Hoàng tử lừa


The donkey


Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua và hoàng hậu sống trong giàu sang tới mức, muốn gì cũng có, chỉ duy một nỗi không có con.
Hoàng hậu than thở ngày đêm và nói:
- Mình như thửa ruộng không có cây mọc!
Cuối cùng trời cũng thương tình, thuận cho sinh được một mụn con, nhưng nó chẳng giống những đứa trẻ khác, mà lại là một con lừa con. Khi nhìn thấy con lừa con, hoàng hậu than khóc om sòm, thà đừng có con còn hơn là có con lừa này và sai gia nhận tính đem ném nó xuống sông làm mồi cho cá.
Nhà vua nói:
- Không được, nếu trời cho vậy thì nó phải là con của ta và là người thừa kế ngai vàng sau khi ta khuất núi, nó sẽ đội vương miện trên đầu.
Con lừa được nuôi nấng chăm sóc cẩn thận nên lớn lên trông thấy. Hai tai nó vểnh lên thẳng đứng. Con lừa vui tính, nhảy tung tăng chơi đùa, đặc biệt nó rất thích nghe âm nhạc. Có lần nó tới chỗ người nhạc sĩ lang thang nổi tiếng và nói:
- Hãy dạy cho tôi cách đánh đàn để tôi có thể đánh được những bản nhạc hay như nhạc sĩ lang thang.
Người nhạc sĩ lang thang đáp:
- Trời ơi, mi làm sao mà học được. Ngón chân mi sinh ra đâu có phải để đánh đàn, nó to ơi là to! Ta chỉ sợ dây đàn không chịu nổi.
Cho dù bị thoái thác, nhưng lừa vẫn cứ khăng khăng đòi theo học và bền gan, chăm chỉ học đàn. Cuối cùng nó chơi đàn cũng hay như nhạc sĩ lang thang kia.
Có lần con lừa đi dạo chơi, nó tới gần một giếng nước. Nó cúi xuống nhìn thì thấy bóng mình là bóng con lừa. Nó rất buồn, nó tính đi chu du thiên hạ, nó đem theo một người hầu trung thành. Cả hai lên đường, đường gập ghềnh đồi núi, cuối cùng cả hai tới một vương quốc nơi có ông vua đã già, nhưng chỉ có một công chúa xinh đẹp, đồng thời là người con duy nhất. Tới trước hoàng cung, lừa nói:
- Chúng ta sẽ dừng chân ở nơi này.
Lừa ta gõ cổng hoàng cung và nói:
- Có khách tới, mở cửa cho khách vào nhé.
Đợi mãi không thấy cổng mở, lừa ta ngồi xuống, lấy đàn và dùng hai chân trước gảy đàn. Nghe tiếng đàn du dương, người gác cổng chạy vào tâu với nhà vua:
- Ngoài cổng hoàng cung có một con lừa đang ngồi gảy đàn, nó chơi hay như một nhạc sĩ lang thang cừ khôi.
Nhà vua phán:
- Thì mở cổng thành cho nhạc sĩ lang thang vào.
Lừa bước vào hoàng cung, dùng hai chân trước gảy đàn, cả hoàng cung cười ồ lên vì tiếng đàn do lừa đánh. Lừa ta được dẫn vào ăn cùng đám gia nhân, lừa không chịu và nói:
- Tôi đâu có phải là loại lừa vẫn nhốt trong chuồng, tôi là loại lừa quý tộc.
Mọi người nói:
- Nếu thế thì cho ăn chung với lính tráng.
Lừa đáp:
- Không, tôi thích ngồi bên cạnh nhà vua.
Nhà vua cười và nói:
- Cũng được, nếu thích thế thì hãy lại đây ngồi.
Sau đó nhà vua hỏi lừa:
- Lừa ơi, mi có ưng công chúa không?
Lừa quay lại phía công chúa nhìn, rồi gật đầu nói:
- Thưa có ạ, thần chưa thấy ai đẹp như thế.
Nhà vua bảo:
- Nếu vậy thì hãy lại ngồi bên cạnh công chúa.
Lừa thưa:
- Thần cũng mong được như vậy.
Lừa lại ngồi bên cạnh công chúa và ăn uống nom rất lịch thiệp.
Ở hoàng cung một thời gian, lừa quý tộc nghĩ:
- Những cái đó cũng chẳng giúp ích gì, ta trở về nhà thôi.
Lừa lững thững cúi đầu tới chỗ nhà vua và xin được cáo từ hoàng cung. Lâu nay nhà vua vẫn quý mến lừa nên nói:
- Lừa ơi, sao vậy? Nom mi buồn rười rượi, hãy ở lại bên ta, ta cho mi tất cả những gì mi muốn, có thích vàng không?
Lừa lắc đầu đáp:
- Không.
- Thế mi có thích ngọc ngà, châu báu không?
- Không.
- Ta cho mi nửa giang sơn này đấy, thế có ưng không?
- Chà, cũng không ạ!
Nhà vua nói:
- Thế mi vui sướng bởi cái gì nhỉ? Có thích lấy công chúa xinh đẹp không?
- Thưa vâng ạ. Điều đó thì thực lòng tôi thích.
Lừa ta vui tính hẳn lên, vì đó chính là điều nó mong ước. Đám cưới được tổ chức rất to và hết sức trang trọng. Đến tối, cô dâu và chú rể được dẫn tới phòng tân hôn. Nhà vua muốn biết cách cư xử của lừa nên để cho một gia nhân nấp ở trong phòng.
Khi đã vào trong phòng, chú rể ngó quanh một lượt. Khi tin là chỉ có hai người trong phòng, chàng ra cài then cửa. Rồi chàng vứt bỏ tấm da lừa trên người. Chú rể hiện nguyên hình là một hoàng tử khôi ngô tuấn tú. Chàng nói:
- Giờ em thấy đó, anh cũng xứng vai phải lứa với em.
Cô dâu tươi cười ôm choàng lấy chú rể hôn với cả tấm lòng thương yêu. Nhưng khi trời vừa hửng sáng, chàng lại choàng tấm da lừa. Có lẽ chẳng ai biết được, cái gì ẩn giấu trong tấm da lừa kia.
Sáng vua cha tới thăm con gái, vua hỏi:
- Con lừa có vui tính không. Chắc con buồn phiền lắm nhỉ! Đó chẳng phải là một trang nam nhi thực thụ.
- Thưa vua cha, không, con không buồn. Con rất yêu quý anh ấy. Con muốn suốt đời ở bên anh ấy, con người tuyệt vời.
Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên, tên gia nhân liền kể cho nhà vua những gì mình chứng kiến. Nhà vua nói:
- Không thể có chuyện đó được.
- Nếu vậy nhà vua cứ thức đêm để tận mắt xem những gì xảy ra. Nhà vua nên vứt ngay tấm da lừa vào trong lửa hồng để cho phò mã hiện nguyên hình.
Nhà vua nói:
- Lời khuyên của ngươi hay đấy.
Đêm khuya, khi cả hai đang ngủ say, nhà vua lẻn vào xem. Dưới ánh trăng, nhà vua thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú nằm bên công chúa, tấm da choàng để ngay sát bên giường. Nhà vua cầm tấm da ném vào ngọn lửa hồng và đứng đợi cho tới khi tấm da cháy hết chỉ còn lại tro. Nhà vua thức thâu đêm tới sáng để xem khi bị mất tấm da choàng thì phò mã sẽ ứng xử như thế nào.
Khi trời hửng sáng, chàng trai thức giấc, tính lấy tấm da choàng nhưng chẳng tìm thấy. Chàng hoảng hốt, than vãn:
- Thế thì chỉ còn cách trốn khỏi nơi này!
Chàng vừa mới bước ra thì gặp ngay nhà vua. Nhà vua nói:
- Con đi đâu mà vội vã thế. Con đang nghĩ gì vậy? Con hãy ở lại đây! Cha cho con nửa giang sơn này, và sau khi cha khuất núi thì cả giang sơn này là của con.
- Con mong rằng, bắt đầu tốt sẽ kết thúc tốt đẹp. Con ở lại đây với cha.
Nhà vua chia cho phò mã nửa giang sơn. Năm sau thì nhà vua băng hà. Phò mã cai trị cả giang sơn rộng lớn. Sau khi vua cha phò mã băng hà, phò mã được thừa kế cả giang sơn ấy nữa, và sống trong giàu sang phú quý.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Once on a time there lived a King and a Queen, who were rich, and had everything they wanted, but no children. The Queen lamented over this day and night, and said, "I am like a field on which nothing grows." At last God gave her her wish, but when the child came into the world, it did not look like a human child, but was a little donkey. When the mother saw that, her lamentations and outcries began in real earnest; she said she would far rather have had no child at all than have a donkey, and that they were to throw it into the water that the fishes might devour it. But the King said, "No, since God has sent him he shall be my son and heir, and after my death sit on the royal throne, and wear the kingly crown." The donkey, therefore, was brought up and grew bigger, and his ears grew up beautifully high and straight. He was, however, of a merry disposition, jumped about, played and had especial pleasure in music, so that he went to a celebrated musician and said, "Teach me thine art, that I may play the lute as well as thou dost." - "Ah, dear little master," answered the musician, "that would come very hard to you, your fingers are certainly not suited to it, and are far too big. I am afraid the strings would not last." No excuses were of any use. The donkey was determined to play the lute; he was persevering and industrious, and at last learnt to do it as well as the master himself. The young lordling once went out walking full of thought and came to a well, he looked into it and in the mirror-clear water saw his donkey's form. He was so distressed about it, that he went out into the wide world and only took with him one faithful companion. They travelled up and down, and at last they came into a kingdom where an old King reigned who had an only but wonderfully beautiful daughter. The donkey said, "Here we will stay," knocked at the gate, and cried, "A guest is without open, that he may enter." As, however, the gate was not opened, he sat down, took his lute and played it in the most delightful manner with his two fore-feet. Then the door-keeper opened his eyes most wonderfully wide, and ran to the King and said, "Outside by the gate sits a young donkey which plays the lute as well as an experienced master!" - "Then let the musician come to me," said the King. When, however, a donkey came in, every one began to laugh at the lute-player. And now the donkey was asked to sit down and eat with the servants. He, however, was unwilling, and said, "I am no common stable-ass, I am a noble one." Then they said, "If that is what thou art, seat thyself with the men of war." - "No," said he, "I will sit by the King." The King smiled, and said good-humouredly, "Yes, it shall be as thou wilt, little ass, come here to me." Then he asked, "Little ass, how does my daughter please thee?" The donkey turned his head towards her, looked at her, nodded and said, "I like her above measure, I have never yet seen anyone so beautiful as she is." - "Well, then, thou shalt sit next her too," said the King. "That is exactly what I wish," said the donkey, and he placed himself by her side, ate and drank, and knew how to behave himself daintily and cleanly. When the noble beast had stayed a long time at the King's court, he thought, "What good does all this do me, I shall still have to go home again?" let his head hang sadly, and went to the King and asked for his dismissal. But the King had grown fond of him, and said, "Little ass, what ails thee? Thou lookest as sour as a jug of vinegar, I will give thee what thou wantest. Dost thou want gold?" - "No," said the donkey, and shook his head. "Dost thou want jewels and rich dress?" - "No." - "Dost thou wish for half my kingdom?" - "Indeed, no." Then said the King, if I did but know what would make thee content. Wilt thou have my pretty daughter to wife?" - "Ah, yes," said the ass, "I should indeed like her," and all at once he became quite merry and full of happiness, for that was exactly what he was wishing for. So a great and splendid wedding was held. In the evening, when the bride and bridegroom were led into their bed-room, the King wanted to know if the ass would behave well, and ordered a servant to hide himself there. When they were both within, the bridegroom bolted the door, looked around, and as he believed that they were quite alone, he suddenly threw off his ass's skin, and stood there in the form of a handsome royal youth. "Now," said he, "thou seest who I am, and seest also that I am not unworthy of thee." Then the bride was glad, and kissed him, and loved him dearly. When morning came, he jumped up, put his animal's skin on again, and no one could have guessed what kind of a form was hidden beneath it. Soon came the old King, "Ah," cried he, "is the little ass merry? But surely thou art sad?" said he to his daughter, "that thou hast not got a proper man for thy husband?" - "Oh, no, dear father, I love him as well as if he were the handsomest in the world, and I will keep him as long as I live." The King was surprised, but the servant who had concealed himself came and revealed everything to him. The King said, "That cannot be true." - "Then watch yourself the next night, and you will see it with your own eyes; and hark you, lord King, if you were to take his skin away and throw it in the fire, he would be forced to show himself in his true shape." - "Thy advice is good," said the King, and at night when they were asleep, he stole in, and when he got to the bed he saw by the light of the moon a noble-looking youth lying there, and the skin lay stretched on the ground. So he took it away, and had a great fire lighted outside, and threw the skin into it, and remained by it himself until it was all burnt to ashes. As, however, he was anxious to know how the robbed man would behave himself, he stayed awake the whole night and watched. When the youth had slept his sleep out, he got up by the first light of morning, and wanted to put on the ass's skin, but it was not to be found. On this he was alarmed, and, full of grief and anxiety, said, "Now I shall have to contrive to escape." But when he went out, there stood the King, who said, "My son, whither away in such haste? what hast thou in mind? Stay here, thou art such a handsome man, thou shalt not go away from me. I will now give thee half my kingdom, and after my death thou shalt have the whole of it." - "Then I hope that what begins so well may end well, and I will stay with you," said the youth. And the old man gave him half the kingdom, and in a year's time, when he died, the youth had the whole, and after the death of his father he had another kingdom as well, and lived in all magnificence.