Luie Hein


Chàng Heinz lười biếng


Hein was lui. En ofschoon hij niets anders te doen had, dan elke dag de geit naar de wei te brengen, zuchtte hij toch nog diep, als hij na zijn volbrachte dagtaak 's avonds thuiskwam. "Het is stellig een zware taak," zei hij, "een moeitevolle arbeid, zo'n geit jaar in jaar uit tot diep in de herfst te hoeden. En als je dan tenminste nog eens kon gaan liggen en een tukje doen! Maar nee. Overal moetje ogen hebben, anders knabbelt hij aan de jonge boompjes, of hij loopt door een hek een tuin binnen, of hij probeert weg te lopen. Hoe kun je dan nog een ogenblik rust hebben of plezier hebben in je leven!" Hij ging zitten, liet zijn gedachten gaan, en overlegde hoe hij die zware last van zijn schouders kon wentelen. Lang was z'n nadenken vergeefs, maar opeens vielen hem de schellen van de ogen. "Ik weet het al!" riep hij uit, "ik trouw met dikke Trien, die heeft ook een geit, en dan kan ze de mijne erbij hoeden, dan heb ik er geen last meer van." Dus stond Hein op, zette z'n vermoeide leden in beweging, ging dwars de straat over, want verder was het niet, – waar de ouders van dikke Trien woonden, en vroeg de hand van hun ijverige en deugdzame dochter. De ouders hoefden er niet lang over te denken. "Soort zoekt soort," meenden ze en gaven hun toestemming. Zo werd dikke Trien de vrouw van Hein, en ze hoedde beide geiten. Hein beleefde goede dagen; hij hoefde nergens meer van bij te komen dan van z'n eigen luiheid. Alleen ging hij nu en dan mee naar buiten en zei: "Dat doe ik alleen om later meer van mijn rust te genieten, anders zou je 't gevoel ervoor nog verliezen."
Maar dikke Trien was niet minder lui. "Heinlief," zei ze op een keer, "waarom zouden we ons 't leven zonder noodzaak moeilijk maken en onze beste tijd verzuren? Zou het niet veel beter zijn, als we allebei de geiten, die ons elke morgen met hun geblaat wakker maken, eens aan onze buurman gaven, en hij gaf er een bijenkorf voor in de plaats? Die bijenkorf zetten we op een zonnig plekje achter 't huis, en daar hoeven we verder niet meer naar om te zien. Bijen hoef je niet te hoeden, je hoeft er niet mee uit, ze vliegen uit, ze vinden de weg naar huis vanzelf, en ze maken honing, zonder dat het ons enige moeite kost." - "Jij bent nog eens een verstandige vrouw," antwoordde Hein, "je voorstel zullen we zonder mankeren meteen ten uitvoer brengen; bovendien is honing lekkerder en voedzamer dan geitenmelk, en je kunt het langer bewaren ook." De buurman gaf voor de twee geiten graag een bijenkorf. De bijen vlogen onvermoeid van de vroege morgen tot de late avond uit en in, en vulden de raat met de mooiste honing, zodat Hein er in 't najaar een kruik vol uit kon halen.
Ze zetten de kruik op de plank, die boven aan de wand op hun slaapkamer was gemaakt, en omdat ze bang waren dat hij gestolen werd, of dat de muizen eraan konden knabbelen, haalde Trien een stevige hazeltak en legde die bij haar bed, zodat ze, zonder te hoeven opstaan, met de hand de plank kon bereiken en ongenode gasten van haar bed uit kon verjagen.
Luie Hein kwam voor de middag niet uit bed. "Vroeg opgestaan is je goed verdaan," zei hij. Op een ochtend dat hij bij heldere zonneschijn nog in de veren lag, en uitrustte van 't lange slapen, zei hij tegen zijn vrouw: "Vrouwen houden van zoetigheid, jij snoept voortdurend van de honing; het is beter om, voor je alles hebt opgegeten, er een gans voor te kopen met een jong gansje erbij." - "Maar dan toch niet," zei Trien, "voor we een kind hebben om die gans te hoeden. Denk je dat ik me met jonge ganzen ga vermoeien en m'n krachten zonder noodzaak inspannen?" - "Dacht je," zei Hein, "dat die jongen ganzen zou hoeden? Vandaag de dag zijn de kinderen niet meer gehoorzaam; ze doen wat ze zelf willen, want ze denken dat ze wijzer zijn dan hun ouders; net als die knecht die een koe moest zoeken en drie merels ging vangen." - "Nou," zei Trien, "het zou hem anders slecht bekomen, als hij niet deed wat ik zei: een stok zal ik nemen en hem met ongetelde slagen z'n huid blauw slaan. Kijk maar eens Hein!" en in haar ijver pakte ze de stok, waarmee ze de muizen zou verjagen, "zie je, zó zal ik erop los slaan!" en ze zwaaide de hazeltak, maar ongelukkigerwijze sloeg ze de kruik honing boven het bed van de plank af. De kruik sloeg tegen de muur, viel in scherven, en de kostelijke honing stroomde over de grond. "Daar liggen nu de gans en het gansje," zei Hein, "en hij hoeft ook niet gehoed te worden. Alleen is 't een geluk, dat die kruik niet op m'n hoofd is gevallen, en we hebben alle reden om tevreden te zijn met ons lot. En omdat hij in één van de scherven nog wat honing zag, reikte hij daarnaar en zei heel tevreden: "Wat er over is, vrouw, zullen we toch nog heerlijk opeten, en dan zullen we voor de schrik eens lekker gaan slapen; wat geeft 't als we eens een beetje later dan gewoonlijk op zijn; de dag is werkelijk lang genoeg." - "Ja," antwoordde Trien, "alles komt toch nog op tijd terecht. Weet je, de slak was eens op de bruiloft gevraagd, en hij ging op weg, maar hij kwam aan met het doopmaal. En voor 't huis viel ze nog over de heg en zei: "Haastige spoed is zelden goed."
Heinz lười chảy thây ra, hàng ngày chẳng làm việc gì ngoài việc chăn dê ở đồng cỏ. Nhưng cứ tối về đến nhà là chàng ta lại thở ngắn thở dài. Chàng nói:
- Chăn một con dê hết năm này sang năm khác, ở ngoài đồng từ đầu xuân đến tận cuối thu, đó đúng là một gánh nặng, một công việc vất vả. Giá như có thể tìm chỗ nào đó ngả lưng đánh một giấc thì còn đỡ, đằng này lúc nào mắt cũng phải để ý tới dê, không cho nó phá hoại cây non, phá rào chui vào vườn sau, hoặc thậm chí chạy nhảy đi đâu mất. Cứ như thế thì làm sao có lúc được rảnh rỗi, vui thú với đời.
Nghĩ mãi cũng chẳng biết tính sao, bỗng nhiên nhanh như chớp, một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu chàng: "Mình sẽ cưới luôn ả Trine béo mập. Ả cũng có một con dê, ả có thể chăn luôn cả dê của mình nữa, như vậy có phải mình đỡ vất vả hơn không?."
Heinz bèn đứng dậy, nhấc đôi chân mệt mỏi lên, đi qua đường cái. Bố mẹ ả Trine béo mập ở cách đây cũng không xa. Chàng đến xin hỏi cưới con gái của họ. Bố mẹ ả cũng chẳng phải đắn đo suy nghĩ gì lâu. Họ nghĩ bụng: "Thôi thì nồi nào úp vung nấy!" và bằng lòng cho cưới. Thế là ả Trine béo mập thành vợ của chàng Heinz, cô chăn luôn cả hai con dê. Giờ đây Hanxơ tha hồ thảnh thơi. Có việc gì làm đâu mà cần nghỉ, trừ việc lười quá đâm mệt mà phải nghỉ thôi. Hãn hữu lắm Heinz mới đi chăn dê cùng vợ và nói:
- Đi chăn dê như thế này cũng chỉ cốt để hưởng thú nghỉ ngơi cho đậm đà hơn thôi. Nếu không thì chẳng còn cảm thấy thú nghỉ ngơi nữa.
Nhưng ả Trine béo mập cũng vào hạng lười không kém. Một hôm, ả bảo chồng:
- Anh Heinz ơi, tại sao ta lại tự làm khổ mình một cách vô cớ, làm cho mòn mỏi tuổi xuân của chúng ta như thế nhỉ? Em tính như thế này có hơn không: Ta đổi quách cho bác hàng xóm đôi dê sáng nào cũng be be om sòm làm mất cả giấc ngủ ngon lúc sớm, lấy tổ ong của bác ta. Ta treo tổ ong ở sau nhà, nơi có nhiều nắng, rồi từ đó ta chẳng còn phải bận tâm lo lắng gì cả. Nuôi ong đâu có cần trông nom, mà cũng chẳng phải dẫn nó ra đồng. Ong bay đi khắp nơi, rồi tự tìm lấy đường về. Ong cho ta mật ngon mà không hề bắt ta nuôi dưỡng khó nhọc gì cả.
Heinz đáp:
- Em nói thật có lý. Chúng ta có thể thực hiện ngay ý định của em mà không cần trù trừ gì nữa. Vì mật ong ăn ngon và bổ hơn sữa dê, để cũng được lâu hơn.
Bác hàng xóm vui lòng đổi một tổ ong lấy đôi dê. Ong bay đi kiếm ăn từ sớm tinh mơ tới tối mịt mà không hề biết mệt. Ong kéo mật ong đầy tổ, mật ong nhiều đến nỗi chỉ mới đến mùa thu mà Heinz đã lấy được một vò đầy. Hai vợ chồng đặt vò lên một tấm ván đóng ở trên tường trong phòng ngủ. Đề phòng kẻ trộm lấy đi hoặc chuột leo lên, ả Trine liền kiếm một chiếc gậy lớn bằng gỗ dẻ, để gậy ngay bên giường, như vậy vừa đỡ mất công dậy, vừa thuận tay với gậy đuổi những vị khách không mời mà đến.
Chàng Heinz biếng nhác không thích rời khỏi giường trước mười hai giờ trưa. Chàng nói:
- Ai dậy sớm, người ấy phung phí của cải.
Một buổi sáng kia, khi trời đã nắng, nhưng Heinz hãy còn nằm trong chăn lông để nghỉ cho đỡ mệt vì ngủ lâu quá rồi. Chàng bảo vợ:
- Đàn bà là chúa thích của ngọt. Em cứ hay nếm mật lúc vắng người, chắc em sẽ chén hết chỗ mật này mất. Có lẽ tốt hơn hết là ta đem đi đổi chỗ mật ong này lấy một con ngỗng to và một con ngỗng con.
Ả Trine nói:
- Nhưng hãy đợi đến khi chúng ta có một đứa con cho nó chăn ngỗng đã chứ. Anh tính để em khổ sở vì mấy con ngỗng con phải không? Đừng để em tốn công mất sức một cách không cần thiết vào việc ấy.
Heinz nói:
- Em bảo để thằng con nó chăn ngỗng à? Ngày nay con cái không chịu nghe lời bố mẹ nữa. Chúng làm theo ý kiến riêng của chúng. Chúng cứ tưởng chúng khôn hơn bố mẹ, như chuyện thằng con nhà kia chẳng hạn, sai nó đi tìm bò thì nó lại đi săn bắt ba con sáo.
Trine đáp:
- Hừ, vào tay tôi ấy hả? Nếu nó không chịu làm theo lời tôi dặn thì cứ gọi là nhừ xương! Tôi lấy gậy quật cho nó liên hồi tới thâm tím mình mẩy mới tha. Heinz, anh hãy xem này!
Trong lúc hăng máu, ả vớ luôn chiếc gậy để đánh chuột, ả hét:
- Anh trông đây này, em sẽ thẳng tay cho nó một trận như thế này này!
Ả vung gậy lên, nhưng không may lại đập đúng vò mật ong ở phía trên giường. Chiếc vò va vào tường, rơi xuống đất vỡ ra từng mảnh và mật ong ngon lành chảy lai láng trên mặt đất.
Heinz nói:
- Thế là cả ngỗng cái lẫn ngỗng con nằm ra đó rồi, chẳng cần phải chăn nữa. Nhưng cũng còn may chán, vò không rơi vào đầu anh. Số chúng ta hãy còn hên chán: của đi thay người!
Bỗng Heinz nhìn thấy ở một mảnh vò hãy còn dính chút mật ong, chàng với tay ra lượm và còn lấy làm khoái chí nói:
- Em ạ, thôi thì đành lấy làm ngon miệng với chỗ mật ong sót lại này vậy, rồi nghỉ ngơi một chút cho hoàn hồn sau cơn sợ hãi kia. Nếu ta có dậy trưa hơn mọi khi thì cũng có sao đâu, ngày còn dài chán!
Ả Trine đáp:
- Vâng, đúng thế đấy! Dù có đến chậm rồi cũng cứ đúng lúc như thường. Anh có biết không, có lần người ta mời ốc sên đi ăn cưới. Khi sên tới nơi thì đang là lễ đỡ đầu cho đứa con đầu lòng của người ta. Đến cửa nhà người ta, sên còn vấp ngã ở bờ giậu, nó nói: "Vội là hỏng việc!."


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng