Hoàng tử lừa


Det lille æsel


Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua và hoàng hậu sống trong giàu sang tới mức, muốn gì cũng có, chỉ duy một nỗi không có con.
Hoàng hậu than thở ngày đêm và nói:
- Mình như thửa ruộng không có cây mọc!
Cuối cùng trời cũng thương tình, thuận cho sinh được một mụn con, nhưng nó chẳng giống những đứa trẻ khác, mà lại là một con lừa con. Khi nhìn thấy con lừa con, hoàng hậu than khóc om sòm, thà đừng có con còn hơn là có con lừa này và sai gia nhận tính đem ném nó xuống sông làm mồi cho cá.
Nhà vua nói:
- Không được, nếu trời cho vậy thì nó phải là con của ta và là người thừa kế ngai vàng sau khi ta khuất núi, nó sẽ đội vương miện trên đầu.
Con lừa được nuôi nấng chăm sóc cẩn thận nên lớn lên trông thấy. Hai tai nó vểnh lên thẳng đứng. Con lừa vui tính, nhảy tung tăng chơi đùa, đặc biệt nó rất thích nghe âm nhạc. Có lần nó tới chỗ người nhạc sĩ lang thang nổi tiếng và nói:
- Hãy dạy cho tôi cách đánh đàn để tôi có thể đánh được những bản nhạc hay như nhạc sĩ lang thang.
Người nhạc sĩ lang thang đáp:
- Trời ơi, mi làm sao mà học được. Ngón chân mi sinh ra đâu có phải để đánh đàn, nó to ơi là to! Ta chỉ sợ dây đàn không chịu nổi.
Cho dù bị thoái thác, nhưng lừa vẫn cứ khăng khăng đòi theo học và bền gan, chăm chỉ học đàn. Cuối cùng nó chơi đàn cũng hay như nhạc sĩ lang thang kia.
Có lần con lừa đi dạo chơi, nó tới gần một giếng nước. Nó cúi xuống nhìn thì thấy bóng mình là bóng con lừa. Nó rất buồn, nó tính đi chu du thiên hạ, nó đem theo một người hầu trung thành. Cả hai lên đường, đường gập ghềnh đồi núi, cuối cùng cả hai tới một vương quốc nơi có ông vua đã già, nhưng chỉ có một công chúa xinh đẹp, đồng thời là người con duy nhất. Tới trước hoàng cung, lừa nói:
- Chúng ta sẽ dừng chân ở nơi này.
Lừa ta gõ cổng hoàng cung và nói:
- Có khách tới, mở cửa cho khách vào nhé.
Đợi mãi không thấy cổng mở, lừa ta ngồi xuống, lấy đàn và dùng hai chân trước gảy đàn. Nghe tiếng đàn du dương, người gác cổng chạy vào tâu với nhà vua:
- Ngoài cổng hoàng cung có một con lừa đang ngồi gảy đàn, nó chơi hay như một nhạc sĩ lang thang cừ khôi.
Nhà vua phán:
- Thì mở cổng thành cho nhạc sĩ lang thang vào.
Lừa bước vào hoàng cung, dùng hai chân trước gảy đàn, cả hoàng cung cười ồ lên vì tiếng đàn do lừa đánh. Lừa ta được dẫn vào ăn cùng đám gia nhân, lừa không chịu và nói:
- Tôi đâu có phải là loại lừa vẫn nhốt trong chuồng, tôi là loại lừa quý tộc.
Mọi người nói:
- Nếu thế thì cho ăn chung với lính tráng.
Lừa đáp:
- Không, tôi thích ngồi bên cạnh nhà vua.
Nhà vua cười và nói:
- Cũng được, nếu thích thế thì hãy lại đây ngồi.
Sau đó nhà vua hỏi lừa:
- Lừa ơi, mi có ưng công chúa không?
Lừa quay lại phía công chúa nhìn, rồi gật đầu nói:
- Thưa có ạ, thần chưa thấy ai đẹp như thế.
Nhà vua bảo:
- Nếu vậy thì hãy lại ngồi bên cạnh công chúa.
Lừa thưa:
- Thần cũng mong được như vậy.
Lừa lại ngồi bên cạnh công chúa và ăn uống nom rất lịch thiệp.
Ở hoàng cung một thời gian, lừa quý tộc nghĩ:
- Những cái đó cũng chẳng giúp ích gì, ta trở về nhà thôi.
Lừa lững thững cúi đầu tới chỗ nhà vua và xin được cáo từ hoàng cung. Lâu nay nhà vua vẫn quý mến lừa nên nói:
- Lừa ơi, sao vậy? Nom mi buồn rười rượi, hãy ở lại bên ta, ta cho mi tất cả những gì mi muốn, có thích vàng không?
Lừa lắc đầu đáp:
- Không.
- Thế mi có thích ngọc ngà, châu báu không?
- Không.
- Ta cho mi nửa giang sơn này đấy, thế có ưng không?
- Chà, cũng không ạ!
Nhà vua nói:
- Thế mi vui sướng bởi cái gì nhỉ? Có thích lấy công chúa xinh đẹp không?
- Thưa vâng ạ. Điều đó thì thực lòng tôi thích.
Lừa ta vui tính hẳn lên, vì đó chính là điều nó mong ước. Đám cưới được tổ chức rất to và hết sức trang trọng. Đến tối, cô dâu và chú rể được dẫn tới phòng tân hôn. Nhà vua muốn biết cách cư xử của lừa nên để cho một gia nhân nấp ở trong phòng.
Khi đã vào trong phòng, chú rể ngó quanh một lượt. Khi tin là chỉ có hai người trong phòng, chàng ra cài then cửa. Rồi chàng vứt bỏ tấm da lừa trên người. Chú rể hiện nguyên hình là một hoàng tử khôi ngô tuấn tú. Chàng nói:
- Giờ em thấy đó, anh cũng xứng vai phải lứa với em.
Cô dâu tươi cười ôm choàng lấy chú rể hôn với cả tấm lòng thương yêu. Nhưng khi trời vừa hửng sáng, chàng lại choàng tấm da lừa. Có lẽ chẳng ai biết được, cái gì ẩn giấu trong tấm da lừa kia.
Sáng vua cha tới thăm con gái, vua hỏi:
- Con lừa có vui tính không. Chắc con buồn phiền lắm nhỉ! Đó chẳng phải là một trang nam nhi thực thụ.
- Thưa vua cha, không, con không buồn. Con rất yêu quý anh ấy. Con muốn suốt đời ở bên anh ấy, con người tuyệt vời.
Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên, tên gia nhân liền kể cho nhà vua những gì mình chứng kiến. Nhà vua nói:
- Không thể có chuyện đó được.
- Nếu vậy nhà vua cứ thức đêm để tận mắt xem những gì xảy ra. Nhà vua nên vứt ngay tấm da lừa vào trong lửa hồng để cho phò mã hiện nguyên hình.
Nhà vua nói:
- Lời khuyên của ngươi hay đấy.
Đêm khuya, khi cả hai đang ngủ say, nhà vua lẻn vào xem. Dưới ánh trăng, nhà vua thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú nằm bên công chúa, tấm da choàng để ngay sát bên giường. Nhà vua cầm tấm da ném vào ngọn lửa hồng và đứng đợi cho tới khi tấm da cháy hết chỉ còn lại tro. Nhà vua thức thâu đêm tới sáng để xem khi bị mất tấm da choàng thì phò mã sẽ ứng xử như thế nào.
Khi trời hửng sáng, chàng trai thức giấc, tính lấy tấm da choàng nhưng chẳng tìm thấy. Chàng hoảng hốt, than vãn:
- Thế thì chỉ còn cách trốn khỏi nơi này!
Chàng vừa mới bước ra thì gặp ngay nhà vua. Nhà vua nói:
- Con đi đâu mà vội vã thế. Con đang nghĩ gì vậy? Con hãy ở lại đây! Cha cho con nửa giang sơn này, và sau khi cha khuất núi thì cả giang sơn này là của con.
- Con mong rằng, bắt đầu tốt sẽ kết thúc tốt đẹp. Con ở lại đây với cha.
Nhà vua chia cho phò mã nửa giang sơn. Năm sau thì nhà vua băng hà. Phò mã cai trị cả giang sơn rộng lớn. Sau khi vua cha phò mã băng hà, phò mã được thừa kế cả giang sơn ấy nữa, và sống trong giàu sang phú quý.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Der var engang en konge og en dronning, som havde alt, hvad de kunne ønske sig, men ingen børn. Dronningen sørgede derover dag og nat og sagde: "Jeg er som en ufrugtbar mark." Endelig opfyldte Gud hendes ønske, men det barn hun fødte, så ikke ud som et menneske, men som et lille æsel. Da hun så det, gav hun sig til at græde og sagde, at de straks skulle kaste det i vandet, så fiskene kunne spise det. Et sådant barn var værre end intet. "Nej," sagde kongen, "Gud har givet os det og han skal være min søn og arving og sidde på min trone." Æslet voksede op og blev større, og dets ører blev lange og spidse og strittede lige i vejret. Det var næsten altid glad og sprang omkring og legede, og holdt især meget af musik. En gang gik det til en berømt spillemand og sagde: "Lær mig at spille lige så godt på lut som du." - "Det vil holde hårdt, herre," svarede spillemanden, "jeres hænder er alt for store. Jeg er bange for, at strengene ikke holder." Men der hjalp ingen udflugter. Æslet ville lære at spille på lut og var så flittig og ihærdig, at det snart spillede ligeså godt som læreren.
En dag, da den unge herre var ude at gå sig en tur, kom han forbi en kilde, og da han spejlede sig deri, så han sit æselhovede. Han blev så bedrøvet, at han gik ud i den vide verden og ikke tog andre med sig end en gammel, tro tjener. Engang kom de til et land, hvor der herskede en konge, som havde en vidunderlig smuk datter. "Her vil vi blive," sagde æslet, bankede på og råbte: "Her kommer en gæst, luk op." Men da ingen svarede, satte han sig ned og spillede så dejligt på sin lut, at skildvagterne gjorde store øjne og løb hen og sagde til kongen: "Der sidder et æsel udenfor døren og spiller på lut så godt som noget menneske." - "Lad spillemanden komme herind," sagde kongen. Men da æslet kom ind, gav de sig allesammen til at le af ham. Han skulle nu følge ud med tjenerne for at få noget at spise, men sagde fornærmet: "Jeg er ikke noget almindeligt æsel, jeg er meget fornem." - "Vil du hellere ud til soldaterne?" spurgte kongen. "Nej," svarede æslet, "jeg vil sidde ved siden af kongen." Han lo og sagde godmodigt: "Ja, ja, så kom da og sæt dig her." Lidt efter spurgte han: " Hvordan synes du om min datter, lille æsel?" Æslet vendte sig om og så på hende, nikkede og sagde: "Hun er det skønneste, jeg nogensinde har set." - "Så skal du også få lov til at sidde ved siden af hende," sagde kongen. Det var æslet godt fornøjet med og spiste og drak og opførte sig så pænt og dannet, som man bare kunne ønske sig.
Da han havde været der i nogen tid, tænkte han: "Hvad kan det nytte altsammen. Det er nok bedst, jeg drager hjem igen." Han hang med næbbet og gik til kongen og bad om sin afsked. Kongen, som var kommet til at holde meget af ham, spurgte: "Hvad er der dog i vejen med dig? Du ser jo så sur ud som en eddikebrygger. Bliv hos mig, så skal du få, hvad du forlanger. Vil du have guld?" - "Nej tak," sagde æslet og rystede bedrøvet på hovedet. "Vil du da have smykker og ædelstene?" - "Nej tak." - "Bare jeg dog vidste, hvad du brød dig om," sagde kongen, "vil du have min smukke datter til ægte?" - "Ja, det vil jeg gerne," sagde æslet og blev straks i godt humør, for det var netop, hvad han havde ønsket sig. Brylluppet blev fejret med stor pragt. Da bruden og brudgommen om aftenen var kommet ind i deres sovekammer, befalede kongen en af sine tjenere at liste sig derind for at se, om han bar sig ordentlig ad. Brudgommen troede, at de var ganske alene, låsede døren og kastede derpå sin æselhud af og stod der som den smukkeste kongesøn, man kunne tænke sig. "Nu ser du, hvem jeg er," sagde han, "og at jeg ikke er ringere end du." Bruden blev meget glad og kyssede og omfavnede ham. Om morgenen kastede han igen dyrehuden over sig, og intet menneske kunne ane, hvad der gemte sig bag den. Lidt efter kom den gamle konge ind til dem. "Er du allerede på benene, lille æsel," sagde han. Derpå vendte han sig til sin datter. "Du er vel ikke så glad over, at din mand ikke er noget rigtigt menneske," sagde han. "Jeg holder så uendelig meget af ham," svarede hun, "jeg vil aldrig i mit liv gifte mig med nogen anden." Kongen blev meget forundret, men tjeneren, der havde stået skjult derinde, kom og fortalte ham det hele. "Det er ikke sandt," sagde han. "Våg selv næste nat derinde," sagde tjeneren, "og jeg vil give jer et råd. Tag dyreskindet og kast det på ilden, så må han vel vise sig i sin rette skikkelse." - "Det er et godt råd," sagde kongen, og om aftenen, da de sov, listede han sig derind og så i måneskinnet den smukke, unge mand. Huden lå ved siden af på jorden. Han tog den med sig, tændte et bål ude i gården, kastede den derpå og blev derude, lige til den var brændt til aske. Men da han ville se, hvordan det ville gå, når det blev opdaget om morgenen, listede han sig derind igen. Ved daggry vågnede kongesønnen og ville tage æselskindet på, men kunne ikke finde det. Han blev meget forfærdet og sagde bedrøvet: "Nu må jeg drage bort herfra." Men lige uden for døren stod kongen. "Hvor vil du hen, min søn," sagde han, "bliv her hos mig. Jeg giver dig mit halve rige nu og efter min død får du det hele." - "Gid det altid må se så lyst ud for mig," sagde kongesønnen, "jeg bliver hos jer." Den gamle gav ham nu det halve af sit rige, og da han døde efter et års forløb, fik han det hele, og da hans egen far døde, fik han endnu et, og levede lykkeligt til sin død.