Chim hồng tước và con cú


Het winterkoninkje


Ngày ấy xa xôi lắm rồi, khi mỗi âm thanh đều có ý nghĩa riêng của nó. Khi nghe tiếng búa thợ rèn, người ta nghĩ ngay tới:
- Nào, đều nhịp búa nhé!
Khi nghe tiếng bào gỗ, người ta nghĩ ngay tới:
- Ấn miết đều tay cho phoi mịn.
Khi nghe tiếng cối xay gió, người ta nghĩ ngay tới:
- Chỉ có gió trời nó mới quay.
Nếu người thợ cối xay gió lại chính là người lừa đảo thì khi cho cối xay gió chạy sẽ có tiếng hỏi:
- Ai đó? Ai đó?
Và lập tức có ngay tiếng đáp:
- Thợ cối xay gió, thợ cối xay gió.
Và rồi tiếp sau đó là tiếng hối thúc:
- Ăn cắp thật lực vào, ăn cắp thật lực vào, tám phần chỉ còn sáu.
Cũng vào ngày ấy, loài chim có tiếng nói riêng ai cũng hiểu được chứ không phải là những tiếng xè xè, sẹt sẹt hay như tiếng người huýt sáo, chỉ có ít loài là nghe như nhạc không lời như những loài chim ngày nay.
Tự dưng loài chim lại muốn sống có vua và muốn chọn một con nào đó lên làm vua. Trong số chúng chỉ có con Kiebitz phản đối, nó thích sống tự do và cũng muốn được chết một cách thanh thản. Sợ hãi nó bay hết chỗ này tới chỗ khác, vừa bay vừa nói:
- Giờ thì mình ở đâu được? Giờ thì mình ở đâu được?
Rồi nó tự rút lui về sống ở những nơi đồng lầy hoang vắng, không bao giờ ló ra nữa.
Vào một buổi sáng tháng năm đẹp trời, các loài chim lũ lượt bay từ các cánh rừng, từ các thảo nguyên tụ hội lại với nhau, nào là đại bàng, chim sâu, cú, quạ, chim sẻ, chim sơn ca, chim nhiều ơi là nhiều, chim gáy cũng tới, rồi chim rẽ quạt cũng có mặt, có cả con chim gì cũng chẳng biết nữa, nó nhỏ xíu à, nó cũng nhập bọn. Có chị gà mái ở đâu chạy tới hỏi với giọng tò mò:
- Làm gì, làm gì mà tụ hợp đông thế nhỉ?
Rồi chị ta quang quác lên làm lũ gà con nhớn nhác. Anh gà trống chạy lại bảo:
- Có gì đâu, họp bầu vua đấy!
Cuộc họp quyết nghị, ai bay cao nhất người đó sẽ là vua. Chú nhái bén đậu bám trên cành cây nghe không rõ nên tưởng mọi người quát:
- Ướt, ướt, ướt, ướt ráo cả!
Nó tưởng rồi tha hồ mà khóc, khóc nhiều tới mức, ướt ráo tất cả.
Con quạ nói:
- Rồi cũng đâu vào đấy!
Bầy chim muốn việc đó được làm ngay khi trời đang nắng đẹp. Rồi sau khi có lệnh xuất phát, cả bầy chim vụt cất cánh bay, chúng đông tới mức người ta chỉ nghe thấy tiếng rào rào vỗ cánh và một đám mây bụi. Những loài chim nhỏ yếu ớt rớt lại đàng sau và rơi xuống đất. Những loài chim to ráng sức bay tiếp, nhưng chẳng con nào bay nhanh và cao bằng đại bàng, tưởng chừng nó muốn bay lên để mổ moi mắt của mặt trời. Khi đại bàng ngoảnh lại xem có ai bay theo không, nó thấy chẳng có con chim nào bay đua nổi, tất cả rớt lại mãi xa đằng sau. Nó nghĩ:
- Việc gì phải bay cao hơn nữa, thế cũng là vua rồi!
Đại bàng lượn từ từ xuống, bầy chim đồng thanh:
- Đại bàng làm vua, đại bàng làm vua, không ai sánh bằng cả.
Có con chim nhỏ nằm ẩn trong lông ngực đại bàng chui ra nói:
- Ngoại trừ tôi ra, ngoại trừ tôi ra!
Con chim nhỏ bay vút lên không trung, người ta tưởng chừng nó sẽ bay tới thượng giới. Khi đó nó lượn từ từ xuống và nói oang oang:
- Tôi mới là vua, tôi mới là vua!
Bầy chim tức giận hỏi:
- Mi mà cũng đòi làm vua chúng ta? Ngươi đã mưu mẹo ăn gian khi bay. Giờ bầy chim lại quyết định: Con chim nào rơi sâu nhất vào trong lòng đất thì nó sẽ được làm vua.
Con ngan bay lên bờ, gà trống ta ra sức bới cho mình một lỗ. Vịt ta vội nhảy xuống hào, không may bị trẹo chân, lạch bạch gắng lội xuống ao và la: "Đúng là đồ ăn mày! Đúng là đồ ăn mày!." Còn cái con chim nhỏ khi trước thì chui ngay vào trong hang chuột, rồi nói vọng ra: "Tôi mới là vua! Tôi mới là vua!."
Bầy chim tức giận hỏi:
- Ngươi mà cũng đòi làm vua à, ngươi tưởng đánh lừa được chúng ta ư?
Bầy chim quyết định bao vây hang chuột để cho con chim nhỏ kia chết đói trong hang chuột. Cú được phân công đứng canh cửa hang, không cho con chim lừa đảo kia chui ra khỏi hang, thế nó mới biết thân.
Khi bóng đêm từ từ buông xuống cánh rừng thì bầy chim bấy giờ mới thấy thấm mệt bởi cuộc đua tài. Chim mẹ, chim con lại lũ lượt kéo nhau bay về tổ. Chỉ còn một mình cú ta ở lại và mắt chăm chăm nhìn vào hang chuột. Được một lúc thì nó thấy mỏi mắt, cú nghĩ:
- Mình nhắm một mắt, còn mắt kia thì canh chừng không cho tên khốn kiếp chui ra khỏi hang.
Thế là cú ta nhắm một mắt, một mắt nhìn trừng trừng canh chừng nơi cửa hang chuột. Con chim nhỏ ló đầu khỏi hang tính trốn khỏi hang, cú ta liền bước tới. Con chim nhỏ liền tụt vào trong hang.
Giờ thì cú mở mắt kia, nhắm mắt này lại cho đỡ mỏi, cứ như vậy cú luân phiên mở mắt, nhắm mắt suốt cả đêm. Nhưng rồi có lần nhắm mắt này lại quên mở mắt kia. Thế là hai mắt nhắm nghiền và cứ thiu thiu đi vào giấc ngủ. Con chim nhỏ kia chỉ mong có chừng đó. Khi phát hiện ra cú nhắm cả hai mắt, nó chui ra khỏi hang và lẻn bay đi mất.
Từ ngày đó trở đi loài cú không được ló mặt ra khi trời sáng, vì mỗi khi nhìn thấy cú lập tức các loài chim xô tới rỉa lông nó. Từ đó, cú chỉ bay đi kiếm ăn vào ban đêm, nó căm tức lũ chuột và luôn săn bắt chúng để trả thù.
Còn con chim nhỏ kia cũng không dám xuất đầu lộ diện, nó chỉ sợ các loài chim trông thấy, rồi bay tới bắt, đánh nó. Giờ nó chỉ bay từ bụi rào này sang bụi rào khác, chỉ khi nào thấy chắc chắn nó mới cất tiếng: "Tôi mới là vua!." Các loài chim thấy nó vậy nên mỉa mai đặt cho nó cái tên "Vua hàng rào" (chim hồng tước).
Không có ai vui mừng bằng chim sơn ca, vì nó chẳng phải tuân lệnh Vua hàng rào. Mỗi khi ánh mặt trời xuất hiện thì chim sơn ca bay cao vút lên hót:
- Ái chà, nơi nào là tuyệt, thật là tuyệt vời, tuyệt vời, tuyệt vời! Nơi nào là tuyệt nhỉ!


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
In oude tijden had iedere klank nog een eigen betekenis.
Als de smidshamer klonk, dan riep hij: "Klink me maar! Klink me maar!"
En als de schaaf van de schrijnwerker kraste, dan riep hij: "Wéér een krul! Wéér een krul!"
En als het raderwerk van de molen ging klapperen, dan zei hij: "Helpe God! Helpe God!" en als de molenaar een bedrieger was, en zette hij de molen te snel aan, dan sprak de molen deftige taal en vroeg eerst langzaam: "Wie daar? Wie daar?" en dan antwoordde hij vlug: "De molenaar! De molenaar!" en eindelijk heel rad: "Steel maar rap, steel maar rap, 'n kwart van elke haverzak!"
In die tijd hadden ook de vogels hun eigen taal, en iedereen kon die verstaan. Nu klinkt het als kwetteren, piepen en fluiten, en bij heel enkele als muziek zonder woorden.
Maar nu bedachten de vogels zich, dat ze niet langer zonder opperhoofd wilden zijn, ze wilden één van allen tot koning kiezen.
De enige die ertegen was, was de kievit. Vrij had hij geleefd en vrij wou hij sterven, en angstig heen en weer vliegend riep hij: "Dit niet! dit niet!" en hij trok zich terug in eenzame, onbewoonde moerassen en vertoonde zich niet meer bij de anderen. Nu wilden de vogels daar met elkaar een ernstige bespreking over houden, en op een mooie morgen in mei kwamen ze van alle bossen en van alle velden bij elkaar, arenden en vinken, uilen en kraaien, leeuweriken en mussen: Waarom zou ik ze allemaal opnoemen?
Zelfs de koekoek kwam, en de hop, z'n koster zeggen ze, omdat hij zich altijd een paar dagen eerder laat horen, en ook nog 'n heel klein vogeltje, dat nog geen naam had, was in de menigte.
De kip, die nog nergens van had gehoord, was heel verwonderd over die grote vergadering. "Wat, wat, wat is daar te doen?" kakelde hij, maar de haan kalmeerde z'n lieve hennetje en zei: "Allemaal nette lui! Allemaal nette lui." en hij vertelde haar ook wat ze van plan waren.
Nu besloten ze dat de vogel die het hoogste vliegen kon, koning zou worden. Een kikker die in de struiken zat, riep, toen hij 't hoorde, waarschuwend: "Nat, nat, nat! Nat, nat, nat!" omdat hij meende, dat er heel wat tranen over zouden worden vergoten. Maar de kraai zei: "Spaar je!" ze moesten er zich niet druk over maken.
Nu besloten ze om meteen op deze mooie morgen omhoog te stijgen, zodat niemand achteraf zou kunnen zeggen: "ik zou nog wel veel hoger hebben gekund, maar het werd avond, en toen kon ik niet meer." Op een gegeven teken verhief de hele schare zich in de lucht. Het stof steeg op, er was een gesuis en gebruis van klapwiekende vlerken, en het leek wel of er een zwarte wolk overtrok.
De kleine vogeltjes bleven al gauw achter, ze konden niet verder en vielen weer op de grond.
De groteren hielden het langer uit, maar geen kon de arend evenaren, die steeg zó hoog, dat hij de ogen van de zon had kunnen uithakken. En toen hij zag dat de anderen toch niet zo hoog konden komen als hij, dacht hij: "Waarom zou je nog hoger vliegen, je bent toch hun koning," en toen ging hij weer dalen.
De vogels die beneden hem waren, riepen tegelijk: "Jij bent de koning, want geen is er hoger gevlogen dan jij." - "Behalve ikke!" riep het kleine kereltje zonder naam, die in de borstveren van de arend gekropen was. En omdat hij nog niet moe was, begon hij ook omhoog te stijgen, en hij vloog zo hoog, dat hij God op zijn stoel kon zien zitten. Toen hij zo ver was gekomen, legde hij de vlerken uit, zweefde omlaag en riep met z'n fijn, doordringend stemmetje: "Koning ben ik! Koning ben ik!"
"Jij de koning?" riepen de vogels boos, "door listen en lagen alleen heb je het zover gebracht," en nu verzonnen ze wat anders: die zou hun koning zijn, die het diepst in de aarde kruipen kon. Hoe klepperde de gans, met z'n brede borst, weer op het land! Wat krabbelde de haan gauw een gat! De eend was er het ergst aan toe: die sprong de sloot in, maar verrekte zijn poot en roeide moeizaam voort tot de dichtstbijzijnde vijver met de uitroep: "Kale drukte! Kale drukte!" Maar 't kleine naamloze diertje zocht een muizengaatje op, kroop daarin en riep met z'n fijn stemmetje naar boven: "Koning ben ik! Koning ben ik!" - "Jij de koning?" riepen de vogels nog veel bozer, "dacht je dat jouw listen golden?" Ze besloten, hem in z'n muizengaatje gevangen te houden en hem uit te hongeren.
De uil werd er als wachter voorgezet: die mocht de schelm niet laten ontsnappen, als 't leven hem lief was. Maar toen het avond geworden was, en de vogels door de inspanning van het vliegen bijzonder moe waren geworden, gingen ze allemaal met vrouw en kroost naar bed.
Alleen de uil bleef, staande voor het muizengat keek hij er met zijn grote ogen voortdurend in. Maar intussen, de uil werd óók moe; en hij dacht: "Je kunt altijd één oog dicht doen, met het andere blijf je toch wakker, en dan kan die kleine deugniet toch het muizengat niet uit." Dus deed de uil één oog dicht en staarde met het andere oog stokstijf in het muizengat. Het kleine kereltje stak even met zijn koppetje naar buiten en wou ontsnappen, maar de uil stapte meteen ervoor, en 't kleintje trok z'n koppetje weer in. Nu deed de uil het andere oog open en het ene dicht, en zo wou hij het de hele nacht om beurten doen. Maar toen hij z'n ene oog weer dichtdeed, vergat hij, het andere open te doen, en pas waren alle twee de ogen dicht, of hij sliep in. Het kleintje merkte dat al gauw en ontsnapte.
Van die tijd af mag de uil zich bij dag niet meer vertonen, anders zijn de andere vogels meteen achter hem aan en plukken hem aan z'n veren. Ze vliegt alleen 's nachts uit, maar de muizen vervolgt hij met z'n haat, omdat ze zulke lelijke gaatjes maken. En ook het kleine vogeltje laat zich niet zo graag zien want hij is bang dat 't hem z'n mooie veren kraag kan kosten, als hij betrapt wordt, 's Winters sluipt en wipt hij onder langs de heggen en als hij heel zeker van zijn zaak is, roept hij soms: "Koning ben ik!" en daarom noemen de anderen hem uit spot het Winterkoninkje.
Maar niemand was blijer dan de leeuwerik, dat ze het winterkoninkje niet onderdanig hoefde te zijn.
Als de zon komt, stijgt hij omhoog en roept: "O hoe mooi! Mooi is dat! Mooi! Mooi! O, hoe mooi!"