Cô gái chăn ngỗng bên suối


De ganzenhoedster aan de bron


Ngày xửa ngày xưa có một bà lão già nua sống trong một căn nhà nhỏ ở nơi hẻo lánh giữa rừng. Rừng rộng bao la, mà sáng nào bà cũng chống nạng đi lẩy bẩy vào rừng. Bà luôn chân, luôn tay, việc nhiều đến nỗi tưởng chừng ở tuổi cao như bà không sao làm xuể. Nào là cắt cỏ cho ngỗng, với tay hái quả rừng, rồi đưa tất cả lên vai vác về nhà.
Ai cũng nghĩ, bà sẽ khuỵu xuống vì còng lưng vác nặng, nhưng may là lần nào bà cũng mang về được đến nhà. Mỗi khi gặp ai, bà cũng niềm nở chào hỏi:
- Chào người bà con, trời hôm nay nắng đẹp. Bà con thấy già này mang vác thì ngạc nhiên lắm nhỉ. Nhưng ai mà chẳng vác gánh nặng nợ đời của mình.
Tuy vậy, dân làng không thích gặp bà lão. Họ thường đi đường vòng để tránh bà. Khi hai bố con nhà kia đi ngang qua mặt bà, ông bố khe khẽ nói với con trai:
- Con phải coi chừng mụ già ấy. Mụ mưu mô quỷ quyệt lắm. Đó là một mụ phù thủy.
Vào buổi sáng kia, có một chàng trai trẻ đẹp đi qua rừng. Trời nắng chan hòa, chim hót líu lo, gió mát đung đưa cành lá. Lòng chàng lâng lâng vui sướng. Chàng chẳng gặp một ai. Bỗng chàng nhìn thấy một bà già phù thủy cầm liềm cắt cỏ. Bà đã nhét vào đầy tay nải cỏ. Cạnh đó còn hai giỏ đầy lê và táo rừng. Chàng nói:
- Mẹ già ơi, làm sao mà mẹ mang hết được chỗ này?
Bà già đáp:
- Anh thấy không. Tôi vẫn mang cho kỳ hết về. Con nhà giàu đâu phải làm như vậy. Nông dân có câu:
Ngó quanh làm chi,
Vì lưng vốn còng.
Khi chàng đến gần, bà bảo:
- Chàng giúp tôi một tay nhé, lưng chàng thẳng, chân tay khỏe mạnh, chàng thấy nó nhẹ thôi. Nhà tôi cũng không xa đây, ở khuất sau núi kia, trên đồng cỏ. Chàng đi chỉ một lát là tới.
Chàng thanh niên mủi lòng thương và nói:
- Tôi không phải là con nhà nông, cha tôi là một bá tước giàu có. Nhưng con nhà nông cũng không mang hết được. Để tôi mang giúp chiếc tay nải kia.
Bà già nói:
- Được anh giúp thì tôi mừng quá. Chắc chắn phải đi mất một giờ đấy, nhưng đối với sức trai thì thấm chi. Anh nhớ mang giúp cho cả táo và lê nhé.
Nghe nói đi mất một giờ thì vị bá tước trẻ tuổi hơi phân vân, nhưng bà già cứ nài ép, bà buộc khăn gói lên lưng chàng, khoác đôi giỏ vào cánh tay chàng. Bà nói:
- Chàng thấy không, nhẹ tênh mà.
Bá tước vừa đáp vừa nhăn nhó:
- Cái bọc nặng như bọc đá đè lên lưng. Lê táo cũng nặng như chì. Thở chẳng ra hơi nữa!
Chàng muốn trút tất cả mọi thứ xuống, nhưng bà già không chịu. Bà nói mỉa:
- Trông kìa, cái mà bà già mang thường xuyên thì trai tráng thế kia ý chừng không mang nổi. Nói thì hay lắm, nhưng phải bắt tay vào làm thực sự thì đứng phủi tay.
Bà nói tiếp:
- Sao chàng còn chần chừ nữa. Nào, nhấc chân lên chứ! Chẳng có ai vác đỡ chúng cho đâu.
Đi trên mặt đất bằng phẳng còn chịu được, nhưng chân dẫm trên đá để leo núi thì chàng tưởng chừng muốn kiệt sức. Mồ hôi chảy nhễ nhại trên trán, mồ hôi chảy ướt đẫm lưng làm khi thấy nóng, khi thì thấy lạnh toát sống lưng. Chàng nói:
- Mẹ ơi, con không đi nổi nữa, con phải nghỉ một lát.
Bà già đáp:
- Không nghỉ ở đây. Đến nơi ta nghỉ một thể. Bây giờ cứ đi tiếp. Biết đâu thế chả là tốt cho chàng.
Bá tước nói:
- Mụ già kia, mụ thật là xấc xược.
Chàng định vứt tất cả xuống, nhưng loay hoay mãi không được. Chúng dính chặt vào lưng chàng như là nó mọc ở lưng ra. Chàng quay lắc người nhưng nó vẫn ở trên lưng.
Thấy vậy bà già cười và nhảy nhót một cách khoái trá trên đôi nạng. Bà nói:
- Chàng ơi, xin đừng tức giận. Mặt chàng đã đỏ chín lên như gà chọi. Chàng cứ chịu khó mang nó, về đến nhà già sẽ thưởng cho xứng công.
Chàng biết làm sao bây giờ? Đành phải theo số phận mà lẽo đẽo đi theo bà già. Bà ta có vẻ mỗi lúc một lanh lẹ hơn, còn chàng thì thấy đồ trên lưng mỗi lúc một thêm nặng. Rồi bỗng bà nhún người nhảy một cái, ngồi vắt vẻo trên lưng chàng. Bà già gầy khẳng khiu như cái cọc rào mà sao nặng hơn cả một mụ nông dân béo ục ịch.
Chàng lảo đảo bước từng bước một, còn bà thì lấy roi và cành gai đánh thúc chàng đi. Tới lúc đến được nhà thì chàng cũng sắp khuỵu xuống. Đàn ngỗng thấy bà già thì vỗ cánh, vươn cổ, chạy lại đón và kêu quang quác. Một mụ đã có tuổi, khỏe mạnh to lớn, xấu như ma lem cầm roi theo sau đàn ngỗng và nói:
- Mẹ ơi, có việc gì mà sao lâu thế?
Bà lão đáp:
- Con gái cứ yên tâm. Chả gặp điều gì dữ cả. Trái lại, chàng đây mang giúp về cho mẹ. Con gái mẹ, khi mẹ mệt chàng ta lại cõng mẹ trên lưng nữa. Trong lúc đi đường rất vui vẻ, thậm chí còn đùa giỡn nên không thấy đường xa nữa.
Rồi bà già tụt xuống, đỡ đồ trên lưng xuống, lấy giỏ khỏi tay chàng, thân mật nhìn chàng nói:
- Giờ hãy ngồi nghỉ ở chiếc ghế dài trước cửa. Chàng sẽ được trả công xứng đáng với việc làm. Mà nhất định là có thôi.
Rồi bà nói:
- Con gái mẹ, con vào trong nhà. Con đứng một mình bên chàng trai trẻ thật là không tiện, không nên đổ dầu vào lửa. Chàng ta có thể mê con đấy.
Bá tước nửa cười nửa khóc. Chàng nghĩ bụng:
- Những thứ của quý như thế giá có trẻ hơn ba chục tuổi cũng chẳng làm cho tim mình rung động.
Trong lúc ấy, bà lão vuốt ve đàn ngỗng như con, bà cùng cô con gái vào nhà. Chàng trai ngả lưng trên chiếc ghế dài ở gốc cây táo. Không khí êm dịu ấm áp, một cánh đồng cỏ xanh rờn trải ra xung quanh khu nhà. Trên cánh đồng mọc đầy hoa ngọc chân, bách lý và hàng ngàn loại hoa khác. Con suối chảy ngang nước trong veo, phản chiếu lóng lánh ánh mặt trời. Đàn ngỗng trắng nhởn nhơ đi đi lại lại hay lội bì bõm dưới nước. Chàng nghĩ bụng:
- Cảnh ở đây thật yêu kiều, nhưng ta buồn ngủ quá, mắt cứ díp lại không sao mở được. Ta phải ngủ đi một tí mới được. Chỉ mong đừng có cơn gió nào thổi bay đôi chân mình đi, nó đã nhũn ra như bùi nhùi mất rồi.
Chàng ngủ được một lát thì bà già đến lay dậy và bảo:
- Dậy đi, chàng ơi! Chàng không ở lại đây được đâu. Quả là già đã làm cho chàng vất vả, nhưng cũng chưa đến nỗi mất mạng. Giờ thì già trả công cho chàng. Tiền bạc của cải thì chàng không cần đến, để ta cho thứ khác.
Nói rồi, bà nhét vào tay chàng một chiếc hộp nhỏ làm bằng viên ngọc xanh nguyên khối và dặn:
- Hãy giữ hộp này cẩn thận, nó sẽ mang lại hạnh phúc cho chàng.
Bá tước đứng dậy, cảm thấy người mình khỏe hẳn lên, cảm ơn bà già, rồi lên đường mà chẳng đoái hoài gì đến cô con gái bà. Chàng đi được một quãng đường vẫn còn nghe thấy tiếng ngỗng kêu vui vẻ từ xa vọng lại.
Bá tước lang thang ba ngày trong rừng hoang vu, mãi sau mới tìm được lối ra. Chàng đến một thành phố lớn, ở đây không ai biết chàng. Người ta dẫn chàng đến cung điện khi vua và hoàng hậu đang ngự triều. Bá tước quỳ xuống, lấy ra chiếc hộp bằng ngọc xanh đặt bên chân hoàng hậu. Bà truyền cho chàng đứng dậy, chàng cầm chiếc hộp dâng lên. Bà vừa mở ra xem thì té ngã lăn xuống đất bất tỉnh nhân sự. Bá tước bị ngay bọn thị vệ bắt giữ, định đem tống ngục. Nhưng hoàng hậu mở mắt, truyền phải tha chàng và lệnh cho mọi người ra ngoài, để bà một mình nói chuyện riêng với chàng. Khi chỉ còn hai người, hoàng hậu khóc lóc thảm thiết và nói:
- Giàu sang phú quý đối với ta có là gì, khi sáng nào thức dậy ta cũng lo âu phiền não. Ta có ba người con gái, trong đó con út là đẹp nhất, thiên hạ coi nó là của quý kỳ diệu. Nó da trắng như tuyết, má hồng như hoa táo, tóc mượt óng dưới ánh nắng mặt trời. Mỗi khi nó khóc không phải giọt lệ thường mà là hạt châu, hạt ngọc ở mắt rỏ ra. Lúc nó mười lăm tuổi, vua cho đòi ba chị em đến trước ngai vàng. Chàng không thể tưởng tượng được, khi nó bước vào, toàn thể quần thần đều trố mắt ra nhìn như nhìn mặt trời mọc. Vua phán: "Các con ạ, cha không biết ngày nào là ngày cuối đời mình. Hôm nay cha muốn quyết định cho mỗi con được hưởng thừa kế những gì sau khi cha khuất núi. Các con đều yêu cha cả, nhưng con nào yêu quý cha nhất sẽ được hưởng cái quý nhất."
Cô con gái nào cũng nói là yêu quý cha nhất. Vua hỏi: "Các con hãy nói xem các con yêu quý cha như thế nào, để cha hiểu được lòng các con." Cô cả nói: "Con yêu quý cha như yêu đường ngọt lịm." Cô thứ hai nói: "Con yêu quý cha như yêu chiếc áo đẹp nhất của con." Cô út lặng thinh. Vua cha liền hỏi: "Con gái yêu quý, con yêu quý cha như thế nào?." Cô đáp: "Con không biết lấy gì ví lòng con yêu cha." Nhưng vua cha đòi cô phải nói điều ví của mình. Mãi sau cô mới nói: "Thiếu muối món ăn ngon nhất con ăn cũng không thấy ngon. Vậy con yêu quý cha như muối." Nghe vậy vua cha nổi giận phán: "Nếu mày yêu quý ta như muối thì ta sẽ lấy muối thưởng cho tấm lòng của mày." Vua chia ngay giang sơn làm hai chia cho cô cả và cô thứ hai. Sai buộc lên lưng cô út bị muối, rồi cho hai người nông nô dẫn cô vào khu rừng hoang.
Hoàng hậu nói tiếp:
- Tất cả chúng tôi đều van xin cho con út, nhưng vua vẫn không nguôi giận. Con út tôi khóc lóc thảm thiết khi phải ra đi. Suốt dọc đường rải đầy châu ngọc tuôn rơi từ mắt nó. Sau đó ít lâu, vua hối hận vì sự trừng phạt quá đáng ấy, cho người đi tìm đứa con đáng thương khắp trong rừng nhưng chẳng ai tìm thấy nó. Mỗi khi nghĩ nó bị thú dữ ăn thịt là lòng ta se lại. Đôi khi ta tự an ủi với hy vọng là nó vẫn còn sống, ẩn náu trong một cái hang nào đó hay có người nào thương hại che chở. Chàng có thể tưởng tượng được không, khi ta mở chiếc hộp ngọc xanh của chàng ra, ta thấy trong đó có hạt ngọc đúng như hạt lệ ở mắt con gái út ta nhỏ ra. Vì thế nên ta xúc động mạnh. Chàng có thể nói cho ta biết làm sao ngọc kia lại vào tay chàng.
Bá tước kể lại cho hoàng hậu biết, rằng một bà lão trong rừng đã đưa ngọc cho chàng, rằng bà lão nom rất khả nghi là một mụ phù thủy. Chàng không hề nghe nói gì về công chúa hoặc trông thấy nàng. Vua và hoàng hậu quyết định đi tìm bà lão, vì nghĩ, ngọc ở đâu thì có thể tìm ra tung tích con mình ở đó.
Bà lão ngồi kéo sợi phía ngoài nhà. Bà ở nơi hoang vu. Trời đã tối. Một thanh củi trong bếp cháy hắt ra ánh sáng loe lắt. Bỗng nghe thấy tiếng ồn ào vang lại. Ngỗng đến giờ từ đồng cỏ về chuồng, chúng kêu quạc quạc ầm cả lên. Một lát sau cô con gái bước vào nhà. Bà lão chẳng buồn nói mà chỉ khẽ gật đầu. Cô con gái lại ngồi bên mẹ và cầm guồng quay sợi nhanh nhẹn, thành thạo. Hai người ngồi bên nhau hai tiếng đồng hồ mà không nói với nhau nửa lời. Mãi sau có tiếng động bên cửa sổ và có đôi mắt sáng như lửa chằm chằm nhòm vào. Đó là con cú già, nó hú lên ba lần. Bà ngẩng lên nhìn một tí, rồi bảo:
- Con gái quý của mẹ, đã đến lúc con ra làm việc.
Cô đứng dậy và đi ra ngoài. Cô đi đâu nhỉ? Cô băng qua đồng cỏ đi tới tận thung lũng kia. Sau đó, cô tới bên dòng suối, nơi có ba cây sồi cổ thụ. Lúc này trăng tròn và đã lên quá đỉnh núi. Ánh trăng sáng tới mức có thể tìm được kim khâu. Cô bỏ mạng che mặt và ra suối rửa mặt. Xong xuôi cô nhúng mạng xuống nước suối rồi đặt trên cỏ để hong khô dưới ánh trăng. Cô gái thay đổi hình dạng. Chắc các bạn chưa từng thấy người đẹp đến thế bao giờ. Mái tóc hoa râm vừa rơi xuống thì mớ tóc vàng óng mượt tuôn ra như ánh mặt trời, tóc phủ lên khắp người như một chiếc áo khoác. Đôi mắt sáng lóng lánh như sao trên trời, đôi má ửng hồng mịn dịu như hoa táo.
Cô gái xinh đẹp nhưng lại buồn. Cô ngồi khóc thảm thiết, nước mắt tuôn lã chã trên mớ tóc dài rơi xuống đất. Cô cứ ngồi như thế rất lâu, bỗng trên cành cây gần đấy có tiếng loạt xoạt, rào rào. Cô bật đứng dậy như con hoẵng nghe thấy tiếng súng của người đi săn, đúng lúc ấy trăng bị mây che khuất. Chỉ trong giây lát cô lại lấy mạng che lại như cũ và biến đi như ngọn đèn bị gió thổi tắt. Run rẩy như lá liễu, cô chạy về nhà. Bà già đứng trước cửa. Cô định kể cho bà nghe, nhưng bà cười thân mật và bảo:
- Mẹ biết hết cả rồi.
Bà dẫn cô vào buồng, nhóm thêm củi vào bếp. Bà không ngồi xuống guồng sợi mà đi lấy chổi quét cho sạch nhà. Bà bảo con gái:
- Tất cả mọi thứ đều phải tinh tươm sạch sẽ.
Cô hỏi:
- Mẹ định làm gì đấy? Sao đã khuya rồi mà mẹ còn quét nhà?
Bà mẹ hỏi lại:
- Thế con có biết, bây giờ là mấy giờ không?
Cô đáp:
- Quá mười một giờ, nhưng chưa tới mười hai giờ khuya.
Bà già nói tiếp:
- Con có nhớ không, cách đây ba năm, cũng ngày này năm ấy con đã đến với mẹ. Vận hạn con đã hết, chúng ta không thể ở tiếp bên nhau nữa.
Cô gái sợ hãi nói:
- Trời, mẹ yêu dấu, mẹ định bỏ con à? Biết đi đâu bây giờ? Con không có bạn bè, quê hương, không biết nương tựa vào đâu. Những gì mẹ muốn con đều làm cả. Con chưa bao giờ làm phật lòng mẹ. Mẹ đừng đuổi con đi!
Bà già không muốn nói cho cô biết việc sắp xảy ra. Bà bảo cô:
- Mẹ không thể ở đây lâu hơn nữa. Khi dọn đi, mẹ muốn nhà cửa phải cho sạch sẽ. Vì vậy con đừng cản trở công việc của mẹ. Về phần con, con đừng có lo. Con sẽ tìm ra mái nhà yên vui và hài lòng với công sá mẹ trả con.
Cô gái lại hỏi:
- Nhưng mẹ hãy nói cho con biết việc sắp xảy ra.
Mẹ bảo con lần nữa, đừng có quấy rầy mẹ trong khi mẹ bận làm. Con đừng nói gì nữa, hãy về phòng riêng của mình, bỏ mạng che mặt ra, mặc chiếc áo lụa vào, chiếc áo mà con mặc khi con đến với mẹ. Rồi cứ đợi ở trong phòng cho đến khi mẹ gọi ra.
Giờ tôi xin kể tiếp về vua và hoàng hậu. Cả hai cùng bá tước ra đi, tìm bà già ở nơi hoang vu. Bóng đêm bao trùm khắp khu rừng, bá tước đi lạc nên phải đi một mình. Nhưng sáng ngày hôm sau chàng có cảm giác là mình đi đúng hướng. Chàng cứ thẳng đường đi mãi cho tới khi trời tối mới dừng chân, trèo lên cây định ngủ qua đêm vì lo có thể đi lạc đường.
Khi ánh trăng tỏa sáng khắp vùng thì chàng thấy có bóng người thờ thẫn đang đi xuống núi. Người ấy không cầm roi trong tay nhưng chàng nhận ra ngay là người chăn ngỗng mà chàng trước kia đã gặp ở nhà bà già. Chàng kêu lên:
- Chà, mụ ấy đến. Đã thấy được mụ phù thủy tất cả tìm ra người kia.
Chàng ngạc nhiên khi thấy người này đến bên suối, bỏ mạng che mặt ra và vục đầu rửa mặt. Mớ tóc vàng óng mượt xõa xuống người nàng. Chàng chưa từng thấy ai đẹp thế ở trên trần gian. Chàng nín thở vươn cổ ra nhìn người đẹp không chớp mắt. Không hiểu tại chàng vươn ra quá xa hay tại duyên cớ nào khác nữa. Bỗng cành cây kêu đánh rắc một cái, và ngay lúc ấy cô gái vội đeo mạng che mặt, bật đứng dậy như con hoẵng biến khỏi nơi đó. Cùng lúc ấy, mây khuất che mặt trăng nên chàng không nhìn thấy nàng đâu nữa.
Nàng vừa biến mất thì bá tước trèo từ trên cây xuống rảo bước theo sau. Chàng đi được một lát, thấy trong bóng tối lờ mờ hai bóng người đi trên đồng cỏ. Đó là vua và hoàng hậu. Từ xa, hai người thấy có ánh đèn trong căn nhà nhỏ của bà già nên cứ hướng ấy đi tới. Bá tước kể cho họ nghe những điều kỳ lạ chàng nhìn thấy bên suối. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, hai người biết đó chính là cô con gái của mình bị lạc. Họ vui mừng đi tiếp và chẳng mấy chốc tới căn nhà nhỏ. Ngỗng ngủ khắp quanh nhà, đầu ấp vào cánh, không con nào động đậy. Nhìn qua cửa sổ, họ thấy cảnh vật tĩnh mịch, chỉ có bà lão ngồi chăm chú kéo sợi, không ngó nhìn quanh.
Trong buồng sạch sẽ, y như là nơi ở của những người sống trong không trung, chân không dính tí bụi nào. Họ ngắm nhìn một lúc lâu, nhưng không thấy con gái mình. Cuối cùng, họ đành đánh bạo khẽ gõ cửa sổ.
Bà lão hình như ngồi đó để chờ họ. Bà đứng dậy, gọi một cách niềm nở:
- Xin cứ vào, già biết các người mà.
Khi họ vào buồng, bà lão nói:
- Nếu cách đây ba năm, các người đừng đuổi đứa con ngoan ngoãn một cách bất công ra khỏi nhà thì có phải đỡ mất công đi quãng đường dài không? Cô ta cũng chẳng thiệt hại gì. Cô ta phải ba năm chăn ngỗng, không bị tiêm nhiễm điều gì xấu cả, vẫn giữ được tấm lòng trong sạch. Các người đã bị trừng phạt sống trong lo sợ suốt thời gian ấy.
Rồi bà lão vào buồng trong gọi:
- Ra đi, con thân yêu!
Cửa mở, công chúa tóc vàng, có đôi mắt sáng long lanh, cô mặc đồ lụa trông cứ như thiên thần bước ra. Nàng ôm hôn cha mẹ. Mọi người đều òa lên khóc vì vui sướng. Vị bá tước trẻ tuổi đứng bên họ. Nhìn thấy chàng, bỗng nàng đỏ ửng hai má như bông hồng mọc trên đồng nội, nàng cũng chẳng hiểu sao lại như vậy. Nhà vua nói:
- Con yêu dấu của cha, biết cho con cái gì bây giờ, giang sơn cha đã tặng rồi.
Bà lão nói:
- Nàng chẳng cần gì cả. Già đã tặng nàng những giọt lệ mà nàng khóc vì các người. Những giọt lệ ấy đã thành những viên ngọc lóng lánh đẹp hơn cả ngọc lấy dưới bể, nó đáng giá hơn cả giang sơn kia. Để trả công cho nàng, già để cho căn nhà nhỏ này của già.
Nói xong, trong nháy mắt bà già biến mất. Quanh tường có tiếng nổ khe khẽ, mọi người mải nhìn quanh thì căn nhà nhỏ đã biến thành một lâu đài nguy nga, tiệc hoàng gia dọn linh đình, kẻ hầu người hạ chạy đi chạy lại tới tấp.
Câu chuyện còn dài, nhưng bà tôi vì tuổi già nên không nhớ những phần còn lại. Tôi tin rằng, công chúa xinh đẹp sẽ lấy bá tước, họ sống trong lâu đài, hưởng diễm phúc trời cho. Tôi cũng không biết rõ, nhưng tôi đoán rằng, những con ngỗng trắng như tuyết ở quanh nhà từng là những thiếu nữ - xin đừng có ai mếch lòng - mà bà cụ đem về nuôi, giờ đã hiện nguyên hình người để làm thị nữ cho bà hoàng trẻ tuổi.
Chắc chắn bà lão trong chuyện không phải là một mụ phù thủy như người ta tưởng, mà là một bà lão thông minh, tốt bụng. Rất có thể, khi công chúa chào đời, bà mụ đã chúc cho nàng khóc ra châu lệ thay vì nước mắt. Ngày nay, những việc như thế không có nữa, nếu không người nghèo chẳng mấy chốc trở nên giàu có.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Er was eens een stokoud moedertje dat met haar troep ganzen op een eenzame plek in de bergen woonde waar zij een klein huisje had. Die eenzame plek was door een groot bos omgeven en iedere morgen nam de oude vrouw haar kruk en strompelde naar het bos. Daar was het moedertje dan heel bedrijvig bezig, veel bedrijviger dan je van iemand van haar hoge leeftijd zou verwachten. Zij sneed gras voor haar ganzen, plukte wilde vruchten voor zover haar handen erbij konden en droeg alles op haar rug naar huis. Je zou denken dat zij onder die zware last wel moest bezwijken maar het gelukte haar steeds haar vrachtje veilig thuis te brengen. Als zij iemand tegenkwam groette zij heel vriendelijk: "Goedendag, beste man, wat is het mooi weer vandaag. Ja, het verbaast u dat ik met dat gras sjouw, maar ieder moet zijn last op zijn rug torsen." Maar de mensen kwamen haar niet graag tegen en maakten liever een omweg en wanneer een vader met zijn zoontje langs haar kwam, dan zei hij zachtjes tegen hem: "Pas op voor die oude, die heeft het flink achter de ellebogen, het is een heks."
Eens op een morgen liep er een knappe jongeman door het bos. De zon scheen helder, de vogels zongen, een koel windje streek door het lover en hij was welgemoed. Tot nog toe was hij niemand tegengekomen maar plotseling zag hij de oude heks, die op haar knieën op de grond lag en met een sikkel gras sneed. Zij had al een hele vracht in haar doek geknoopt en daarnaast stonden twee manden die met wilde appels en peren waren gevuld. "Maar moedertje," zei hij, "hoe krijg je dat allemaal naar huis?" - "Ik moet het dragen, heer," antwoordde zij, "rijkeluis kinderen hoeven dat niet te doen, maar bij de boeren zegt men:
Kijk niet om
Je rug is krom."
"Wilt u mij helpen?" vroeg zij toen hij bij haar bleef staan, "u hebt nog een rechte rug en jonge benen, het zal u niet zwaar vallen. Mijn huis is ook niet zo ver hier vandaan. Het staat ginds achter die berg op de heide. U bent in een ommezientje boven." De jongeman had medelijden met de oude vrouw en antwoordde: "Mijn vader is weliswaar geen boer maar een rijke graaf, maar om u te laten zien dat boeren niet de enigen zijn die zware lasten kunnen dragen, zal ik uw bundel op mijn rug nemen." - "Als u dat wilt proberen," zei zij, "zou ik dat erg prettig vinden. Een uur zult u wel moeten lopen maar wat maakt dat voor u uit? Die appels en peren moet u ook dragen." De jonge graaf keek wel een beetje bedenkelijk toen hij van een uur gaans hoorde, maar de oude liet hem niet meer los, laadde de bundel op zijn rug en hing de beide manden aan zijn arm. "Ziet u wel, het gaat heel gemakkelijk," zei zij. "Nee, het gaat helemaal niet gemakkelijk," antwoordde de graaf en trok een pijnlijk gezicht, "de bundel drukt zo zwaar alsof er louter keistenen in zitten en de appels en peren hebben een gewicht alsof ze van lood zijn. Ik kan bijna niet ademen." Hij had zin alles weer neer te zetten, maar de oude liet het niet toe. "Kijk eens aan," zei zij spottend, "de jonge heer wil niet eens dragen wat een oude vrouw als ik al zo vaak heeft gesjouwd. Met mooie woorden staan zij altijd klaar, maar als het ernst wordt maken zij dat zij weg komen. Wat staat u daar te talmen," viel zij uit, "vooruit, til uw benen op. Er is toch niemand die u die bundel weer afneemt." Zolang hij op vlak terrein liep was het nog uit te houden, maar toen zij bij de berg kwamen en moesten klimmen en de stenen achter zijn voeten wegrolden alsof ze levend waren, ging het zijn krachten te boven. De zweetdruppels stonden op zijn voorhoofd en liepen nu eens warm, dan koud langs zijn rug naar beneden. "Moedertje," zei hij, "ik kan niet meer, ik moet even rusten." - "Niets daarvan," zei de oude, "als wij er zijn mag u uitrusten, maar nu moet u verder. Wie weet waar het goed voor is." - "Oude, je wordt brutaal," zei de graaf en wilde de bundel afwerpen maar tevergeefs, de bundel zat zo stevig op zijn rug alsof hij er aan vastgegroeid zat. Hij draaide en keerde zich maar kon hem niet kwijtraken. De oude lachte erom en sprong vrolijk op haar kruk in het rond. "Niet boos worden mijnheer," zei zij, "u wordt zo rood als een kalkoense haan. Draag uw bundeltje maar geduldig, als wij thuis zijn geef ik u een flinke beloning." Wat moest hij doen? Hij kon niet anders dan zich in zijn lot schikken en zich geduldig achter de oude voortslepen. Zij scheen steeds monterder te worden en zijn last werd steeds zwaarder. Opeens nam zij een sprong, kwam op de bundel terecht en ging er bovenop zitten en hoe broodmager zij ook was, zij woog meer dan de dikste boerenmeid. Zijn knieën knikten maar als hij niet doorliep sloeg de oude hem met een takje en met brandnetels tegen zijn benen. Hijgend en steunend klom hij de berg op en eindelijk, net toen hij op het punt stond in elkaar te zakken, kwam hij bij het huis van de oude vrouw aan. Toen de ganzen het oudje zagen staken ze hun vleugels in de lucht, strekten hun halzen vooruit en kwamen snaterend van woele, woele, woele, op haar af. Achter de troep liep een oude meid met een roede in de hand. Zij was groot en flink, maar lelijk als de nacht. "Moeder," zei zij tegen de oude, "is u iets overkomen, u bent zo lang weggebleven?" - "Welnee, mijn dochtertje," zei de oude vrouw, "er is mij niets kwaads overkomen, integendeel, deze vriendelijke jongeman hier heeft mijn zware last gedragen en stel je voor, toen ik moe was heeft hij mij ook nog op zijn rug genomen. De weg is ons ook helemaal niet lang gevallen, wij waren opgewekt en vrolijk en hebben de hele tijd grapjes met elkaar gemaakt." Eindelijk gleed de oude vrouw op de grond en nam de jonge man de bundel van zijn rug en de manden van zijn arm. Zij keek hem heel vriendelijk aan en zei: "Ga nu maar op de bank voor de deur zitten en rust uit. U hebt uw beloning eerlijk verdiend en dat zal dan ook niet uitblijven." Daarna zei zij tegen de ganzenhoedster: "Ga jij naar binnen, dochtertje, het past niet dat je met een jonge heer alleen bent; men moet geen olie op het vuur gooien, hij zou verliefd op je kunnen worden." De jonge graaf wist niet of hij moest lachen of huilen. Zó'n schatje, dacht hij, zou zelfs als zij dertig jaar jonger was, mijn hart niet kunnen beroeren. Intussen liefkoosde en streelde de oude vrouw haar ganzen alsof het kinderen waren en daarna ging zij met haar dochter het huis binnen. De jongeling strekte zich uit op de bank die onder een wilde appelboom stond. De lucht was zacht en rondom strekte zich een groene weide uit, bezaaid met sleutelbloemen, wilde tijm en duizenden andere bloemetjes. Daar doorheen ruiste een heldere beek waar de zon in glinsterde en de witte ganzen stapten er rond en poedelden in het water. "Wat is het hier liefelijk," zei hij, "maar ik ben zó moe dat ik mijn ogen niet kan openhouden, ik ga een beetje slapen. Als er maar geen windvlaag komt want die zou mij de benen van het lijf blazen, ze zijn week als zwammen."
Toen hij een tijdje had geslapen kwam de oude vrouw hem wakker schudden. "Sta op," zei zij, "je kunt hier niet blijven. Ik heb het je wel moeilijk gemaakt, maar het heeft je toch het leven niet gekost. Nu zal ik je je beloning geven. Geld en goed heb je niet nodig, maar hier heb ik iets anders voor je." Ze stopte hem een doosje in de hand dat uit één enkele smaragd was gesneden. "Bewaar het goed," voegde zij eraan toe, "het zal je geluk brengen." De jonge graaf sprong op en daar hij voelde dat hij weer helemaal opgeknapt was, bedankte hij de oude vrouw voor haar geschenk en ging op weg zonder ook maar éénmaal om te kijken naar het mooie dochtertje. Toen hij al een heel eind weg was hoorde hij nog het vrolijk gesnater van de ganzen.
De graaf moest drie dagen in de wildernis ronddwalen eer hij eruit kon komen. Toen kwam hij in een grote stad en aangezien niemand hem kende werd hij naar het koninklijk slot gebracht waar de koning en de koningin op de troon zaten. De graaf maakte een knieval, nam het smaragden doosje uit zijn zak en legde het aan de voeten van de koningin. Zij vroeg hem op te staan en haar het doosje aan te reiken. Maar nauwelijks had zij het geopend en erin gekeken of zij viel als dood op de grond neer. De graaf werd door de dienaren van de koning gegrepen om in de gevangenis geworpen te worden maar toen sloeg de koningin de ogen op en riep dat zij hem moesten vrijlaten en dat iedereen weg moest gaan want zij wilde in het geheim met hem spreken.
Toen hij met de koningin alleen was begon zij bitter te schreien en zei: "Wat heb ik aan alle pracht en praal waarmee ik omringd ben, als ik iedere morgen vol kommer en verdriet wakker word? Ik heb drie dochters gehad waarvan de jongste zo mooi was dat de hele wereld het voor een wonder hield. Zij was zo wit als sneeuw, zo rood als appelbloesem en haar haar glansde als zonnestralen. Als zij huilde vielen er geen tranen uit haar ogen maar louter parels en edelstenen. Toen zij vijftien jaar was liet de koning de drie zusters voor zijn troon komen. U had moeten zien wat voor ogen de mensen opzetten toen de jongste binnentrad. Het was alsof de zon opging. De koning sprak: 'Mijn lieve dochters, ik weet niet wanneer mijn laatste uur zal slaan en daarom wil ik vandaag bepalen wat ieder van jullie na mijn dood zal krijgen. Jullie houden alle drie van mij, maar degene die het meest van mij houdt krijgt het beste deel.' Iedere dochter zei dat zij het meeste van hem hield. 'Kunnen jullie niet op de een of andere wijze uitdrukken hoe lief je mij hebt?' antwoordde de koning, 'daaraan zal ik dan kunnen zien hoe je het bedoelt.' De oudste zei: 'Ik houd van mijn vader als van de zoetste suiker.' De tweede: 'Ik houd van mijn vader als van mijn mooiste jurk.' Maar de jongste zweeg. Toen vroeg de vader: 'En jij mijn liefste kind, hoeveel houd jij van mij?' - 'Ik weet het niet,' antwoordde zij, 'ik kan mijn liefde met niets vergelijken.' Maar de vader stond erop dat zij iets zei. Toen zei zij tenslotte: 'De beste spijs smaakt mij niet zonder zout, daarom houd ik van mijn vader als van zout.' Toen de koning dat hoorde werd hij boos en zei: 'Als je van mij houdt als van zout dan zal je liefde ook met zout beloond worden.' Daarna verdeelde hij het rijk onder de twee oudste zusters maar de jongste liet hij een zak met zout op haar rug binden en twee knechten moesten haar naar het donkere woud brengen. Wij hebben allen gesmeekt en gebeden voor haar," zei de koningin, "maar de toorn des konings was niet te verzachten. Wat heeft zij gehuild toen zij ons moest verlaten. De hele weg was bezaaid met parels die als tranen uit haar ogen vielen. Niet lang daarna kreeg de koning berouw van zijn hardvochtigheid en hij Het door het hele bos naar het kind zoeken, maar niemand kon haar vinden. Ik moet er niet aan denken dat zij door wilde dieren is opgegeten, want dan weet ik van droefenis niet wat te doen. Dikwijls troost ik mij met de hoop dat zij nog leeft en zich in een hol heeft verstopt of bij medelijdende mensen bescherming heeft gevonden. Maar zie, toen ik uw smaragden doosje opende, lag daar net zo'n parel in als die welke uit de ogen van mijn dochter vloeiden. U kunt zich voorstellen hoe de aanblik daarvan mi] ontroerde. U moet mij zeggen hoe u aan die parel bent gekomen." De graaf vertelde haar dat hij de parel van de oude vrouw m het bos had gekregen. Hij had al gedacht dat het niet helemaal pluis was, die vrouw was zeker een heks. Maar van haar kind had hij niets gezien of gehoord. De koning en de koningin besloten de oude vrouw op te zoeken. Zij dachten: waar die parel vandaan kwam, daar moesten zij ook iets over hun dochter te weten kunnen komen.
Daarbuiten op de eenzame plek zat de oude vrouw aan haar spinnewiel en spon. Het was al donker geworden en een spaander die onder in de haard lag te branden, gaf een spaarzaam licht. Opeens klonk buiten gerucht en daar kwamen de ganzen terug van de weide en lieten hun hees gekrijs horen. Kort daarop trad ook de dochter binnen. Maar de oude begroette haar nauwelijks en knikte alleen wat met haar hoofd. De dochter ging naast haar zitten, nam haar spinnewiel en spon de draad zo vlug als een jong meisje. Zo zaten zij twee uur lang en spraken geen woord met elkaar. Eindelijk ritselde er iets aan het venster en twee vurige ogen staarden naar binnen. Het was een oude nachtuil die driemaal oehoe schreeuwde De oude keek even op en zei toen: Nu is het tijd dochtertje dat je uitgaat, doe je werk."
De dochter stond op en ging naar buiten. Waar ging zij naar toe? Over de weiden, steeds verder, tot in het dal. Eindelijk kwam zij bij een bron waar drie oude eiken stonden. De maan was intussen groot en rond boven de bergen opgekomen en het was zo licht dat men een speld had kunnen vinden Zij trok het vel af dat over haar gezicht lag bukte zich over de bron en begon zich te wassen. Toen zij klaar was doopte zij ook het vel in het water en legde het daarna op de weide in het maanlicht om te bleken en te drogen. Maar wat was dat meisje veranderd! Zoiets hebben jullie nog nooit gezien Toen de grijze vlecht afviel kwam het gouden haar als zonnestralen te voorschijn en spreidde zich als een mantel over haar hele gestalte uit. Alleen haar ogen schitterden er zo glanzend als sterren aan de hemel doorheen en over haar wangen lag een zachte blos als van appelbloesem.
Maar het mooie meisje was heel bedroefd. Zij ring zitten en begon bitter te schreien. De ene traan na de andere viel uit haar ogen en rolde door haar lange haren op de grond. Zo zat zij daar en zij zou er zeker lang zijn blijven zitten als er in de takken van de dichtstbijzijnde boom niet iets had geritseld en "kraakt. Zij sprong op als een ree die het schot van de jager hoort. De maan was juist door een zwarte wolk bedekt en m een oogwenk was het meisje weer in het oude vel gekropen en zij verdween als een licht dat door de wind wordt uitgeblazen.
Trillend als een espenblad holde zij naar huis terug. De oude vrouw stond voor de deur en het meisje wilde haar vertellen wat haar was overkomen maar de oude lachte vriendelijk en zei: "Ik weet alles al. Zij nam haar mee naar de kamer en stak nog een nieuwe spaander aan. Maar zij ging met meer aan het spinnewiel zitten doch nam een bezem en begon te schrobben en te vegen. "Alles moet helder en schoon zijn, zei zij tegen het meisje. "Maar moeder," zei het meisje, "waarom begint u op dit late uur te werken? Wat bent u van plan?" - "Weet je dan niet hoe laat het is?" vroeg de oude. "Nog geen middernacht," antwoordde het meisje, "maar al over elven." - "Heb je er dan niet aan gedacht," ging de oude verder, "dat het vandaag drie jaar geleden is dat je bij mij kwam? Je tijd is om, wij kunnen niet langer bij elkaar blijven." Het meisje schrok en zei: "Och lieve moeder, wilt u mij verstoten? Waar moet ik heen? Ik heb geen vrienden en geen thuis waar ik heen kan gaan. Ik heb alles gedaan wat u van mij verlangde en u bent altijd tevreden over mij geweest, stuur mij niet weg!" De oude vrouw wilde niet aan het meisje zeggen wat haar te wachten stond. "Ik kan hier niet langer blijven," zei zij tegen haar, "maar voordat ik wegga moet het huis en de kamer schoon zijn. Houd mij dus niet langer van mijn werk. Over jezelf hoef je je geen zorgen te maken, je zult een dak boven je hoofd hebben en met het loon dat ik je geef zal je ook tevreden zijn." - "Maar zeg mij toch, wat gaat er dan gebeuren?" vroeg het meisje verder. "Ik zeg je nog eens, stoor mij niet in mijn werk. En nu geen woord meer, ga naar je kamer, neem het vel van je gezicht, trek de zijden jurk aan die je droeg toen je bij mij kwam en blijf in je kamer wachten tot ik je roep."
Maar nu moet ik weer van de koning en de koningin vertellen die er met de graaf op uitgetrokken waren om de oude vrouw op de eenzame plek in het bos te zoeken. De graaf was hen 's nachts in het bos kwijtgeraakt en moest alleen verder gaan. De volgende dag kwam het hem voor dat hij op de goede weg was. Hij liep verder en verder tot de duisternis inviel. Toen klom hij in een boom en wilde daar overnachten want hij was bang te zullen verdwalen. Toen de maan de hele omtrek verlichtte zag hij een gestalte de berg afkomen. Zij had geen roede in haar hand maar hij kon toch zien dat het de ganzenhoedster was die hij bij het huis van de oude vrouw had gezien. "Kijk eens aan," riep hij uit, "daar komt zij aan; als ik eerst maar de ene heks heb, dan ontkomt de andere mij ook niet." Maar wat was hij verbaasd toen zij bij de bron het vel afdeed en zich begon te wassen en haar gouden haar om haar heen viel. Zij was zó mooi als hij nooit iemand ter wereld gezien had. Hij durfde nauwelijks te ademen maar rekte zijn hals zover hij maar kon tussen de bladeren uit en keek onafgebroken naar haar. Maar of hij zich nu te ver vooroverboog of wat er ook gebeurde, plotseling kraakte de tak waarop hij zat en op hetzelfde ogenblik kroop het meisje weer in het vel en sprong weg als een ree. En daar de maan ook net schuil ging, was zij aan zijn blikken onttrokken.
Nauwelijks was zij verdwenen, of de graaf klom uit de boom en snelde haar ijlings achterna. Hij had nog niet lang gelopen of hij zag in de schemering twee gestalten op de weide wandelen. Dat waren de koning en de koningin die in de verte het licht van het huisje van de oude vrouw hadden gezien en erop af waren gegaan. De graaf vertelde hun wat voor wonderlijks hij bij de bron had gezien en zij twijfelden er niet aan of dat was hun verloren dochter geweest. Vol vreugde gingen zij verder en weldra kwamen zij bij het huisje aan. De ganzen zaten er omheen, ze hadden de kop in de veren gestoken en sliepen en bewogen zich niet. De koning en de koningin en de graaf keken door het venster naar binnen. Daar zat de oude vrouw heel stil te spinnen, knikte met haar hoofd en keek niet op. Het was keurig netjes in de kamer alsof de nevelmannetjes daar woonden, die geen stof aan hun voeten hebben. Hun dochter zagen zij echter niet. Zij keken er een poosje naar, toen vatten zij moed en klopten zachtjes aan het venster. De oude scheen hen te verwachten want zij stond op en riep vriendelijk: "Kom toch binnen, ik ken u reeds." Toen zij de kamer waren binnengetreden zei de oude vrouw: "Die verre tocht had u zich kunnen besparen als u uw kind dat zo lief en goed is, drie jaar geleden niet ten onrechte had verstoten. Haar heeft het geen kwaad gedaan, zij heeft drie jaar lang de ganzen moeten hoeden. Daar heeft zij niets verkeerds van geleerd maar haar zuivere hart behouden. U bent echter door de angst die u hebt uitgestaan, voldoende gestraft." Toen ging zij naar de kamer en riep: "Kom maar naar buiten, mijn dochtertje!" Daar ging de deur open en de koningsdochter kwam te voorschijn in haar zijden gewaad met haar gouden haar en schitterende ogen. Het was alsof er een engel uit de hemel binnenkwam.
Zij ging naar haar vader en moeder toe en viel hen om de hals en kuste hen en zij konden er niets aan doen, zij moesten allemaal huilen van vreugde. De jonge graaf stond ernaast en toen zij hem zag werd zij zo rood als een mosroosje, zij wist zelf niet waarom. De koning sprak: "Mijn Hef kind, ik heb mijn koninkrijk weggeschonken, wat moet ik jou nu geven?" - "Zij heeft niets nodig," zei de oude vrouw. "Ik schenk haar de tranen die zij om u heeft vergoten, dat zijn louter paarlen, schoner dan die in zee worden gevonden en ze zijn meer waard dan uw hele koninkrijk. Als beloning voor haar diensten geef ik haar mijn huisje." Toen de oude vrouw dat gezegd had verdween zij voor hun ogen. Er knetterde iets in de muren en toen zij opkeken was het huisje in een prachtig paleis veranderd en een koninklijke tafel stond gedekt en bedienden liepen af en aan.
Het verhaal gaat nog verder, maar het geheugen van mijn grootmoeder die het mij vertelde, was wat zwak geworden en zij was de rest vergeten. Ik geloof toch dat de schone koningsdochter getrouwd is met de graaf en dat zij in het paleis zijn gebleven en daar gelukkig hebben geleefd, zolang God het wilde. Of de sneeuwwitte ganzen die bij het huisje gehoed werden, allemaal jonge meisjes waren (en dat hoeft niemand zich aan te trekken) die de oude tot zich genomen had en of zij toen hun menselijke gedaante weer terugkregen en als dienaressen bij de jonge koningin zijn gebleven, weet ik niet precies, maar ik vermoed van wel. Eén ding is zeker, de oude vrouw was geen heks, zoals de mensen dachten maar een wijze vrouw die het goed meende. Waarschijnlijk was zij het ook, die de koningsdochter bij haar geboorte de gave verleende parels te schreien in plaats van tranen. Tegenwoordig komt dat niet meer voor, de armen zouden anders gauw rijk kunnen worden.