Белоснежка и Алоцветик


Bạch Tuyết và Hoa Hồng


Жила бедная вдова одна в своей избушке, а перед избушкой был у нее сад; росло в том саду два розовых деревца, и цвели на одном белые розы, а на другом - алые; и было у нее двое детей, похожих на эти розовые деревца, звали одну - Белоснежка, а другую - Алоцветик. Были они такие скромные и добрые, такие работящие и послушные, что таких еще и не было на свете; только Белоснежка была еще тише и нежней, чем Алоцветик. Алоцветик все больше прыгала и бегала по лугам и полям, собирала цветы и ловила бабочек; а Белоснежка - та больше сидела дома возле матери, помогала ей по хозяйству, а когда не было работы, читала ей что-нибудь вслух. Обе сестры так любили друг друга, что если куда-нибудь шли, то держались всегда за руки, и если Белоснежка, бывало, скажет: "Мы всегда будем вместе" - то Алоцветик ей ответит: "Да, пока мы живы, мы никогда не расстанемся" - а мать добавляла: "Что будет у одной из вас, пусть поделится тем и с другой".
Часто девочки бегали в лесу одни, собирали спелые ягоды, но ни один зверь их не трогал, и все доверчиво подходили к ним. Зайчик ел у них с руки капустный лист, дикая коза паслась рядом с ними, весело прыгал около них олень, и птицы оставались сидеть на ветках и распевали разные песни, какие только знали. И ни разу никакой беды с сестрами не случалось. Если они, бывало, в лесу задержатся и наступит уже ночь, они лягут рядом на мягком мху и спят так до утра; мать знала об этом и никогда о них не беспокоилась. Однажды заночевали они в лесу, проснулись на рассвете, видят - сидит рядом с ними чудесное дитя в белом сверкающем платьице. Оно встало и ласково на них поглядело, но ничего им не сказало и ушло в глубину леса. Оглянулись они и увидели, что спали они как раз на самом краю пропасти и, должно быть, упали бы в нее, если бы в темноте сделали хоть один шаг. И вот мать им объяснила, что то, должно быть, был ангел, охраняющий добрых детей.
Белоснежка и Алоцветик держали избушку в такой чистоте, что в нее приятно было заглянуть. Летом за домом присматривала Алоцветик. Каждое утро, пока мать еще спала, ставила она у ее постели цветы - с каждого деревца по розе. Зимой Белоснежка затапливала печь, подвешивала к очагу котел на крюке; и медный котел блестел, точно золото, так хорошо он был вычищен. Вечером, когда падал белыми хлопьями снег, мать говорила:
- Ступай, Белоснежка, и запри дверь на задвижку.
Они садились потом у очага, и мать надевала очки и читала им вслух из большой книги. А девочки сидели, пряли и слушали. Рядом с ними лежал на полу ягненок, а сзади сидел на насесте белый голубок, спрятав голову под крыло.
Раз вечером сидели они мирно все вместе, вдруг кто-то постучался в дверь и попросил, чтоб его впустили. Мать говорит:
- Алоцветик, открой поскорей дверь, это, пожалуй, какой-нибудь странник просится на ночлег.
Алоцветик пошла и отодвинула задвижку, думая, что это какой-нибудь бедный человек; но то был медведь, который просунул в дверь свою большую черную голову. Алоцветик громко вскрикнула и отскочила назад, ягненок в то время заблеял, голубок вспорхнул, а Белоснежка забралась к матери на постель. Но медведь вдруг заговорил и сказал:
- Не бойтесь, я вас не трону, я очень озяб и хочу у вас немного отогреться.
- Ох ты, бедный медведь, - сказала мать, - ну, ложись тогда поближе к огню; только смотри, не спали своей шубы.
Затем она кликнула:
- Белоснежка, Алоцветик, идите сюда, медведь нас не тронет, он добрый.
Девочки подошли поближе, и мало-помалу и ягненок с голубком тоже перестали бояться медведя. Тогда медведь и говорит:
- Дети, стряхните снежок с моей шубы.
Девочки принесли метелку и как следует почистили медведю шубу; он растянулся у очага и начал весело урчать от удовольствия. Вскоре они и совсем к медведю привыкли и стали подшучивать над своим неуклюжим гостем. Они теребили его за шерсть, становились ему на спину, таскали его по комнате или брали прут и били его, а когда он ворчал, они весело смеялись. И медведю это нравилось, но когда уж слишком сильно они ему докучали, он кричал:
- Ах, дети, оставьте меня в живых:
Вы меня уж пожалейте,
Женишка-то не убейте.
Когда пришло время ложиться спать и все уже были в постели, мать сказала медведю:
- А ты уж, бог с тобой, оставайся лежать себе у печки, уж тут ты укроешься от холода и непогоды.
Когда начало светать, дети выпустили медведя, и он затопал по сугробам в лес. С той поры стал медведь приходить к ним каждый вечер в свой обычный час. Он ложился у очага и всегда позволял детям с ним играть и коротать свой досуг; и все так к нему привыкли, что даже дверей не запирали, пока не явится их черный приятель.
Но вот наступила весна, все кругом зазеленело, и сказал тогда медведь Белоснежке:
- Ну, теперь мне пора убираться, - целое лето я к вам не приду.
- Куда же ты пойдешь, милый медведь? - спросила его Белоснежка.
- Мне надо идти в лес, свои сокровища от злых карликов сторожить. Зимой, когда земля замерзает, их никто там не откопает; но теперь, когда земля на солнце оттаяла и согрелась, карлики, чего доброго, еще заберутся, начнут искать сокровища, докопаются и их утащут; а что попадет к ним в руки, то запрячут они в свои пещеры, и не так-то легко их будет разыскать.
Белоснежка сильно загрустила, что приходится им расставаться. Когда она открыла дверь, то медведь, пробираясь, зацепился за дверной крюк, дернулся и вырвал кусок шкуры, - и показалось Белоснежке, будто золото блеснуло; но она не была в этом уверена. Медведь быстро убежал и вскоре исчез за деревьями.
Спустя некоторое время мать послала детей в лес собирать валежник. В лесу нашли они большое срубленное дерево; лежало оно на земле, и у ствола в траве что-то прыгало; но они никак не могли разобрать, что это такое. Они подошли поближе, видят - стоит перед ними карлик, лицо у него старое, морщинистое, и длинная-предлинная седая борода. Кончик бороды попал в трещину дерева, и человечек прыгал, как собачонка на привязи, и не знал, как ему свою бороду вытащить. Он вытаращил на девушек красные горящие глаза и крикнул:
- Ну, чего стоите, разве нельзя подойти и помочь мне?
- Да как это с тобой, человечек, случилось? - спросила его Алоцветик.
- Глупая гусыня, да к тому ж и любопытная, - ответил карлик, - хотел я было дерево расколоть, чтоб дров себе для печки нарубить; если класть толстые поленья, то наше кушанье быстро подгорает, - мы ведь не так прожорливы, как вы, грубый да жадный народ. Клин вогнал я удачно, и все шло как следует, но проклятое дерево было слишком гладкое, вот клин случайно и выскочил, дерево так быстро сошлось, что я не успел вытащить своей красивой белой бороды. Вот она и защемилась, и мне нельзя теперь выбраться отсюда. Чего смеетесь, глупые, толстые рожи? Тьфу, до чего же вы скверные!
Дети стали изо всех сил бороду тащить, но вытащить ее никак не могли, - уж очень крепко она застряла.
- Я сбегаю людей позову, - сказала Алоцветик.
- Эх, головы вы бараньи! - прокричал карлик. - Зачем людей-то звать - вас тут и двоих будет достаточно. Лучше ничего надумать не можете?
- Ты уж потерпи маленько, - сказала Белоснежка, - я что-нибудь да придумаю, - и она достала из кармана маленькие ножницы и отрезала кончик бороды. Как только карлик освободился, он тотчас схватил мешок, полный золота, спрятанный под корнями, вытащил его оттуда и проворчал про себя: "Вот неотесанный народ, отрезали кусок такой чудесной бороды, черт вас возьми!" Схватил мешок свой на плечи и ушел, - на детей даже не глянул.
Захотелось вскоре после того Белоснежке и Алоцветику наловить рыбы к обеду. Подошли они к ручью, видят - скачет над водой большой кузнечик, точно в воду прыгнуть собирается. Подбежали они и узнали карлика.
- Ты куда это собрался? - спросила его Алоцветик. - Уж не в воду ли прыгнуть хочешь?
- Я не такой уж дурак, - крикнул ей карлик, - разве не видите, что проклятая рыба меня за собой тянет?
Человечек сидел и удил рыбу, а ветер, к несчастью, запутал его бороду в леске, и когда клюнула большая рыба, у карлика не хватило сил ее вытянуть; рыба была сильнее его и тянула карлика за собой. Как ни хватался он за траву и за камыш, ничего поделать не мог, и пришлось бы ему нырять вслед за рыбой, вот-вот утащила бы она его в воду. Девочки подоспели как раз вовремя, подхватили карлика и стали бороду из лески выпутывать; но ничего у них не выходило, борода и леска крепко перепутались. Оставалось только одно - достать небольшие ножницы и отрезать бороду, - вот и пропал еще кусок бороды. Увидал это карлик, начал на них кричать:
- Разве это дело, жабы вы этакие, уродовать человеку лицо? Мало вам того, что вы мне уж раз бороду обкорнали, а теперь собираетесь отрезать еще кусок, да притом самый красивый? Мне теперь к своим и на глаза показываться нельзя будет! Чтоб вам пусто было! - Тут достал он мешок с жемчугами, запрятанный в камышах, и, не сказав больше ни слова, потащил его куда-то и исчез за прибрежным камнем.
Случилось, что вскоре после того послала мать обеих девочек в город купить ниток, иголок, шнурков и лент. А дорога шла через долину, где повсюду лежали в беспорядке огромные обломки скал. И вдруг увидели они на небе большую птицу; она медленно кружила над ними, спускаясь все ниже, и села, наконец, поблизости на скалу. Затем они услыхали резкий, жалобный крик. Они подбежали и с ужасом увидели, что орел схватил их старого знакомца карлика, собираясь его унести. Добрые дети тотчас уцепились за человечка и стали его у орла отнимать; и выпустил, наконец, орел свою добычу. Не успел карлик прийти в себя от испуга, как начал кричать своим визгливым голосом:
- Разве нельзя было обращаться со мной повежливее? Вот ухватились за мой тоненький сюртучок и весь его разорвали, весь он теперь в дырках, ах вы такие-сякие, неуклюжие да неповоротливые!
Взял затем карлик свой мешок с драгоценными камнями и шмыгнул снова в свою пещеру под скалами. Но девушки уже привыкли к его неблагодарности; они продолжали свой путь, пришли в город и сделали свои покупки.
На обратном пути через долину они увидели карлика: выбрав ровное местечко, карлик высыпал из мешка драгоценные камни, не подозревая, что кто-нибудь будет так поздно проходить мимо. Вечернее солнце падало на блестящие камни, и они так красиво сияли и светились разными цветами, что дети остановились и засмотрелись на них.
- Чего вы стоите, мерзкие ротозеи? - закричал карлик, и его пепельно-серое лицо стало от гнева красное, как киноварь.
Он бы продолжал еще браниться, но вдруг послышался громкий рев, и черный медведь затопал из лесной чащи. Вскочил испуганный карлик, но добраться до своей лазейки не успел - медведь был уже совсем близко. И крикнул карлик в большом страхе:
- Дорогой мой сударь медведь, пощади ты меня, я отдам тебе за это все свои сокровища! Погляди на эти прекрасные драгоценные камни, что лежат перед тобой. Не убивай меня! Что пользы тебе от такого маленького, щуплого человечка? Да ты меня на зубах и не почувствуешь; съешь лучше вот этих двух злых девочек; они будут для тебя лакомым куском, они жирны, как молодые перепелки, съешь их во славу господню!
Но медведь не обратил внимания на его слова и ударил злобного человечка лапой так, что тот больше уже и не поднялся.
Девочки бросились бежать, но медведь крикнул им вслед:
- Белоснежка, Алоцветик, не бойтесь, подождите, я вас провожу.
Они узнали его по голосу, остановились. Подошел к ним медведь, и вдруг свалилась с него медвежья шкура, - и стоял перед ними красивый юноша, одетый весь в золото.
- Я сын короля, - сказал он, - я был околдован этим злым карликом. Он украл у меня мои сокровища, обратил меня в дикого медведя и заставил жить в лесу до той поры, пока его смерть не расколдует меня снова. А теперь он получил должное возмездие.
И вышла Белоснежка за королевича замуж, а Алоцветик - за его брата; а большие сокровища они поделили между собой поровну. Мать-старуха жила еще долгие годы счастливо и спокойно вместе со своими детьми. Два розовых деревца она взяла вместе с собой, и они росли перед ее окном, и каждый год зацветали на них прекрасные розы - белые и алые.
Ngày xưa, có một người đàn bà góa nghèo khó sống cô quạnh trong một túp lều tranh. Trước lều tranh là một cái vườn có hai cây hồng, một cây ra hoa hồng trắng, còn cây kia lại ra hoa hồng đỏ. Bà có hai cô con gái nom đẹp như hai cây hoa hồng. Vì vậy bà đặt tên cho một cô là Bạch Tuyết và cô kia là Hồng Hoa.
Hai cô bé tính tình vui vẻ, nết na, cần cù, làm việc không hề biết mỏi, trên trần gian này thật hiếm có những đứa trẻ như vậy. Bạch Tuyết tính tình dịu dàng, thùy mị hơn Hồng Hoa. Hồng Hoa hay tung tăng chạy nhảy trên bãi cỏ và ngoài đồng để hái hoa, bắt bướm. Ngược lại, Bạch Tuyết luôn luôn ở nhà với mẹ, giúp mẹ trong công việc nội trợ, nếu không có việc gì nữa cô lấy sách đọc truyện cho mẹ nghe. Hai chị em thương yêu nhau lắm, đi đâu cũng dắt tay nhau. Khi Bạch Tuyết nói:
- Chị em chúng ta chẳng muốn sống xa nhau.
Thì Hồng Hoa nói tiếp:
- Suốt đời chúng ta chẳng muốn xa nhau.
Bà mẹ còn dặn hai con:
- Có gì ăn các con cũng phải chia nhau nhé.
Hai chị em hay đi tha thẩn chơi một mình trong rừng hái quả dâu rừng. Không có một con thú rừng nào có ý hại hai em, chúng mon men lại gần hai em; thỏ ăn lá bắp cải trên tay các em, hoẵng đứng ngay bên cạnh hai em thản nhiên gặm cỏ, hươu nhảy nhót tung tăng qua lại, chim đậu trên cành hót líu lo nghe đến vui tai. Chẳng có chuyện gì xảy ra với hai em cả, nếu hai em có mải chơi trong rừng mà trời đã tối thì hai em nằm sát bên nhau trên rêu và ngủ luôn cho đến sáng. Bà mẹ biết vậy nên cũng chẳng bận tâm lo lắng gì.
Có lần hai chị em ngủ lại trong rừng. Khi trời rạng đông hai em tỉnh giấc thì nhìn thấy một cậu bé xinh đẹp mặc quần áo trắng toát ngồi bên cạnh chỗ mình nằm. Cậu bé thấy hai cô thức giấc liền đứng dậy nhìn hai cô trìu mến và đi vào trong rừng. Hai chị em nhìn quanh thì thấy mình nằm ngủ ngay bên cạnh một vực thẳm mà đêm qua cả hai không nhìn thấy, chỉ cần bước thêm vài bước chắc chắn hai cô đã rơi xuống đấy. Nghe chuyện, mẹ bảo hai cô, chắc đó là thiên thần xuống canh cho những trẻ ngoan ngủ được yên lành.
Bạch Tuyết và Hồng Hoa chăm nom, quét tước nhà cửa sạch sẽ trông đến vui mắt. Việc thu dọn, nội trợ trong mùa hè do Hồng Hoa đảm nhận. Sáng nào cũng vậy, trước khi mẹ thức giấc, cô đã đi ra vườn hái hoa và đặt trước giường mẹ một lọ hoa có một bông hồng trắng và một bông hồng đỏ. Mùa đông thì Bạch Tuyết đốt lò sưởi, treo nồi lên bếp lửa, chiếc nồi bằng đồng thau cô đánh kỹ nên bóng nhoáng như vàng. Tối tối, khi hoa tuyết rơi, mẹ bảo:
- Bạch Tuyết, con hãy ra cài cửa lại.
Rồi ba mẹ con ngồi bên bếp lửa. Mẹ đeo kính, lấy quyển sách to đọc chuyện cho cả nhà nghe. Hai con gái vừa ngồi kéo sợi vừa nghe. Nằm cạnh đó là một con cừu con, đằng sau có một con chim bồ câu trắng đang rúc đầu vào cánh mà ngủ.
Một buổi tối, khi thấy mẹ con đang quây quần bên nhau nghe chuyện thì có tiếng gõ cửa, tiếng gõ dồn dập như người nào đó cần được vào nhà ngay. Mẹ bảo:
- Hồng Hoa, con chạy mau ra mở cửa, chắc đó là khách bộ hành tìm chỗ trú đêm đấy.
Hồng Hoa chạy ra, kéo then cài cửa, nghĩ bụng: chắc lại là một người nghèo khổ nào đó. Ai ngờ đó lại là một con gấu thò cái đầu to tướng và đen sì vào trong nhà. Hồng Hoa thét lên và lùi lại. Dê kêu be be, chim bồ câu vỗ cánh và Bạch Tuyết trốn sau giường mẹ.
Nhưng gấu lại biết nói, gấu nói:
- Các em đừng sợ, tôi không làm gì các em đâu, tôi rét cóng cả người, tôi chỉ muốn sưởi nhờ ở đây một lát.
Bà mẹ bảo gấu:
- Tội nghiệp gấu quá, lại gần lửa mà sưởi, cẩn thận kẻo cháy lông đấy.
Rồi bà gọi con:
- Bach Tuyết, Hồng Hoa, ra đi con, gấu không làm gì các con đâu, gấu rất hiền đấy.
Rồi hai em chạy lại, dần dần cừu và chim bồ câu cũng tới gần, không còn sợ gấu nữa.
Gấu nói:
- Các em hãy rũ tuyết bám ở lông xuống hộ tôi nhé.
Hai em lấy chổi, rồi quét sạch tuyết bám trên lông gấu. Gấu nằm duỗi người ra cho gần lửa, kêu gừ gừ tỏ vẻ sung sướng, dễ chịu. Chẳng mấy chốc hai em đã làm quen với gấu, đùa giỡn với người khách ngờ nghệch vụng về. Hai em lấy tay véo lông gấu, để chân lên lưng gấu, vờn gấu sang trái rồi sang phải, hoặc còn nghịch hơn là lấy cành dẻ làm roi quật gấu, và hễ gấu gừ gừ là các em cười khoái chí.
Gấu cũng thích để hai em nghịch như vậy, nhưng khi hai em nghịch quá thì gấu nói:
Bạch Tuyết, Hồng Hoa!
Đùa chơi thì được các em,
Giết người yêu quý xem chừng không nên.
Đã đến giờ ngủ, khi các em đã đi ngủ, bà mẹ bảo gấu:
- Con có thể nằm lại bên bếp lửa sưởi, tránh được giá lạnh và thời tiết xấu.
Trời vừa hửng sáng, các em mở cửa cho gấu ra, gấu đạp tuyết đi vào trong rừng.
Từ đó trở đi, tối nào cũng vậy, cứ đúng giờ ấy gấu lại tới nằm bên bếp lửa và để cho hai cô bé tha hồ đùa giỡn. Lâu dần thành thói quen, cả nhà đợi lúc nào anh chàng lông đen tới mới cài then cửa.
Mùa xuân đã đến, khắp mọi nơi cây lại xanh tươi, vào một buổi sáng, gấu nói với Bạch Tuyết:
- Bây giờ anh phải ra đi. Suốt mùa hè anh không thể lại đây được.
Bạch Tuyết hỏi:
- Thế anh đi đâu, anh gấu thân yêu?
- Anh phải vào rừng để trông coi của cải của anh kẻo những thằng lùn gian ác lấy trộm mất. Mùa đông đất rắn lại do băng giá, thì bọn lùn đành phải ở lại dưới lòng đất, không sao chui lên được. Nhưng nay mặt trời mùa xuân làm tan băng giá, đất mềm ra, chúng sẽ chui lên được và sẽ lùng sục, tìm cách ăn trộm. Cái gì đã vào tay chúng và đã nằm trong sào huyệt của chúng thì khó lòng mà lấy lại được.
Bạch Tuyết rất buồn vì phải chia tay gấu. Lúc em kéo then cài cửa và lúc gấu né người để ra cổng vì mắc chốt cửa nên trầy một miếng da, Bạch Tuyết thấy hình như có vàng lấp lánh dưới da gấu, nhưng em đâu có biết chuyện riêng của gấu. Gấu rảo bước rồi khuất bóng sau cây rừng.
Ít lâu sau mẹ sai hai em vào rừng nhặt cành cây về làm củi. Trong rừng hai em nhìn thấy một cây cổ thụ đổ nằm trên mặt đất, ở đám cỏ gần gốc cây có vật gì đó đang nhảy lên nhảy xuống. Hai em không biết là cái gì. Khi hai em lại gần thì thấy một người lùn, khuôn mặt già nua, có bộ râu dài trắng như tuyết. Râu bị mắc kẹt vào một kẽ thân cây, người lùn nhảy lung tung nhưng càng nhảy càng vướng vít, không biết cách gỡ ra sao. Hắn quắc đôi mắt đỏ ngầu nhìn hai em trừng trừng và quát:
- Tụi bây đứng đó làm gì? Sao không tới đây giúp tao một tay?
Hồng Hoa hỏi:
- Bác làm gì mà đến nông nỗi vậy, bác người lùn?
Người lùn đáp:
- Cái con ngỗng ngu si, tò mò kia, tao muốn bổ cây để có củi nhỏ đun bếp, đun củi to thì cháy mất thức ăn. Chúng tao chỉ ăn có chút xíu chứ đâu phải nuốt chửng ngốn ngấu như tụi tham ăn, tham uống tụi bây. Tao đã chêm vào một cách chắc chắn, tưởng chừng mọi chuyện sẽ êm xuôi, ai ngờ cái gỗ chết tiệt kia trơn quá, chêm bị văng ra, nhanh như chớp khe gỗ khép kín lại làm cho chòm râu bạc đẹp đẽ của tao mắc kẹt lại không lôi ra được. Có thế mà tụi bây lại cười, lũ nhãi ranh ngu ngốc còn hôi sữa kia, tụi bây không biết xấu hổ hay sao?
Hai em cố hết sức, nhưng không làm sao kéo được chòm râu ra, vì nó bị kẹp chặt quá.
Hồng Hoa nói:
- Để tôi chạy đi gọi người đến giúp.
Thằng lùn khàn giọng quát:
- Đồ cừu điên dại, ai lại đi gọi người tới giúp, tụi bây hai người là thừa sức giúp rồi còn gì, tụi bây không nghĩ ra kế gì hay hơn à?
Bạch Tuyết nói:
- Bác đừng sốt ruột, tôi đã có cách.
Rồi em lấy kéo nhỏ trong túi ra và cất sát chỗ râu bị kẹt.
Thấy mình đã thoát nạn, thằng lùn nhấc chiếc bị đựng đầy vàng nằm trong đám rễ cây và càu nhàu:
- Đồ mất dạy, tụi bây cắt mất một đoạn của bộ râu kiêu hãnh của ông! Quỷ sẽ hành hạ tụi bây.
Nói rồi hắn quẩy bị lên vai đi thẳng không thèm quay lại chào hai em lấy một câu.
Sau đó ít lâu, Bạch Tuyết và Hồng Hoa muốn đi câu cá. Khi hai em tới gần bờ suối thì thấy có cái gì như con châu chấu to muốn nhảy xuống uống nước. Hai em chạy lại thì nhận ra ngay thằng lùn hôm nọ. Hồng Hoa hỏi:
- Bác làm chi vậy, chắc bác không muốn nhảy xuống uống nước chứ?
Thằng lùn thét lên:
- Tao đâu có điên dại như vậy, tụi bây không mở mắt ra mà trông, con cá khốn khiếp nó tính kéo tao xuống.
Thì ra thằng lùn ngồi ăn ở đó, rồi ngồi câu cá. Nhưng không may, gió thổi cuộn luôn râu nó vào cước câu, ngay lúc đó có một con cá to cắn câu, thằng lùn không đủ sức kéo cá lên, cá khỏe hơn cứ thế kéo giật thằng lùn xuống nước. Thằng lùn đã bám lấy cỏ, sậy nhưng cũng chẳng giúp ích bao nhiêu, nó vẫn bị cá kéo và đúng lúc nó sắp bị cá kéo xuống nước, thì hai em đi tới. Hai cô bé giữ chặt dây câu nhưng không được, vì hai thứ đã rối chặt vào nhau, chả còn cách nào khác là phải dùng tới kéo, và tất nhiên một đoạn râu nữa lại bị cắt. Thằng lùn thấy vậy kêu lên:
- Đồ ranh con, có phải đó là cách chơi không, ai lại đi làm méo mó mặt mày người ta thế? Chơi thế chưa đủ hay sao, ở đằng kia tụi bây cắt đoạn dưới, giờ cắt tiếp đoạn râu đẹp nhất của tao, làm cho tao không dám để đồng bọn nhìn thấy mặt nữa. Tao cầu cho tụi bây phải chạy tới bật gót giày thì thôi.
Rồi lấy túi ngọc trai để trong đám sậy và không thèm nói thêm nửa lời, nó vác túi lên vai đi thẳng và lẩn sau một hòn đá lớn.
Một hôm khác, mẹ sai hai chị em ra tỉnh mua kim, chỉ và dây băng. Con đường qua một vùng toàn những bụi cây con thấp lè tè, nhưng đây đó thỉnh thoảng có những tảng đá lớn. Hai cô bé nhìn thấy một con chim to bay liệng mãi trên đầu mình, rồi sà xuống một phiến đá. Tức thì hai cô nghe thấy tiếng kêu cứu thảm thiết. Hai cô chạy tới và rất sợ hãi khi nhận ra đại bàng đã quặp lấy thằng lùn mà hai cô đã quen mặt. Đại bàng định tha nó đi. Hai cô gái vốn thương người vội níu chặt lấy thằng lùn, giằng co mãi cho tới khi chim phải buông mồi ra. Nhưng khi đã hoàn hồn, thằng lùn lại quay ra quát mắng:
- Chúng bay đồ hư hỏng! Đồ vụng về thô kệch! Có đời thuở nhà ai lại cứ thế mà cắm cổ kéo làm cho chiếc áo mỏng của người ta rách bươm ra thế này.
Rồi nó cắp túi ngọc, len lỏi qua các kê đá chui vào hang.
Hai cô đã quen với tính bạc bẽo của nó, cứ thế đi thẳng ra tỉnh làm cho xong phần việc mẹ giao.
Khi về hai cô cũng qua vùng đồng hoang ấy. Thằng lùn ngạc nhiên không ngờ muộn rồi mà vẫn có người đi qua. Nó đang đổ những viên ngọc ra một chỗ đất sạch. Dưới ánh nắng chiều hôm, ngọc lóng lánh tỏa muôn màu sắc làm hai cô tò mò đứng lại xem.
Thằng lùn quát:
- Chúng bay đứng đó làm gì, lũ khỉ kia.
Mặt nó vốn trông ềnh ệch nay đỏ lên vì tức giận.
Hắn toan chửi tiếp thì bỗng có tiếng gừ gừ nghe kinh hồn, một con gấu đen từ trong rừng bước ra. Thằng lùn hoảng hồn nhảy chồm dậy, tính chạy về hang nhưng không kịp, gấu đã đứng ngay bên cạnh. Thằng lùn sợ hãi, van xin:
- Ông gấu kính mến, ông tha cho tôi, tôi xin biếu tất cả châu báu, ông thấy những viên ngọc đẹp chưa. Xin ông để cho tôi sống, cái thằng nhỏ bé, gầy gò ăn không bõ nhét răng. Ông xơi hai con ranh gian xảo kia, thịt chúng mềm và béo như thịt chó đồng ấy, xin ông cứ xơi.
Gấu không thèm để ý tới những lời van xin của nó, thẳng cánh tát ho tên gian ác một cái khiến nó chết thẳng cẳng.
Hai cô gái chạy trốn, nhưng gấu gọi theo họ:
- Bạch Tuyết, Hồng Hoa ơi, đừng sợ, đợi anh đi cùng với các em.
Hai cô nhận ra tiếng gấu bèn đứng lại. Khi gấu tới gần hai cô, bỗng nhiên bộ lông gấu rơi xuống, gấu đã biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, quần áo mặc toàn bằng vàng.
Chàng trai nói:
- Anh là hoàng tử. Thằng lùn độc ác kia đã ăn trộm những của quý của anh, rồi phù phép biến anh hóa ra gấu chạy trong rừng tới khi nó chết mới được giải thoát. Giờ thì nó đã được nhận sự trừng phạt đáng với tội của nó.
Bạch Tuyết kết hôn với hoàng tử, Hồng Hoa với em hoàng tử, rồi bốn người chia nhau số của cải mà thằng lùn tha về cất giấu trong hang của nó.
Bà mẹ già còn sống nhiều năm yên vui cùng với các con gái mình. Hai cây hồng bà đem theo trồng ngay trước cửa sổ, năm nào hai cây cũng trổ những bông hoa hồng trắng và đỏ nom thật đẹp.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng