Cỗ quan tài thủy tinh


O esquife de vidro


Bạn đừng nói với ai rằng, một người thợ may nghèo khó không bao giờ đạt được tới những vinh hạnh cao sang. Người đó chỉ có thể là một người thợ cả tài ba. Nhưng vấn đề chính ở đây là gặp may.
Xưa có anh thợ may nghèo, tính tình dễ thương, sống ngăn nắp đi hành nghề khắp mọi nơi. Tới cánh rừng rộng bao la kia, vì không biết đường nên anh bị lạc. Bóng đêm rủ xuống khắp cánh rừng, giữa chốn hoang vu lạnh lẽo ấy, anh chỉ còn cách cố tìm lấy một chỗ trú thân. Chắc chắn là anh ta có thể nằm trên thảm rêu mà ngủ nhưng thú dữ đâu có để cho yên. Cuối cùng anh quyết định trèo lên cây trú cho qua đêm. Anh trèo lên một cây sồi cao và trèo lên tận ngọn. Anh khấn vái nhờ ơn chúa mà anh không bị gió thổi mạnh ào ào cuốn đi.
Ngồi run rẩy và lo sợ khoảng mấy giờ trong bóng tối, chợt anh nhìn thấy ánh đèn ở cách đấy không bao xa. Anh nghĩ bụng, chắc trong nhà có người ở, ta đến đấy ngủ nhờ thì tốt hơn là ngủ trên cành cây. Anh tụt từ từ xuống đất và đi tới phía có ánh đèn. Tới nơi, anh thấy đó là một ngôi nhà nhỏ ghép bằng phên lau sậy. Anh mạnh dạn gõ cửa. Cửa mở, qua ánh đèn chiếu ra, anh thấy một ông già tóc hoa râm, mặc cái áo vá bằng những miếng vải màu sặc sỡ. Ông cụ cất giọng khàn khàn hỏi:
- Anh là ai, đến có việc gì không?
Anh đáp:
- Tôi chỉ là một người thợ may nghèo. Gặp tối giữa rừng, xin ông cho trú nhờ đêm nay.
Ông già xẵng giọng nói:
- Bước ngay đi chỗ khác mà xin trọ. Ta không muốn dây với những đứa lang thang cầu bơ cầu bất.
Nói xong ông cụ định quay vào, nhưng anh thợ may níu gấu áo cụ, năn nỉ xin cụ cho trọ. Ông cụ vốn tính thương người nên rồi cũng cho anh vào trọ, lại còn cho anh ăn và dọn cho một chỗ nằm tươm tất ở góc nhà.
Mệt mỏi nên nằm xuống là anh thợ may đánh ngay một giấc thẳng cho đến sáng. Tiếng hươu kêu, bò rống lọt qua phên vách mỏng vào nhà làm anh giật mình thức giấc. Không biết sao lúc ấy anh thợ may lại bạo thế. Anh nhảy phắt dậy, mặc vội quần áo xông ra. Anh thấy ngay cạnh nhà có con bò mộng đen đang quần nhau dữ dội với một con hươu đẹp, chúng quần nhau làm cả một khu đất bị cày xới lên, tiếng kêu rống vang cả một khoảnh rừng. Hai con vật quần húc nhau thục mạng nhưng không phân thắng bại. Rồi con hươu đưa sừng húc móc vào bụng con bò, bò rống lên khủng khiếp, rồi ngã quỵ. Hươu bồi thêm mấy sừng nữa, bò chết hẳn.
Thấy hai con vật quần nhau dữ dội, anh thợ may lạ lắm nên cứ đứng đờ đẫn cả người. Hươu nhảy tới, xốc anh lên cặp sừng lớn. Anh chưa kịp hoàn hồn, hươu lao vun vút trong rừng, chạy qua núi, thung lũng và thảo nguyên. Anh thợ may chỉ còn biết cố nắm cho chắc cặp sừng và phó mặc số phận mình như đang bay bổng trong không trung. Rồi hươu dừng lại trước vách núi và thả nhẹ anh xuống đất.
Anh thợ may, tưởng chết nhiều hơn là hy vọng sống, lúc lâu sau mới tỉnh lại. Đợi anh tỉnh hẳn con hươu mới lấy sừng húc mạnh vào một cánh cửa trong vách núi làm cho cửa bật tung ra. Lửa bén ra ngoài cửa, tiếp đến là làn nước thốc mạnh bay ra làm chẳng còn trông thấy hình thù hươu đâu nữa. Anh thợ may không biết mình phải làm gì, đi hướng nào để ra khỏi cảnh hoang vu này, về với mọi người.
Trong lúc anh còn đang phân vân, bỗng nghe từ trong vách núi có tiếng gọi:
- Cứ bước vào, đừng sợ! Không ai hại anh đâu!
Anh thợ may choáng váng cả người, nhưng như có sức mạnh vô hình thúc giục, anh đẩy cổng sắt bước vào gian phòng lớn, trần, tường và nền nhà đều lát đá vuông cạnh một mét, đá được mài nhẵn thín, phiến nào cũng khắc một dấu hiệu rất kỳ lạ. Anh bàng hoàng ngạc nhiên đứng ngắm, trong lòng nghĩ định đi ra, thì nghe thấy tiếng gọi lần nữa:
- Hãy bước lại chỗ phiến đá giữa phòng, vận may lớn đang chờ ngươi!
Anh mạnh dạn bước tới làm theo lời dặn. Phiến đá dưới chân anh đang ở trong một gian phòng khác, cũng rộng như gian trên. Nhưng ở đây có nhiều thứ kỳ lạ hơn. Tường có nhiều chỗ lõm vào, ở đó để những bình pha lê trong suốt đựng rượu màu hoặc có khói xanh biết ở trong đó. Trên nền nhà có hai cái quan tài thủy tinh kê đối diện nhau, anh tò mò lại xem. Ở trong quan tài anh đang ngắm là mô hình một lâu đài rất đẹp, xung quanh là nhà phụ, nhà kho, chuồng gia súc và nhiều thứ khác nữa. Mọi vật đều nhỏ xinh, được bàn tay tài nghệ chính xác cao mới tạo nên được.
Anh đang mải ngắm vật báu hiếm, bỗng có tiếng gọi bảo anh quay người lại xem chiếc quan tài thứ hai. Từ ngạc nhiên đến kinh ngạc khi nhìn thấy trong quan tài là một người con gái đẹp tuyệt vời. Nàng nằm nom như đang ngủ, làn tóc vàng dài như tựa cái áo cực kỳ quý giá quấn quanh người. Đôi mắt nhắm, nhưng sắc mặt hồng hào và dải băng lụa vẫn nhẹ rung bởi hơi thở nhịp nhàng, chứng tỏ nàng vẫn sống. Đang mãi ngắm người đẹp, trống ngực còn đang rộn ràng, bỗng anh thấy nàng mở mắt. Người con gái giật mình nhưng mừng lắm. Cô thốt lên:
- Trời thật công bằng, ta sắp thoát rồi! Mau mau giúp em ra khỏi ngục này. Chỉ cần chàng tháo chốt quan tài là giải thoát được em.
Anh bình tĩnh làm theo lời dặn. Nâng nắp quan tài lên, nàng bước ra, đi lại góc phòng lấy áo choàng khoác lên người. Rồi nàng ngồi trên một phiến đá, vẫy gọi chàng tới, hôn môi chàng rất âu yếm và bảo:
- Ân nhân ơi, em mong chờ chàng từ lâu. Lòng trời độ lượng đã khiến chàng đến cứu em. Hôm nay cũng là ngày hạnh phúc của chàng. Chàng là người chồng mà trời đã định sẵn cho em, được em yêu quý, được hưởng mọi của cải trên đời này, có một cuộc sống êm ấm và hạnh phúc. Chàng hãy ngồi hẳn xuống để em kể chuyện đời mình.
"Em là con một bá tước giàu có. Khi em còn nhỏ, bố mẹ em đã qua đời. Bố mẹ em có trối trăng dặn lại rằng, người anh cả sẽ nuôi em cho đến lúc khôn lớn. Hai anh em ăn ở rất hòa thuận, hợp nhau từ lối nghĩ tới sở thích đến mức, hai anh em quyết định không lập gia đình riêng để có thể sống bên nhau trọn đời. Trong nhà không mấy khi ngơi khách, hàng xóm, bạn bè thường xuyên tới chơi. Hai anh em luôn ân cần quý mến khách.
Câu chuyện xảy ra, khi có người khách lạ tới lâu đài, nói hôm nay không kịp tới được trạm sau, xin cho ngủ nhờ. Hai anh em bằng lòng và tiếp đón rất nồng hậu. Ba người ngồi ăn uống, trò chuyện, khách kể chuyện rất có duyên. Anh em rất hài lòng về việc được làm quen với người khách lạ và mời ở thêm vài hôm nữa. Khách lúc đầu từ chồi, nhưng rồi cũng nhận lời. Mãi khuya mới ăn xong. Khách được đưa về phòng. Lúc ấy em cũng đã thấm mệt, đặt người lên giường đệm là thiếp ngủ ngay.
Em vừa mới thiu thiu ngủ thì tiếng nhạc du dương quyến rũ làm em tỉnh. Em không biết tiếng nhạc từ đâu tới, em định gọi con hầu ngủ ở phòng bên, nhưng lạ thay em có cảm giác như núi Alp đè trên ngực em, có cái gì bóp họng làm em không thốt ra được tiếng nào. Trong khi ấy, qua ánh đèn, khuya em thấy rõ gã lạ mặt đi vào phòng em, mặc dù hai lần cửa vẫn khóa. Gã lại gần em và nói, nhờ có phép lạ nên gã đã tạo ra tiếng nhạc du dương kia để đánh thức em dậy, rồi gã chui qua lỗ khóa vào buồng em, nói những lời tỏ tình. Em thấy ghê tởm tới mức không sao nói được nên lời. Gã đứng yên lặng một lúc lâu đợi xem em có nói lời nào không, nhưng em vẫn im lặng. Gã nổi giận, dọa sẽ tìm cách trả thù, trừng phạt tính kiêu kỳ của em, rồi ngay sau đó gã đi khỏi phòng em. Lo sợ làm em thức suốt đêm mãi gần sáng mới chợp mắt được một lúc.
Sáng dậy em định chạy sang phòng anh, kể cho anh nghe những chuyện xảy ra khi đêm, nhưng chẳng thấy anh, người hầu nói, anh cưỡi ngựa đi săn cùng người lạ mặt từ mờ sáng.
Em cảm thấy có điềm không lành, mặc nhanh quần áo, sai thắng ngựa và nhảy ngay lên ngựa phi nước đại vào rừng, chỉ có một người hầu đi theo. Dọc đường, người hầu bị ngã ngựa gãy chân nên không thể theo em được nữa. Em đành phải phóng ngựa đi tiếp để kịp đuổi theo, chỉ mấy phút sau thì thấy gã kia, tay cầm sợi thừng buộc cổ một con hươu rất đẹp, đi lại phía em. Em hỏi hắn, hiện nay anh đang ở đâu và làm sao hắn lại có con hươu đẹp kia - mà mắt con hươu đương ngấn lệ. Thay vì trả lời em, hắn cười rộ lên. Em nổi giận, rút súng ngắn và bắn con quỷ một phát, viên đạnm bật trở lại và bay trúng vào đầu ngựa em. Em ngã ngựa, thấy hắn mồm lẩm bẩm câu gì đó và em ngất đi.
Lúc tỉnh lại em thấy mình đang nằm trong cỗ quan tài thủy tinh ở một cái hầm mồ. Thằng yêu đạo kia lại xuất hiện lần nữa, nó bảo, nó đã biến anh thành con hươu. Tòa lâu đài với cả cơ nghiệp của em bị nó dùng phép thu nhỏ lại và giam vào trong một hòm thủy tinh khác, gia nhân bị nó biến thành khói và nhốt trong một bình thủy tinh. Nếu em làm theo ý muốn của nó, nó sẽ giải phép cho ngay như trò chơi, nó chỉ cần mở nắp bình và nắp hòm và mọi vật sẽ trở lại nguyên hình như cũ. Cũng như lần trước, em chẳng nói gì cả. Nó biến mất và để mặt em bị giam cầm trong ngục và thiếp đi trong giấc ngủ triền miên. Trong lúc hồn phách mơ màng, em thấy hình ảnh một chàng trai đến cứu mình, hình ảnh ấy đã an ủi em nhiều. Lúc em hé mắt nhìn thấy anh tức là giấc mơ kia hôm nay đã thành sự thực. Giờ hãy giúp em thực hiện nốt những hình ảnh khác hiện trong giấc mơ. Việc đầu tiên là chúng ta hãy khuân cái hòm thủy tinh chứa lâu đài của em ở trong đó đặt lên phiến đá lớn này.
Khi hòm đặt lên, phiến đá từ từ chuyển động, đưa cả người lẫn hòm thủy tinh vượt miệng hầm lên tầng trên. Ở tầng này có phòng ăn thông ra ngoài. Ra tới ngoài, người con gái mở nắp hòm. Và kỳ lạ thay: lâu đài, nhà cửa, sân vườn cứ to dần ra, chẳng mấy chốc to bằng thật. Họ lại quay xuống hầm, khuân nốt cát bình khói lên. Người con gái nhận ra, đó chính là gia nhân của cô khi trước.
Cô gái vui mừng, khi thấy người anh bị hóa thành hươu cũng trở lại hình người và từ trong rừng đi ra. Cũng ngay trong ngày hôm ấy, giữ đúng lời hứa khi xưa, cô gái đưa tay để chàng thợ may trao nhẫn cưới trước bàn thờ chúa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Nunca se diga que um pobre alfaiate não pode ter sucesso na vida e, até mesmo, alcançar honrarias muito elevadas; basta que ele tope com o caminho certo e, sobretudo, que tenha sorte para vencer como os outros.
Um certo alfaiatinho, esperto, maneiroso, gentil, resolveu um dia correr mundo. Depois de muito andar, chegou a uma grande floresta e, não conhecendo o caminho, perdeu-se lá dentro. Chegou a noite e ele não teve outro remédio senão procurar abrigo naquela horrível solidão.
Teria, certamente, boa cama no musgo fofo, mas o terrível medo das feras não o deixava sossegado, e acabou por decidir-se a passar a noite em cima de uma árvore.
Escolheu um carvalho bem alto, trepou até à ponta do galho e agradeceu a Deus por ter trazido consigo o seu ferro de engomar; do contrário, o vento que soprava entre as copas das árvores, o teria carregado para longe.
Depois de passar algumas horas na escuridão, batendo os dentes de medo, avistou não muito longe dali uma luzinha a brilhar; calculou que se tratava de uma luz provinda da habitação de um ser humano, onde certamente estaria bem melhor do que encarapitado no galho de árvore; então desceu, cautelosamente, e dirigiu os passos na direção da luz.
Tendo andado um pouco, chegou diante de uma casinha feita de juncos e caniços entrelaçados. Bateu corajosamente à porta, que logo se abriu, e, à claridade da luz que se projetava para fora, viu um anão bem velhinho, vestido com uma roupa de várias cores.
- Quem sois e o que desejais? - perguntou o velhinho com voz estridente.
- Sou um pobre alfaiate, - respondeu ele, - que foi surpreendido pela noite em plena floresta. Venho pedir-vos a caridade de um abrigo até amanhã cedo, na vossa choupana.
- Segue o teu caminho, - respondeu grosseiramente o velho; - não quero amolações com vagabundos; vai procurar abrigo noutro lugar.
Com isso fez menção de retirar-se e fechar a porta, mas o alfaiate segurou-o pela manga e tão calorosamente suplicou, que o velho, que no fundo não era tão mau como se mostrava, acabou por comover-se e o recebeu na choupana. Deu-lhe o que tinha para comer e, em seguida, indicou-lho num canto uma boa cama, a fim dique descansasse até ao dia seguinte.
O alfaiatinho estava tão moído de cansaço que não teve necessidade de ser embalado; ferrou no sono e dormiu gastasamente até o dia claro, e não teria pensado em levantar-se se não fora um grande escarcéu que vinha de fora e que o assustou. Ouvia-se, através das paredes; finas da choupana, gritas, urros e um forte pateado. Movido por um impulso de coragem, o alfaiate pulou da cama, vestiu-se depressa e correu para fora. Em frente da choupana, deparou com estranho espetáculo: um grande touro, todo preto, lutando encarniçadamente com um belo veado. Investiam um contra o outro tão furiosamente que até estremecia a terra e os rugidos enchiam o espaço.
O alfaiate quedou-se bom pedaço de tempo a olhar, sem poder imaginar qual dos dois sairia vitorioso: por fim, o veado enterrou os chifres no ventre do antagonista e o touro, soltando um espantoso mugido, estrebuchou e caiu estendido no chão. Com mais algumas valentes chifradas, o veado deu cabo dele.
O alfaiate, paralisado de espanto, assistira à luta sem fazer um gesto e estava aí parado quando, com uma rapidez incrível, o veado correu para ele e, antes que tivesse tempo de fugir, sentiu-se preso entre as forquilhas do seus chifres.
Passou-se bastante tempo antes que o alfaiate se refizesse do susto. O veado, entretanto, corria a toda velocidade através de valas e sebes, de montes e charnecas, de prados e bosques e o pobre alfaiate, meio morto de medo, segurava-se fortemente com as duas mãos nos chifres dele, completamente entregue ao seu destino. E a impressão que tinha era de estar voando.
Até que, por fim, o veado se deteve diante da parede abrupta de uma rocha e o deixou cair suavemente ao chão. O alfaiate, mais morto que vivo, precisou de algum tempo para recuperar o uso da razão. Quando, por fim, voltou completamente a si, o veado, que ficara junto dele, deu violenta chifrada contra uma porta dissimulada na rocha, escancarando-a; e dessa abertura saíram línguas de fogo e densa fumaça, no meio da qual o veado desapareceu.
O alfaiate ficou aí, sem saber o que fazer e nem para que lado dirigir os passos, pois queria sair daquele ermo e voltar novamente para o meio dos homens. Estava ele assim, indeciso, sem saber que resolução tomar, quando de dentro da rocha ressoou uma voz, dizendo-lhe:
- Entra, não tenhas medo, não te acontecerá mal nenhum.
Para dizer a verdade, ele hesitava em atender ao convite mas, de repente, como que impelido por força misteriosa, ele obedeceu à voz e, entrando por uma porta de ferro, foi dar a uma enorme sala, onde teto, paredes e pavimentos eram todos feitos de luzidas pedras quadradas; em cada uma dessas pedras havia gravados sinais para ele desconhecidos.
O alfaiate observou tudo muito admirado e já se dispunha a sair quando ouviu, novamente, a mesma voz dizer:
- Coloca-te bem em cima da pedra que está no centro da sala; grande felicidade te está reservada.
A coragem do alfaiate tinha atingido tão elevado grau que ele obedeceu sem pestanejar. Sob os pés sentiu a pedra mover-se e afundar lentamente. E, quando ela se deteve, o alfaiate olhou em volta e viu-se numa sala tão ampla quanto a anterior.
Nesta sala, porém, havia muito mais o que observar e admirar. Nas paredes havia uma porção de nichos, nos quais estavam arrumados vasos de vidro transparente, cheios de um líquido colorido e de fumaça azulada. No pavimento, um colocado diante do outro, estavam dois esquifes de vidro, que logo lhe despertaram a atenção. Aproximou-se de um deles e viu que encerrava um esplêndido edifício parecido com um castelo, tendo em volta diversas construções, cavalariças, celeiros e tudo o que faz parte de um rico castelo. Essas coisas todas eram muito minúsculas, mas trabalhadas com infinito primor e graça; tudo parecia ter sido cinzelado por mão de mestre, com a máxima perfeição.
Empolgado por aquelas raridades, ele não teria despregado o olhar delas se a voz não tomasse a ressoar, convidando-o, desta vez, a virar-se e contemplar, também, o outro esquife de vidro.
Impossível dizer até que ponto aumentou a sua admiração, quando viu dentro dele uma jovem surpreendentemente bela! Dir-se-ia que ela estava adormecida, envolta em maravilhosos e longos cabelos dourados, como que num manto precioso! Tinha os olhos fechados, mas o colorido fresco do rosto e uma fita, que se movia com a respiração, indicavam que ela estava viva.
Com o coração a pulsar fortemente, o alfaiate quedava-se a contemplar embevecido a linda jovem quando, repentinamente, ela abriu os olhos. Ao vê-lo ai ao seu lado, ela estremeceu de doce enleio e exclamou:
- Justo céu! A minha libertação está chegando! Depressa, depressa; ajuda-me a sair desta prisão. Se conseguires puxar o ferrolho que fecha este esquife, logo cessará o encanto.
Sem hesitar um minuto sequer, o alfaiate puxou o ferrolho; a moça levantou depressa a tampa de vidro e saiu do esquife, correndo para um canto da sala. Então, envolveu-se num rico manto e sentou-se numa pedra. Estendeu a mão ao rapaz, que logo se aproximou e, depois de beijá-lo nos lábios, disse-lhe:
- Meu libertador, tão longamente esperado! O céu misericordioso enviou-te para que pusesses termo aos meus sofrimentos. No mesmo dia em que estes terminarem, começará a tua felicidade, pois tu és o noivo que me foi destinado pelo céu. Serás muito amado, possuirás todos os bens terrenos e tua vida decorrerá na mais suave felicidade. Agora senta-te aqui e ouve a minha história.
"Eu sou filha de um opulento conde e imensamente rica. Meus pais faleceram, deixando-me na mais tenra idade; no seu testamento, recomendaram-me a meu irmão mais velho, em cuja casa fui criada. Nós dois nos amávamos com grande ternura e combinávamos tão bem quanto aos gostos e quanto à maneira de pensar, que decidimos ambos nunca nos casar e viver juntos até que a morte nos separasse.
"Em nossa casa jamais faltava boa companhia: vizinhos e amigos vinham frequentemente visitar-nos, sendo todos recebidos com a maior cordialidade.
Assim, pois, aconteceu que uma tarde chegou ao nosso castelo um cavaleiro desconhecido e, sob pretexto de que já não lhe era possível alcançar nesse dia a próxima aldeia, pediu que lhe déssemos pousada por uma noite. O pedido foi por nós atendido com solícita cortesia e, durante o jantar, ele nos entreteve muito agradavelmente com variada conversação e narrativas. Meu irmão ficou tão encantado que o convidou a permanecer alguns dias conosco; após breve hesitação ele anuiu.
"Quando saímos da mesa já ia tarde a noite; foi indicado um bom quarto ao hóspede e eu, cansada como estava, apressei-me em estender os membros no meu fofo leito. Não tardei a adormecer, mas logo fui despertada por suavíssima música, cujo som eu não conseguia compreender de onde provinha; quis apelar para a minha camareira que dormia no quarto ao lado mas, com grande espanto, senti que força misteriosa me impedia de falar. Como se um peso me comprimisse o peito, sentia-me literalmente impossibilitada de emitir o mais leve som.
"Nisto, à pequena claridade da lâmpada de cabeceira, vi o forasteiro introduzir-se no meu quarto, que estava bem fechado por duas portas. Ele aproximou-se de mim e disse que, graças às forças mágicas de que dispunha, fizera ressoar aquela música deliciosa com o fim de me despertar e agora vinha em pessoa, penetrando através das portas trancadas, com a intenção de oferecer- me o coração e obter a minha mão. Mas, tão grande era a minha aversão pelas suas artes mágicas, que não lhe dei a honra de uma resposta. Ele ficou algum tempo imóvel, aguardando, sem dúvida, resposta favorável; eu, porém, continuei calada. Então ele declarou muito irritado, que se vingaria e acharia o meio de punir cruelmente o meu orgulho. Tendo dito estas palavras, retirou-se do quarto por onde viera.
"Inútil dizer que passei a noite em apreensão tremenda; só consegui cochilar um pouco aí pela madrugada. Quando despertei, corri depressa ao quarto de meu irmão para informá-lo do ocorrido, mas não o encontrei e o criado disse-me que saira para caçar logo ao raiar do dia, em companhia do forasteiro.
"Assaltou-me, logo, um triste pressentimento. Vesti-me o mais depressa possível, mandei selar o cavalo e, acompanhada somente por um escudeiro, galopei velozmente para a floresta. O criado foi lançado fora da sela em consequência da queda do cavalo, que fraturou a perna, por isso não pôde mais me acompanhar. Então continuei galopando sem deter-me e, depois de alguns minutos, vi o forasteiro aproximando-se de mim e trazendo um belo veado preso ao laço.
"Perguntei-lhe, imediatamente, onde havia deixado meu irmão e como havia apanhado aquele veado, de cujos olhos dolorosos escorriam lágrimas. Ao invés de responder, o homem soltou uma gargalhada. Furiosa com aquela atitude, saquei da pistola e descarreguei-a à queima-roupa naquele monstro; mas a bala ricocheteou batendo em seu peito e veio atingir em cheio a cabeça do cavalo. Fui lançada ao chão; nesse momento, o desconhecido murmurou algumas palavras e eu perdi completamente os sentidos.
"Quando voltei a mim, encontrei-me dentro de um esquife de vidro, nesta caverna subterrânea. O necromante apareceu ainda uma vez, contou-me que havia transformado meu irmão naquele cervo que levava preso ao laço, que havia reduzido a proporções minúsculas o meu castelo com todos os seus pertences, encerrando-o noutro esquife de vidro; e que havia transformado os meus criados em fumaça e os havia aprisionado em vasos de vidro. Se eu me submetesse, docilmente, à sua vontade, faria facilmente voltar todas as coisas ao estado normal; só teria de destapar os vasos para que tudo retomasse o verdadeiro aspecto. Mantive-me calada, tal como fizera da primeira vez. Ele, então, desapareceu, abandonando-me nesta prisão, onde fui acometida por sono letárgico.
"Entre as imagens que, em sonho, via perpassar pela mente, havia também a consoladora imagem de um jovem que viria, sem tardar, libertar-me. E eis que hoje, ao abrir os olhos, deparei contigo e logo compreendi que meu sonho se tornava realidade! Ajuda-me a realizar todas as outras coisas vislumbradas em sonho. Antes de mais nada, temos de colocar sobre aquela pedra larga o esquife de vidro que tem encerrado o meu castelo.
Assim que a pedra recebeu o peso do esquife, ergueu- se com o rapaz e a jovem e, pela abertura do teto, chegou à sala superior, onde facilmente conseguiram sair para fora. Então a jovem levantou a tampa e foi maravilhoso ver como o castelo, as casas e demais construções iam aumentando e readquirindo o verdadeiro tamanho.
Depois, os dois jovem voltaram ao interior da caverna e fizeram a pedra carregar para cima os vasos cheios de fumaça. Conforme eram destapados pela moça, a fumaça saía impetuosamente e se transformava em seres vivos, nos quais ela reencontrou todos os criados e sua gente.
Mas a alegria atingiu o auge quando ela viu surgir o irmão que, tendo matado o necromante sob a forma de touro, recuperara o verdadeiro aspecto e agora vinha ao seu encontro.
Cumprindo a promessa, ela, no mesmo dia, ao pé do altar, deu a mão ao alfaiate felizardo.