Ngôi nhà trong rừng


Az erdei ház


Có một bác tiều phu nghèo sống với vợ và ba cô con gái trong một túp lều nhỏ ở ven một khu rừng hẻo lánh. Một buổi sớm, lúc sắp đi làm, bác dặn vợ:
- Hôm nay mình sai đứa con cả mang cơm trưa vào rừng cho tôi nhé, về giữa buổi sợ làm không xong việc.
Bác còn nói thêm:
- Để con khỏi lạc đường, tôi đem theo một túi kê, rải dọc lối đi.
Khi mặt trời lên tới đỉnh đầu thì cô con gái lớn mang một nồi xúp lên đường. Nhưng sẻ đồng, sẻ rừng, chim sơn ca và hoa mai, sáo sậu và phù dung đã mổ nhặt ăn hết kê từ lâu rồi, vì thế cô bé không tìm thấy dấu đường nào cả.
Cô cứ đi liều, đi mãi cho tới khi mặt trời đã lặn, bóng đêm trùm xuống. Trong bóng đêm mờ tối ấy cô nghe thấy tiếng cây rì rào, tiếng cú kêu, cô bắt đầu sợ. Chợt cô nhìn thấy phía xa có ánh đèn lấp ló sau hàng cây. Cô nghĩ bụng chắc là ở đó có người, họ có thể cho mình ngủ nhờ qua đêm nay. Rồi cô nhắm hướng có ánh đèn mà đi. Chỉ một lát sau, cô đã tới một ngôi nhà, cửa sổ chiếu hắt ánh đèn ra. Cô gõ cửa. Một giọng khàn khàn từ trong nhà nói vọng ra:
- Cứ vào!
Cô bước lên nền nhà tối mò và gõ cửa buồng thì lại có tiếng người nói:
- Cứ vào đi!
Cô mở cửa. Ngồi bên bàn là một ông già tóc đã hoa râm, đầu gục trên hai bàn tay, chòm râu bạc phơ dài chấm gần đến đất. Nằm bên lò sưởi là ba con vật: một con gà mái, một con gà trống, và một con bò lông đốm sặc sỡ. Cô bé kể cho ông nghe chuyện mình, xin ông cho ngủ qua đêm. Ông hỏi mấy con vật:
Này chị mái tơ,
Này anh gà trống
Chị bò đốm hoa
Cả ba suy tính thế nào?
Mấy con vật đồng thanh trả lời:
- Đ… u… ú… c!
Như thế có nghĩa là: "Chúng tôi bằng lòng."
Rồi ông cụ nói tiếp:
- Ở đây thứ gì cũng sẵn và nhiều, con hãy xuống bếp nấu bữa ăn tối cho chúng ta đi!
Cô bé xuống bếp, thấy quả thật là thức gì cũng thừa thãi, cô nấu một bữa ăn thật ngon, song cô không nghĩ tới việc nấu cho mấy con vật. Cô mang lên một thẫu đầy, đặt lên bàn, ngồi vào cùng ăn với ông cụ cho nguôi cơn đói. Khi đã ăn xong, cô hỏi:
- Giờ con đã mệt, xin cụ chỉ giùm giường ở đây, Con chỉ muốn đặt mình xuống là ngủ ngay.
Mấy con vật đồng thanh đáp:
Cô đã ăn với cụ ấy,
Cô đã uống với cụ ấy,
Chúng tôi, cô chẳng đoái hoài.
Giờ cô còn hỏi, nơi nào ngả lưng?
Ônh cụ bảo:
- Con cứ đi lên thang gác, con sẽ thấy một cái phòng có hai giường, nhớ giũ giường và trải giường bằng khăn trắng, rồi ta sẽ lên ngay, ta cũng muốn ngả lưng đi ngủ rồi.
Cô bé trèo lên, vừa mới giũ giường trải khăn xong là cô lăn ngay ra ngủ, không hề nhớ tới việc đợi ông vụ già.
Một lát sau, ông cụ tóc hoa râm lên, soi đèn thấy cô đã ngủ say rồi, ông cụ lắc đầu, mở một cái cửa hầm cho cô bé rơi xuống đó.
Mãi tới khuya, bác tiều phu mới về tới nhà. Bác trách bác gái đã để bác phải nhịn đói cả ngày.
Bác gái phân trần:
- Tôi đâu có lỗi? Con bé lớn nó đem bữa trưa cho mình. Chắc hẳn nó lạc trong rừng, mai nó sẽ về.
Trời vừa hừng sáng, bác tiều phu đã dậy để đi rừng, lần này bác bắt cô con gái thứ hai phải mang cơm trưa cho mình. Bác nói:
- Tôi đem theo một túi đậu. Hạt đậu to hơn hạt kê nên con gái dễ nhận ra hơn, nó không thể lạc đường được.
Đúng giữa trưa thì cô gái thứ hai mang đồ ăn cho cha. Nhưng cũng như ngày hôm trước, đậu đã bị chim rừng nhặt sạch không còn sót lấy một hạt. Cô bé lạc, đi loanh quanh trong rừng. Tới khi trời xẩm tối thì cô cũng tới căn nhà của ông cụ. Cô cùng vào xin ăn và xin trọ. Ông già có chòm râu bạc phơ quay lại hỏi ba con vật:
Này chị mái tơ,
Này anh gà trống
Chị bò đốm hoa
Cả ba suy tính thế nào?
Lần này cũng vậy, ba con vật đồng thanh đáp:
- Đ… u… ú… c!
Mọi việc xảy ra y hệt đêm hôm trước. Cô bé nấu một bữa cơm rất ngon, cùng ngồi ăn uống với ông cụ và cũng chẳng đoái hoài gì đến mấy con vật. Đến lúc cô hỏi chỗ ngủ, ba con vật đồng thanh đáp:
Cô đã ăn với cụ ấy,
Cô đã uống với cụ ấy,
Chúng tôi, cô chẳng đoái hoài.
Giờ cô còn hỏi, nơi nào ngả lưng?
Khi cô ngủ say, ông cụ lên, nhìn cô lắc đầu. Rồi ông cũng cho cô tụt xuống hầm.
Sáng ngày thứ ba, bác tiều phu dặn vợ:
- Bữa nay mình để con bé út mang đồ ăn cho tôi nhé. Con bé vốn tính hiền lành, nết na, đi đến nơi về đến chốn chứ không như các chị nó. Hai đứa ấy chẳng khác gì mấy con ong rừng, suốt ngày chỉ nhởn nhơ chạy quanh.
Người vợ không muốn vậy nên nói:
- Lại muốn tôi mất nốt đứa con gái tôi cưng nhất hay sao?
Chồng đáp:
- Khỏi phải lo! Con bé ấy thông minh và rất khôn, nó không lạc đâu. Hôm nay tôi đem theo đậu Hòa Lan để rắc dọc đường. Hạt đậu Hòa Lan to hơn nên con nó dễ nhận ra đường đi hơn.
Nhưng đến lúc cô bé xách làn ra đi thì lũ chim gáy đã nhặt hết đậu. Cô chẳng còn biết đường đi lối lại ra sao nữa. Cô lo lắm, lúc nào cũng nghĩ sợ cha bị bỏ đói, lo mẹ buồn phiền một khi cô không về.
Rồi tới khi trời tối, cô chợt thấy có ánh đèn. Cô đi theo hướng ấy thì tới ngôi nhà trong rừng. Cô nói rất lễ phép rằng cô muốn xin ngủ trọ qua đêm. Ông cụ già có chòm râu bạc phơ lại hỏi mấy con vật:
Này chị mái tơ,
Này anh gà trống
Chị bò đốm hoa
Cả ba suy tính thế nào?
- Đ… u… ú… c!
Chúng đồng thanh trả lời. Lúc ấy, cô bé bước tới bên lò sưởi, chỗ mấy con vật đang nằm, lấy tay vuốt nhẹ bộ lông óng mượt của gà mái và gà trống, rồi lại xoa đầu bò đốm hoa. Theo lời ông cụ dặn, cô đi nấu một bữa ăn ngon lành. Nấu xong, cô bưng thức ăn, bày lên bàn, rồi cô tự hỏi:
- Mình ăn cho no chán, để mấy con vật hiền lành tốt bụng rỗng có đành lòng không? Ở bếp thức ăn bày la liệt, mình phải cho chúng ăn nó cái đã.
Cô đi lấy lúa mạch vung cho gà mái, gà trống ăn, lấy cho bò một ôm rơm còn thơm mùi lúa. Cô thì thầm với mấy con vật:
- Mấy bạn thân mến của tôi. Chúc các bạn ăn ngon. Nếu khát, tôi sẽ kiếm nước mát để các bạn uống.
Rồi cô xách một thùng nước đầy mang vào cho chúng uống. Gà trống, gà mái nhảy ngay lên mép thùng, nhúng mỏ xuống nước rồi lại vươn cổ lên nom y hệt như chim uống nước, còn bò đốm hoa làm luôn một hơi dài thoải mái. Cho mấy con vật ăn uống xong xuôi, cô bé mới lại ngồi vào bàn ăn, ăn những thức ăn ông cụ để dành phần cô. Một lát sau, gà trống, gà mái bắt đầu rúc đầu dưới cánh và bò đốm hoa chớp mắt liên hồi. Đúng lúc đó, cô bé hỏi:
- Liệu giờ chúng ta đi nghỉ được chưa?
- Này chị mái tơ,
Này anh gà trống
Chị bò đốm hoa
Cả ba suy tính thế nào?
Mấy con vật đồng thanh đáp:
- Đ… u… ú… c!
Cô ăn với chúng tôi,
Cô uống với chúng tôi,
Cô nghĩ tới chúng tôi,
Chúc cô ngủ ngon giấc!
Cô đi lên thang gác, giũ gối, trải khăn mới xong xuôi đâu đấy thì ông cụ cũng đi lên, ngả lưng lên một chiếc giường, râu ông cụ dài chấm gót chân. Cô bé lên chiếc giường kia để ngủ.
Cô ngủ được một giấc ngon lành. Đến nửa đêm, bỗng nhà cửa rung chuyển làm cô thức giấc. Cả bốn góc nhà đều rung chuyển, kêu răng rắc, cánh cửa lớn cứ sập vào rồi lại mở ra, đập vàp tường rầm rầm. Xà nhà đung đưa như muốn rời khỏi mộng, gác như muốn sụp xuống. Rồi có tiếng ngói xô vào nhau như cả mái nhà muốn sập. Nhưng rồi tất cả lại yên tĩnh, cô bé thấy mình chẳng việc gì nên cứ nằm yên trên giường, nhắm mắt ngủ tiếp.
Sáng hôm sau, trong ánh nắng chói chang, cô tỉnh dậy, thấy mắt mình như hoa lên. Kỳ lạ chưa? Cô thấy mình đang nằm trong một căn phòng lớn, mọi cảnh vật xung quanh trang hoàng vô cùng lộng lẫy như trong cung vua. Những cụm hoa bằng vàng nhô lên từ bức tường bọc toàn bằng lụa màu lá cây. Giường trạm trổ bằng ngà voi, chăn bọc nhung đỏ. Trên chiếc ghế kê bên giường là một đôi hài thêu điểm trân châu. Trong lúc cô còn đang ngỡ là mình nằm mơ thì có ba người hầu ăn mặc sang trọng bước vào, hỏi cô có sai bảo gì không.
Cô bảo họ:
- Các bác cứ ra đi, tôi dậy ngay bây giờ để nấu xúp cho ông cụ ăn, rồi còn cho chị gà mái tơ, anh gà trống, chị bò đốm hoa ăn nữa.
Cô nghĩ chắc ông cụ đã dậy rồi. Cô ngoảnh sang giường bên xem sao, nhưng nằm ở trên giường không phải là một ông cụ mà lại là một chàng trai nom rất lạ. Trong lúc cô còn đương mải ngắm nhìn người lạ mặt, trẻ đẹp kia thì người ấy bật dậy và nói với cô:
- Tôi chính là một hoàng tử bị một phù thủy độc ác phù phép biến ra thành một ông cụ già tóc bạc sống giữa rừng sâu với ba người hầu, cả ba đều bị mụ phù phép biến thành gà mái, gà trống và bò đốm hoa. Phép yêu ấy chỉ được giải khi nào có một người con gái tốt bụng tới đây, không những biết thương người mà biết thương cả các loài vật nữa. Và người con gái đó chính là nàng. Nửa đêm hôm qua chính nàng đã giải thoát cho chúng tôi, ngôi nhà cổ giữa rừng cũng đã trở lại nguyên hình là cung điện nguy nga ngày xưa.
Khi cả hai đã đứng dậy, hoàng tử bảo ba người hầu đi mời bố mẹ cô đến để làm lễ cưới.
Cô nói:
- Nhưng còn hai chị của thiếp giờ này ở đâu?
- Ta giam hai người đó ở dưới hầm nhà. Ngày mai hai người sẽ được dẫn vào trong rừng. Họ phải làm lụng cho một người đốt than cho tới khi nào họ sửa được lỗi, biết thương yêu các loài vật, không để chúng phải đói bụng.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Rengeteg nagy erdő szélén élt kis kunyhójában a favágó a feleségével meg a három lányával. Egy reggel, mikor munkába indult, azt mondta a feleségének:
- Egész napra odamaradok, különben nem tudok végezni a sok dologgal. Az ebédemet majd küldd utánam a legnagyobb lányunkkal. Hogy el ne tévedjen viszek magammal egy zacskó kölest és elszórom az úton.
Mikor a nap delelőre ért, a legnagyobbik lány elindult az erdőbe az ebéddel. De hamarosan eltévedt, nem találta az utat mert a verebek, rigók, cinkék és pintyek akkorra már régen fölcsipegették a kölest, amit az édesapja elhintett. Csak úgy találomra ment tovább, mindig beljebb és beljebb, míg a nap le nem szállt, s meg nem jött az éjszaka.
A fák lombja nyögni kezdett, a sötétben baglyok huhogtak, s a bokrok mintha panaszosan sóhajtoztak volna. A lányt elfogta a félelem; megállt, s azon töprengett, hová bújjék, merre meneküljön.
Akkor valami fényesség csillant meg a távolban a fák közt.
"Ott emberek laknak, majd csak adnak szállást éjszakára" - gondolta a lány, és elindult a világosság felé. Nemsokára egy házhoz ért, annak az ablaka világított.
Megzörgette a kiskaput. Egy nyers hang kiáltott ki:
- Kerülj beljebb!
A lány fölment a sötét falépcsőn, és bekopogtatott az ajtón.
- Csak tessék! - hallatszott ismét ugyanaz a hang.
Benyitott. Odabent egy deres hajú, vénséges vén ember ült az asztalnál. Arcát kezébe temette, fehér szakálla a földet verte A kemencepadkán pedig három állat pihent: egy tyúk, egy kakas meg egy tarka tehén.
A lány elpanaszolta, hogyan járt és éjjeli szállást kért.
A vénember figyelemmel végighallgatta, aztán a kemence felé fordult.
Tyúkocskám,
kakaskám,
és te, tarka tehénke:
mit szóltok a beszédre?
Az állatok azt mondták rá, hogy:
- Dukk!
S ez nyilván azt jelentette, hogy "mi ugyan nem bánjuk," mert az öreg azt mondta:
- Van itt eleség bőséggel, busásan. Eredj a tűzhelyhez; főzz nekünk vacsorát.
Kint a konyhán a lány talált-mindent, ami kellett. Jó vacsorát készített, de az állatokra nem gondolt. Föltette a tálat az asztalra, leült az ősz öregember mellé, és addig evett míg jól nem lakott.
Mikor jóllakott, azt mondta:
- Fáradt vagyok, lefeküdnék, jót aludnék. Hol találok ágyat?
Erre az állatok elkezdték a padkán:
Ettél, ittál, jóllaktál;
nekünk bezzeg nem adtál!
Most aztán magad lássad,
hogyan töltöd éjszakádat!
Az öreg pedig azt felelte neki:
- Eredj fel a lépcsőn, ott a kamrában találsz két ágyat, vesd meg őket szépen, húzz tiszta lepedőt, én is megyek mindjárt lefeküdni.
A lány fölment, sietve megágyazott, és tüstént lefeküdt, meg sem várta az öreget. Az nemsokára fölcammogott a szobába, körüljártatta benne a lámpája fényét, rávilágított a lányra is, de az meg sem mozdult, aludt, mint a bunda. Az öregember megcsóválta a fejét, aztán kinyitott egy csapóajtót, és lesüllyesztette a lányt a pincébe.
Késő este hazatért a favágó, mondja a feleségének:
- Hallod-e, asszony, igazán nem szép tőled, hogy egész nap éhezni hagytál!
- Már hogy hagytalak volna! Kiküldtem én idejében az ebédedet, de az a haszontalan lány vagy eltévedt, vagy elcsavargott, No, majd holnap kifaggatom, ha hazavetődik!
Másnap a favágó megint hajnal előtt kelt.
- Megint sok a munkám, megint nem érek rá hazajönni ebédre; küldd ki utánam az ennivalót a középső lányunkkal - mondta. - Hogy úgy ne járjon, mint a nénje, viszek magammal egy zacskó lencsét, s elszórom az úton; a lencse nagyobb, mint a köles, azt jobban meglátja, nem fog eltévedni.
Délben a középső lány is elindult hát az ebéddel. Hanem a lencsének nyoma sem volt már; mind egy szemig fölcsipegették az erdei madarak . A lány ide-oda bolyongott az erdőben, és estére ő is odaért a kis házhoz. Bezörgetett, enni kért, szállást kért, akárcsak tegnap a nénje.
A fehér szakállas öreg megint csak az állataitól kért tanácsot:
Tyúkocskám,
kakaskám,
és te, tarka tehénke:
mit szóltok a beszédre?
Az állatok ezúttal is csak mondtak, hogy:
- Dukk!
És minden úgy történt, mint tegnap. A lány jó vacsorát főzött, el is költötte az öreggel, de az állatokra ügyet sem vetett. Vacsora után ásított egy nagyot, és az ágya felől kérdezősködött.
Az állatok pedig rákezdték:
Ettél, ittál, jóllaktál;
nekünk bezzeg nem adtál!
Most aztán magad lássad,
hogyan töltöd éjszakádat!
A lány fölment a kamrába, megvetette az ágyat, lefeküdt és elaludt. Az öreg utána ballagott, most is megcsóválta a fejét, aztán Iesüllyesztette a pincébe.
Harmadnap hajnalban azt mondta a favágó a feleségének:
- Ha megjönne is közben a másik két lányunk, azért csak a legkisebbikkel küldd utánam az ebédet. Az mindig jó és engedelmes gyerek volt, most is az igaz úton fog maradni, nem kódorog el, mint a két nénje!
- Azt akarod, hogy a legkedvesebb gyermekemet is elveszítsem? - sopánkodott az asszony.
- Sose aggódjál - nyugtatta meg az ura. - Okos, eszes kislány az, nem fog eltévedni. Aztán meg ma egy zacskó borsót viszek magammal, azt hintem el. A borsó nagyobb, mint lencse, annak nyomán biztosan eltalál hozzám.
Délben a lányka karjára vette a kosárkát, elköszönt az édesanyjától, és elindult. Hanem akkorra a borsó már réges-régen a vadgalambok begyében volt! A lányka nem tudta, merre menjen, hova térjen. Egyre azon emésztődött, mennyire éhezik szegény édesapja, és mennyire aggódik majd az édesanyja, ha nem ér haza idejében. Reá is rásötétedett, ő is megpillantotta az erdei ház ablakában a világosságot, ő is bekopogtatott; és megkérdezte szépen, kaphatna-e szállást éjszakára.
Az öreg az állataihoz fordult:
Tyúkocskám,
kakaskám,
és te, tarka tehénke:
mit szóltok a beszédre?
Azok azt szólták, hogy:
- Dukk!
A lányka odament a kemencepadkához, megsimogatta a tyúkocskát, végigcirógatta a kakaskát, a tehénkének megvakarta a két szarva közt a fejét.
Az öreg kiküldte a konyhába, hogy készítsen vacsorát. A lány megfőzte az ételt, föltálalta az öregnek az asztalra, de maga nem ült le.
- Hát te nem eszel? - kérdezte az öreg.
- Hogyne - felelte a lány -, én jóllakjam, ezek a szegény jószágok meg semmit se kapjanak? Van odakint eleség bőséggel, busásan, előbb ellátom őket!
Hozott egy szakajtó árpát, azt kiszórta a tyúkocskának meg a kakaskának; aztán a tehénkének is hozott egy öl illatos szénát.
- Egyetek, kedves jószágok - mondta -, aztán ha megszomjaztatok, igyatok is!
Azzal elébük tett egy vödör friss vizet. A tyúkocska meg a kakaska felröppent a vödör szélére, belemártotta a csőrét a vízbe, aztán magasba tartotta a fejecskéjét, már ahogyan a madarak szokták, ha isznak. Jókorát húzott a tarka szőrű tehénke is.
Mikor az állatok jóllaktak, a lányka is asztalhoz ült, és megette, amit az öreg hagyott neki. A tyúkocska meg a kakaska a szárnya alá dugta a fejét, és a tehénke is elaludt.
- Nem térhetnénk mi is nyugovóra? - kérdezte a lányka.
Az öreg az állatokhoz fordult:
Tyúkocskám,
kakaskám,
és te, tarka tehénke:
mit szóltok a beszédre?
- Dukk! - felelték az állatok.
Velünk ettél, velünk ittál,
mindnyájunkat jól tartottál:
álmodj szépet minálunk;
jó éjszakát kívánunk!
A lányka felment a kamrába, felrázta a párnákat, felhúzta és megvetette az ágyakat, aztán leült a székre, és várta az öregembert. Az csakhamar be is lépett, s lefeküdt az egyik ágyba; hosszú fehér szakálla leért a lábáig. A lányka a másik ágyba feküdt és elaludt.
Békességben pihent éjfélig; hanem akkor olyan nyugtalanság lett a házban, hogy fölébredt. A sarokból zirregés-zurrogás hallatszott, az ajtó kivágódott, és nekicsapódott a falnak, a lépcső dübörgött, mintha leszakadna, és végül olyan robaj támadt, mintha az egész tető leomolnék.
A lányka először megijedt, de mert semmi baj nem érte, és a ház is elcsendesedett, csakhamar újra álomba merült.
Hajnalban, ahogy a nap fölkelt, kinyitotta ő is a szemét; hát mit látott, uramfia! Egy nagy teremben feküdt, és körülötte királyi pompa csillogott. A zöld selyemkárpitos falakon aranyvirágok virultak. Agya elefántcsontból volt, fölötte vörös bársonymennyezet, odébb meg a széken egy pár gyöngyös topánka díszelgett.
A lányka azt hitte, álmodik. Fényes ezüstcsengőcskét látott az éjjeliszekrényén, de azt is csak álomnak gondolta; kinyúlt érte, fölemelte, hogy vajon igazi-e. A csengő megcsendült, s abban a pillanatban három díszes öltözetű szolga lépett a lány ágyához.
- Mit parancsolsz, kedves úrnőnk?
A lány nem értette a dolgot; megijedt, hogy talán késő van, és az öreg már fölkelt.
- Jaj, tüstént fölkelek - kiáltotta -, megfőzöm a reggelit, s ellátom a tyúkocskát, kakaskát, tehénkét!
- Sose fáradj! - hallatszott akkor egy hang, és egy gyönyörűséges ifjú lépett a terembe. - Király fia vagyok, és ezennel megkérem a kezedet. Egy gonosz boszorka elátkozott: vénséges vén, ősz emberként kellett az erdőben élnem, és nem maradhatott velem senki más, csak a három leghűségesebb szolgám, az egyik kakas, a másik tyúk, a harmadik tehén alakjában. És mindaddig szólt a varázslat, míg egy olyan derék, jólelkű leány nem téved hozzánk, aki nemcsak az emberrel törődik, hanem az állatokkal is. Te voltál ez a lány, és ma éjfélkor megváltottál minket a varázslattól. Az erdei házikó is visszaváltozott az én királyi palotámmá.
A leányka kezét nyújtotta a királyfinak, az pedig elküldte három hű szolgáját, hívják el a lakodalomba a szegény favágót meg a feleségét is.
- Hát a két nénémet nem hívjuk el? - kérdezte a menyasszony.
- Nem - felelte a királyfi -, azokat büntetésből a pincébe csuktam, és holnap reggel kiküldöm őket az erdőbe egy szénégetőhöz. Addig fognak szolgálni nála, míg meg nem javulnak, és meg nem tanulják, hogy a szegény állatokat sem szabad éhen hagyni.