Lumivalko ja Ruusunpuna


Bạch Tuyết và Hoa Hồng


Eli muinoin kylästä erinänsä köyhä leski pienessä mökissä, ja mökin edustalla oli puutarhanen, jossa kasvoi kaksi ruusupensasta: niistä kantoi toinen punaisia, toinen taas valkoisia ruusuja; ja hänellä oli kaksi pikku tytärtä, jotka olivat noitten ruusu-pensahien näköisiä, ja toisen oli nimi Lumivalko, toisen Ruusunpuna. Mutta nämät niin siivoja ja hyviä, niin uutteran ahkeria olivat kuin mitä milloinkaan on mailmassa kaksi lasta ollut: Lumivalko oli vain hiljaisempi ja hellempi kuin Ruusunpuna. Ruusunpuna mieluisimmin juoksenteli niittyjä ja kenttiä, poimi kukkia ja pyysi perhosia, mutta Lumivalko kotona pysyi äitinsä tykönä ja auttoi häntä talouden-toimissa, taikka luki hänen kuultavaksensa, milloinka ei askareita ollut. Nuot molemmat lapset toisiansa niin rakastivat että aina kävivät käsitysten, milloin hyvänsä liikkuivat ulkona; ja kun Lumivalko sanoi: "me emme ikinä toisistamme eriä," vastasi Ruusunpuna: "emme milloinkaan koko elin-aikanamme," ja äiti tähän lisäsi: "mitä toisella on, sen hän toiselle jakakoon." Usein lapset yksinänsä metsiä juoksentelivat, noukkien punaisia marjoja, mutta eipä mikään eläin heille vähintäkään pahaa tehnyt, vaan net ystävällisesti heitä lähestyivät: jänis pieni kaalin-lehtiä söi heidän käsistänsä, metsäkauris laitumella kävi heidän vieressänsä, hirvi iloisesti juoksi heidän ohitsensa, linnut oksille jäivät istumaan ja visertelivät viserryksiänsä. Heitä ei mikään tapaturma kohdannut; jos metsähän olivat myöhästyneet ja yö heidät yllätti, he toistensa viereen laskivat sammalille maata sekä nukkuivat siinä, kunnes aamu koitti, ja äiti tämän myös tiesi eikä ollenkaan ollut heidän tähtensä levottomana. Kerta, kun he yön oltuaan metsässä heräsivät päivän koittaissa, näkivät ihanan, kiiltäviin valkoisiin vaatteihin puetun lapsen istuvan heidän vuoteensa ääressä. Tämä nousi katsahtaen heihin aivan ystävällisesti ja meni mitään puhumata pois metsään. Ja kun tytöt taaksensa vilkasivat, huomasivat maanneensa tavattoman syvänteen ääressä, jonne välttämättömästi olisivat pudonneet, jos pimeässä olisivat astuneet vielä muutamia askeleita edemmäksi. Mutta äiti heille sanoi, että tuo vallan varmaankin oli se enkeli, joka suojelee kilttejä lapsia.
Lumivalko ja Ruusunpuna pitivät äitinsä tuvan niin puhtaassa siivossa, että oikein huviksensa sitä katseli. Kesäisin Ruusunpuna talon-askareet toimitti ja asetti joka aamu, ennen-kuin äiti heräsi, hänen vuoteensa viereen kauniin kukka-tertun, jossa oli jokaisesta pensahasta ruusu. Talvisin Lumivalko valkean sytytti palamaan ja ripusti palokeksihin kattilan, ja kattila messinkinen oli, mutta kiilsi kuten kulta, sillä niin välkkyvän kirkkahaksi se oli hierretty. Illoin kun lumi-höytäleitä lenteli, sanoi äiti: "pane, Lumivalkoseni, ovi salpahan," ja sitten menivät takan äärehen istumaan, äiti silmä-lasit asetti nenälleen sekä rupesi isosta kirjasta lukemaan ääneensä, ja molemmat tytöt kuullellen istuivat kehräämässä; laattialla heidän jalkainsa juuressa makasi pikku karitsa, ja heidän takanansa kykytti vartaalla valkoinen kyyhkynen, pää pieni siiven alle kätkettynä.
Eräänä iltana heidän näin sulo-suosiossa yhdessä istuessaan joku ovea koputti ikään-kuin sisälle päästäksensä. Äiti sanoi: "mene pian, Ruusunpuna, avaamaan, siellä ehkä on majaa kaipaava matkustaja." Ruusunpuna menikin ja lykkäsi salvan pois edestä, ajatellen tuolla olevan jonkun mies-raukan, mutta eipä semmoista siinä ollutkaan, vaan oven suusta pisti karhu paksun, mustan päänsä. Ruusunpuna kovasti kirkahtaen hypähti taakse-päin; pikku karitsa määkymään, kyyhkynen lentää pyrähtämään, ja Lumivalko piiloon pujahti äitinsä vuoteen ta'an. Mutta karhu puhumaan rupesi ja sanoi: "älkää pelätkö, minä en teille mitään pahaa tee, olen vilusta puoli-kuoluksissa ja tahtoisin vain hiukan lämmitellä teidän tuvassanne." - "Karhu parka!" vastasi äiti, "pane maata tuonne pesän etehen mutta varo vain, ett'ei valkea polta turkkiasi." Sitten huusi hän: "Lumivalko! Ruusunpuna! Tulkaa tänne, lapset! karhu ei teille tee mitään pahaa, hyvänsuopa se ompi." Tytöt nyt molemmin hiipivät piilostansa, ja vähitellen myöskin karitsa ja kyyhkynen lähenivät eivätkä enään ollenkaan pelänneet. Karhu sanoi: "lapsi kullat, rapsikaa hiukan pois lumi turkistani," ja nämät luudan ottivat sekä huiskivat karhun puhtaaksi lumesta; mutta se valkean edessä ojenteli, murahdellen mieli-hyvästä. Eikä aikaakaan jopa lapset kömpelöön vierahasensa aivan tutustuivat ja rupesivat vallattomiksi, repivät käsin tuota turkista, panivat jalkansa sen selkähän ja kierittelivät sitä sinne tänne, taikka ottivat pähkinä-puisen vitsan ja hosuivat sitä sillä ja karhun muristessa he vain nauroivat. Mutta tämä hyvillä mielin tätä suvaitsi; ainoastaan kun sitä liian kovasti kiusasivat, se huudahti: "säästäkää edes henkeni, lapset:
"Lumivalko, Ruusunpuna.
tapattehan kosianne!"
Kun sitten tuli levon-aika ja muut makuulle menivät, sanoi äiti karhulle: "sinun kyllä sopii jäädä tuonne takan eteen makaamaan, niin olet pakkaselta ja raju-ilmalta suojassa." Kohta kun päivä koittamista teki, lapset päästivät karhun ulos, ja se hankea pitkin tassutteli metsähän. Tästä lähin se joka ilta palasi samahan aikaan, meni takan eteen maata ja salli lasten kanssansa leikkiä laskea, miten heitä vain halutti; ja nämät karhuun niin tottuivat, ett'eivät ennen panneet ovea salpaan, kuin tuo heidän musta toverinsa oli tupaan saapunut.
Kun kevään tultua ulkona kaikki viheriöitsi, sanoi karhu eräänä aamuna Lumikukalle: "minun nyt täytyy lähteä pois enkä luultavasti tule koko pitkään kesään tänne palaamaan." - "Mihinkä siis ai'ot, karhu kulta?" kysyi Lumivalko. "Minun täytyy metsään mennä vartioitsemaan aarteitani kääpiö ilkiöiltä; talvella, jolloin maa on kovassa roudassa, täytyy noitten toki pysyä tuolla alhaalla eivätkä kykene sieltä pääsemään, mutta nyt, kun on aurinko maan sulattanut ja lämmittänyt, net piilostansa tunkeuvat esille, nousevat maan pinnalle, nuuskielevat kaikkialla sekä varastelevat; ja mitä kerran ovat kynsiinsä saaneet ja vieneet luoliinsa, se ei sieltä namin lähde näkyviin." Lumivalko ystävänsä lähdöstä aivan suruissansa avasi oven, ja kun karhu ulos kiiruhti, sen turkki kääkkään tarttui sekä repesi hieman, ja olipa Lumikukasta, ikään-kuin olisi hän huomannut kultaa tuolta kimaltelevan, vaan eipä hän sitä varmaan nähnyt. Mutta karhu kiiruusti riensi tiehensä ja katosi piankin puitten välihin.
Jonkun ajan kuluttua äiti lähetti lapset noutamaan risuja metsästä. He siellä huomasivat ison, maahan kaadetun puun, jota pitkin juoksi edes takaisin ruohon välissä jotakin, mutta eivät saaneet selitetyksi, mitä tuo oli. Lähemmäksi tultuaan näkivät siinä kääpiön, jonka oli kasvot vanhan-näköiset, kuihtuneet ja parta kyynärän pituinen, lumi-valkoinen. Parran pää oli puun-rakohon likistynyt, ja tuo pikkarainen siellä juoksi kahtia-päin, ikään-kuin nuorasta kiinni oleva koira, käsittämätä, mikä neuvoksi. Punaisilla tulisilla silmillään se tyttöjä mulkoili huutaen: "mitä siinä töllöttelette! ettekö ymmärrä tulla tänne minua auttamaan?" - "Mitenkä, mies pieni, olette tuonne joutuneet?" kysyi Ruusunpuna. "Sinä tyhmä, utelias töllerö!" vastasi kääpiö, "pölkyn minä ai'oin halaista, saadakseni pieniä puita kyökkiä varten; paksut pahkurat piankin pilalle polttavat sen pienen ruoka-rahtusen, mitä meikäläinen ateriaksensa tarvitsee, sillä hän ei poskeensa kierrä niin tavattomia, kuin te, senkin raa'at ja ahnaat ryökäleet. Olin jo onnellisesti puuhun hakannut vaajan ja kaikki oli mieleni mukaan menestymäisillään, mutta vaaja riivattu oli liiaksi liukas sekä luikahti tuota hätää paikaltaan, joten puun puoliskot niin äkkiä kopahtivat kokoon, ett'en enään ehtinyt tempasemaan pois raosta kaunista, valkoista partaani; siinä se nyt istuu kiinni enkä pääse tästä mihinkään. Kas tuossa nauravat nuot tyhmät, imartelevaiset maito-naamat! hyi miten olette ilkeitä!" Lapset kyllä parastansa panivat, mutta eivätpä kyenneet saamaan partaa irralle, se liian piukasti istui pintehessä. "Minä juoksen hakemaan väkeä apuhun," sanoi Ruusunpuna. "Voi sinuas, sinä mieletön pöllö-pää!" ärjäsi kääpiö, "kuka maar tänne tahtoisi väkeä lisään, teitä jo on kaksi liikenemähän; eikö parempaa mitään teidän päähänne pöllähdä?" - "Malttakaa vain mieltänne vähäsen," sanoi Lumivalko, "kyllä minä jo neuvon tiedän," sekä otti taskustansa sakset ja leikkasi parran pään poikki. Heti vapaaksi päästyään kääpiö rupesi hakemaan säkkiänsä, joka oli puun juuriin kätkettynä sekä täynnänsä kultaa, ja veti piilosta sen, mutisten itseksensä: "hävytöntä joukkoa! kehtasivat leikata uhkean partani poikki! hiisi teidät periköön!" Sitten se säkin paiskasi selkäänsä ja meni menojansa, lapsihin edes katsahtamattakkaan.
Jonkusenkin ajan kuluttua Lumivalko ja Ruusunpuna ongelle läksivät. Rannan lähelle tultuansa huomasivat jotakin ison heinä-sirkan muotoista hypähtävän vettä kohden ikään-kuin sinne syöksyäksensä. Lapset likemmäksi juoksivat ja tunsivat kohta kääpiön. "Mihinkä nyt olette menossa?" kysyi Ruusunpuna, "ettehän kuitenkaan aikone vetehen hypätä!" - "En maar minä ole semmoinen hassu," huusi kääpiö, "etkö näe? tuo kala ilkiö tahtoo minun tuonne vetää!" Pikku mies oli siinä istunut onkimassa ja kovaksi onneksi tuuli ongen-siimaan takerruttanut hänen partansa; kun sitten vähän hetken päästä iso kala koukkuun tarttui, eipä tuo heikko raukka jaksanutkaan sitä vedestä temmata: kala jäi voitolle ja veti kääpiöä puoleensa. Tämä kyllä joka kortehen ja kahilaan kaappasi, mutta paljoko tuosta apua? hänen täytyi totella kalan jokaista liikuntoa, ja joka silmän-räpäys oli hän vetehen ihan syöksymäisillään. Tytöt sinne oikein parahiksi sattuivat, sieppasivat miehestä kiinni ja koettivat partaa siimasta irti, mutta turhaan, net liian lujasti olivat toisiinsa takertuneet. Eihän muusta apua, täytyipä ottaa esille sakset ja leikata parta poikki; siinä sitä meni vähäinen osa hukkaan. Tämän huomattuansa kääpiö kirkasi tytölle: "ihmis-tapojako tämä tämmöinen miehen muodon pilaaminen, te senkin konnat! eipä siinä kylliksi, että päästä olette partani ennen typistäneet, nyt te siitä parahimman puolen vielä leikkasitte; tuskin enään kehtaan astua meikäläisten nähtäviinkään. Soisimpa teitä niin juoksemaan, että pohjat kengistänne lähtisivät!" Sitten hän kahilistosta otti helmi-säkin, rupesi, sanaakaan enää sanomata, sitä perässänsä laahaamaan ja katosi kiven ta'an.
Tapahtuipa sittemmin piankin, että äiti kaupunkiin lähetti molemmat tytöt ostamaan lankaa, neuloja, nuoraa ja rihmaa. Heidän matkansa kävi pitkin aavaa kanervikkoa, jossa siellä täällä makasi hajallansa tavattomia kallion-lohkareita; silloin näkivät ilmassa liihottelevan ison linnun, joka verkalleen siinä laukoili yhä alemmaksi maata kohden, kunnes viimein laskeusi ihan heidän lähellensä kallion juureen. Kohta sitten kuulivat kimakan hätä-huudon. He tuonne juoksivat ja näkivät kauhuksensa, että kotka oli kääpiöön, tuohon heidän vanhaan tuttavaansa, iskenyt ja nyt koetti korjata hänet mukaansa. Nuot hellä-mieliset lapset kohta karkasivat pikku mieheen kiinni ja kiskoivat siinä niin kau'an, kunnes kotka vihdoin saaliinsa hellitti kynsistään. Pahimmasta pelästyksestä vähän toinnuttuansa kääpiö kimeällä äänellänsä kiljasi: "olisi maar teidän sopinut varovammin pidellä minua! olette, kuin olettekin, minun hienoa takkiani repineet niin pahan-päiväisesti, että se ylt'yleensä on läpiä täynnä ja ihan repaleina, te kömpelöt ja senkin saamattomat roistojen roistot!" Sitten hän käteensä kaappasi säkin, joka oli mätätty kalliita kiviä täpö täyteen, ja pujahti taas kallion alle luolahansa. Tytöt hänen kiittämättömyyteensä kyllä jo olivat tottuneet, jatkoivat matkaansa ja toimittivat kaupungissa asiansa. Kun paluu-matkallansa taas astuivat tuota kanerva-kangasta, huomasivat äkki-arvaamata kääpiön, joka puhtaalle paikalle oli kalliit kivensä levitellyt, luullen vallan varmaksi, ett'ei näin myöhäiseen tätä tietä enään kulkisi kukaan. Ilta-aurinko loisteensa laski noille kiiltäville kiville, ja net niin kirkkaasti kimallellen moni-kirjavina välkkyivät, että tytöt pysähtyivät niitä katselemaan. "Mitä siinä töllötätte suu kolmantena silmänä!" huusi kääpiö, ja hänen tuhan-karvaiset kasvonsa kiukusta muuttuivat tuli-punaisiksi. Tuo vieläkin aikoi laskea haukkumisiansa, mutta kuuluipa metsästä kova murina ja musta karhu tuli sieltä juosten. Kovasti säikähtäen kääpiö pystyhyn hypähti, vaan eipä enään ennättänytkään piilo-paikkaansa, sillä karhu jo oli ihan vieressä. Silloin hän tuskissansa huudahti rukoillen: "armollinen Herra Karhu kulta! säästäkää henkeni! minä teille annan kaikki aarteheni, katsokaa! kaikki nuot ihanat kallihit kivet, joita tuossa on leveältä. Suokaa minun jäädä henkihin! paljonko minusta, pienestä mies parasta luulette kostuvanne? eihän tämmöisestä teille suu-palaksikaan; kaapatkaa nuot molemmat tyttö ilkiöt, net teille olisivat oikeita herkku-paloja, rasvaisia kuin nuoret pelto-pyyt, syökää heidät minun verostani!" Näistä lörpötyksistä piittaamata karhu käpälällään kerran lyödä näpäytti kääpiö häijykästä, eikä tuo ikinä enään edes liikahtamaan kyennyt.
Tytöt olivat pakohon pyrkineet, mutta karhu heitä huusi sanoen: "Lumivalko! Ruusunpuna! älkää pelätkö! odottakaa! minä teidän seuraanne tulen." Silloin he äänen tunsivat sekä pysähtyivät, ja kun karhu tyttöjen tykö ennätti, läksi äkkiä siitä karhun-nahka, ja heidän vieressänsä nyt seisoi ihan kultaisissa vaatteissa nuorukainen pulskea, "Minä olen kuninkaan-poika," lausui hän, "ja tuo ilkeä kääpiö, joka minulta aarteeni varasti, oli minun noitunut karhuksi, metsiä kiertelemään, mutta hänen kuolemansa minut päästi noiduksista. Nyt on hän jo perinyt ansaitun palkkansa."
Lumikukasta sittemmin tuli hänelle puoliso ja hänen veljensä nai Ruusunpunan, ja he keskenänsä jakoivat net suuret aarteet, jotka kääpiö oli luolaansa haalinut. Vanha äiti vielä monta vuotta eli rauhassa ja onnellisena lastensa luona. Mutta nuot molemmat ruusu-pensaat oli hän ottanut mukaansa, ja net hänen kamarinsa akkunan edustalla kasvoivat, kantaen joka vuosi mitä ihanimpia ruusuja, valkoisia ja punaisia.
Ngày xưa, có một người đàn bà góa nghèo khó sống cô quạnh trong một túp lều tranh. Trước lều tranh là một cái vườn có hai cây hồng, một cây ra hoa hồng trắng, còn cây kia lại ra hoa hồng đỏ. Bà có hai cô con gái nom đẹp như hai cây hoa hồng. Vì vậy bà đặt tên cho một cô là Bạch Tuyết và cô kia là Hồng Hoa.
Hai cô bé tính tình vui vẻ, nết na, cần cù, làm việc không hề biết mỏi, trên trần gian này thật hiếm có những đứa trẻ như vậy. Bạch Tuyết tính tình dịu dàng, thùy mị hơn Hồng Hoa. Hồng Hoa hay tung tăng chạy nhảy trên bãi cỏ và ngoài đồng để hái hoa, bắt bướm. Ngược lại, Bạch Tuyết luôn luôn ở nhà với mẹ, giúp mẹ trong công việc nội trợ, nếu không có việc gì nữa cô lấy sách đọc truyện cho mẹ nghe. Hai chị em thương yêu nhau lắm, đi đâu cũng dắt tay nhau. Khi Bạch Tuyết nói:
- Chị em chúng ta chẳng muốn sống xa nhau.
Thì Hồng Hoa nói tiếp:
- Suốt đời chúng ta chẳng muốn xa nhau.
Bà mẹ còn dặn hai con:
- Có gì ăn các con cũng phải chia nhau nhé.
Hai chị em hay đi tha thẩn chơi một mình trong rừng hái quả dâu rừng. Không có một con thú rừng nào có ý hại hai em, chúng mon men lại gần hai em; thỏ ăn lá bắp cải trên tay các em, hoẵng đứng ngay bên cạnh hai em thản nhiên gặm cỏ, hươu nhảy nhót tung tăng qua lại, chim đậu trên cành hót líu lo nghe đến vui tai. Chẳng có chuyện gì xảy ra với hai em cả, nếu hai em có mải chơi trong rừng mà trời đã tối thì hai em nằm sát bên nhau trên rêu và ngủ luôn cho đến sáng. Bà mẹ biết vậy nên cũng chẳng bận tâm lo lắng gì.
Có lần hai chị em ngủ lại trong rừng. Khi trời rạng đông hai em tỉnh giấc thì nhìn thấy một cậu bé xinh đẹp mặc quần áo trắng toát ngồi bên cạnh chỗ mình nằm. Cậu bé thấy hai cô thức giấc liền đứng dậy nhìn hai cô trìu mến và đi vào trong rừng. Hai chị em nhìn quanh thì thấy mình nằm ngủ ngay bên cạnh một vực thẳm mà đêm qua cả hai không nhìn thấy, chỉ cần bước thêm vài bước chắc chắn hai cô đã rơi xuống đấy. Nghe chuyện, mẹ bảo hai cô, chắc đó là thiên thần xuống canh cho những trẻ ngoan ngủ được yên lành.
Bạch Tuyết và Hồng Hoa chăm nom, quét tước nhà cửa sạch sẽ trông đến vui mắt. Việc thu dọn, nội trợ trong mùa hè do Hồng Hoa đảm nhận. Sáng nào cũng vậy, trước khi mẹ thức giấc, cô đã đi ra vườn hái hoa và đặt trước giường mẹ một lọ hoa có một bông hồng trắng và một bông hồng đỏ. Mùa đông thì Bạch Tuyết đốt lò sưởi, treo nồi lên bếp lửa, chiếc nồi bằng đồng thau cô đánh kỹ nên bóng nhoáng như vàng. Tối tối, khi hoa tuyết rơi, mẹ bảo:
- Bạch Tuyết, con hãy ra cài cửa lại.
Rồi ba mẹ con ngồi bên bếp lửa. Mẹ đeo kính, lấy quyển sách to đọc chuyện cho cả nhà nghe. Hai con gái vừa ngồi kéo sợi vừa nghe. Nằm cạnh đó là một con cừu con, đằng sau có một con chim bồ câu trắng đang rúc đầu vào cánh mà ngủ.
Một buổi tối, khi thấy mẹ con đang quây quần bên nhau nghe chuyện thì có tiếng gõ cửa, tiếng gõ dồn dập như người nào đó cần được vào nhà ngay. Mẹ bảo:
- Hồng Hoa, con chạy mau ra mở cửa, chắc đó là khách bộ hành tìm chỗ trú đêm đấy.
Hồng Hoa chạy ra, kéo then cài cửa, nghĩ bụng: chắc lại là một người nghèo khổ nào đó. Ai ngờ đó lại là một con gấu thò cái đầu to tướng và đen sì vào trong nhà. Hồng Hoa thét lên và lùi lại. Dê kêu be be, chim bồ câu vỗ cánh và Bạch Tuyết trốn sau giường mẹ.
Nhưng gấu lại biết nói, gấu nói:
- Các em đừng sợ, tôi không làm gì các em đâu, tôi rét cóng cả người, tôi chỉ muốn sưởi nhờ ở đây một lát.
Bà mẹ bảo gấu:
- Tội nghiệp gấu quá, lại gần lửa mà sưởi, cẩn thận kẻo cháy lông đấy.
Rồi bà gọi con:
- Bach Tuyết, Hồng Hoa, ra đi con, gấu không làm gì các con đâu, gấu rất hiền đấy.
Rồi hai em chạy lại, dần dần cừu và chim bồ câu cũng tới gần, không còn sợ gấu nữa.
Gấu nói:
- Các em hãy rũ tuyết bám ở lông xuống hộ tôi nhé.
Hai em lấy chổi, rồi quét sạch tuyết bám trên lông gấu. Gấu nằm duỗi người ra cho gần lửa, kêu gừ gừ tỏ vẻ sung sướng, dễ chịu. Chẳng mấy chốc hai em đã làm quen với gấu, đùa giỡn với người khách ngờ nghệch vụng về. Hai em lấy tay véo lông gấu, để chân lên lưng gấu, vờn gấu sang trái rồi sang phải, hoặc còn nghịch hơn là lấy cành dẻ làm roi quật gấu, và hễ gấu gừ gừ là các em cười khoái chí.
Gấu cũng thích để hai em nghịch như vậy, nhưng khi hai em nghịch quá thì gấu nói:
Bạch Tuyết, Hồng Hoa!
Đùa chơi thì được các em,
Giết người yêu quý xem chừng không nên.
Đã đến giờ ngủ, khi các em đã đi ngủ, bà mẹ bảo gấu:
- Con có thể nằm lại bên bếp lửa sưởi, tránh được giá lạnh và thời tiết xấu.
Trời vừa hửng sáng, các em mở cửa cho gấu ra, gấu đạp tuyết đi vào trong rừng.
Từ đó trở đi, tối nào cũng vậy, cứ đúng giờ ấy gấu lại tới nằm bên bếp lửa và để cho hai cô bé tha hồ đùa giỡn. Lâu dần thành thói quen, cả nhà đợi lúc nào anh chàng lông đen tới mới cài then cửa.
Mùa xuân đã đến, khắp mọi nơi cây lại xanh tươi, vào một buổi sáng, gấu nói với Bạch Tuyết:
- Bây giờ anh phải ra đi. Suốt mùa hè anh không thể lại đây được.
Bạch Tuyết hỏi:
- Thế anh đi đâu, anh gấu thân yêu?
- Anh phải vào rừng để trông coi của cải của anh kẻo những thằng lùn gian ác lấy trộm mất. Mùa đông đất rắn lại do băng giá, thì bọn lùn đành phải ở lại dưới lòng đất, không sao chui lên được. Nhưng nay mặt trời mùa xuân làm tan băng giá, đất mềm ra, chúng sẽ chui lên được và sẽ lùng sục, tìm cách ăn trộm. Cái gì đã vào tay chúng và đã nằm trong sào huyệt của chúng thì khó lòng mà lấy lại được.
Bạch Tuyết rất buồn vì phải chia tay gấu. Lúc em kéo then cài cửa và lúc gấu né người để ra cổng vì mắc chốt cửa nên trầy một miếng da, Bạch Tuyết thấy hình như có vàng lấp lánh dưới da gấu, nhưng em đâu có biết chuyện riêng của gấu. Gấu rảo bước rồi khuất bóng sau cây rừng.
Ít lâu sau mẹ sai hai em vào rừng nhặt cành cây về làm củi. Trong rừng hai em nhìn thấy một cây cổ thụ đổ nằm trên mặt đất, ở đám cỏ gần gốc cây có vật gì đó đang nhảy lên nhảy xuống. Hai em không biết là cái gì. Khi hai em lại gần thì thấy một người lùn, khuôn mặt già nua, có bộ râu dài trắng như tuyết. Râu bị mắc kẹt vào một kẽ thân cây, người lùn nhảy lung tung nhưng càng nhảy càng vướng vít, không biết cách gỡ ra sao. Hắn quắc đôi mắt đỏ ngầu nhìn hai em trừng trừng và quát:
- Tụi bây đứng đó làm gì? Sao không tới đây giúp tao một tay?
Hồng Hoa hỏi:
- Bác làm gì mà đến nông nỗi vậy, bác người lùn?
Người lùn đáp:
- Cái con ngỗng ngu si, tò mò kia, tao muốn bổ cây để có củi nhỏ đun bếp, đun củi to thì cháy mất thức ăn. Chúng tao chỉ ăn có chút xíu chứ đâu phải nuốt chửng ngốn ngấu như tụi tham ăn, tham uống tụi bây. Tao đã chêm vào một cách chắc chắn, tưởng chừng mọi chuyện sẽ êm xuôi, ai ngờ cái gỗ chết tiệt kia trơn quá, chêm bị văng ra, nhanh như chớp khe gỗ khép kín lại làm cho chòm râu bạc đẹp đẽ của tao mắc kẹt lại không lôi ra được. Có thế mà tụi bây lại cười, lũ nhãi ranh ngu ngốc còn hôi sữa kia, tụi bây không biết xấu hổ hay sao?
Hai em cố hết sức, nhưng không làm sao kéo được chòm râu ra, vì nó bị kẹp chặt quá.
Hồng Hoa nói:
- Để tôi chạy đi gọi người đến giúp.
Thằng lùn khàn giọng quát:
- Đồ cừu điên dại, ai lại đi gọi người tới giúp, tụi bây hai người là thừa sức giúp rồi còn gì, tụi bây không nghĩ ra kế gì hay hơn à?
Bạch Tuyết nói:
- Bác đừng sốt ruột, tôi đã có cách.
Rồi em lấy kéo nhỏ trong túi ra và cất sát chỗ râu bị kẹt.
Thấy mình đã thoát nạn, thằng lùn nhấc chiếc bị đựng đầy vàng nằm trong đám rễ cây và càu nhàu:
- Đồ mất dạy, tụi bây cắt mất một đoạn của bộ râu kiêu hãnh của ông! Quỷ sẽ hành hạ tụi bây.
Nói rồi hắn quẩy bị lên vai đi thẳng không thèm quay lại chào hai em lấy một câu.
Sau đó ít lâu, Bạch Tuyết và Hồng Hoa muốn đi câu cá. Khi hai em tới gần bờ suối thì thấy có cái gì như con châu chấu to muốn nhảy xuống uống nước. Hai em chạy lại thì nhận ra ngay thằng lùn hôm nọ. Hồng Hoa hỏi:
- Bác làm chi vậy, chắc bác không muốn nhảy xuống uống nước chứ?
Thằng lùn thét lên:
- Tao đâu có điên dại như vậy, tụi bây không mở mắt ra mà trông, con cá khốn khiếp nó tính kéo tao xuống.
Thì ra thằng lùn ngồi ăn ở đó, rồi ngồi câu cá. Nhưng không may, gió thổi cuộn luôn râu nó vào cước câu, ngay lúc đó có một con cá to cắn câu, thằng lùn không đủ sức kéo cá lên, cá khỏe hơn cứ thế kéo giật thằng lùn xuống nước. Thằng lùn đã bám lấy cỏ, sậy nhưng cũng chẳng giúp ích bao nhiêu, nó vẫn bị cá kéo và đúng lúc nó sắp bị cá kéo xuống nước, thì hai em đi tới. Hai cô bé giữ chặt dây câu nhưng không được, vì hai thứ đã rối chặt vào nhau, chả còn cách nào khác là phải dùng tới kéo, và tất nhiên một đoạn râu nữa lại bị cắt. Thằng lùn thấy vậy kêu lên:
- Đồ ranh con, có phải đó là cách chơi không, ai lại đi làm méo mó mặt mày người ta thế? Chơi thế chưa đủ hay sao, ở đằng kia tụi bây cắt đoạn dưới, giờ cắt tiếp đoạn râu đẹp nhất của tao, làm cho tao không dám để đồng bọn nhìn thấy mặt nữa. Tao cầu cho tụi bây phải chạy tới bật gót giày thì thôi.
Rồi lấy túi ngọc trai để trong đám sậy và không thèm nói thêm nửa lời, nó vác túi lên vai đi thẳng và lẩn sau một hòn đá lớn.
Một hôm khác, mẹ sai hai chị em ra tỉnh mua kim, chỉ và dây băng. Con đường qua một vùng toàn những bụi cây con thấp lè tè, nhưng đây đó thỉnh thoảng có những tảng đá lớn. Hai cô bé nhìn thấy một con chim to bay liệng mãi trên đầu mình, rồi sà xuống một phiến đá. Tức thì hai cô nghe thấy tiếng kêu cứu thảm thiết. Hai cô chạy tới và rất sợ hãi khi nhận ra đại bàng đã quặp lấy thằng lùn mà hai cô đã quen mặt. Đại bàng định tha nó đi. Hai cô gái vốn thương người vội níu chặt lấy thằng lùn, giằng co mãi cho tới khi chim phải buông mồi ra. Nhưng khi đã hoàn hồn, thằng lùn lại quay ra quát mắng:
- Chúng bay đồ hư hỏng! Đồ vụng về thô kệch! Có đời thuở nhà ai lại cứ thế mà cắm cổ kéo làm cho chiếc áo mỏng của người ta rách bươm ra thế này.
Rồi nó cắp túi ngọc, len lỏi qua các kê đá chui vào hang.
Hai cô đã quen với tính bạc bẽo của nó, cứ thế đi thẳng ra tỉnh làm cho xong phần việc mẹ giao.
Khi về hai cô cũng qua vùng đồng hoang ấy. Thằng lùn ngạc nhiên không ngờ muộn rồi mà vẫn có người đi qua. Nó đang đổ những viên ngọc ra một chỗ đất sạch. Dưới ánh nắng chiều hôm, ngọc lóng lánh tỏa muôn màu sắc làm hai cô tò mò đứng lại xem.
Thằng lùn quát:
- Chúng bay đứng đó làm gì, lũ khỉ kia.
Mặt nó vốn trông ềnh ệch nay đỏ lên vì tức giận.
Hắn toan chửi tiếp thì bỗng có tiếng gừ gừ nghe kinh hồn, một con gấu đen từ trong rừng bước ra. Thằng lùn hoảng hồn nhảy chồm dậy, tính chạy về hang nhưng không kịp, gấu đã đứng ngay bên cạnh. Thằng lùn sợ hãi, van xin:
- Ông gấu kính mến, ông tha cho tôi, tôi xin biếu tất cả châu báu, ông thấy những viên ngọc đẹp chưa. Xin ông để cho tôi sống, cái thằng nhỏ bé, gầy gò ăn không bõ nhét răng. Ông xơi hai con ranh gian xảo kia, thịt chúng mềm và béo như thịt chó đồng ấy, xin ông cứ xơi.
Gấu không thèm để ý tới những lời van xin của nó, thẳng cánh tát ho tên gian ác một cái khiến nó chết thẳng cẳng.
Hai cô gái chạy trốn, nhưng gấu gọi theo họ:
- Bạch Tuyết, Hồng Hoa ơi, đừng sợ, đợi anh đi cùng với các em.
Hai cô nhận ra tiếng gấu bèn đứng lại. Khi gấu tới gần hai cô, bỗng nhiên bộ lông gấu rơi xuống, gấu đã biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, quần áo mặc toàn bằng vàng.
Chàng trai nói:
- Anh là hoàng tử. Thằng lùn độc ác kia đã ăn trộm những của quý của anh, rồi phù phép biến anh hóa ra gấu chạy trong rừng tới khi nó chết mới được giải thoát. Giờ thì nó đã được nhận sự trừng phạt đáng với tội của nó.
Bạch Tuyết kết hôn với hoàng tử, Hồng Hoa với em hoàng tử, rồi bốn người chia nhau số của cải mà thằng lùn tha về cất giấu trong hang của nó.
Bà mẹ già còn sống nhiều năm yên vui cùng với các con gái mình. Hai cây hồng bà đem theo trồng ngay trước cửa sổ, năm nào hai cây cũng trổ những bông hoa hồng trắng và đỏ nom thật đẹp.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng