Henrique, o preguiçoso


Chàng Heinz lười biếng


Era uma vez um grande preguiçoso chamado Henrique, o qual, embora não tivesse outra coisa a fazer senão levar diariamente a cabra a pastar, todavia, à noite, após terminado o dia de trabalho, punha-se a suspirar:
- É, na verdade, um trabalho penoso e cansativo o meu! Todos os dias ter de levar ao pasto esta cabra, um dia, depois outro, até o fim do outono! Se ao menos a gente pudesse deitar-se e dormir! Mas qual, é preciso manter os olhos bem abertos e ver que ela não estrague os tenros arbustos, que não entre nalgum jardim através das cercas e também que não fuja. Como é possível ter um pouco de paz e gozar a vida?
Um dia, sentou-se num canto, muito concentrado, e ruminava como haveria de fazer para ficar livre daquele peso. Meditou longamente, mas em vão. De repente, porém, teve uma ideia.
- Ah, já sei o que hei de fazer! - exclamou: - caso-me com a gorda Rina. Ela, também, possui uma cabra; junto com a dela poderá levar a minha, assim escusa que eu continue a estafar-me.
Decidido isto, Henrique levantou-se, pôs em movimento os pobres membros cansados e atravessou a rua, pois era apenas essa a distância que o separava da casa onde habitavam os pais da gorda Rina. E pediu-lhes a mão da virtuosa e diligente filha. Os pais não perderam tempo a pensar.
- Deus os fez e agora os junta! - disseram, e deram o consentimento.
Assim pois, a gorda Rina tornou-se a esposa de Henrique e teve que levar ao pasto as duas cabras.
Henrique folgava o dia todo e só tinha que descansar da sua grande preguiça. Uma vez ou outra ele dava uma chegada ao pasto, dizendo:
- Faço isto só para gozar melhor o descanso; caso contrário a gente acaba por não apreciá-lo bastante.
Acontece, porém, que a gorda Rina não era menos preguiçosa que ele. E, um belo dia, disse:
- Querido Henrique, para que havemos de amargurar nossa vida sem necessidade e desperdiçar os melhores anos de nossa mocidade? Estas duas cabras, que com seu irritante balido nos despertam todas as manhãs no melhor do sono, não achas melhor dá-las ao nosso vizinho, em troca de uma colmeia? Poderemos colocar a colmeia no fundo do quintal, em lugar bem ensolarado e não teremos preocupações com ela. Não é preciso vigiar as abelhas nem levá-las a pastar; elas voam par conta própria c sozinhas encontram o caminho de volta para casa; além disso, produzem mel sem nos dar u menor amolação!
- Falaste como mulher sensata, - respondeu Henrique; - acho que a tua ó uma propostu que deve ser levada a efeito imediatamente; além disso, o mel é muito mais saboroso e nutritivo do que o leite de cabra e pode ser conservado muito mais tempo.
O vizinho deu de bom grado uma colmeia em troca das duas cabras. As laboriosas abelhas voavam de cá e de lá desde manhã cedo até à noite, e em pouco tempo encheram a colmeia do belíssimos favos dourados; portanto, quando chegou o outono, Henrique pôde colher um pote bem cheio de mel.
Resolveram guardar o pote numa trave pregada bem em cima da cama, no quarto e, com receio de que os ratos pudessem achá-lo, Rina muniu-se de uma vara de aveleira e colocou-a ao lado da cama para tê-la à mão. sem ter necessidade de levantar-se, nem ter o incômodo de sair da cama para enxotar os prováveis intrusos.
O preguiçoso Henrique não gostava nunca de levantar-se antes do meio-dia e costumava dizer:
- Quem levanta cedo, desperdiça o que é bom.
Uma bela manhã, quando o dia já estava bem claro e ele ainda repousava nas fofas plumas, descansando do longo sono, ocorreu-lhe dizer à mulher:
- As mulheres gostam do que é doce e tu vives lambiscando o mel; antes que acabes com ele, tu sozinha, é melhor vendê-lo e comprar uma gansa com um gansinho.
- Mas não antes que tenhamos um filho para tomar conta deles! - disse a mulher. - Achas, por acaso, que devo aborrecer-me com os gansinhos e despender inutilmente minhas forças com eles?
- E tu achas que o menino cuidaria dos gansos? - retorquiu Henrique. - Hoje em dia, os filhos já não obedecem a ninguém, só fazem o que lhes dá na veneta, porque se julgam mais sabidos do que os pais; justamente como aquele criado que foi procurar a vaca tresmalhada e pôs-se a correr atrás dos melros.
- Oh, - respondeu Rina, - pobre dele se não fizer o que eu mandar! Pegarei num pau e lhe curtirei a pele com pancadas! Olha, Henrique, - gritou ela exaltada, e pegou a vara que trouxera para enxotar os ratos: - olha, vê como lhe hei de bater!
Assim dizendo, ergueu o braço para sacudir a vara, mas, infelizmente, bateu no pote de mel que estava em cima da trave; o pote bateu na parede e, caindo, despedaçou-se. O delicioso mel esparramou-se todo pelo chão.
- Lá se foram a gansa e o gansinho, - disse Henrique, - agora não mais teremos que cuidar deles. Sorte que o pote não me caiu na cabeça, temos mesmo de nos regozijar com isso!
E, vendo um pouco de mel num caco do pote, Henrique estendeu a mão, apanhou-o e disse muito contente:
- Aproveitemos este restinho, mulher; depois descansaremos um pouco deste grande susto que levamos. Que importa se nos levantarmos um pouco mais tarde do que de costume? O dia é sempre bastante comprido!
- Sim, - respondeu Rina, - e chegaremos sempre a tempo. Sabes, uma vez a lesma foi convidada a um casamento, ela pôs-se a caminho mas só chegou no dia do batizado. Ao chegar diante da casa, sucedeu-lhe porém cair da cerca e então exclamou:
- Maldita a minha pressa!
Heinz lười chảy thây ra, hàng ngày chẳng làm việc gì ngoài việc chăn dê ở đồng cỏ. Nhưng cứ tối về đến nhà là chàng ta lại thở ngắn thở dài. Chàng nói:
- Chăn một con dê hết năm này sang năm khác, ở ngoài đồng từ đầu xuân đến tận cuối thu, đó đúng là một gánh nặng, một công việc vất vả. Giá như có thể tìm chỗ nào đó ngả lưng đánh một giấc thì còn đỡ, đằng này lúc nào mắt cũng phải để ý tới dê, không cho nó phá hoại cây non, phá rào chui vào vườn sau, hoặc thậm chí chạy nhảy đi đâu mất. Cứ như thế thì làm sao có lúc được rảnh rỗi, vui thú với đời.
Nghĩ mãi cũng chẳng biết tính sao, bỗng nhiên nhanh như chớp, một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu chàng: "Mình sẽ cưới luôn ả Trine béo mập. Ả cũng có một con dê, ả có thể chăn luôn cả dê của mình nữa, như vậy có phải mình đỡ vất vả hơn không?."
Heinz bèn đứng dậy, nhấc đôi chân mệt mỏi lên, đi qua đường cái. Bố mẹ ả Trine béo mập ở cách đây cũng không xa. Chàng đến xin hỏi cưới con gái của họ. Bố mẹ ả cũng chẳng phải đắn đo suy nghĩ gì lâu. Họ nghĩ bụng: "Thôi thì nồi nào úp vung nấy!" và bằng lòng cho cưới. Thế là ả Trine béo mập thành vợ của chàng Heinz, cô chăn luôn cả hai con dê. Giờ đây Hanxơ tha hồ thảnh thơi. Có việc gì làm đâu mà cần nghỉ, trừ việc lười quá đâm mệt mà phải nghỉ thôi. Hãn hữu lắm Heinz mới đi chăn dê cùng vợ và nói:
- Đi chăn dê như thế này cũng chỉ cốt để hưởng thú nghỉ ngơi cho đậm đà hơn thôi. Nếu không thì chẳng còn cảm thấy thú nghỉ ngơi nữa.
Nhưng ả Trine béo mập cũng vào hạng lười không kém. Một hôm, ả bảo chồng:
- Anh Heinz ơi, tại sao ta lại tự làm khổ mình một cách vô cớ, làm cho mòn mỏi tuổi xuân của chúng ta như thế nhỉ? Em tính như thế này có hơn không: Ta đổi quách cho bác hàng xóm đôi dê sáng nào cũng be be om sòm làm mất cả giấc ngủ ngon lúc sớm, lấy tổ ong của bác ta. Ta treo tổ ong ở sau nhà, nơi có nhiều nắng, rồi từ đó ta chẳng còn phải bận tâm lo lắng gì cả. Nuôi ong đâu có cần trông nom, mà cũng chẳng phải dẫn nó ra đồng. Ong bay đi khắp nơi, rồi tự tìm lấy đường về. Ong cho ta mật ngon mà không hề bắt ta nuôi dưỡng khó nhọc gì cả.
Heinz đáp:
- Em nói thật có lý. Chúng ta có thể thực hiện ngay ý định của em mà không cần trù trừ gì nữa. Vì mật ong ăn ngon và bổ hơn sữa dê, để cũng được lâu hơn.
Bác hàng xóm vui lòng đổi một tổ ong lấy đôi dê. Ong bay đi kiếm ăn từ sớm tinh mơ tới tối mịt mà không hề biết mệt. Ong kéo mật ong đầy tổ, mật ong nhiều đến nỗi chỉ mới đến mùa thu mà Heinz đã lấy được một vò đầy. Hai vợ chồng đặt vò lên một tấm ván đóng ở trên tường trong phòng ngủ. Đề phòng kẻ trộm lấy đi hoặc chuột leo lên, ả Trine liền kiếm một chiếc gậy lớn bằng gỗ dẻ, để gậy ngay bên giường, như vậy vừa đỡ mất công dậy, vừa thuận tay với gậy đuổi những vị khách không mời mà đến.
Chàng Heinz biếng nhác không thích rời khỏi giường trước mười hai giờ trưa. Chàng nói:
- Ai dậy sớm, người ấy phung phí của cải.
Một buổi sáng kia, khi trời đã nắng, nhưng Heinz hãy còn nằm trong chăn lông để nghỉ cho đỡ mệt vì ngủ lâu quá rồi. Chàng bảo vợ:
- Đàn bà là chúa thích của ngọt. Em cứ hay nếm mật lúc vắng người, chắc em sẽ chén hết chỗ mật này mất. Có lẽ tốt hơn hết là ta đem đi đổi chỗ mật ong này lấy một con ngỗng to và một con ngỗng con.
Ả Trine nói:
- Nhưng hãy đợi đến khi chúng ta có một đứa con cho nó chăn ngỗng đã chứ. Anh tính để em khổ sở vì mấy con ngỗng con phải không? Đừng để em tốn công mất sức một cách không cần thiết vào việc ấy.
Heinz nói:
- Em bảo để thằng con nó chăn ngỗng à? Ngày nay con cái không chịu nghe lời bố mẹ nữa. Chúng làm theo ý kiến riêng của chúng. Chúng cứ tưởng chúng khôn hơn bố mẹ, như chuyện thằng con nhà kia chẳng hạn, sai nó đi tìm bò thì nó lại đi săn bắt ba con sáo.
Trine đáp:
- Hừ, vào tay tôi ấy hả? Nếu nó không chịu làm theo lời tôi dặn thì cứ gọi là nhừ xương! Tôi lấy gậy quật cho nó liên hồi tới thâm tím mình mẩy mới tha. Heinz, anh hãy xem này!
Trong lúc hăng máu, ả vớ luôn chiếc gậy để đánh chuột, ả hét:
- Anh trông đây này, em sẽ thẳng tay cho nó một trận như thế này này!
Ả vung gậy lên, nhưng không may lại đập đúng vò mật ong ở phía trên giường. Chiếc vò va vào tường, rơi xuống đất vỡ ra từng mảnh và mật ong ngon lành chảy lai láng trên mặt đất.
Heinz nói:
- Thế là cả ngỗng cái lẫn ngỗng con nằm ra đó rồi, chẳng cần phải chăn nữa. Nhưng cũng còn may chán, vò không rơi vào đầu anh. Số chúng ta hãy còn hên chán: của đi thay người!
Bỗng Heinz nhìn thấy ở một mảnh vò hãy còn dính chút mật ong, chàng với tay ra lượm và còn lấy làm khoái chí nói:
- Em ạ, thôi thì đành lấy làm ngon miệng với chỗ mật ong sót lại này vậy, rồi nghỉ ngơi một chút cho hoàn hồn sau cơn sợ hãi kia. Nếu ta có dậy trưa hơn mọi khi thì cũng có sao đâu, ngày còn dài chán!
Ả Trine đáp:
- Vâng, đúng thế đấy! Dù có đến chậm rồi cũng cứ đúng lúc như thường. Anh có biết không, có lần người ta mời ốc sên đi ăn cưới. Khi sên tới nơi thì đang là lễ đỡ đầu cho đứa con đầu lòng của người ta. Đến cửa nhà người ta, sên còn vấp ngã ở bờ giậu, nó nói: "Vội là hỏng việc!."


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng