Chim sẻ mẹ và bốn con


Воробей и его четверо деток


Chim sẻ đẻ được bốn con nuôi trong tổ của chim én. Khi chim non mới biết bay thì ngày kia có lũ trẻ tinh nghịch trèo lên phá tổ. Bốn con chim non bay tán loạn, may mà chúng bay thoát được. Chỉ có chim mẹ là khổ tâm, nghĩ mà thương lũ con tội nghiệp chưa được dạy dỗ đến nơi đến chốn để đủ khả năng tự vệ mỗi khi có khó khăn, nguy hiểm.
Mùa thu đã tới, trên cánh đồng lúa kia có rất nhiều chim sẻ sà xuống ăn, tình cờ chim mẹ lại gặp bốn đứa con của mình. Thế là cả năm mẹ con bay về tổ. Chim mẹ nói:
- Trời, các con thân yêu của mẹ. Các con có biết mẹ lo lắng như thế nào trong suốt mùa hè không? Các con bay đi tha phương cầu thực trong lúc các con còn non nớt, chưa biết cách đi kiếm ăn mà không bị mắc bẫy.
Rồi chim mẹ hỏi đứa con cả sống và kiếm ăn ở đâu trong suốt mùa hè vừa qua. Nó thưa:
- Thưa mẹ, con núp trong vườn, bắt giun, châu chấu sống qua ngày, đợi tới khi anh đào chín.
Mẹ nói tiếp:
- Trời ơi, khổ thân con tôi. Những thứ ấy ăn cũng ngon đấy, nhưng đừng tưởng không nguy hiểm đâu, từ nay trở đi hãy lưu ý nhé: người ta thường đặt bẫy thòng lọng mà mồi là châu chấu hay giun đấy.
Đứa con nói:
- Con xin nghe lời mẹ, có khi người ta còn gắn lá ngụy trang bẫy nữa.
Chim sẻ mẹ hỏi:
- Thế con nhìn thấy nó ở đâu?
- Ở trong vườn của một nhà buôn.
- Trời, con tôi, lái buôn là gian ngoan lắm đấy. Thế thì có lẽ con đã đi khắp đó đây rồi còn gì nữa, con khôn lớn rồi, nhưng hãy dùng trí khôn cho đúng chỗ nhé, cũng đừng có ỷ thế mình khôn mà thiếu cảnh giác nhé.
Sau đó chim mẹ hỏi đứa khác:
- Con đã sống ẩn núp ở đâu?
Đứa con thưa:
- Thưa mẹ ở trong sân vườn một nhà nông dân.
- Chim sẻ và những loài chim yếu đuối khác không nên kiếm ăn ở đây. Chỗ ấy thì đủ các loại chim sà xuống kiếm ăn, thậm chí cả cú vọ, chim cắt, chim ưng. Tốt nhất là con kiếm ăn ở máng thức ăn của bò ngựa hay ở chỗ người ta xay lúa. Kiếm ăn cả ở những nơi ấy nghe chừng là yên thân hơn cả.
Đứa con thưa:
- Thưa mẹ, vâng đúng thế ạ. Đám trẻ chăn bò hay đặt bẫy trong đống rơm, thỉnh thoảng cũng có chim bị bẫy thòng lọng của chúng.
Chim mẹ hỏi:
- Thế con nhìn thấy cái bẫy đó ở đâu?
- Thưa mẹ, ở trong sân, chỗ thường có đám trẻ chăn bò, ngựa.
- Trời con tôi, con có biết không, đám trẻ ấy là tinh nghịch lắm. Con đã từng ở những nơi ấy mà không toi mạng thì con cũng giỏi đấy, thế thì kẻ khác cũng chẳng dễ gì mà bắt nạt được con. Nhưng con cũng phải hết sức cảnh giác nhé, thường chính những con chó dữ và khôn lại bị chính chó sói ăn thịt.
Chim mẹ gọi chim con thứ ba tới hỏi:
- Con kiếm ăn ở đường đi lối lại, lúc thì kiếm được hạt thóc, lúc thì bắt được con châu chấu.
Chim mẹ nói:
- Những thứ ấy ăn cũng ngon đấy, nhưng đặc biệt lưu ý mỗi khi thấy có người cúi xuống nhặt đá nhé, chỉ cần một viên đá là con hết đời đấy.
Đứa con nói:
- Thưa đúng thế ạ. Nhiều người lại còn giấu đá trong túi áo hay túi quần nữa chứ.
- Thế con nhìn thấy họ ở đâu?
- Thưa mẹ, con thấy ở đám con nhà thợ mỏ ạ. Mỗi khi chúng đi đâu, bao giờ chúng cũng mang theo đá.
- Ái chà chà, đám trẻ ấy thì phải nói. Con đã từng ở những nơi ấy thì con đã biết đủ mùi rồi còn gì. Kiếm ăn ở đường đi lối lại cũng tốt, nhưng lưu ý nhé, đám con nhà thợ mỏ có khi dùng nó bắt được chim sẻ đấy.
Sau cùng mẹ hỏi đứa út:
- Nào đứa con hay ốm yếu của mẹ, thôi con sống bên mẹ nhé, ở đời này còn nhiều loài chim ăn thịt lắm, con mỏ dài, con mỏ quặp, con có vuốt sắt, chúng chỉ chuyên bắt những con chim yếu đuối, khờ dại, bắt được con mồi là chúng ăn sống nuốt tươi ngay. Thôi con cứ ở quanh quẩn bên mẹ, kiếm ăn ở mấy cây và sân nhà là yên ổn hơn cả.
- Thưa mẹ, ai làm ăn lương thiện sẽ sống lâu, và cũng chẳng có con vật nào muốn hại những người lương thiện ấy, cho dù đó là lươn, là cò hay là chim ưng đi chăng nữa.
- Con học điều đó ở đâu đấy?
Đứa con đáp:
- Gió đã đưa con đi đây đi đó, tới cả nhà trường nữa. Trong lúc mải bắt nhện ở mái hiên nhà trường con có nghe được câu nói đó. Có một con chim đầu đàn của bầy chim sẻ đã dạy dỗ nuôi nấng và bảo vệ con trong suốt mùa hè qua.
- Nghe con nói có thể tin được, bắt ruồi, nhện cũng là việc tốt. Ở đời là vậy đấy, ở hiền gặp lành, cho dù có khó khăn thế nào đi chăng nữa thì những người ăn ở nhân nghĩa vẫn cứ gặp may.
Tin ở nơi mình
Sống bằng tình nghĩa
Sự đời là vậy.
Ở hiền gặp lành,
Ác giả, ác báo.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Старый воробей вывел четверых деток в ласточкином гнезде. Как только стали они летать, злые мальчишки разорили гнездо; но все они счастливо избежали опасности и разлетелись в разные стороны. Вот старому-то и стало жалко, что сыновья его в свет вступили, а он не успел их остеречь от всяких опасностей, не успел их и уму-разуму научить.
Осенью на пшеничное поле слетается много воробьев; там-то повстречал старый и своих четверых птенцов и с великою радостью повел их домой. "Ах, вы мои милые сыночки! Сколько вы мне за лето хлопот и забот наделали, слетевшие с гнезда, не наученные мною уму-разуму; вы моих слов послушайте и моему примеру последуйте, и хорошенько кругом себя оглядывайтесь: малым-то ведь птичкам всюду грозят большие опасности!"
И затем стал старшего расспрашивать, где он все лето провел и как он питался. "Я больше в садах держался, гусеницами да червячками питался, пока не созрели вишни". - "Ах, сыночек, - сказал отец, - клюву везде довольно питания, но и опасностей везде много; а потому будь вперед осторожен, а особенно, как увидишь, что по саду ходят люди, а у тех людей в руках большие, внутри пустые палки, с дырочкой наверху". - "Да, батюшка, хорошо бы на те палки прикрепить воском на дырочку зеленый листик", - сказал сын. "Где ты это видел?" - "В саду у одного купца". - "О, сыночек! Купцы - люди проворные, до барышей задорные! Коли ты около них терся, так и сам тертым калачом сделался, только смотри, не очень на себя надейся".
Затем стал он другого также допрашивать: "Где былпобывал?" - "При дворе", - сказал сын. "Воробьям и прочим глупым птицам там не место; ты бы лучше поближе к конюшне держался, где много овса разбрасывают или где молотят… Там, при счастье, можно спокойно добыть себе свой насущный хлеб…" - "Так-то так, батюшка! Да ведь и там конюхи западни для нас ставят, петли да силки по соломе раскидывают, немудрено и там попасться!" - "А где ты это видел?" - "При дворе, у мальчишек". - "Ох, уж эти мне дворовые мальчишки, злые мальчишки! Коли ты при дворе был да около господ вертелся и перьев своих там не оставил, так ты довольно учен и в свете пробьешь себе дорогу. Однако же оглядка не мешает: волк иногда и ловкую собаку убирает…"
Потом и до третьего доходит очередь: "Где ты искал счастья?" - "По большим дорогам да по проселкам - там зернышко, а там и червячка нахаживал". - "Что и говорить: хорошая пища, - сказал отец, - но только смотри, приглядывайся, особенно если увидишь, что кто-нибудь нагибается да хочет камень поднять, тут и до беды недалеко!" - "Так-то так, - сказал сын, - да ведь есть и такие, что камни за пазухой, а то и в карманах носят". - "А ты где это видел?" - "У рудокопов, батюшка; те, как выйдут из дома, всегда с собой камешки носят". - "Ох, уж мне эти рудокопы, эти рабочие - самые зазорные люди! Коли ты около них повертелся, то уж кое-что знаешь и кое-что видел…"
Лети, сыночек мой, а все ж, смотри, остерегайся:
Ни рудокопам, ни мальчишкам их не попадайся!
Наконец доходит очередь до младшего сына. "Ну, ты, мой пригнездышек! Ты постоянно был самым глупым и самым слабым из моих деток! Останься со мною; ведь на свете так много злых и грубых птиц с кривыми клювами и длинными когтями, которые только и смотрят, как бы маленькую пташку заглотнуть! Держись больше своей братии - воробьев, собирай знай червячков и гусениц с деревьев да с домиков, так и не раскаешься". - "Батюшка, кто питается никому не во вред, тот долго прожить должен, и никакой коршун, орел или ястреб не причинят ему ущерба, особенно если он не забывает каждый вечер и утро за себя Богу молиться и о своем пропитании его просить. Он ведь всем птицам творец и вседержитель, он и вороненка крик, и молитву слышит, и без его воли ни падет на землю ни один снегирек, ни один воробышек". - "Где ты такой премудрости научился?"
И отвечал ему сын: "Как мы тогда с гнезда слетели, я залетел в кирху и целое лето все поклевывал там мух да пауков по окошкам, и слышал, как все это там проповедовалось; там и пропитал меня общий наш отец целое лето, и оберег от всяких бед и от хищных птиц". - "Ну, сыночек, коли ты по кирхам попархиваешь, да подсобляешь там мухжужжалок и пауков с окон прибирать, да и Бога не забываешь и предаешься на волю создателя, так я за тебя и бояться не стану, (Хотя бы даже весь свет был полнехонек диких и коварных птиц, потому что
Кто в Бога верует всегда,
Того не сокрушит беда.
Умей терпеть, умей страдать -
Заслужишь Божью благодать!"