntó la novia:
- ¿Qué dice mi querido hermano?
- ¡Ay! - respondió la vieja -, ha dicho que te quites la dorada cofia y la des a tu hermana.
Quitóse ella la cofia y la pasó a la negra, quedándose ella destacada. Y siguieron adelante, hasta que, transcurrido otro rato, repitió el hermano:
"Tápate, hermanita;
no te moje la lluvia
ni te cubra de polvo el viento,
para presentarte hermosa ante el Rey".
Preguntó la novia:
- ¿Qué dice mi querido hermano?
- ¡Ay! - respondió la vieja -, ha dicho que te asomes a la ventanilla del coche. En aquel momento estaban cruzando un puente, tendido sobre un profundo río. Al levantarse la muchacha y asomarse por la ventana, las otras dos le dieron un empujón y la arrojaron al agua. Al hundirse en el lecho del río, levantóse de su superficie un pato blanco, como la nieve, que se puso a nadar, siguiendo la corriente.
El hermano no había visto nada de lo sucedido y siguió conduciendo el coche hasta llegar a palacio. Presentó al Rey la muchacha negra, confundiéndola con su hermana, pues estaba medio ciego y sólo veía el brillo del vestido. Al contemplar el Rey la extrema fealdad de su presunta novia, enojóse sobremanera y ordenó que echasen al cochero a un foso lleno de víboras y otras alimañas ponzoñosas. La vieja bruja, empero, supo, con sus malas artes, deslumbrar al Rey hasta el punto de que, no solamente las toleró a su lado, a ella y a su hija, sino que incluso acabó casándose con ésta.
Un atardecer en que la negra esposa estaba sentada sobre las rodillas del Rey, llegó, nadando, al fregadero de la cocina un pato blanco y dijo al pinche:
"Jovencito, enciende fuego,
para que pueda calentarme luego".
Hízolo así el mozo y encendió fuego en el hogar. El pato se acercó, sacudióse y se alisó las plumas con el pico; y, mientras así se acicalaba, preguntó:
"¿Qué hace mi hermano Reginer?".
Contestó el pinche:
"Yace en una cárcel tenebrosa, entre víboras de lengua ponzoñosa".
Siguió el ave preguntando:
"¿Qué hace la bruja negra en la casa?".
Y respondió el mozo:
"En brazos del Rey reposa;
del Rey, de quien es la esposa".
Exclamó el pato:
"¡Dios tenga piedad!",
y, nadando, se alejó del fregadero.
Volvió al anochecer del siguiente día, repitiendo las mismas preguntas, y lo mismo el día tercero. El ayudante de cocina, incapaz de callarse por más tiempo, fue a dar cuenta al Rey de lo que sucedía. Éste quiso cerciorarse por sí mismo, y aquella noche bajó a la cocina. Cuando el pato asomó la cabeza por el fregadero, se la cortó en redondo de un sablazo, y en el mismo instante quedó transformado en la bellísima doncella del retrato que su hermano había pintado. Tuvo el Rey una inmensa alegría, y como la muchacha estaba completamente mojada, mandó traer ropas preciosas y vestirla con ellas. Entonces la joven le contó como había sido víctima de la falacia y la traición de los suyos, que habían acabado arrojándola al río; y lo primero que pidió fue la libertad de su hermano. Fue sacado éste del foso de las serpientes, y luego el Rey, dirigiéndose al aposento ocupado por la bruja, preguntó a ésta: "¿Qué merece quien haya hecho tal y tal cosa?", diciéndole de lo que se trataba. Estaba la vieja tan ofuscada que, sin caer en la cuenta, respondió:
- Merece que se le encierre desnuda en un barril erizado de clavos, se enganche un caballo al barril y se lance el animal al trote.
La sentencia se cumplió en ella y en su negra hija, mientras el Rey se desposaba con la blanca y bellísima muchacha, y recompensaba a su fiel hermano, colmándolo de riquezas y honores.