Mester Syl


Bác thợ cả Pfriem


Gamle mester Syl var en lille, mager, livlig mand, som ikke havde ro på sig et øjeblik. Han havde braknæse, var koparret og meget bleg, hans hår var gråt og stridt, og han havde ganske små øjne, som hele tiden lynede til højre og venstre. Han lagde mærke til alting, havde noget at sige på alting, vidste altid bedre besked og havde altid ret. Når han gik på gaden, slog han vældigt ud med armene, og engang, da han gik forbi en pige, som kom bærende med noget vand, gav han spanden et puf, så den fløj op i luften, og vandet løb ned over ham. "Fæhovede," råbte han, "kunne du ikke også se, at jeg kom bagved." Han var skomager, og når han sad og arbejdede, trak han tråden så langt ud, at han stødte hånden lige i maven på den, der ikke holdt sig i tilbørlig afstand. Ingen af hans svende blev hos ham længere end en måned, for han havde altid noget at udsætte på deres arbejde, hvor godt det så var. Så var stingene ikke lige nok, så var den ene sko længere end den anden, den ene hæl for høj eller læderet ikke banket længe nok. "Vent du bare," sagde han til læredrengen, "så skal jeg vise dig, hvordan man får skindet blødt." Derpå gav han drengen et par ordentlige slag over ryggen med en rem. Han skældte dem allesammen ud for dovenkroppe. Han udrettede dog ikke ret meget selv, fordi han ikke kunne sidde stille i fem minutter. Når hans kone stod tidligt op om morgenen og gjorde ild, sprang han ud af sengen og løb på bare ben ud i køkkenet. "Vil du brænde huset af over hovedet på os," råbte han, "der er jo et bål, så man kunne stege en okse. Eller tror du måske, man får brændet forærende?" Når pigerne stod og vaskede og leende fortalte hinanden forskellige historier, skældte han dem ud. "Der står de gæs og snadrer og glemmer at bestille noget. Og hvorfor skal de have al den gode sæbe. Det er den pure ødselhed," og løb af sted igen, men kom til at støde til en spand med lud, så hele køkkenet blev oversvømmet. Når der blev bygget et nyt hus, stod han ved vinduet og så på det. "Nu murer de igen med røde sandsten," råbte han, "det bliver jo aldrig tørt. De mennesker, der flytter derind, bliver jo syge. Se bare, hvor svendene lægger de sten dårligt. Den mørtel duer heller ikke. Der må grus i og ikke sand. Jeg oplever såmænd nok at se det hus styrte sammen over hovedet på dem, der bor der." Han satte sig, syede et par sting, men sprang så op igen, tog sit skødskind af og råbte: "Jeg må ud og tale de mennesker til." Så kom han hen til tømmermændene. "Hvordan er det, I bærer jer ad," råbte han. "I hugger jo skævt. Tror I, at de bjælker kan stå lige. De giver sig jo i alle fuger." Han rev øksen ud af hånden på tømmermesteren og ville vise ham, hvordan han skulle hugge. Men i det samme kom der en vogn kørende, belæsset med ler, og så kastede han øksen fra sig og sprang hen til bonden, som gik ved siden af. "I er nok ikke rigtig i hovedet," sagde han, "hvor kan I spænde unge heste for sådan en tung vogn. De stakkels dyr styrter jo." Bonden svarede ikke, og mester Syl løb ærgerlig tilbage til sit værksted. Da han igen ville sætte sig til sit arbejde, rakte læredrengen ham en sko. "Hvad er nu det igen," skreg han, "har jeg ikke sagt, at I skal lade være med at skære skoene så meget ud. Hvem tror I køber sådan en sko, som ikke består af andet end sål. I skal gøre, hvad jeg siger." - "Det kan såmænd gerne være, I har ret i, at skoen ikke duer, mester," sagde læredrengen, "men I har selv skåret den til og syet den. I kastede den ned på gulvet, da I gik før, og så tog jeg den op. Men selv en engel fra himlen kan ikke gøre jer tilpas."
En nat drømte mester Syl, at han var død og var på vej til himlen. Da han kom derhen, bankede han hårdt på porten. "Det er dog løjerligt, at her ikke er en klokke," tænkte han, "man slår jo hul på fingrene." Peter lukkede nu porten op for at se, hvem det var, som bankede så voldsomt. "Er det jer, mester Syl," sagde han, "ja, I kan jo nok komme ind, men jeg råder jer til, at I aflægger jeres gamle vaner og ikke rakker ned på, hvad I får at se herinde. Det kunne let blive ubehageligt for jer." - "Den tale kunne I have sparet jer," svarede mester Syl, "jeg ved nok, hvad der passer sig, og her er jo gudskelov alting fuldkomment og ikke sådan som nede på jorden." Han kom nu ind og gik frem og tilbage i de store sale. Han så sig om til højre og venstre, rystede undertiden på hovedet og brummede i skægget. Imidlertid fik han øje på to engle, som kom bærende med en bjælke. Den havde siddet i øjet på en, som søgte efter en splint i en andens øje. De bar den ikke på langs men på tværs. "Har man nogensinde set mage til dumhed," tænkte mester Syl, men bed det dog i sig og tav stille. "Det er jo i grunden også ligegyldigt, på hvad led man bærer en bjælke, når man bare ikke støder imod noget," tænkte han, "og det går jo virkelig udmærket for dem." Lidt efter så han to engle stå ved en brønd og øse vand i et fad, som var helt gennemhullet så vandet løb ud til alle sider. De sendte regn ned over jorden. "For tusind pokker," brød han ud, men han greb sig heldigvis i det og tænkte: "Det er måske bare tidsfordriv. Når det morer en, kan man jo gerne gøre sådan tossede ting. Desuden ser jeg jo nok, at man ikke bestiller andet end drive her i himlen." Han gik nu videre og kom til en vogn som sad fast i et dybt hul. "Det er jo intet under," sagde han til manden, som stod ved siden af, "hvem finder også på at belæsse den sådan. Hvad er det I har der?" - "Fromme ønsker," svarede manden, "jeg kunne ikke komme ind på den rigtige vej, men hertil fik jeg den dog lykkelig og vel. Men jeg bliver såmænd nok hjulpet, skal I se." Der kom nu virkelig også en engel og spændte to heste for. "Ja, det kan jo være meget godt," sagde han, "men to heste er for lidt. Vi må mindst have fire." Nu kom der en anden engel med to heste, men de blev spændt bagved vognen. Det var for meget for mester Syl. "Din idiot," udbrød han, "hvordan er det, du bærer dig ad? Har du nogensinde, så længe verden har stået, set en vogn blive trukket på den måde. Men de er her så tåbelig indbildske, at de tror, de forstår alting." Han ville have sagt mere endnu, men så var der nogen, der greb fat i ham og satte ham udenfor, uden at han kunne gøre modstand. Da han var i porten, drejede han hovedet om og så, at fire bevingede heste løftede vognen i vejret.
I samme øjeblik vågnede han. "Det går rigtignok noget anderledes til i himlen end her på jorden," tænkte han, "der er der jo en hel del, som kan undskyldes, "men hvem kan roligt se på, at man spænder heste både for og bag. Ganske vist havde de vinger, men det kan man da umuligt vide. For resten er det en utrolig dumhed at sætte et par vinger på heste, som har fire ben til at gå på. Men nu er det nok bedst, jeg står op, ellers går de hen og laver alt for mange gale streger her. Det var dog et held, at jeg ikke virkelig var død."
Bác thợ cả Pfriem có vóc người bé nhỏ, gầy gò nhưng rất ưa hoạt động, không có giây phút nào ngồi im. Mặt bác rỗ hoa, đã thế lại có cái mũi hếch nhô lên với làn da tái nhợt như da người chết, tóc đã hoa râm nhưng mọc lởm chởm. Hai mắt ti hí, liếc trái, liếc phải liên tục. Không gì lọt được mắt bác. Gì bác cũng chê, gì bác cũng biết hơn người và trong mọi chuyện bác nói bao giờ cũng có lý.
Lúc đi ngoài đường, bao giờ hai tay bác cũng vung lấy vung để như chèo đò. Có lần bác vung tay vào một cô gái đang xách nước, thùng nước văng lên cao, nước dội luôn lên cả người bác. Vừa rung người cho nước chảy xuống, bác vừa la mắng cô gái:
- Đồ ngu như cừu! Mày không nhìn thấy tao từ đằng sau đến à?
Nghề kiếm sống của bác là nghề thợ giày. Mỗi khi ngồi khâu, tay bác rút kim vung bạt mạng, ai không để ý lánh xa một chút là xơi ngay một quả thụi vào mạng sườn. Không có một thợ phụ nào ở với bác được một tháng, vì làm giỏi mấy đi chăng nữa vẫn bị bác chê như thường. Khi bác chê đường khâu không đều, khi thì bác chê gót giày này dài hơn chiếc kia, khi thì chê hai gót giày không cao bằng nhau, lúc lại chê da dập chưa kỹ. Bác bảo chú thợ học việc:
- Ngưng tay cái đã, tớ sẽ chỉ cho chú mày cách dập cho da mềm nhé.
Miệng nói nhưng tay bác đã rút sợi dây da quất luôn mấy roi lên lưng chú bé.
Tất cả thợ phụ, thợ học việc, bác đều gọi là đồ biếng nhác. Nhưng bản thân bác cũng có làm được nhiều cho cam, vì có khi nào bác ngồi khâu vá được quá mười lăm phút.
Sáng nào cũng vậy, hễ bác gái dậy bắc nồi nhóm bếp là bác cũng nhảy ra khỏi giường, rồi cứ thế mà chạy chân không xuống bếp mà la:
- Bà định đốt nhà đấy hả? Chắc lửa bùng lên như để thui cả con bò hay sao? Củi không phải mua tốn xu nào chắc!
Thấy đám con gái ngồi giặt giũ mà rúc rích trò chuyện là bác mắng chúng ngay lập tức:
- Lại có mấy con ngỗng đứng đây quang quác, trò chuyện quên cả công việc. Đem xà bông ra nghịch, thật là phí của trời, lại còn thêm cái tính lười như hủi nữa! Không dám vò mạnh tay một chút, chắc tụi bay sợ hỏng da bàn tay chứ gì?
Bác nhảy đại tới chỗ giặt, nhưng liền vấp xô đổ nhào thùng nước xà bông, nước đổ lênh láng ra khắp bếp.
Thấy người ta xây nhà mới là bác nhảy luôn sang đứng bên cửa sổ, dòm vào rồi la:
- Đám thợ này lại xây tường bằng cát đỏ rồi! Thứ cát ấy có bao giờ ráo nước đâu? Sống trong ngôi nhà rồi cứ là ốm hết lượt! Mọi người cứ thử nhìn xem, đám thợ phụ nó đặt đá xây thế mà coi được à? Vữa chẳng ra vữa. Phải trộn sỏi vào vữa thì lại đi trộn cát. Tôi còn sống đó để nhìn thấy cảnh tượng căn nhà sụp đổ để đè bẹp chết hết mọi người trong nhà.
Ngồi khâu mới được dăm ba mũi, bác đã đứng phắt ngay dậy, tay tháo yếm da, miệng nói:
- Mình phải ra ngoài một chút để nhắc nhở lương tâm mọi người mới được.
Chạy lại chỗ đám thợ mộc đang làm, bác nói:
- Làm chi mà kỳ vậy? Các anh không đẽo theo đường chỉ kẻ rồi. Các anh tưởng những cái xà này thẳng cả sao? Rồi chẳng có cái mộng nào khít đâu!
Bác giật cái rìu từ tay một người thợ mộc, định đẽo mẫu cho họ xem. Nhưng ngay khi đó lại có một xe ngựa chở đầy đất sét đi tới. Bác quăng ngay rìu đi, nhảy xổ tới chỗ người nông dân đi kèm xe và nói:
- Các ngươi không biết thương yêu giống vật hay sao? Ai lại đi thắng ngựa non vào cái xe chở nặng như thế bao giờ! Rồi mấy con vật đáng thương ấy sẽ khụy gục tại chỗ cho các anh coi!
Người nông dân không buồn đáo lại làm bác Pfriem càng cáu bẳn rồi liền ngay đó bác lại chạy về xưởng làm việc.
Bác vừa mới ngồi xuống, tính tiếp tục công việc dở dang thì một chú thợ học nghề đưa bác xem một đôi giày. Bác quát mắng chú bé:
- Lại cái gì đây nữa? Tớ đã bảo chú mày không được khoét quá rộng thế này. Giày gì mà toang hoác gần như chỉ còn thấy đế? Thứ giày này thì ma nào nó mua? Phải làm đúng y như tớ dặn chứ!
Chú thợ học việc đáp:
- Thưa thầy thợ cả, thầy nói chí phải! Đúng là giày chẳng ra giày thật. Nhưng nó chính là chiếc giày thầy cắt và chính tay thầy khâu ạ. Lúc vội chạy ra ngoài, thầy đã quẳng nó xuống gầm bàn, con chỉ nhặt nó lên thôi. Có lẽ đến tiên giáng thế cũng không thể làm vừa được ý thầy.
Một đêm, bác cả Pfriem nằm mơ thấy mình chết, hồn đang trên đường về trời. Đến nơi, bác gõ thật mạnh vào cổng trời. Bác nói:
- Tôi thấy thật là lạ, cổng gì mà cái vòng tròn để lắc gõ cũng không có, phải gõ bằng tay đến nỗi muốn thành thương tật.
Tông đồ Petrus ra xem ai gọi cổng mà đập dữ dội vậy. Pêtơrút nói:
- Chà, tưởng ai, té ra là bác cả Pfriem! Ta sẵn lòng cho bác vào, nhưng ta xin dặn đôi điều: bỏ thói cũ nhé, có nhìn thấy mọi vật ở trên trời thì đừng có chê bai nhé. Không lại tội vạ vào thân.
Bác cả Pfriem đáp:
- Kể ra, tông đồ không dặn thì tôi cũng biết phải xử sự như thế nào. Vả lại ở đây, ơn trời, mọi việc đều hoàn hảo, chẳng có gì để mà chê bai như dưới trần gian.
Bác qua cổng, leo lên leo xuống, qua những khoảng không đất rộng của nhà trời. Bác ngó quanh, hết nhìn sang trái lại nhìn sang phải, chốc chốc lại gật đầu xuýt xoa tỏ vẻ hài lòng mỹ mãn. Giữa lúc ấy, có hai vị thiên thần khiêng một cái xà. Hai người vừa khiêng vừa nhìn vào mắt nhau, xà thì dài nhưng hai thiên thần không khênh đi theo dọc thân xà, mà cứ đi ngang. Bác Pfriem nghĩ:
- Có đời thuở nhà ai lại ngu đến thế nhỉ?
Nhưng bác cứ nín lặng, thấy nó cũng có lý của nó: rốt cuộc cũng thế thôi, khênh xà đi dọc hay đi ngang cũng có sao đâu, miễn là cứ khênh đi được. Mà cũng thật là hay, mình thấy họ có chạm vào cái gì đâu?
Một lát sau, bác lại nhìn thấy hai vị thiên thần khác ngồi trên bờ giếng lấy nước đổ vào thùng. Nhìn kỹ, bác thấy thùng nhiều chỗ có lỗ rò, nước chảy rò ra tứ phía: Các thần đương làm mưa trút xuống trần gian. Bác buột miệng bật ra:
- Toàn đồ vô dụng!
Nhưng may bác lại kìm ngay được và nghĩ: Có lẽ cũng chỉ để tiêu khiển cho vui thế thôi. Đã gọi là tiêu khiển thì toàn là những chuyện vô tích sự. Vả chăng ở trên tiên giới này - như mình đã thấy - mọi người đều rảnh rỗi cả.
Đi được một quãng, bác thấy một cỗ xe mắc kẹt vì một cái hố sâu. Bác bảo người đánh xe:
- Chẳng có gì ngạc nhiên cả! Chẳng có ai chất nặng đến thế bao giờ. Các người chở gì vậy?
Người kia đáp:
- Toàn những điều nguyện sùng đạo cả, nguyện mãi rồi mà tôi vẫn chưa vào được con đường chính, nhưng cũng may là tôi đã đẩy được cỗ xe tới được đây. Ở đây rồi thì chắc không ai lại nỡ để tôi mắc kẹt nằm lại đây.
Quả vậy, có một thiên thần dắt hai con ngựa tới đóng vào xe. Bác Pfriem nghĩ thầm:
- Được lắm, nhưng chỉ có hai con thì làm sao kéo nổi xe ra khỏi hố? Ít nhất cũng phải bốn con mới kéo nổi.
Lại có một thiên thần khác dắt hai con ngựa tới, nhưng lại không đóng nó vào phía trước xe mà đóng vào sau xe. Bác Phơrim không nhịn nổi nữa, buột miệng quát:
- Đồ vô dụng! Mày làm gì ở đó? Từ buổi khai thiên lập địa có ai làm thế không, hở? Thế mà lũ kiêu căng ngu xuẩn kia lại cứ cho là mình gì cũng hơn người.
Bác còn định nói nữa, nhưng một vị nhà trời đã kịp túm lấy gáy bác, quẳng một cái rõ mạnh ra khỏi cổng nhà trời. Ra ngoài rồi, bác còn ngoái cổ nhìn lại, thấy bốn con ngựa có cánh đương nhấc bổng chiếc xe lên khỏi hố.
- Lẽ đương nhiên là trên trời ít nhiều cũng khác dưới trần gian. Có những điều ở đó người ta có thể bỏ qua, nhưng có ai nhẫn nại đứng nhìn họ đóng ngựa vào cả đằng trước lẫn đằng sau xe được! Đã đành mấy con ngựa có cánh thật đấy, nhưng đã ai dám chắc điều đó? Mà lại càng ngu kia: ngựa sinh ra vốn có bốn vó để chạy là được rồi, chắp thêm hai cánh làm gì?
Nhưng mình phải dậy ngay thôi, kẻo ngoài kia chúng nó lại toàn làm những chuyện oái oăm ngược đời. Cũng may là mình chưa chết thật!


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng