Auf Reisen gehen


Thích đi chu du thiên hạ


Es war einmal eine arme Frau, die hatte einen Sohn, der wollte so gerne reisen. Da sagte die Mutter: "Wie kannst du reisen? Wir haben ja gar kein Geld, das du mitnehmen kannst." Da sagte der Sohn: "Ich werde mir schon helfen, und werde immer sagen: Nicht viel, nicht viel, nicht viel!"
Da ging er nun eine gute Zeit dahin und sagte immer: "Nicht viel, nicht viel!" Kam er zu einigen Fischern und sagte: "Gott helf euch! Nicht viel, nicht viel, nicht viel!" - "Was sagst du, Kerl, nicht viel?" Und als sie das Fischergarn (Netz) herauszogen, kriegten sie auch nicht viele Fische. Einer der Fischer ging daraufhin mit einem Stock auf den Jungen los und sagte: "Jetzt sollst du mal deine Dresche sehen!" und verdrosch ihn jämmerlich. "Was soll ich denn sagen?" fragte der Junge. "Du sollst sagen: Fang voll, fang voll!"
Da ging er wieder eine Zeitlang und sagte: "Fang voll, fang voll," bis er an einen Galgen kam, wo gerade ein armer Sünder gerichtet werden sollte. Da sagte er: "Guten Morgen, fang voll, fang voll." - "Was sagst du, Kerl, fang voll? Soll es denn noch mehr böse Leute in der Welt geben? Ist das noch nicht genug?" Und er kriegte wieder etwas auf den Buckel drauf. "Was soll ich denn sagen?" - "Du sollst sagen: Gott tröste die arme Seele."
Der Junge ging wieder eine ganze Zeit und sagte: "Gott tröste die arme Seele." Da kam er an einen Graben, da stand ein Schinder (Abdecker), der zog einem Pferd die Haut ab. Der Junge sagte: "Guten Morgen, Gott tröste die arme Seele!" - "Was sagst du da, dummer Kerl?" sagte der Schinder und schlug ihm mit seinem Schinderhaken eins hinter die Ohren, daß er nicht mehr aus den Augen sehen konnte. "Was soll ich denn sonst sagen?" - "Du sollst sagen: da liegt das Aas im Graben!"
Da ging er wieder weiter und sagte immerzu: "Da liegt das Aas im Graben! Da liegt das Aas im Graben!" Dann kam er zu einem Wagen voll Leute, und sagte: "Guten Morgen! Da liegt das Aas im Graben!" Da fiel der Wagen um in einen Graben, der Knecht kriegte die Peitsche her und verbläute den Jungen so, daß er zu seiner Mutter heimkriechen mußte. Und er ist sein Lebtag nie wieder auf Reisen gegangen.
Ngày xưa có một bà già nghèo khó có một người con trai. Một hôm anh ta nói với mẹ là muốn đi chu du thiên hạ, bà mẹ nói:
- Con làm sao mà đi được, mẹ nghèo không có tiền cho con làm lộ phí.
Người con trai đáp:
- Con sẽ tìm cách xoay xở sống qua ngày, lúc nào con cũng khấn cầu: "Không nhiều, không nhiều, không nhiều."
Gặp toán thuyền chài đang quăng lưới đánh cá anh ta nói:
- Mong trời phù hộ các người, không nhiều, không nhiều, không nhiều.
- Này, anh nói gì đấy.
Khi họ kéo lưới lên, mẻ lưới ít cá, họ liền lấy sào nện cho anh ta một trận nên thân và nói:
- Đã nhiều chưa hay không nhiều?
Anh ta hỏi:
- Thế tôi phải cầu khấn như thế nào?
- Anh phải nói: "Bắt được nhiều, bắt được nhiều."
Anh ta lại tiếp tục cuộc hành trình của mình, giờ thì mồm lúc nào cũng lẩm bẩm:
- Bắt được nhiều, bắt được nhiều.
Đi qua chỗ dân làng đang hành hình một tên cướp, họ đang treo cổ nó lên, anh ta lại nói:
- Chúc dân làng bắt được nhiều, bắt được nhiều.
- Này anh nói gì đấy, bắt được nhiều hở? Một thằng chưa đủ khổ hay sao mà còn phải chúc thế?
Thế là dân làng xúm vào đánh cho anh một trận mềm xương sống.
Ngóc đầu lên anh ta hỏi:
- Thế tôi phải cầu khẩn như thế nào?
- Nói thế này này: Xin trời thương kẻ khốn khó.
Đi được một thôi đường anh thấy một tên trộm đang làm thịt ngựa lấy da. Anh ta lại nói:
- Chào anh bạn, xin trời thương kẻ khốn khó.
- Này, nói gì đấy, thằng khốn khiếp kia?
Rồi tên trộm tiện tay quật roi tới tấp vào mặt anh ta, làm cho xây xẩm cả mặt mày.
Anh ta còn hỏi:
- Thế tôi phải cầu chúc như thế nào?
- Chúc thế này này: Đồ chết toi nằm trong hố.
Rồi anh ta lại lên đường, mồm luôn nói:
- Đồ chết tôi nằm trong hố.
Đúng lúc ấy có một chiếc xe ngựa chở đầy khách đi qua, tới gần xe anh ta nói:
- Xin chào mọi người, đồ chết toi nằm trong hố.
Chiếc xe đang chạy bỗng đổ nghiêng xuống hố, người đánh xe ngựa chạy lại quật roi tới tấp vào chân anh ta.
Bị đòn đau quá, anh ta chỉ còn cách lết bò quay trở về nhà, từ đó anh ta không bao giờ mở mồm nói đến chuyện đi chu du thiên hạ nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng