At dele ondt og godt


Chia vui sẻ buồn


Der var engang en skrædder, som var lunefuld og gnaven, og hans kone, som var god og flittig og from, kunne aldrig gøre ham tilpas. Hvordan hun end bar sig ad, var han gnaven og utilfreds, brummede og skældte, og pryglede hende også. Da øvrigheden fik det at vide, lod de ham stævne og satte ham i fængsel, for at han skulle forbedre sig. Han sad der i nogen tid på vand og brød. Så blev han løsladt og måtte love, aldrig mere at prygle sin kone, men dele ondt og godt med hende, sådan som en god mand skal. En tid lang gik det godt, men så begyndte han igen på sin gamle maner, og var gnaven og opfarende. Han turde jo ikke slå hende, men prøvede på at gribe hende i håret og ruske hende. Konen slap fra ham og løb ud i gården, men han styrtede efter hende med alen og saks i hånden. Når han ramte hende, lo han, og når han slog ved siden af, blev han rasende og skældte ud. Han blev ved, lige til naboerne kom konen til hjælp. Skrædderen blev igen ført for dommeren, som mindede ham om, hvad han havde lovet. "Jeg har holdt mit løfte," sagde han, "jeg har ikke slået hende, men delt ondt og godt med hende." - "Hvor kan hun da klage sådan over dig igen," sagde dommeren. "Jeg har virkelig ikke slåethende," sagde han, "men hun så så mærkelig ud, og derfor ville jeg glatte hendes hår med mine hænder. Men hun blev vred på mig og løb sin vej. Jeg løb efter hende, og for at give hende en venlig påmindelse om, hvad der var hendes pligt, kastede jeg efter hende, hvad jeg kunne få fat i. Jeg har også delt ondt og godt med hende, for hver gang, jeg traf hende, gjorde det mig godt og hende ondt, og hvis jeg ikke traf hende, gjorde det mig ondt og hende godt." Dommerne lod sig imidlertid ikke nøje med den forklaring, men gav ham hans velfortjente straf.
Ngày xửa ngày xưa có một bác phó may ưa cãi lộn với mọi người. Bà vợ thì chăm làm, hiền lành và tốt bụng, nhưng bà cũng chưa bao giờ được người chồng ưng ý. Bác phó may chẳng hài lòng một việc gì với vợ cả, cái gì bác cũng dúng mũi vào, vợ làm, chồng càu nhàu, chửi bới, túm tóc đánh vợ.
Cuối cùng thì quan trên cũng biết chuyện, cho đòi bác đến cửa quan, rồi bỏ tù để bác tự sửa mình. Sau một thời gian ăn bánh mì đen với uống nước lã, bác được thả ra. Bác hứa rằng sẽ không đánh vợ nữa, vợ chồng hòa thuận cùng nhau chia sẻ vui buồn, ăn ở sao cho phải nghĩa vợ chồng.
Sống hòa thuận với nhau được một thời gian, nhưng rồi bác lại tính nào tật ấy, hay càu nhàu, ưa cãi lộn. Vì không được phép đánh vợ nên bác bèn nắm tóc vợ giật. Người vợ gỡ được và chạy ra ngoài sân. Bác phó may cầm cả thước lẫn kéo đuổi theo, đuổi vợ chạy quanh, rồi ném cả thước lẫn kéo, vớ được gì ném nấy. Nếu ném trúng thì bác cười hô hố, ném trượt thì đuổi vợ càng hung hơn và còn la lối om xòm. Bác chạy đuổi vợ tới khi hàng xóm xô lại can mới chịu thôi. Quan trên lại cho đòi bác đến trình diện, nhắc hỏi bác lời hứa khi xưa. Bác thưa:
- Thưa quan tòa, tôi vẫn giữ lời hứa, tôi không đánh đập vợ tôi, tôi chỉ chia vui sẻ buồn với nhà tôi thôi.
Quan tòa hỏi:
- Thế nghĩa là thế nào? Vì sao mà vợ anh lại phải kêu kiện về anh?
- Thưa tôi không có đánh vợ, mà chỉ muốn lấy tay vuốt mái tóc, vì cô ấy có mái tóc đẹp tuyệt vời, chỉ có thế mà cô ta tránh né tôi, rồi còn bực dọc bỏ tôi mà đi, thế nên tôi mới chạy theo cô ấy, tiện tay vớ được gì ném theo nấy, cốt cho cô ấy một kỷ niệm thấy được ý tốt của tôi và đồng thời cũng nhằm nhắc nhở cô ấy làm nhiệm vụ của mình. Tôi chia vui sẻ buồn với cô ấy, nếu ném trúng cô ấy thì tôi vui mà cô ấy buồn, ném trượt thì cô ấy vui mà tôi buồn.
Quan tòa không thể hài lòng với câu trả lời ấy, bắt bác phải nộp tiền phạt xứng đáng với tội của mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng