Nuestro Señor y el ganado del diablo


Giống vật do thượng đế sinh ra và do quỷ sinh ra


Dios Nuestro Señor había creado todos los animales y elegido a los lobos para que le sirvieran de perros; sólo que se había olvidado de crear la cabra. Vino entonces el diablo y, no queriendo ser menos y crear algo también, hizo las cabras, a las que dotó de una bonita y larga cola. Pero ocurrió que, cuando salían a pacer, a cada momento se les quedaba el rabo cogido en las zarzas y espinos, teniendo entonces que acudir el diablo a soltarlas, lo cual le daba no poco trabajo y fatiga. Al fin, la cosa le fastidió tanto, que a mordiscos les cortó el rabo a todas, como puede verse aún, por el muñón que les ha quedado.
Entonces las mandó de nuevo a pacer. Pero Nuestro Señor observó que tan pronto roían un árbol frutal como estropeaban unos sarmientos o devoraban delicadas plantas. Dolióle tanto aquello, que, al fin, por pura bondad y misericordia, mandó a sus lobos, los cuales no se anduvieron con remilgos, y al poco tiempo habían acabado con las cabras.
Al enterarse el diablo, presentóse a Nuestro Señor y le dijo:
- Tus criaturas han devorado a las mías,
Y respondióle el Señor:
- ¿Y por qué las creaste para hacer el mal?
- ¡Qué otra cosa podían hacer! - replicó el diablo -. Del mismo modo que mi mente se dirige siempre hacia el mal, también lo que creo ha de ser de naturaleza perversa. Tienes que pagármelo, y caro.
- Te pagaré tan pronto como caiga la hoja del roble. Ven entonces, y tendré tu dinero preparado.
Cuando hubo caído la hoja del roble, acudió el diablo a reclamar la deuda; pero Nuestro Señor le dijo:
- En la catedral de Constantinopla hay un roble muy alto, que aún tiene todo el follaje.
Soltando tacos y reniegos, se marchó el diablo en busca de aquel roble. Pero antes de dar con él se extravió, y anduvo seis meses perdido en el desierto. A su vuelta, todos los demás robles se hallaban nuevamente revestidos de fronda. Hubo de renunciar a su crédito y, lleno de rabia, sacó los ojos a todas las cabras que quedaban y les puso los suyos propios.
Por eso hoy día todas las cabras tiene ojos de demonio y un muñón por cola, y al diablo le gusta adoptar su figura.
Thượng đế sinh ra muôn loài và chọn chó sói canh giữ, nhưng thượng đế lại quên mất con linh dương. Con quỷ thấy vậy, nó cũng muốn làm một việc tương tự. Nó nặn ra giống linh dương có cái đuôi dài đẹp. Nhưng khổ nỗi mỗi khi chúng ra đồng ăn cỏ, đuôi của chúng thường mắc lại trong các bụi gai bên đường. Con quỷ lại phải tới, vất vả lắm nó mới gỡ được. Quỷ ta bực mình lắm, nó cắn ngắn đuôi của linh dương đi, vì vậy giống linh dương ngày nay có cái đuôi cụt là như vậy.
Rồi con quỷ để mặc lũ linh dương ăn trên cánh đồng. Nhìn xuống trần gian, thượng đế thấy lũ linh dương phá hoại cây cối: lúc thì chúng gặm thân cây đang xanh tốt, lúc khác thì chúng ra phá những cây nho giống quý, lúc thì chúng lại làm nát những cây con mọc bên lề rừng. Điều đó làm thượng đế động lòng thương, ra lệnh cho lũ chó sói tới xua đuổi đám linh dương, cắn xé chúng.
Biết được điều đó, quỷ lên thiên đình kêu:
- Muôn tâu thượng đế, giống vật của thượng đế xua đuổi, cắn xé giống vật của tôi.
Thượng đế nói:
- Tại sao ngươi lại sinh ra giống vật phá hoại như vậy?
Quỷ đáp:
- Tất nhiên giống vật tôi tại ra phải có những nét giống tâm tính tôi, nó cũng phải thích phá phách, nó không thể khác được. Và cũng vì nó mà tôi phải trả giá đắt.
- Ta sẽ trả cho ngươi tất cả. Khi nào lá cây sồi rụng hết, khi ấy ngươi hãy đến đây để lấy tiền.
Thấy lá bồ đề rụng hết, con quỷ liền đến đòi tiền. Nhưng thượng đế lại nói:
- Ở nhà thờ xứ Cônstantinôpên có một cây sồi cành lá hãy còn xum xuê xanh tốt.
Quỷ tức giận la lối om xòm, cố tìm cho bằng được cây sồi đó. Nó lang thang khắp vùng sa mạc mênh mông trong sáu tháng mới tìm thấy cây sồi xứ ấy. Đến khi nó quay trở lại thì tất cả các cây sồi khác lại xanh um tùm. Quỷ ta đành không dám đến đòi nợ nữa. Bực tức điên cuồng, quỷ chọc mắt tất cả giống linh dương, gắn thay vào đó chính mắt của mình.
Chính vì vậy mà giống linh dương ngày nay có mắt giống như mắt quỷ và có cái đuôi cụt.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng