Snehvid og Rosenrød


Bạch Tuyết và Hoa Hồng


Der var engang en fattig kone, som boede i et lille hus. Udenfor lå der en lille have, og deri voksede to rosenbuske, en med røde og en med hvide roser. Hun havde to små piger, som lignede de to rosenbuske, og den ene hed Snehvid, den anden Rosenrød. Det var de bedste og gladeste børn, man kunne tænke sig. Snehvid var mere blid og stille end Rosenrød, som holdt mest af at løbe ud på marken og plukke blomster og fange sommerfugle. Hun sad næsten altid hjemme hos sin mor og hjalp hende i huset eller læste højt for hende. Børnene holdt så meget af hinanden, at de altid holdt hinanden i hånden, når de gik ud, og når Snehvid sagde: "Vi vil aldrig skilles," svarede Rosenrød: "Nej, aldrig, så længe vi lever," og moderen nikkede og sagde: "I skal altid dele, hvad I får." Ofte løb de alene om i skoven og samlede bær, men dyrene gjorde dem aldrig noget. De kom nok så tillidsfuldt hen til dem, og haren spiste kålblade af deres hånd, rådyret græssede ved siden af dem, hjorten sprang lystig forbi, og fuglene blev siddende på grenene og sang så kønt, de bare kunne. Der hændte dem aldrig noget ondt. Når de havde løbet for længe om i skoven, og det blev mørkt, før de vidste af det, lagde de sig ned i mosset og sov, og moderen vidste det og var ikke bange for dem. En morgen, da de vågnede, så de et dejligt barn i skinnende hvide klæder sidde ved siden af dem. Det smilede til dem og gik så ind i skoven uden at sige noget. Da de så sig om opdagede de, at de havde ligget og sovet ganske nær ved en dyb afgrund, og hvis de var gået blot et par skridt videre, var de styrtet derned. Da de kom hjem og fortalte det til deres mor, sagde hun, at det måtte have været den engel, som våger over de gode børn.
Snehvid og Rosenrød holdt hytten så pæn og ren, at det var en fryd at se på. Om sommeren gjorde Rosenrød i stand og stillede hver morgen en buket med en hvid og en rød rose udenfor sin mors seng. Om vinteren gjorde Snehvid ild på og satte kedlen over. Den var af messing, men var pudset så blank, at den skinnede som guld. Om aftenen, når det blev mørkt, og sneen faldt udenfor, sagde moderen: "Gå hen og skyd slåen for, Snehvid," og så satte de sig ved ilden, og moderen tog en stor bog og læste for de to pigebørn, der sad og spandt. Ved siden af dem lå et lille lam og oppe på en stang sad en hvid due med hovedet under vingen.
En aften, da de sad og havde det rart og hyggeligt, hørte de, at der blev banket på døren. "Skynd dig lidt at lukke op, Rosenrød," sagde moderen, "det er vel en vandringsmand, der beder om nattely." Rosenrød gik hen og trak slåen fra, men det var ingen fattig mand, men en bjørn, som stak hovedet ind af døren. Rosenrød gav et højt skrig og for tilbage, lammet brægede, duen fløj op og Snehvid skjulte sig bag sin mors seng. "I skal ikke være bange," sagde bjørnen, "jeg er kun blevet noget kold, og ville gerne varme mig lidt." - "Kom, du stakkels bjørn," sagde moderen, "og læg dig kun hen ved ilden, men pas på, at du ikke brænder din pels." Derpå kaldte hun på Snehvid og Rosenrød, som også kom frem, og lidt efter lidt forvandt også lammet og duen deres skræk. "Kan I ikke børste sneen lidt af mig," sagde bjørnen, og da børnene havde taget en kost og børstet den, strakte den sig ved ilden og brummede fornøjet. De blev efterhånden helt fortrolige med deres løjerlige gæst og gav sig til at lege med den. De trak den i hårene, satte fødderne på ryggen af den og rullede den rundt eller slog løs på den med en gren, og når den brummede, lo de blot af den. Bjørnen fandt sig tålmodigt i det, men når den syntes, det blev alt for galt, råbte den: "I tager livet af mig, børn.
Snehvid og Rosenrød,
I volder jeres friers død."Da det blev sengetid, sagde moderen til bjørnen: "Du må gerne blive liggende der ved ovnen, så kan du da ikke mærke kulden og det stygge vejr." Ved daggry lukkede børnene den ud, og den travede igen ud i sneen. Men fra nu af kom den hver aften, lagde sig ved ilden og lod børnene lege, så meget de havde lyst, og de blev så vant til, at den kom, at de ikke lukkede døren, før den sorte gæst var kommet ind.
Da foråret kom og træerne begyndte at blive grønne, sagde bjørnen en morgen til Snehvid: "Nu kan jeg ikke komme her hele sommeren." - "Hvor skal du da hen?" spurgte hun. "Jeg må blive ude i skoven og holde vagt ved mine skatte for de slemme dværge," svarede den, "om vinteren, når jorden er frosset, er de nødt til at blive dernede og kan ikke komme herop, men nu har solen fået magt og smeltet is og sne, og da lister de sig til at stjæle, hvad de kan få fat i, og så kommer det ikke så let for dagens lys igen." Snehvid var helt bedrøvet ved at sige farvel. Da bjørnen ville løbe ud gennem døren, var der en krog, som greb fat i dens pels og flåede den lidt, og Snehvid syntes, at hun så noget gyldent skinne frem, men hun var dog ikke rigtig sikker i sin sag. Og bjørnen løb af sted i en fart og forsvandt snart mellem træerne.
Nogen tid efter sendte moderen børnene ud i skoven, for at de skulle samle nogle kviste. De kom da til et stort træ, som lå fældet på jorden, og syntes nok, der sprang noget op og ned mellem grenene, og da de gik nærmere så de, at det var en dværg med et gammelt, vissent ansigt. Hans lange hvide skæg var klemt fast i en revne i træet, og han sprang frem og tilbage som en hund, der er bundet, og vidste ikke, hvordan han skulle slippe fri. Han gloede med sine røde øjne på pigerne og råbte: "Hvorfor står I der. Kan I ikke komme og hjælpe mig." - "Hvordan har du dog båret dig ad, lille mand?" spurgte Rosenrød. "Dumme nysgerrige gås," sagde dværgen, "jeg ville kløve træet og hugge noget småt brænde til køkkenet. Ved stærk ild brænder vores smule mad straks. Vi behøver ikke så meget som I store, grådige mennesker. Jeg havde allerede fået kilen ind og troede den hellige grav var vel forvaret, men det forbistrede træ var så glat, at den sprang ud igen, og revnen lukkede sig så hurtigt sammen, at mit smukke hvide skæg kom i klemme, og nu kan jeg ikke få det ud igen. Se, hvor I står og griner med jeres dumme mælkebrødsfjæs. Hvor I er væmmelige." - "Nu skal jeg kalde på nogle folk," sagde Rosenrød.
"Det var også et påfund, din torskepande," snerrede dværgen, "I er allerede to for mange." - "Vær nu blot ikke så utålmodig," sagde Snehvid, "nu skal jeg hjælpe dig." Derpå tog hun sin saks op af lommen og klippede skægget over. Dværgen greb øjeblikkelig sin sæk, der var fyldt med guld. " Sikke nogle uopdragne tøse," brummede han, "sådan at mishandle mit smukke skæg. Gid pokker havde jer." Derpå tog han sækken på ryggen og traskede af sted uden så meget som at se på pigerne.
En dag gik Snehvid og Rosenrød ned til åen for at fange fisk. Da de kom i nærheden af den, så de noget, der lignede en stor græshoppe, skyndte sig derhen og så, at det var dværgen. "Hvor skal du hen?" spurgte Rosenrød, "du skal da vel ikke i vandet?" - "Nej, så gal er jeg dog ikke," råbte han, "kan I ikke se, det er den forbistrede fisk, der vil hale mig ned." Den lille fyr havde siddet og medet. Uheldigvis havde vinden viklet medesnoren ind i hans skæg, og da nu en stor fisk bed på krogen, havde han ikke kræfter nok til at hale den op. Fisken var den stærkeste og rev dværgen med sig. Det hjalp ikke stort, at han greb fat i sivene eller stråene, han måtte følge fiskens bevægelser og var hele tiden lige ved at plumpe i vandet. Pigerne kom netop i rette øjeblik. De greb fat i ham og prøvede på at få snøren ud af skægget, men det var alt for indfiltret. De var da nødt til at bruge saksen igen, og skægget blev jo endnu et lille stykke kortere. "Er det en måde at bære sig ad på," skreg dværgen rasende, "I skamskænder mig jo helt, så jeg knap kan være bekendt at vise mig for nogen. Gid alle ulykker må ramme jer." Han tog nu sin sæk med perler på nakken og forsvandt bagved en sten uden at sige et ord mere.
Kort tid efter sendte moderen de to pigebørn til byen for at købe garn og bånd. Vejen gik over en hede, hvor der hist og her lå mægtige klippestykker. Pludselig fik de øje på en stor fugl, der kredsede i luften over deres hoveder, bestandig lavere og lavere, og til sidst fløj ned bag et af klippestykkerne. Straks derefter lød et ynkeligt skrig, og da de løb derhen så de, at ørnen havde slået klo i deres gamle bekendt, dværgen, og lige skulle til at flyve af sted med ham. Børnene fik ondt af ham og holdt så fast på ham, at ørnen til sidst måtte give slip.
Da han var kommet sig af sin første forskrækkelse råbte han rasende: "Kan I dog ikke tage lidt forsigtigere på mig. I har ganske flået min tynde bluse. I er nogle utålelig klodsede tøse." Derpå tog han sin sæk med ædelstene på nakken og slæbte den ind i sin hule under klippen. Pigerne var allerede vant til hans utaknemmelighed og gik roligt videre. Da de på hjemvejen igen gik over heden, kom de bag på dværgen, der havde rystet alle sine ædelstene ud på jorden, fordi han tænkte, at der ikke kom nogen forbi så sent. Aftensolen skinnede på de pragtfulde stene, og de lyste og strålede i alle regnbuens farver, og børnene blev stående for at se på dem. "Hvad står I der og glor på?" skreg dværgen, og hans askegrå ansigt blev højrødt af vrede. I det samme hørte de en høj brummen og en sort bjørn kom travende ud af skoven. Forskrækket sprang dværgen op, men han kunne ikke få tid til at smutte bort, for bjørnen var lige ved ham. "Skån mit liv," råbte han ude af sig selv af angst, "I skal få alle mine dejlige ædelstene. Hvad fornøjelse har I af sådan en lille spinkel fyr. I kan jo næsten ikke mærke, at I får noget i munden. Tag hellere de to slemme tøse der, det er lækkerbidskener." Bjørnen brød sig ikke om, hvad han sagde, men gav den ondskabsfulde fyr et eneste slag med sin lab, så han faldt om, så død som en sild.
Pigebørnene var løbet deres vej, men bjørnen råbte efter dem: "Snehvid og Rosenrød. Vent lidt og tag mig med." De kendte da deres gamle ven igen og standsede, men da bjørnen var kommet hen til dem, faldt bjørneskindet pludselig af, og der stod en smuk, ung mand i gyldne klæder. "Jeg er en kongesøn," sagde han, "og den onde dværg havde stjålet mine skatte og forvandlet mig til en bjørn, så jeg måtte løbe omkring i skoven. Ved hans død er j eg blevet løst af fortryllelsen, og han har fået sin velfortjente straf."
Snehvid blev gift med kongesønnen og Rosenrød med hans bror, og de store skatte, som dværgen havde gemt inde i sin hule, delte de med hinanden. Den gamle mor levede endnu mange år lykkelig og glad hos sine børn. De to rosenbuske tog hun med sig, og de bar hvert år de dejligste hvide og røde roser.
Ngày xưa, có một người đàn bà góa nghèo khó sống cô quạnh trong một túp lều tranh. Trước lều tranh là một cái vườn có hai cây hồng, một cây ra hoa hồng trắng, còn cây kia lại ra hoa hồng đỏ. Bà có hai cô con gái nom đẹp như hai cây hoa hồng. Vì vậy bà đặt tên cho một cô là Bạch Tuyết và cô kia là Hồng Hoa.
Hai cô bé tính tình vui vẻ, nết na, cần cù, làm việc không hề biết mỏi, trên trần gian này thật hiếm có những đứa trẻ như vậy. Bạch Tuyết tính tình dịu dàng, thùy mị hơn Hồng Hoa. Hồng Hoa hay tung tăng chạy nhảy trên bãi cỏ và ngoài đồng để hái hoa, bắt bướm. Ngược lại, Bạch Tuyết luôn luôn ở nhà với mẹ, giúp mẹ trong công việc nội trợ, nếu không có việc gì nữa cô lấy sách đọc truyện cho mẹ nghe. Hai chị em thương yêu nhau lắm, đi đâu cũng dắt tay nhau. Khi Bạch Tuyết nói:
- Chị em chúng ta chẳng muốn sống xa nhau.
Thì Hồng Hoa nói tiếp:
- Suốt đời chúng ta chẳng muốn xa nhau.
Bà mẹ còn dặn hai con:
- Có gì ăn các con cũng phải chia nhau nhé.
Hai chị em hay đi tha thẩn chơi một mình trong rừng hái quả dâu rừng. Không có một con thú rừng nào có ý hại hai em, chúng mon men lại gần hai em; thỏ ăn lá bắp cải trên tay các em, hoẵng đứng ngay bên cạnh hai em thản nhiên gặm cỏ, hươu nhảy nhót tung tăng qua lại, chim đậu trên cành hót líu lo nghe đến vui tai. Chẳng có chuyện gì xảy ra với hai em cả, nếu hai em có mải chơi trong rừng mà trời đã tối thì hai em nằm sát bên nhau trên rêu và ngủ luôn cho đến sáng. Bà mẹ biết vậy nên cũng chẳng bận tâm lo lắng gì.
Có lần hai chị em ngủ lại trong rừng. Khi trời rạng đông hai em tỉnh giấc thì nhìn thấy một cậu bé xinh đẹp mặc quần áo trắng toát ngồi bên cạnh chỗ mình nằm. Cậu bé thấy hai cô thức giấc liền đứng dậy nhìn hai cô trìu mến và đi vào trong rừng. Hai chị em nhìn quanh thì thấy mình nằm ngủ ngay bên cạnh một vực thẳm mà đêm qua cả hai không nhìn thấy, chỉ cần bước thêm vài bước chắc chắn hai cô đã rơi xuống đấy. Nghe chuyện, mẹ bảo hai cô, chắc đó là thiên thần xuống canh cho những trẻ ngoan ngủ được yên lành.
Bạch Tuyết và Hồng Hoa chăm nom, quét tước nhà cửa sạch sẽ trông đến vui mắt. Việc thu dọn, nội trợ trong mùa hè do Hồng Hoa đảm nhận. Sáng nào cũng vậy, trước khi mẹ thức giấc, cô đã đi ra vườn hái hoa và đặt trước giường mẹ một lọ hoa có một bông hồng trắng và một bông hồng đỏ. Mùa đông thì Bạch Tuyết đốt lò sưởi, treo nồi lên bếp lửa, chiếc nồi bằng đồng thau cô đánh kỹ nên bóng nhoáng như vàng. Tối tối, khi hoa tuyết rơi, mẹ bảo:
- Bạch Tuyết, con hãy ra cài cửa lại.
Rồi ba mẹ con ngồi bên bếp lửa. Mẹ đeo kính, lấy quyển sách to đọc chuyện cho cả nhà nghe. Hai con gái vừa ngồi kéo sợi vừa nghe. Nằm cạnh đó là một con cừu con, đằng sau có một con chim bồ câu trắng đang rúc đầu vào cánh mà ngủ.
Một buổi tối, khi thấy mẹ con đang quây quần bên nhau nghe chuyện thì có tiếng gõ cửa, tiếng gõ dồn dập như người nào đó cần được vào nhà ngay. Mẹ bảo:
- Hồng Hoa, con chạy mau ra mở cửa, chắc đó là khách bộ hành tìm chỗ trú đêm đấy.
Hồng Hoa chạy ra, kéo then cài cửa, nghĩ bụng: chắc lại là một người nghèo khổ nào đó. Ai ngờ đó lại là một con gấu thò cái đầu to tướng và đen sì vào trong nhà. Hồng Hoa thét lên và lùi lại. Dê kêu be be, chim bồ câu vỗ cánh và Bạch Tuyết trốn sau giường mẹ.
Nhưng gấu lại biết nói, gấu nói:
- Các em đừng sợ, tôi không làm gì các em đâu, tôi rét cóng cả người, tôi chỉ muốn sưởi nhờ ở đây một lát.
Bà mẹ bảo gấu:
- Tội nghiệp gấu quá, lại gần lửa mà sưởi, cẩn thận kẻo cháy lông đấy.
Rồi bà gọi con:
- Bach Tuyết, Hồng Hoa, ra đi con, gấu không làm gì các con đâu, gấu rất hiền đấy.
Rồi hai em chạy lại, dần dần cừu và chim bồ câu cũng tới gần, không còn sợ gấu nữa.
Gấu nói:
- Các em hãy rũ tuyết bám ở lông xuống hộ tôi nhé.
Hai em lấy chổi, rồi quét sạch tuyết bám trên lông gấu. Gấu nằm duỗi người ra cho gần lửa, kêu gừ gừ tỏ vẻ sung sướng, dễ chịu. Chẳng mấy chốc hai em đã làm quen với gấu, đùa giỡn với người khách ngờ nghệch vụng về. Hai em lấy tay véo lông gấu, để chân lên lưng gấu, vờn gấu sang trái rồi sang phải, hoặc còn nghịch hơn là lấy cành dẻ làm roi quật gấu, và hễ gấu gừ gừ là các em cười khoái chí.
Gấu cũng thích để hai em nghịch như vậy, nhưng khi hai em nghịch quá thì gấu nói:
Bạch Tuyết, Hồng Hoa!
Đùa chơi thì được các em,
Giết người yêu quý xem chừng không nên.
Đã đến giờ ngủ, khi các em đã đi ngủ, bà mẹ bảo gấu:
- Con có thể nằm lại bên bếp lửa sưởi, tránh được giá lạnh và thời tiết xấu.
Trời vừa hửng sáng, các em mở cửa cho gấu ra, gấu đạp tuyết đi vào trong rừng.
Từ đó trở đi, tối nào cũng vậy, cứ đúng giờ ấy gấu lại tới nằm bên bếp lửa và để cho hai cô bé tha hồ đùa giỡn. Lâu dần thành thói quen, cả nhà đợi lúc nào anh chàng lông đen tới mới cài then cửa.
Mùa xuân đã đến, khắp mọi nơi cây lại xanh tươi, vào một buổi sáng, gấu nói với Bạch Tuyết:
- Bây giờ anh phải ra đi. Suốt mùa hè anh không thể lại đây được.
Bạch Tuyết hỏi:
- Thế anh đi đâu, anh gấu thân yêu?
- Anh phải vào rừng để trông coi của cải của anh kẻo những thằng lùn gian ác lấy trộm mất. Mùa đông đất rắn lại do băng giá, thì bọn lùn đành phải ở lại dưới lòng đất, không sao chui lên được. Nhưng nay mặt trời mùa xuân làm tan băng giá, đất mềm ra, chúng sẽ chui lên được và sẽ lùng sục, tìm cách ăn trộm. Cái gì đã vào tay chúng và đã nằm trong sào huyệt của chúng thì khó lòng mà lấy lại được.
Bạch Tuyết rất buồn vì phải chia tay gấu. Lúc em kéo then cài cửa và lúc gấu né người để ra cổng vì mắc chốt cửa nên trầy một miếng da, Bạch Tuyết thấy hình như có vàng lấp lánh dưới da gấu, nhưng em đâu có biết chuyện riêng của gấu. Gấu rảo bước rồi khuất bóng sau cây rừng.
Ít lâu sau mẹ sai hai em vào rừng nhặt cành cây về làm củi. Trong rừng hai em nhìn thấy một cây cổ thụ đổ nằm trên mặt đất, ở đám cỏ gần gốc cây có vật gì đó đang nhảy lên nhảy xuống. Hai em không biết là cái gì. Khi hai em lại gần thì thấy một người lùn, khuôn mặt già nua, có bộ râu dài trắng như tuyết. Râu bị mắc kẹt vào một kẽ thân cây, người lùn nhảy lung tung nhưng càng nhảy càng vướng vít, không biết cách gỡ ra sao. Hắn quắc đôi mắt đỏ ngầu nhìn hai em trừng trừng và quát:
- Tụi bây đứng đó làm gì? Sao không tới đây giúp tao một tay?
Hồng Hoa hỏi:
- Bác làm gì mà đến nông nỗi vậy, bác người lùn?
Người lùn đáp:
- Cái con ngỗng ngu si, tò mò kia, tao muốn bổ cây để có củi nhỏ đun bếp, đun củi to thì cháy mất thức ăn. Chúng tao chỉ ăn có chút xíu chứ đâu phải nuốt chửng ngốn ngấu như tụi tham ăn, tham uống tụi bây. Tao đã chêm vào một cách chắc chắn, tưởng chừng mọi chuyện sẽ êm xuôi, ai ngờ cái gỗ chết tiệt kia trơn quá, chêm bị văng ra, nhanh như chớp khe gỗ khép kín lại làm cho chòm râu bạc đẹp đẽ của tao mắc kẹt lại không lôi ra được. Có thế mà tụi bây lại cười, lũ nhãi ranh ngu ngốc còn hôi sữa kia, tụi bây không biết xấu hổ hay sao?
Hai em cố hết sức, nhưng không làm sao kéo được chòm râu ra, vì nó bị kẹp chặt quá.
Hồng Hoa nói:
- Để tôi chạy đi gọi người đến giúp.
Thằng lùn khàn giọng quát:
- Đồ cừu điên dại, ai lại đi gọi người tới giúp, tụi bây hai người là thừa sức giúp rồi còn gì, tụi bây không nghĩ ra kế gì hay hơn à?
Bạch Tuyết nói:
- Bác đừng sốt ruột, tôi đã có cách.
Rồi em lấy kéo nhỏ trong túi ra và cất sát chỗ râu bị kẹt.
Thấy mình đã thoát nạn, thằng lùn nhấc chiếc bị đựng đầy vàng nằm trong đám rễ cây và càu nhàu:
- Đồ mất dạy, tụi bây cắt mất một đoạn của bộ râu kiêu hãnh của ông! Quỷ sẽ hành hạ tụi bây.
Nói rồi hắn quẩy bị lên vai đi thẳng không thèm quay lại chào hai em lấy một câu.
Sau đó ít lâu, Bạch Tuyết và Hồng Hoa muốn đi câu cá. Khi hai em tới gần bờ suối thì thấy có cái gì như con châu chấu to muốn nhảy xuống uống nước. Hai em chạy lại thì nhận ra ngay thằng lùn hôm nọ. Hồng Hoa hỏi:
- Bác làm chi vậy, chắc bác không muốn nhảy xuống uống nước chứ?
Thằng lùn thét lên:
- Tao đâu có điên dại như vậy, tụi bây không mở mắt ra mà trông, con cá khốn khiếp nó tính kéo tao xuống.
Thì ra thằng lùn ngồi ăn ở đó, rồi ngồi câu cá. Nhưng không may, gió thổi cuộn luôn râu nó vào cước câu, ngay lúc đó có một con cá to cắn câu, thằng lùn không đủ sức kéo cá lên, cá khỏe hơn cứ thế kéo giật thằng lùn xuống nước. Thằng lùn đã bám lấy cỏ, sậy nhưng cũng chẳng giúp ích bao nhiêu, nó vẫn bị cá kéo và đúng lúc nó sắp bị cá kéo xuống nước, thì hai em đi tới. Hai cô bé giữ chặt dây câu nhưng không được, vì hai thứ đã rối chặt vào nhau, chả còn cách nào khác là phải dùng tới kéo, và tất nhiên một đoạn râu nữa lại bị cắt. Thằng lùn thấy vậy kêu lên:
- Đồ ranh con, có phải đó là cách chơi không, ai lại đi làm méo mó mặt mày người ta thế? Chơi thế chưa đủ hay sao, ở đằng kia tụi bây cắt đoạn dưới, giờ cắt tiếp đoạn râu đẹp nhất của tao, làm cho tao không dám để đồng bọn nhìn thấy mặt nữa. Tao cầu cho tụi bây phải chạy tới bật gót giày thì thôi.
Rồi lấy túi ngọc trai để trong đám sậy và không thèm nói thêm nửa lời, nó vác túi lên vai đi thẳng và lẩn sau một hòn đá lớn.
Một hôm khác, mẹ sai hai chị em ra tỉnh mua kim, chỉ và dây băng. Con đường qua một vùng toàn những bụi cây con thấp lè tè, nhưng đây đó thỉnh thoảng có những tảng đá lớn. Hai cô bé nhìn thấy một con chim to bay liệng mãi trên đầu mình, rồi sà xuống một phiến đá. Tức thì hai cô nghe thấy tiếng kêu cứu thảm thiết. Hai cô chạy tới và rất sợ hãi khi nhận ra đại bàng đã quặp lấy thằng lùn mà hai cô đã quen mặt. Đại bàng định tha nó đi. Hai cô gái vốn thương người vội níu chặt lấy thằng lùn, giằng co mãi cho tới khi chim phải buông mồi ra. Nhưng khi đã hoàn hồn, thằng lùn lại quay ra quát mắng:
- Chúng bay đồ hư hỏng! Đồ vụng về thô kệch! Có đời thuở nhà ai lại cứ thế mà cắm cổ kéo làm cho chiếc áo mỏng của người ta rách bươm ra thế này.
Rồi nó cắp túi ngọc, len lỏi qua các kê đá chui vào hang.
Hai cô đã quen với tính bạc bẽo của nó, cứ thế đi thẳng ra tỉnh làm cho xong phần việc mẹ giao.
Khi về hai cô cũng qua vùng đồng hoang ấy. Thằng lùn ngạc nhiên không ngờ muộn rồi mà vẫn có người đi qua. Nó đang đổ những viên ngọc ra một chỗ đất sạch. Dưới ánh nắng chiều hôm, ngọc lóng lánh tỏa muôn màu sắc làm hai cô tò mò đứng lại xem.
Thằng lùn quát:
- Chúng bay đứng đó làm gì, lũ khỉ kia.
Mặt nó vốn trông ềnh ệch nay đỏ lên vì tức giận.
Hắn toan chửi tiếp thì bỗng có tiếng gừ gừ nghe kinh hồn, một con gấu đen từ trong rừng bước ra. Thằng lùn hoảng hồn nhảy chồm dậy, tính chạy về hang nhưng không kịp, gấu đã đứng ngay bên cạnh. Thằng lùn sợ hãi, van xin:
- Ông gấu kính mến, ông tha cho tôi, tôi xin biếu tất cả châu báu, ông thấy những viên ngọc đẹp chưa. Xin ông để cho tôi sống, cái thằng nhỏ bé, gầy gò ăn không bõ nhét răng. Ông xơi hai con ranh gian xảo kia, thịt chúng mềm và béo như thịt chó đồng ấy, xin ông cứ xơi.
Gấu không thèm để ý tới những lời van xin của nó, thẳng cánh tát ho tên gian ác một cái khiến nó chết thẳng cẳng.
Hai cô gái chạy trốn, nhưng gấu gọi theo họ:
- Bạch Tuyết, Hồng Hoa ơi, đừng sợ, đợi anh đi cùng với các em.
Hai cô nhận ra tiếng gấu bèn đứng lại. Khi gấu tới gần hai cô, bỗng nhiên bộ lông gấu rơi xuống, gấu đã biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, quần áo mặc toàn bằng vàng.
Chàng trai nói:
- Anh là hoàng tử. Thằng lùn độc ác kia đã ăn trộm những của quý của anh, rồi phù phép biến anh hóa ra gấu chạy trong rừng tới khi nó chết mới được giải thoát. Giờ thì nó đã được nhận sự trừng phạt đáng với tội của nó.
Bạch Tuyết kết hôn với hoàng tử, Hồng Hoa với em hoàng tử, rồi bốn người chia nhau số của cải mà thằng lùn tha về cất giấu trong hang của nó.
Bà mẹ già còn sống nhiều năm yên vui cùng với các con gái mình. Hai cây hồng bà đem theo trồng ngay trước cửa sổ, năm nào hai cây cũng trổ những bông hoa hồng trắng và đỏ nom thật đẹp.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng