La ondina del estanque


Con nam ở ao


Érase una vez un molinero que vivía felizmente con su esposa. Tenían dinero y tierras, y su riqueza aumentaba de año en año. Pero la desgracia viene cuando menos se piensa. Y si hasta entonces su fortuna había ido creciendo, a partir de un momento dado comenzó a menguar sin saber cómo, y, al fin, el molinero apenas pudo llamar suyo el molino en que vivía. Andaba el hombre triste y preocupado, y cuando, después del trabajo de la jornada, retirábase a descansar, no lograba conciliar el sueño y se pasaba las horas revolviéndose en la cama.
Una mañana se levantó antes del amanecer y salió al campo, pensando que aquello le aligeraría el corazón. Al pasar por la presa del molino, el sol mandaba sus primeros rayos, y el hombre oyó un rumor que subía del agua. Volvióse y vio una mujer bellísima que salía lentamente del estanque. Su larga cabellera, que, con las delicadas manos, mantenía sujeta sobre sus hombros, le caía por ambos lados, cubriéndole el blanquísimo cuerpo.
Bien se dio cuenta el molinero de que aquella mujer era la ondina del estanque, y, sobrecogido de temor, no sabía si quedarse o huir. Pero la ondina dejó oír su armoniosa voz y, llamándolo por su nombre, preguntóle el motivo de su tristeza. De momento, el molinero permaneció mudo; pero al oír que le hablaba tan amistosamente, cobró ánimos y le contó cómo, después de haber sido tan rico y feliz, se veía reducido a tal extremo de pobreza, que no sabía cómo salir del paso.
- Tranquilízate - díjole la ondina -. Te haré más rico y más feliz de lo que jamás fuiste. Sólo debes prometerme que me darás lo que acaba de nacer en tu casa.
- ¿Qué otra cosa puede ser - pensó el molinero - sino un perrito o un gatito? - y accedió a lo que se le pedía.
Desapareció la ondina en el agua, y el hombre regresó, consolado y contento, a su molino. Antes de llegar acudió a su encuentro la sirvienta, felicitándole porque su esposa acababa de dar a luz un niño. Detúvose el molinero como herido por un rayo, pues comprendió que la pérfida ninfa lo había engañado. Acercóse, cabizbajo, al lecho de su esposa.
- ¿Cómo no te alegras a la vista de este hermoso niño? - le preguntó ella.
El molinero le contó entonces lo que acababa de sucederle, y la promesa que había hecho a la ondina.
- ¡De qué nos servirá la riqueza y la prosperidad - agregó - si debemos perder a nuestro hijo! Pero, ¿qué puedo hacer? -. Tampoco hallaron remedio los parientes que acudieron a felicitarlo.
Y, en efecto, la prosperidad volvió a la casa del molinero. Salíanle bien todos los negocios que emprendía. Parecía como si las arcas se llenaran por sí solas, y como si el dinero se multiplicase por la noche en el armario. Al cabo de poco tiempo, era ya más rico que nunca lo fuese. Pero no podía gozar tranquilo de su fortuna, pues la promesa hecha a la ondina le roía el corazón. Cada vez que pasaba junto al estanque, temía verla salir del agua a recordarle su deuda. Al niño le tenía prohibido acercarse al agua.
- ¡Guárdate de acercarte a la orilla - le decía constantemente -, pues si tocas el agua saldrá una mano, que te agarrará y se te llevará al fondo!
Sin embargo, viendo que transcurrían los años y la ondina no se presentaba, el hombre empezó a tranquilizarse.
El niño se hizo mayorcito y fue enviado a un montero para que le enseñara el oficio. Terminado el aprendizaje, y siendo ya un hábil cazador, entró al servicio del señor del lugar. Había en el pueblo una muchacha hermosa y honesta, de la que el joven se enamoró. Al observarlo su amo, le regaló una casita. Celebraron la boda y vivieron tranquilos y felices, pues se querían tiernamente.
Un día, el cazador iba persiguiendo un corzo. El animal salió del bosque y echó a correr campo a través; el mozo lo siguió y lo derribó de un tiro. Sin darse cuenta de que se hallaba muy cerca del estanque, una vez destripada la pieza, se acercó al agua para lavarse las manos manchadas de sangre. Mas apenas las había metido en el agua, apareció la ondina con rostro sonriente, le rodeó el cuerpo con sus húmedos brazos y se lo llevó al fondo, tan rápidamente, que las ondas saltaron sobre su cabeza.
Al anochecer, viendo que no regresaba el cazador, una gran angustia invadió a su esposa. Salió en su busca, y, como había oído muchas veces que debía guardarse de las acechanzas de la ondina y no acercarse a la presa, en seguida sospechó lo que había ocurrido. Corrió al estanque y, al encontrar el morral en la orilla, ya no pudo seguir dudando de su desgracia. Llorando y retorciéndose las manos, gritó mil veces el nombre de su amado, pero en vano. Pasando al lado opuesto de la presa, repitió sus llamadas y dirigió duros reproches a la ondina, pero no obtuvo la menor respuesta. La superficie del agua continuó tranquila, reflejando el rostro inmóvil de la media luna.
La pobre mujer no podía apartarse del estanque. A grandes pasos, sin un momento de descanso, le dio la vuelta una y otra vez, ya en silencio, ya prorrumpiendo en agudos gritos o murmurando sus lamentaciones. Al fin se agotaron sus fuerzas. Desplomóse en el suelo y quedó profundamente dormida. Y entonces empezó a soñar...
Trepaba angustiosamente entre grandes bloques de rocas; espinas y zarcillos se le cogían a los pies; la lluvia le azotaba el rostro, y el viento le hacía flotar la larga cabellera. Al llegar a la cumbre, el cuadro cambió por completo: el cielo era azul, el aire, tibio; el suelo descendía suavemente, y, en medio de un prado verde y florido, levantábase un primorosa cabaña. Dirigióse a ella y abrió la puerta. Dentro estaba una anciana de blancos cabellos, que le hizo un signo amistoso. En aquel momento despertóse la pobre mujer.
Amanecía... La muchacha tomó la resolución de seguir las indicaciones del sueño. Subió fatigosamente a la cima de la montaña, encontrándolo todo tal como lo viera por la noche. La vieja la recibió afablemente y le indicó una silla, invitándola a sentarse.
- Sin duda has sufrido una desgracia - le dijo -, puesto que acudes a mi solitaria choza.
La mujer, llorando, le contó su infortunio.
- Consuélate - le dijo la anciana -. Yo te ayudaré. Ahí tienes un peine de oro. Espera a que la luna sea llena. Vete entonces al estanque, siéntate a la orilla y peina tu largo cabello negro con este peine. Cuando hayas terminado, déjalo en la orilla y verás lo que ocurre.
Volvióse la mujer a su casa, y el tiempo se le hizo muy largo esperando el plenilunio. Al fin brilló en el cielo el disco de plata, y ella se encaminó al estanque. Se sentó a la orilla, peinóse el largo y negro cabello con el peine de oro y, cuando hubo terminado, lo depositó al borde del agua. A los pocos momentos subió del fondo un intenso borboteo, y levantóse una ola que barrió la orilla y arrastró el peine en su retroceso. Apenas había tenido tiempo el peine de llegar al fondo, cuando se abrió la superficie del estanque y apareció la cabeza del cazador. No dijo nada, limitándose a mirar a su esposa con tristes ojos. Inmediatamente vino una segunda ola y cubrió la cabeza del hombre. Todo desapareció; el espejo de las aguas quedó tranquilo como antes, con sólo el rostro de la luna reflejándose en él.
Volvióse la mujer desconsolada, y se durmió... Y el sueño la transportó nuevamente a la cabaña de la vieja. Por la mañana repitió el camino y, presentándose a la anciana, le contó lo ocurrido. La vieja le entregó entonces una flauta de oro, diciéndole:
- Aguarda otra vez que sea luna llena. Entonces coges la flauta y, sentada en la orilla, entonas con ella una bonita melodía. Una vez hayas terminado, dejas el instrumento en la arena. Verás lo que sucede.
Siguió la mujer las instrucciones de la vieja, y, no bien hubo depositado la flauta sobre la arena, prodújose un nuevo borboteo, y se elevó una ola, que se llevó el instrumento. Pocos instantes después volvía a partirse la superficie y salía del fondo no sólo la cabeza, sino la mitad del cuerpo del hombre, el cual tendió, anhelante, los brazos a su esposa. Pero una segunda ola lo cubrió y lo arrastró al fondo.
- ¡Ay de mí! - exclamó la desdichada -. ¿De qué me sirve ver a mi amado, si he de volver a perderlo? -. Y su alma cayó nuevamente en la desesperación. Pero el sueño llevóla por vez tercera a la choza de la anciana. Acudió a ella al día siguiente; la vieja le dio una rueca de oro y, consolándola, le dijo:
- Aún no ha terminado todo. Aguarda a la luna llena. Te vas con la rueca a la orilla, hilas toda una canilla y, cuando hayas terminado, dejas la rueca al lado del agua y verás qué ocurre.
La mujer siguió fielmente sus indicaciones. En cuanto brilló la luna llena, fue con la rueca a la orilla y estuvo hilando hasta tener la canilla llena de hilo. Apenas había dejado la rueca en el borde, prodújose en el agua una agitación más intensa aún que las veces anteriores; una poderosa ola se precipitó contra la orilla y se llevó la rueca. En el mismo instante, la cabeza y el cuerpo entero del hombre emergió del fondo del estanque. Saltó rápido a la orilla, cogió de la mano a su esposa y echó a correr con ella. Mas apenas habían corrido unos pasos cuando la masa de agua se levantó con gran furia y estrépito e invadió toda la pradera. Ya veían los fugitivos la muerte ante sus ojos. Entonces la mujer, angustiada, invocó el auxilio de la anciana y, al instante, quedaron ambos transformados: ella, en sapo, y él en rana. La inundación, al alcanzarlos, no pudo hacerles daño, aunque los separó, arrastrándolos muy lejos el uno del otro.
Al retirarse las aguas y tocar los dos de nuevo la tierra seca, recobraron la forma humana; pero ninguno sabía dónde estaba el otro. Se encontraban entre extranjeros, que no conocían su país. Separábanlos altas montañas y profundos valles, y, para ganarse la comida, los dos hubieron de hacerse pastores. Y así transcurrieron largos años, guardando los rebaños y conduciéndolos por campos y bosques, llena el alma de tristeza y nostalgia.
Una vez la primavera hizo florecer de nuevo los prados salieron ambos el mismo día con sus rebaños, y quiso el azar que tomara cada uno la dirección del otro. Él avistó en una lejana ladera montañosa una manada de ovejas, y condujo la suya hacia allí. Se encontraron en un valle y, aunque no se reconocieron, sintieron cierto alivio al no hallarse tan solos. Desde aquel día llevaron sus rebaños a un mismo sitio. Hablaban poco, pero se sentían consolados. Una noche en que la luna brillaba en el cielo, cuando ya dormían las ovejas, sacó el pastor la flauta de su bolsillo y púsose a tocar una canción tan hermosa como triste. Al terminar, observó que la pastora estaba llorando amargamente.
- ¿Por qué lloras? - le preguntó.
- ¡Ay! - respondió ella -. También brillaba la luna llena la última vez en que, tocando yo esta misma canción, la cabeza de mi amado surgió de las aguas del estanque.
Miróla él y fue como si le cayese un velo de los ojos. Reconoció a su amadísima esposa. Y cuando ella, a su vez, levantó los suyos a su rostro, iluminado por la luz de la luna reconociólo también. Abrazáronse, besáronse y... ¿es necesario preguntar si fueron felices?
Xưa có hai vợ chồng người xay bột sống rất sung sướng. Ở đời, hễ giàu lại càng giàu thêm. Nhưng chẳng ai ngờ trước được hoạn nạn. Của đến mau, giờ đây nó cũng theo năm tháng đi mau. Rút cục đến ngay cái nhà xay bác cũng không biết liệu có còn là của mình nữa hay không. Làm vất vả cả ngày, đến tối đặt mình xuống giường bác trằn trọc với những lo cùng nghĩ.
Một buổi sớm kia bác dậy đi ra ngoài hóng mát cho thoải mái. Lúc tia nắng đầu tiên đang le lói thì cũng là lúc bác bước tới mô đất cao gần nhà xay, bác nghe thấy có tiếng nước ùng ục. Ngoảnh lại bác thấy một người đàn bà đẹp từ từ nổi lên: Người ấy đưa bàn tay mềm mại vén mớ tóc dài xõa xuống hai vai, tóc dài che phủ cả tấm thân ngà ngọc. Bác biết ngay là con nam ở ao, nhưng sợ quá, không biết nên chạy trốn hay đứng lại. Con nam cất giọng êm ái gọi chính tên bác và hỏi tại sao bác buồn như vậy. Sau một lúc đứng lặng người, khi nghe giọng nói cởi mở thân mật của con nam, giờ bác thợ xay mới định thần lại, kể rằng trước sống sung túc, dư dật. Nay thì nghèo quá, chưa biết xoay sở làm sao.
Con nam bảo bác:
- Bác cứ yên tâm, tôi sẽ làm cho bác giàu có sung sướng hơn trước. Chỉ có một điều bác phải hứa cho tôi cái gì vừa mới được sinh ra ở trong nhà bác.
Bác nghĩ bụng: "Chẳng có gì khác ngoài chó con hay mèo con," và nhận lời. Con nam lặn xuống, bác thợ xay vững dạ, vui vẻ quay về nhà. Bác vừa về tới cổng, con ở đã chạy ra báo cho bác tin mừng vợ mới đẻ con trai. Bác nghe tin như sét đánh ngang tai, bác nghĩ, con nam tai quái đã biết trước và đánh lừa bác.
Mặt cúi gầm bác lại gần giường vợ. Thấy bác buồn vợ hỏi:
- Thằng con trai kháu khỉnh thế mà mình không vui à?
Lúc đó bác kể cho vợ nghe chuyện gặp con nam và việc bác hứa với nó. Rồi bác tiếp:
- Mất con thì giàu có cũng chẳng để làm gì! Biết phải làm sao bây giờ?
Bà con trong họ lại mừng bác đẻ con trai, họ cũng không mách được phương kế nào.
Lúc này vợ chồng bác tự nhiên lại ăn nên làm ra, làm gì cũng có lời, hình như cứ qua một đêm thóc lại đầy kho, tiền ở trong tủ lại sinh sôi nảy nở. Chẳng mấy chốc bác giàu có hơn trước, nhưng lúc nào bác cũng canh cánh trong lòng vì chuyện hứa với con nam. Mỗi khi đi qua ao bác lại sợ nó nổi lên nhắc nợ. Bác không cho con chơi gần ao và còn dặn:
- Con không được thò tay xuống ao nhé, thò xuống sẽ bị một bàn tay nó giơ lên túm kéo xuống đáy.
Đã nhiều năm trôi qua, con nam cũng chưa thấy hiện lên, bác thấy yên tâm.
Đứa bé khi xưa đã là một chàng trai. Chàng theo học nghề săn bắn, giờ đã là một trong những tay săn cừ khôi của làng, làm việc cho chúa làng.
Trong làng có một cô gái đẹp và phúc hậu, người mà anh rất ưng ý. Ông chủ biết được ý anh nên cho hai người một căn nhà nhỏ, họ cưới nhau, sống yên vui hạnh phúc như một cặp uyên ương.
Một lần anh đi săn hoẵng, con hoẵng chạy quặt ngay ra cánh đồng, anh đuổi theo và bắn chết. Sai khi moi ruột xong, anh đi tìm chỗ có nước để rửa tay vấy máu. Vô tình anh đến ngay cái ao nguy hiểm kia. Anh vừa mới nhúng tay xuống nước, bỗng con nam hiện lên, tươi cười giơ đôi cánh tay ướt, ôm choàng lấy anh mà kéo xuống, sóng nước cuộn lên phủ luôn cả hai.
Trời tối chồng vẫn chưa về, người vợ nao núng lo sợ, đâm bổ đi tìm. Nghĩ tới những lời người chồng thường nhắc phải lưu ý con nam ở ao, không nên đến gần ao. Chị vội chạy đến ao, thấy túi đi săn của chồng ở ngay bờ ao, giờ thì chị chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Chị vật mình than khóc, gào kêu tên chồng, nhưng vô ích. Chị sang bờ ao bên kia gọi chồng, rồi chửi con nam thậm tệ. Nhưng cảnh vật im ắng, không có một tiếng đáp lại, chỉ có vành trăng khuyết chiếu lờ mờ trên mặt nước ao phẳng lặng. Người vợ tội nghiệp kia không rời ao nửa bước, chị lồng lộn chạy quanh ao, lúc thì kêu gào thảm thiết, lúc thì lầm rầm rên rỉ, có lúc đứng lặng người ra. Cuối cùng chị kiệt sức, ngã sóng soài xuống đất và ngủ thiếp đi.
Trong lúc ngủ chị chiêm bao thấy mình đang run rẩy leo núi, đá sắc và gai đâm nát bàn chân, mưa gió táp rát cả mặt, mớ tóc dài của chị bị gió thổi tung. Khi chị leo tới đỉnh núi thì phong cảnh lại khác hẳn: Bầu trời xanh biết, không khí dễ chịu, bề mặt ngọn núi gần như bằng phẳng. Trên cánh đồng cỏ xanh chen lẫn hoa đủ màu sắc có một túp lều xinh xinh. Chị đi ngay tới đó, mở cửa thì thấy một bà già tóc bạc phơ thân mật vẫy chị.
Mơ đến đó bỗng chị tỉnh giấc. Trời đã hửng sáng, chị tính nhất định phải làm theo mộng báo. Chị ráng sức leo núi và mọi chuyện quả nhiên y như những điều thấy trong giấc mơ tối hôm trước. Bà lão tiếp chị rất thân mật, trỏ ghế mời chị ngồi và nói:
- Chắc con có điều gì bất hạnh, nên mới tìm đến chiếc lều của ta ở nơi hẻo lánh này.
Chị vừa khóc vừa kể cho bà nghe những việc xảy ra với chị. Bà lão an ủi:
- Con đừng khóc nữa, cứ yên tâm, ta sẽ giúp con. Đây ta cho con chiếc lược vàng. Con hãy kiên nhẫn, khi nào trăng rằm con ra bờ ao ngồi, lấy lược này chải làn tóc dài đẹp của con. Chải xong, con để lược ở bờ ao, lúc đó con sẽ thấy có chuyện lạ xảy ra.
Chị trở về nhà. Thời gian đối với chị bây giờ sao mà dài thế. Đúng trăng rằm sáng chiếu mọi nơi chị ra ngồi bên bờ ao, ngồi chải làn tóc dài đen nhánh của mình bằng chiếc lược vàng. Chải xong, chị để lược ở ngay bờ ao. Ngay sau đó sóng nước cuộn từ dưới đáy ao cuộn lên, dâng tràn bờ ao và cuốn luôn chiếc lược theo dòng nước.
Lược vừa mới lắng chạm đáy ao, mặt nước bỗng rẽ làm đôi, rồi đầu chồng chị nổi lên. Anh không nói lấy một lời, chỉ nhìn vợ với vẻ mặt buồn rười rượi. Rồi đợt sóng thứ hai nổi lên, cuộn nhấn chìm luôn đầu anh xuống. Tất cả chỉ xảy ra trong khoảnh khắc. Giờ đây mặt ao lại phẳng lặng như trước. Người ta chỉ còn thấy ánh trăng rằm trên mặt nước phản chiếu như gương.
Chán nản chị ta đi về. Đêm ngủ chị chiêm bao thấy túp lều bà lão. Sáng hôm sau chị lại đến than thở với bà về chuyện mình. Bà cho chị một cái sáo bằng vàng và dặn:
- Con hãy kiên nhẫn chờ đến trăng rằm, lúc đó mang sáo này ra ngồi thổi ở bên bờ ao, thổi một bài tình ca thật hay, thổi xong đặt sáo trên cát, con sẽ thấy có chuyện lạ xảy ra.
Chị làm đúng như lời bà mụ dặn. Chiếc sáo vừa chạm cát thì sóng từ đáy ao ào ào nổi lên, sóng tràn cuốn sáo đi theo, ngay lúc đó chồng chị rẽ nước nổi lên, anh giơ tay muốn với lấy chị nhưng ngọn sóng thứ hai dâng lên ngập đầu anh và cuốn giật anh xuống.
Người đàn bà bất hạnh than:
- Trời, cái đó có ích gì: nhìn thấy chồng mình để rồi anh ấy lại đi.
Lại một lần nữa cơn buồn tê tái tràn ngập lòng chị, nhưng trong mơ chị lại thấy mình được dẫn tới nhà bà mụ. Hôm sau chị lại tới nhà bà. Bà mụ cho chị một cái guồng sợi bằng vàng, an ủi chị và nói:
- Mọi chuyện chưa kết thúc đâu con ạ, hãy kiên nhẫn, chờ đến trăng rằm, khi ấy mang guồng sợi vàng này ra bờ ao, ngồi guồng cho đầy một cuộn. Xong việc, con để guồng ở ngay bên bờ ao, và lúc ấy con sẽ thấy có chuyện lạ xảy ra.
Chị làm theo đúng như vậy. Đợi trăng rằm sáng chị mang guồng ra bờ ao, ngồi guồng sợi một cách cần mẫn, guồng cho sợi đầy cuộn. Sợi vừa đầy cuộn thì bỗng có tiếng sóng nước, một ngọn sóng nước cuồn cuộn dâng lên cuốn theo guồng đi. Rồi người chồng chị theo sóng hiện lên trên mặt nước. Anh nhảy vội lên bờ, kéo tay vợ chạy trốn, nhưng hai vợ chồng mới chạy được vài bước thì nước ao dâng lên ầm ầm, ngập luôn cả cánh đồng. Nước chảy xiết, hai vợ chồng tưởng như chết đến nơi, người vợ vội cầu khẩn bà lão. Chỉ trong khoảnh khắc vợ biến thành một con rùa, chồng mình thành ếch. Nước cuốn luôn cả rùa lẫn ếch, cuốn giạt mỗi con một nơi.
Khi nước đã rút hết, hai con vật kia nằm ở trên cạn và hiện lại nguyên hình thành người. Giờ thì mỗi người một nơi, chia cách họ là núi cao, thung lũng sâu họ phải sống chung với những người dân bản xứ, không ai biết họ từ đâu đến.
Để sinh sống họ đi chăn cừu, họ cứ sống như vậy hết năm này sang năm khác, chăn cừu qua hết rừng này sang cánh đồng khác, lòng lúc nào cũng buồn rầu, thương nhớ.
Mùa xuân lại tới, cây cỏ mọc tươi tốt, họ lại xua đàn cừu ra đồng cỏ. Tình cờ họ đi ngược chiều nhau. Anh thấy ở bãi cỏ phía núi xa xa có mọt bầy cừu đang ăn, liền xua đàn cừu của mình tới đó. Mặc dù giờ họ chăn cừu ở cùng một thung lũng nhưng họ vẫn không nhận được nhau, họ chỉ cảm thấy mình không cô đơn như trước. Hàng ngày họ xua đàn cừu ra đồng ăn gần nhau, thỉnh thoảng giữa họ cũng có lời qua tiếng lại, thấy đời cũng vui hơn.
Buổi tối kia, khi trăng tròn đã mọc, đàn cừu đã ngủ, anh chăn cừu rút sáo ra thổi một bài tình ca thống thiết, chàng thổi xong, nhìn thấy người bạn gái chăn cừu khóc nức nở, bèn hỏi:
- Tại sao em khóc?
Người kia đáp:
- Trời, cũng trăng tròn sáng như hôm nay, khi em thổi sáo bài hát này thì thấy chồng em nhô lên khỏi mặt nước.
Anh ngắm nhìn người con gái, hình như tấm màn che ngăn cách đã tan đi, anh lại nhận ra người vợ yêu quí của mình. Nhờ ánh trăng chiếu vào mặt người đàn ông mà chị nhận được ra chồng mình. Hai người ôm hôn nhau. Chuyện họ sống hạnh phúc biết chừng nào khỏi cần phải hỏi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng