Con cú


O mocho


Hồi đó cách đây khoảng mấy trăm năm, khi con người còn chưa tinh khôn, ranh mãnh như chúng ta ngày nay, ở thị trấn kia đã xảy ra một chuyện lạ kỳ như sau:
- Tình cờ có một con cú thuộc giống cú lớn bay đi ăn đêm từ một khu rừng gần đó rồi lạc vào kho lúa và rơm của một gia đình kia. Đến sáng hôm sau, nó vẫn náu mình trong góc kho chẳng dám bay ra nữa vì sợ các giống chim khác thấy nó tất sẽ khiếp đảm mà kêu la ầm lên.
Khi trời đã rạng hẳn, người đầy tớ nhà kho ấy vào kho lấy rơm, hắn sợ hãi co cẳng chạy lên báo chủ là trong kho có một con quái vật suốt đời hắn chưa từng thấy bao giờ. Con quái vật đảo mắt lia lịa, chắc là nó nuốt chửng người ta dễ như chơi. Chủ nhà nói:
- Tao biết tính mày rồi! Mày chỉ có gan đuổi sẻ ngoài đồng, còn hễ thấy dù chỉ là một con gà mái đã chết lăn ra đó. Trước tiên mà cũng cứ đi kiếm gậy cầm lăm lăm trong tay rồi mới dám đến gần. Để tao thân chinh xuống xem con vật kỳ quái ấy hình thù thế nào?
Chủ nhà đứng phắt ngay dậy, hùng hổ vẻ can đảm lắm, đi thẳng xuống kho, tìm ngó quanh quẩn. Nhưng khi chính mắt bác nhìn thấy con vật lạ kỳ và gớm ghiếc kia thì hoảng sợ cũng chẳng kém gì người đầy tớ. Chỉ vài bước nhảy, bác đã ra khỏi nhà kho, chạy sang khẩn khoản xin hàng xóm cứu giúp chống lại con vật lạ kỳ nguy hiểm. Nếu không sẽ nguy cho cả thị trấn một khi con quái lọt được ra ngoài.
Khắp phố xá huyên náo, bàn tán về chuyện đó. Người người khắp mọi nơi đổ về, tay giáo, tay mác, tay liềm, tay hái, tay rìu, cứ như đi đánh giặc. Mấy vị trong tòa thị chính do viên thị trưởng dẫn đầu cũng có mặt. Đoàn người tụ tập ở bãi chợ để chỉnh đốn hàng ngũ, rồi nhất tề kéo đến vây kín kho. Tiếp đấy, một người dũng cảm táo tợn nhất trong đám đông, tay lăm lăm ngọn giáo, xông vào. Nhưng mới thấy con quái, hắn đã ù té chạy, mặt nhợt như da người chết, miệng lắp bắp không nói được lời nào. Thêm hai người nữa liều mình xông đến, nhưng cũng chẳng hơn gì người kia.
Mãi sau, có một người cao lớn, lực lưỡng bước ra. Anh nổi tiếng xưa nay vì những chiến công trong chiến trận. Anh nói:
- Các người chỉ nhìn suông thì làm sao đuổi được quái vật! Trong chuyện này, phải nghiêm túc mới được. Nhưng tôi thấy hình như các ông đã hóa thành loại đàn bà nhút nhát cả rồi thì phải, chẳng ai có gan đấu trí với cáo cả.
Anh đòi đem giáp, trụ, giáo, kiếm lại. Binh giáp đã sẵn sàng, mọi người đâm lo cho tính mạng anh, nhưng ai cũng khen anh là dũng cảm. Hai cánh cổng kho được mở và người ta thấy con cú đã bay lên đậu chính giữa một cái xà ngang rất lớn. Anh bảo đi lấy thang. Khi anh đặt thang xong, chuẩn bị trèo lên, ở bốn phía mọi người reo hò, cổ vũ anh, cầu thánh Gioóc, vị thánh đã giết rồng khi xưa phù hộ độ trì cho anh. Khi anh trèo sắp tới gần, con cú mới nhận ra là anh muốn trèo đến chỗ nó. Nó lại nhìn thấy đám đông người ở ngoài hô hoán huyên náo cả một vùng nên càng bàng hoàng, không biết trốn đi đâu. Mắt nó long lên, chớp liên tục, xù lông, giương cánh, cất giọng khàn khàn: "Cú… cú…." Đám đông hò hét khích lệ người anh hùng dũng cảm:
- Đâm đi, đâm luôn đi thôi!
Anh thanh niên đáp:
- Có giỏi cứ lên đây đứng, xem có còn dám hô "đâm đi" nữa không.
Thực ra anh cứ bước lên thêm được một nấc thang nữa, nhưng rồi toàn thân run rẩy. Anh rút lui trong tình trạng gần ngất xỉu.
Giờ không còn một ai dám dấn thân vào chỗ nguy hiểm ấy nữa. Mọi người bảo nhau:
- Con quái vật mới há mỏ, hà hơi thôi mà đã làm cho tráng sĩ cừ nhất của chúng ta trúng độc và bị thương rồi. Những loại như chúng ta dù có liều thân cũng chẳng được tích sự gì.
Họ đứng bàn tán, tìm xem có cách nào để cứu cả thị trấn khỏi đổ nát không. Tất cả mọi cách gần như không có hy vọng gì. Mãi sau, viên thị trưởng mới nghĩ ra một kế. Ông nói:
- Tôi nghĩ thế này: Ta đốt cả nhà kho cùng con quái vật kia. Rồi ta quyên góp tiền bồi thường cho chủ nhà cả kho lẫn rơm, lúa, cỏ, cùng những vật dụng để trong đó. Như vậy thì chẳng một ai phải liều thân nữa. Trong chuyện này không thể tính chi li được. Bủn xỉn chỉ mang hại cho chính mình.
Tất cả mọi người đều nhất trí như vậy. Mọi người, mỗi người một tay, châm lửa bốn góc nhà kho. Chẳng mấy chốc, nhà kho bị cháy rụi, con cú cũng bị chết thảm hại trong lò lửa.
Ai không tin chuyện kể, xin cứ đến đó mà hỏi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Ha uns dois ou três séculos, quando os homens eram mais espertos e astutos do que hoje em dia, numa pequena cidade ocorreu uma história muito estranha.
Um desses corujões, mais conhecidos sob o nome de mochos, apareceu por acaso, altas horas da noite, vindo de um bosque vizinho, e entrou num celeiro; quando amanheceu, não teve coragem de sair do esconderijo com medo dos outros pássaros, que, toda vez que encontram um mocho, se põem a gritar de modo horrível.
Logo pela manhã, o criado da casa foi ao paiol buscar um pouco de palha e, ao dar com aquele feio mocho empoleirado lá num canto, levou tal susto que disparou para casa e foi contar ao patrão que havia no paiol um monstro como igual jamais tinha visto em sua vida; um monstro que rolava os olhos nas órbitas e que poderia engolir qualquer um sem a menor cerimônia.
- Eu te conheço bem, - disse o patrão: - a tua coragem é suficiente para correres atrás de um melro no campo; porém, se vês uma galinha morta, não ousas aproximar-te sem um pau na mão. Irei eu mesmo ver que espécie de monstro é esse.
Entrou, valentemente, no paiol e olhou para todos os lados; mas, ao ver com os próprios olhos aquele estranho e horrendo animal, seu susto não foi menor que o do criado. Com dois saltos pulou para fora, correu à casa dos vizinhos e suplicou-lhes que lhe viessem em auxílio contra aquele desconhecido e perigoso animal. Se não o ajudassem e o bicho saísse do paiol onde estava empoleirado, toda a cidade correria perigo.
Com isso provocou medonho tumulto e alarido por todas as ruas da cidade; os habitantes, armados de espetos, de forcados, foices e machados, correram todos como se se tratasse de guerrear sabe lá contra qual inimigo. E vieram, também, os magistrados com o Juiz encabeçando a fila. Na praça do mercado, formaram-se em linha de combate e marcharam destemidamente para o paiol, cercando-o por todos os lados. Então um deles reputado o mais valente de todos, penetrou resolutamente de espeto em riste dentro do paiol; mas voltou imediatamente a correr, pálido como um defunto, batendo os dentes e sem poder proferir palavra.
Mais outros dois arriscaram-se a entrar e não tiveram melhor êxito; por fim, um homenzarrão forte, famoso pelas suas proezas, aventurou-se, dizendo:
- Não é olhando-o apenas que enxotareis o monstro de lá. Aqui é necessário uma ação séria e decisiva.
mas vejo que vos tornastes todos umas melhorzinhas, sem coragem de enfrentá-lo.
Ordenou ao criado que lhe trouxesse a armadura, a espada e a lança; armou-se como um guerreiro. O povo exaltava-lhe a coragem, muito embora temesse pela vida dele.
Mandaram abrir as duas portas do paiol e todos podiam ver o mocho, o qual, nesse interim, havia pousado sobre a trave central. O guerreiro pediu uma escada e encostou-a à trave e, quando começou a trepar, todos os assistentes lhe recomendavam que se portasse com a maior bravura e imploravam para ele a proteção de São Jorge, aquele que matara o dragão.
O guerreiro chegou ao alto da escada, então o mocho percebeu que a coisa era com ele. Atordoado por toda aquela algazarra, aquela gente, aqueles gritos, sem saber onde esconder-se, o bicho ficou tão espantado que começou a revirar os olhos, eriçando as penas, abrindo as asas, batendo o bico, e fazendo ouvir o seu rouco. Hu, hu, hu, hu.
- Dá-lhe, dá-lhe! - gritava o povo ao heroico guerreiro.
- É, mas se estivessem aqui no meu lugar, certamente não gritariam: dá-lhe, dá-lhe! - resmungou o herói.
Para bem da verdade, ele ainda subiu mais um degrau, logo, porém, pôs-se a tremer e desceu quase desmaiado.
Não havia mais ninguém que se atrevesse a correr aquele risco.
- O monstro, - diziam eles, - só com o seu hálito envenenou e feriu mortalmente o mais forte dentre todos; devemos pois arriscar a vida também nós?
Reuniram-se em conselho para decidir o que deviam fazer para que a cidade toda não viesse a ser arruinada pelo monstro. Durante algum tempo as opiniões pareceram-lhe inúteis, até que, por fim, o Burgomestre achou uma solução.
- Eu sou de parecer, - disse ele, - que se indenize com o dinheiro público o dono do paiol, pelo que contém: espigas, palha e feno e depois se deite fogo à construção a fim de destruir o terrível animal. Assim ninguém será obrigado a arriscar a própria vida. Aqui não se trata de fazer economias, e agir com mesquinharia seria injusto!
Todo mundo aprovou a luminosa ideia. E, imediatamente, puseram fogo aos quatro cantos do paiol que logo se incendiou e com ele também se queimou miseravelmente o terrível mocho.
Quem não acreditar, vá se informar.