Bác thợ cả Pfriem


Мастер Пфрим


Bác thợ cả Pfriem có vóc người bé nhỏ, gầy gò nhưng rất ưa hoạt động, không có giây phút nào ngồi im. Mặt bác rỗ hoa, đã thế lại có cái mũi hếch nhô lên với làn da tái nhợt như da người chết, tóc đã hoa râm nhưng mọc lởm chởm. Hai mắt ti hí, liếc trái, liếc phải liên tục. Không gì lọt được mắt bác. Gì bác cũng chê, gì bác cũng biết hơn người và trong mọi chuyện bác nói bao giờ cũng có lý.
Lúc đi ngoài đường, bao giờ hai tay bác cũng vung lấy vung để như chèo đò. Có lần bác vung tay vào một cô gái đang xách nước, thùng nước văng lên cao, nước dội luôn lên cả người bác. Vừa rung người cho nước chảy xuống, bác vừa la mắng cô gái:
- Đồ ngu như cừu! Mày không nhìn thấy tao từ đằng sau đến à?
Nghề kiếm sống của bác là nghề thợ giày. Mỗi khi ngồi khâu, tay bác rút kim vung bạt mạng, ai không để ý lánh xa một chút là xơi ngay một quả thụi vào mạng sườn. Không có một thợ phụ nào ở với bác được một tháng, vì làm giỏi mấy đi chăng nữa vẫn bị bác chê như thường. Khi bác chê đường khâu không đều, khi thì bác chê gót giày này dài hơn chiếc kia, khi thì chê hai gót giày không cao bằng nhau, lúc lại chê da dập chưa kỹ. Bác bảo chú thợ học việc:
- Ngưng tay cái đã, tớ sẽ chỉ cho chú mày cách dập cho da mềm nhé.
Miệng nói nhưng tay bác đã rút sợi dây da quất luôn mấy roi lên lưng chú bé.
Tất cả thợ phụ, thợ học việc, bác đều gọi là đồ biếng nhác. Nhưng bản thân bác cũng có làm được nhiều cho cam, vì có khi nào bác ngồi khâu vá được quá mười lăm phút.
Sáng nào cũng vậy, hễ bác gái dậy bắc nồi nhóm bếp là bác cũng nhảy ra khỏi giường, rồi cứ thế mà chạy chân không xuống bếp mà la:
- Bà định đốt nhà đấy hả? Chắc lửa bùng lên như để thui cả con bò hay sao? Củi không phải mua tốn xu nào chắc!
Thấy đám con gái ngồi giặt giũ mà rúc rích trò chuyện là bác mắng chúng ngay lập tức:
- Lại có mấy con ngỗng đứng đây quang quác, trò chuyện quên cả công việc. Đem xà bông ra nghịch, thật là phí của trời, lại còn thêm cái tính lười như hủi nữa! Không dám vò mạnh tay một chút, chắc tụi bay sợ hỏng da bàn tay chứ gì?
Bác nhảy đại tới chỗ giặt, nhưng liền vấp xô đổ nhào thùng nước xà bông, nước đổ lênh láng ra khắp bếp.
Thấy người ta xây nhà mới là bác nhảy luôn sang đứng bên cửa sổ, dòm vào rồi la:
- Đám thợ này lại xây tường bằng cát đỏ rồi! Thứ cát ấy có bao giờ ráo nước đâu? Sống trong ngôi nhà rồi cứ là ốm hết lượt! Mọi người cứ thử nhìn xem, đám thợ phụ nó đặt đá xây thế mà coi được à? Vữa chẳng ra vữa. Phải trộn sỏi vào vữa thì lại đi trộn cát. Tôi còn sống đó để nhìn thấy cảnh tượng căn nhà sụp đổ để đè bẹp chết hết mọi người trong nhà.
Ngồi khâu mới được dăm ba mũi, bác đã đứng phắt ngay dậy, tay tháo yếm da, miệng nói:
- Mình phải ra ngoài một chút để nhắc nhở lương tâm mọi người mới được.
Chạy lại chỗ đám thợ mộc đang làm, bác nói:
- Làm chi mà kỳ vậy? Các anh không đẽo theo đường chỉ kẻ rồi. Các anh tưởng những cái xà này thẳng cả sao? Rồi chẳng có cái mộng nào khít đâu!
Bác giật cái rìu từ tay một người thợ mộc, định đẽo mẫu cho họ xem. Nhưng ngay khi đó lại có một xe ngựa chở đầy đất sét đi tới. Bác quăng ngay rìu đi, nhảy xổ tới chỗ người nông dân đi kèm xe và nói:
- Các ngươi không biết thương yêu giống vật hay sao? Ai lại đi thắng ngựa non vào cái xe chở nặng như thế bao giờ! Rồi mấy con vật đáng thương ấy sẽ khụy gục tại chỗ cho các anh coi!
Người nông dân không buồn đáo lại làm bác Pfriem càng cáu bẳn rồi liền ngay đó bác lại chạy về xưởng làm việc.
Bác vừa mới ngồi xuống, tính tiếp tục công việc dở dang thì một chú thợ học nghề đưa bác xem một đôi giày. Bác quát mắng chú bé:
- Lại cái gì đây nữa? Tớ đã bảo chú mày không được khoét quá rộng thế này. Giày gì mà toang hoác gần như chỉ còn thấy đế? Thứ giày này thì ma nào nó mua? Phải làm đúng y như tớ dặn chứ!
Chú thợ học việc đáp:
- Thưa thầy thợ cả, thầy nói chí phải! Đúng là giày chẳng ra giày thật. Nhưng nó chính là chiếc giày thầy cắt và chính tay thầy khâu ạ. Lúc vội chạy ra ngoài, thầy đã quẳng nó xuống gầm bàn, con chỉ nhặt nó lên thôi. Có lẽ đến tiên giáng thế cũng không thể làm vừa được ý thầy.
Một đêm, bác cả Pfriem nằm mơ thấy mình chết, hồn đang trên đường về trời. Đến nơi, bác gõ thật mạnh vào cổng trời. Bác nói:
- Tôi thấy thật là lạ, cổng gì mà cái vòng tròn để lắc gõ cũng không có, phải gõ bằng tay đến nỗi muốn thành thương tật.
Tông đồ Petrus ra xem ai gọi cổng mà đập dữ dội vậy. Pêtơrút nói:
- Chà, tưởng ai, té ra là bác cả Pfriem! Ta sẵn lòng cho bác vào, nhưng ta xin dặn đôi điều: bỏ thói cũ nhé, có nhìn thấy mọi vật ở trên trời thì đừng có chê bai nhé. Không lại tội vạ vào thân.
Bác cả Pfriem đáp:
- Kể ra, tông đồ không dặn thì tôi cũng biết phải xử sự như thế nào. Vả lại ở đây, ơn trời, mọi việc đều hoàn hảo, chẳng có gì để mà chê bai như dưới trần gian.
Bác qua cổng, leo lên leo xuống, qua những khoảng không đất rộng của nhà trời. Bác ngó quanh, hết nhìn sang trái lại nhìn sang phải, chốc chốc lại gật đầu xuýt xoa tỏ vẻ hài lòng mỹ mãn. Giữa lúc ấy, có hai vị thiên thần khiêng một cái xà. Hai người vừa khiêng vừa nhìn vào mắt nhau, xà thì dài nhưng hai thiên thần không khênh đi theo dọc thân xà, mà cứ đi ngang. Bác Pfriem nghĩ:
- Có đời thuở nhà ai lại ngu đến thế nhỉ?
Nhưng bác cứ nín lặng, thấy nó cũng có lý của nó: rốt cuộc cũng thế thôi, khênh xà đi dọc hay đi ngang cũng có sao đâu, miễn là cứ khênh đi được. Mà cũng thật là hay, mình thấy họ có chạm vào cái gì đâu?
Một lát sau, bác lại nhìn thấy hai vị thiên thần khác ngồi trên bờ giếng lấy nước đổ vào thùng. Nhìn kỹ, bác thấy thùng nhiều chỗ có lỗ rò, nước chảy rò ra tứ phía: Các thần đương làm mưa trút xuống trần gian. Bác buột miệng bật ra:
- Toàn đồ vô dụng!
Nhưng may bác lại kìm ngay được và nghĩ: Có lẽ cũng chỉ để tiêu khiển cho vui thế thôi. Đã gọi là tiêu khiển thì toàn là những chuyện vô tích sự. Vả chăng ở trên tiên giới này - như mình đã thấy - mọi người đều rảnh rỗi cả.
Đi được một quãng, bác thấy một cỗ xe mắc kẹt vì một cái hố sâu. Bác bảo người đánh xe:
- Chẳng có gì ngạc nhiên cả! Chẳng có ai chất nặng đến thế bao giờ. Các người chở gì vậy?
Người kia đáp:
- Toàn những điều nguyện sùng đạo cả, nguyện mãi rồi mà tôi vẫn chưa vào được con đường chính, nhưng cũng may là tôi đã đẩy được cỗ xe tới được đây. Ở đây rồi thì chắc không ai lại nỡ để tôi mắc kẹt nằm lại đây.
Quả vậy, có một thiên thần dắt hai con ngựa tới đóng vào xe. Bác Pfriem nghĩ thầm:
- Được lắm, nhưng chỉ có hai con thì làm sao kéo nổi xe ra khỏi hố? Ít nhất cũng phải bốn con mới kéo nổi.
Lại có một thiên thần khác dắt hai con ngựa tới, nhưng lại không đóng nó vào phía trước xe mà đóng vào sau xe. Bác Phơrim không nhịn nổi nữa, buột miệng quát:
- Đồ vô dụng! Mày làm gì ở đó? Từ buổi khai thiên lập địa có ai làm thế không, hở? Thế mà lũ kiêu căng ngu xuẩn kia lại cứ cho là mình gì cũng hơn người.
Bác còn định nói nữa, nhưng một vị nhà trời đã kịp túm lấy gáy bác, quẳng một cái rõ mạnh ra khỏi cổng nhà trời. Ra ngoài rồi, bác còn ngoái cổ nhìn lại, thấy bốn con ngựa có cánh đương nhấc bổng chiếc xe lên khỏi hố.
- Lẽ đương nhiên là trên trời ít nhiều cũng khác dưới trần gian. Có những điều ở đó người ta có thể bỏ qua, nhưng có ai nhẫn nại đứng nhìn họ đóng ngựa vào cả đằng trước lẫn đằng sau xe được! Đã đành mấy con ngựa có cánh thật đấy, nhưng đã ai dám chắc điều đó? Mà lại càng ngu kia: ngựa sinh ra vốn có bốn vó để chạy là được rồi, chắp thêm hai cánh làm gì?
Nhưng mình phải dậy ngay thôi, kẻo ngoài kia chúng nó lại toàn làm những chuyện oái oăm ngược đời. Cũng may là mình chưa chết thật!


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Был мастер Пфрим человек маленький, худощавый, но бойкий, и не имел он ни минуты покоя. Его лицо, на котором торчал один только вздернутый нос, было рябое и мертвенно бледное, волосы седые и взъерошенные, глаза маленькие, они бегали у него беспрестанно по сторонам. Все он замечал, все всегда ругал, все знал лучше всех и во всем всегда был прав. Если он шел по улице, то всегда сильно размахивал руками, так что выбил раз у девушки ведро, в котором та несла воду, и оно взлетело высоко на воздух, и при этом он был облит водой.
- Эх ты, голова баранья! - крикнул он ей, отряхиваясь. - Разве ты не видела, что я иду сзади тебя?
Он занимался сапожным ремеслом, и когда он работал, то так сильно выдергивал дратву, что попадал обычно кулаком в того, кто сидел с ним рядом. Ни один из подмастерьев не оставался у него больше месяца, оттого что он всегда придирался даже к самой лучшей работе и всегда находил, что сделано что-нибудь не так: то швы были недостаточно ровные, то один ботинок был длинней другого, то каблук выше, чем на другом ботинке, то кожа была отделана недостаточно хорошо.
- Постой, - говаривал он ученику, - я уж тебе покажу, как делать кожу мягче, - и при этом он брал ремень и бил ученика по спине. Лентяями он называл всех. А сам работал не так уж и много, - ведь и четверти часа не сидел он спокойно на месте. Когда жена его вставала рано утром и растапливала печь, он вскакивал с постели и бежал босиком на кухню.
- Ты это что, собираешься мне дом поджечь? - кричал он. - Такой огонь развела, что на нем можно целого быка изжарить! Разве дрова нам даром достаются?
Когда работницы стоят, бывало, у корыта, смеются и разговаривают между собой о том да о сем, он вечно начинал их бранить:
- Ишь стоят, точно гусыни, да гогочут и за болтовней забывают о своей работе! И зачем взяли новое мыло? Безобразное расточительство да к тому же позорная лень! Руки свои хотите сберечь, а белье стираете не так, как следует.
Затем он выбегал, опрокидывал при этом ведро с щелоком, и вся кухня была залита водой. Если строили новый дом, он подбегал к окошку и обычно смотрел на работу.
- Вот опять кладут красный песчаник! - кричал он. - Он никогда не просохнет; в таком доме все непременно переболеют. И посмотрите, как подмастерья плохо укладывают камень. Да и известка тоже никуда не годится: надо класть мягкий щебень, а не песок. Вот увидите, непременно этот дом рухнет людям на голову.
Затем он усаживался и делал несколько швов, но вскоре вскакивал опять, вешал свой кожаный передник и кричал:
- Надо пойти да усовестить этих людей! - Но он попадал к плотникам. - Что это такое? - кричал он. - Да разве вы тешете по шнуру? Что, думаете, стропила будут стоять ровно? Ведь все они вылетят когда-нибудь из пазов.
И он вырывал у плотника из рук топор, желая показать, как надо тесать, но как раз в это время подъезжала нагруженная глиной телега; он бросал топор и подбегал к крестьянину, который шел за телегой.
- Ты не в своем уме, - кричал мастер Пфрим, - кто ж запрягает молодых лошадей в такую тяжелую телегу? Да ведь бедные животные могут тут же на месте околеть.
Крестьянин ему ничего не отвечал, и Пфрим с досады убегал обратно в свою мастерскую. Только собирался он сесть снова за работу, а в это время ученик подавал ему ботинок.
- Что это опять такое? - кричал он на него. - Разве я тебе не говорил, что ботинок не следует так узко закраивать? Да кто ж купит такой ботинок? В нем осталась почти одна лишь подметка. Я требую, чтобы мои указания исполнялись беспрекословно.
- Хозяин, - отвечал ученик, - вы совершенно правы, ботинок никуда не годится, но это же ведь тот самый ботинок, который выкроили вы и сами же начали шить. Когда вы вышли, вы сами сбросили его со столика, а я его только поднял. Вам сам ангел с неба, и тот никогда не угодит.
Приснилось ночью мастеру Пфриму, будто он умер и подымается прямо на небо. Вот он туда явился и сильно постучал во врата.
- Меня удивляет, - сказал он, - что на вратах нет кольца, ведь так можно и все руки себе разбить.
Открыл врата апостол Петр, желая посмотреть, кто это так неистово требует, чтоб его впустили.
- Ах, это вы, мастер Пфрим, - сказал он, - вас я впущу, но предупреждаю, чтобы вы оставили свою привычку и ничего бы не ругали, что увидите на небе, а то вам плохо придется.
- Свои поучения вы могли бы оставить и при себе, - возразил ему мастер Пфрим, - я отлично знаю, что и как подобает. Я думаю - здесь всё, слава богу, в порядке, и нет ничего такого, что можно было бы порицать, как делал я это на земле.
И вот он вошел и стал расхаживать по обширным небесным просторам. Огляделся он по сторонам, покачал головой, и что-то проворчал про себя. Увидал он двух ангелов, которые тащили бревно. Это было то самое бревно, которое было в глазу у одного человека, который нашел сучок в глазу у другого. Но ангелы несли бревно не вдоль, а поперек.
"Видана ли подобная бестолочь! - подумал мастер Пфрим, но вдруг умолк и будто согласился. - Да по сути все равно как нести бревно, прямо или поперек, лишь бы не зацепиться; я вижу, что они делают это осторожно". Вскоре увидал он двух ангелов, набиравших из колодца воду в бочку, и тотчас заметил, что в бочке немало дыр и что вода со всех сторон из нее проливается. Это они землю дождем поливали. "Черт возьми!" - вырвалось у него, но, по счастью, он опомнился и подумал: "Должно быть, это они делают, чтобы время провести; ну, раз это их забавляет, то, пожалуй, пусть себе занимаются таким бесполезным делом. Здесь, правда, на небе, как я заметил, только и делают, что лентяйничают". Пошел он дальше и увидел воз, что застрял в глубокой канаве.
- Это и не удивительно, - сказал он вознице, - кто ж так бестолково воз нагружает? Что это у вас такое?
- Добрые намерения, - ответил возница, - да вот никак не могу выехать с ними на правильную дорогу; я еще счастливо вытащил воз, здесь-то мне уж придут на помощь.
И вправду вскоре явился ангел и впряг в воз пару лошадей. "Это хорошо, - подумал Пфрим, - но ведь парой-то лошадей воза не вытащить, надо бы по крайней мере взять четверик". И явился другой ангел, привел еще пару лошадей, но впряг их не спереди, а сзади воза. Тут уж мастер Пфрим выдержать никак не мог.
- Эй ты, олух, - вырвалось у него, - да что ты делаешь? Виданное ли дело, чтобы так лошадей запрягали? В своем глупом чванстве они думают, что все знают лучше других.
Хотелось ему еще что-то добавить, но в это время один из небожителей схватил его за шиворот и выбросил с невероятною силой с неба. Уже у врат повернул голову мастер Пфрим в сторону воза, видит - а четверик крылатых коней поднял его на воздух.
В эту самую минуту мастер Пфрим и проснулся. "А на небе-то все по-иному, чем у нас на земле, - сказал он про себя, - кое-что, конечно, можно им простить, но хватит ли у кого терпенья смотреть, как запрягают лошадей и сзади и спереди? Правда, у них есть крылья, но кто ж об этом мог знать? А все же порядочная глупость приделывать крылья лошадям, у которых есть свои четыре ноги, чтобы бегать. Но пора, однако, вставать, а то, чего доброго, наделают мне беды в доме. Счастье еще, что умер я не на самом деле!"