Cừu non và cá con


Het lammetje en het visje


Ngày xửa ngày xưa có hai anh em nhà kia mẹ mất sớm, hai anh em phải ở với dì ghẻ, mụ chẳng thương gì con chồng, tìm mọi cách để hành hạ hai đứa bé.
Cách nhà không xa là ao, rồi đến một bãi cỏ. Hai anh em cùng với trẻ con hàng xóm chơi đuổi bắt, vừa chơi chúng vừa hát:
Này sên hỡi, sên ơi,
Ta để ngươi sống sót,
Ngươi móc thóc cho chim,
Để chim móc rơm rạ,
Ta đem cho bò ăn,
Bò no căng cho sữa,
Ta nhào bột đưa lò,
Bác thợ làm bánh cho,
Mèo ăn no, bắt chuột
Chuột nhắt trèo hàng rào,
Cắn đứt dây chuột chạy.
Đám trẻ đứng thành vòng tròn, vừa vỗ tay vừa đếm hát, chữ đứt dây rơi vào ai thì người đó chạy ra khỏi hàng, những đứa trẻ khác chạy theo đuổi bắt.
Nhìn qua cửa sổ thấy đám trẻ nô đùa vui vẻ dì ghẻ lại càng bực mình. Vốn biết phép thuật của phù thủy mụ dì ghẻ phù phép biến bé trai thành con cá con và bé gái thành cừu non. Cá con buồn rầu, lặng lẽ bơi đi bơi lại trong ao, còn con cừu non buồn rầu cũng không kém, đi đi lại lại trên bãi cỏ nhưng chẳng hề đụng tới một ngọn cỏ nào cả.
Một thời gian dài trôi qua. Một hôm có khách tới chơi, mụ dì ghẻ độc ác nghĩ dịp may đã đến. Mụ gọi ngay đầu bếp lại và bảo:
- Ra ngoài bãi cỏ bắt con cừu vào làm thịt, hôm nay chẳng còn gì đãi khách.
Nghe lời đầu bếp dắt cừu vào bếp, trói bốn chân lại mà chẳng hề thấy cừu cựa quậy. Nhưng vừa mới rút dao ra liếc vào đá cho sắc để chọc tiết cừu thì bác đầu bếp nhìn thấy một con cá bơi đi bơi lại trong rãnh nước cống, thỉnh thoảng lại ngoi lên ngước nhìn bác. Khi thấy bác đầu bếp dẫn cừu đi cá liền lách theo lạch nước vào tận trong nhà. Đang mải nhìn cá bỗng bác nghe thấy tiếng người nói:
Anh ở trong ao sâu,
Biết đâu em đau khổ
Bác đầu bếp liếc dao,
Chọc cổ em làm thịt.
Cá con đáp:
Em gái anh nơi nao
Biết anh bao phiền muộn.
Nghe thấy cừu nói những lời buồn tủi với cá, bác đầu bếp giật mình sợ hãi, bác nghĩ, có lẽ đây không phải là cừu mà là người bị mụ chủ nhà độc ác phù phép hóa thành cừu. Định thần lại bác nói:
- Cứ yên tâm, ta không làm thịt ngươi đâu.
Bác bắt một con heo làm thịt để đãi khách, còn cừu bác dẫn tới gởi ở nhà một bà nông dân tốt bụng, bác kể cho bà nghe những điều tai nghe mắt thấy. Nghe chuyện bà biết ngay đó là ai, vì trước kia bà là vú nuôi của gia đình hai em bé. Bà dẫn cừu đến chỗ một bà mụ đỡ đầu. Bà đọc thần chú xong thì cừu và cá hiện nguyên hình thành người. Sau đó bà dẫn hai em tới một căn nhà nhỏ ở giữa một khu rừng lớn. Hai anh em sống ở đó tuy lẻ loi nhưng yên ổn và sung sướng.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Er waren eens een broertje en een zusje, en die hielden ontzettend veel van elkaar. Hun eigen moeder was gestorven, en ze hadden een stiefmoeder, die hen niet aardig vond en hun stiekem allerlei verdriet deed. Eens speelde het tweetal met andere kinderen voor 't huis; en bij de wei was een vijver, die reikte tot opzij van 't huis. De kinderen liepen daaromheen en speelden krijgertje en ze hadden een aftelrijmpje:
"Eenke, beenke, laat me leven
'k zal je ook een vogeltje geven,
vogeltje moet een strootje zoeken,
strootje zal ik 't koetje geven,
koetje moet me melk geven,
melk zal ik de bakker geven,
bakker zal me koekjes bakken,
koekjes zal ik de kat geven,
de kat die moet de muizen vangen,
de muizen zal ik in de rook hangen
en ik zal ze drogen."
Ze stonden dan in een kring, en op wie het woordje 'drogen' viel, die moest weglopen, en de anderen liepen hem dan na en vingen hem. Terwijl ze daar zo vrolijk rond joelden, keek de stiefmoeder uit 't raam en ze ergerde zich eraan. Ze kende de zwarte kunst, en toen betoverde ze hen allebei, het broertje in een vis en het zusje in een lam. Het visje zwom heen en weer in de vijver en was treurig, en het lammetje liep in de wei en was treurig en het at geen halmpje. Zo gebeurde het een hele tijd, en nu kwamen er gasten op het slot. De boze stiefmoeder dacht: "Nu is het een goede gelegenheid," en zij riep de kok en zei: "Haal het lammetje uit de wei en slacht het, we hebben anders niets voor de gasten." De kok haalde het lam en bracht het naar de keuken en bond zijn poten vast: dat liet het geduldig toe. Toen hij z'n slagersmes gehaald had en het op de drempel wette, zag hij, hoe een visje in het water voor de gootsteenafloop heen en weer zwom en naar hem keek. Maar dat was het broertje; want toen het visje gezien had, hoe de kok het lammetje wegbracht, was het in de vijver gezwommen tot bij het huis. Toen riep het lammetje:
"Ach broertje in het diepe meer,
wat doet mij nu het hartje zeer!
De kok heeft 't mes geslepen,
en wil me 't hart doorsteken."
En het visje gaf ten antwoord:
"Ach mijn zusje op het droge,
wat doet mij nu het hartje zeer,
al in dit diepe meer."
Toen de kok hoorde dat het lammetje spreken kon en zo treurige woorden naar 't visje riep, schrok hij en dacht dat het geen gewoon lammetje moest zijn, maar dat het wel eens betoverd kon zijn door de boze vrouw des huizes. Hij zei: "Wees maar stil, ik zal je niet slachten," en hij nam een ander dier en maakte dat klaar voor de gasten en bracht het lam naar een aardige boerin, en die vertelde hij alles wat hij gezien en gehoord had. Maar de boerin was juist de min van het zusje geweest, en vermoedde dadelijk, wie het was; en ze ging ermee naar een wijze vrouw. De wijze vrouw sprak de zegen uit over het lammetje en het visje en daardoor kregen ze hun mensengedaante weer terug; en toen bracht ze hen beiden naar een klein huisje in een groot bos, en daar leefden ze wel alleen en eenzaam, maar heel gelukkig en tevreden.