Món quà của những người tí hon


Os presentes do povo pequenino


Một bác thợ may và một bác thợ vàng cùng đi trẩy hội. Một hôm, khi mặt trời vừa lặn sau núi, họ nghe thấy có tiếng nhạc từ xa vọng lại, càng đến gần càng rõ. Tiếng nhạc âm vang kỳ lạ, và xao xuyến lòng người khiến hai khách bộ hành quên cả mệt nhọc cứ thẳng hướng đò rảo bước.
Khi trăng lên thì họ cũng vừa đặt chân tới một quả đồi và nhìn thấy một đám đông người nhỏ bé, nam nữ cầm tay nhau nhảy múa vui vẻ và ca hát tưng bừng. Chính đó là âm thanh mà hai khách bộ hành nghe thấy khi đi đường.
Một ông lão to lớn hơn những người khác một tí ngồi ở giữa, áo quần sặc sỡ, chòm râu bạc phơ rũ xuống quá ngực. Hai người ngạc nhiên đứng ngẩn ra xem. Ông lão vẫy tay mời hai người vào nhảy, những người tí hon mở rộng vòng để họ vào. Bác thợ vàng có bướu ở lưng với tính liều lĩnh vốn có ở những người gù, bước vào trước. Bác thợ may cảm thấy ngượng ngùng, do dự nhưng thấy vui quá cũng bước theo vào. Khi vòng múa khép lại, những người tí hon lại ca múa tưng bừng. Ông lão rút ở thắt lưng một con dao to để mài, khi thấy dao đã sắc ông lão ngoảnh lại tìm hai người lạ mặt. Cả hai hoảng hồn chưa kịp định thần suy nghĩ thì ông lão đã nắm lấy bác thợ vàng, chỉ trong nháy mắt ông đã cạo nhẵn tóc và râu của bác. Bác thợ may cũng bị cạo sạch tóc râu. Nhưng họ hoàn hồn ngay vì sau khi làm xong việc ấy, ông lão lại thân mật vỗ vai họ như muốn khen họ biết ngoan ngoãn vâng lời. Với ngón tay trỏ, ông chỉ tay vào đống than gần đó và ra hiệu họ nhét đầy than vào túi áo. Cả hai lặng lẽ làm theo mặc dầu chẳng biết lấy than thì có ích lợi gì cho mình. Sau đó họ tiếp tục lên đường để tìm chỗ ngủ trọ. Khi họ xuống thung lũng thì chuông ở tu viện làmg bên báo mười hai giờ đêm. Ngay lúc ấy tiếng ca hát nhỏ dần, rồi tất cả đều biến mất chỉ còn lại ánh trăng lẻ loi với quả đồi im lặng.
Hai người bạn đường tìm thấy một quán trọ. Nằm trên đệm rơm, lấy quần áo ra đắp, mệt quá họ ngủ mà quên cả bỏ than ở trong túi ra. Than đè nặng làm họ thức giấc sớm hơn thường lệ. Họ thò tay vào túi nhưng không dám tin ở mắt mình khi thấy túi chứa đầy vàng nguyên chất chứ không phải là than. May quá, râu tóc cũng còn nguyên cả. Họ trở thành những người giàu có. Vốn tính tham lam, bác thợ vàng nhét nhiều than hơn vào túi nên số vàng của bác giờ đây nhiều gấp đôi số vàng của bác thợ may. Kẻ tham, hễ có lại muốn có nhiều hơn, bác thợ vàng rủ bạn ở lại thêm một ngày nữa, để tối tới ông già râu bạc trên đồi kiếm thêm nhiều vàng hơn hôm trước. Bác thợ may không muốn và nói:
- Với tôi thế là đủ. Tôi mãn nguyện lắm rồi. Giờ tôi có thể trở thành thợ cả, cưới người dễ thương của tôi (anh ta thường gọi người yêu như vậy), tôi sẽ là con người hạnh phúc.
Nhưng chiều ý bạn nên bác cũng vui lòng ở thêm ngày nữa. Để lấy cho nhiều, tối đến bác thợ vàng vắt thêm lên vai mấy cái túi rồi đi về phía đồi. Cũng như tối trước, bác thấy những người tí hon đang ca hát và nhảy múa. Ông lão lại cạo nhẵn râu tóc bác và ra hiệu bác lấy than về. Không chút ngần ngại, bác ta nhét đầy than vào các túi mang theo, rồi hớn hở về nhà, lấy quần áo đắp lên người rồi ngủ. Bác lẩm bẩm:
- Nếu vàng có đè nặng, ta cũng chịu được.
Rồi bác thiu thiu ngủ, yên trí sáng mai mình sẽ là người giàu nứt đố đổ vách. Vừa mới mở mắt bác đã vội đứng dậy lục túi, bác ta rất đỗi ngạc nhiên khi móc ra chỉ thấy toàn than đen sì, móc mãi cũng vậy. Bác ta nghĩ:
- Nhưng mình hãy còn số vàng lấy được ngày hôm qua.
Bác ta vội chạy đi lấy, bác kinh sợ khi thấy số vàng ấy cũng đã trở thành than. Buồn bực, bác đưa hai tay nhọ nhem lên trán suy nghĩ thì thấy đầu mình nhẵn thín và chòm râu cũng bị cạo nhẵn. Nhưng rủi ro vẫn chưa hết: lưng vốn có một cái bướu giờ đây bác lại thấy thêm một cái bướu nữa cũng to như vậy, mọc trước ngực.
Giờ bác đã thấy rõ hình phạt cho lòng tham của mình và ngồi khóc nức nở.
Bác thợ may tốt bụng nghe tiếng khóc tỉnh dậy cố an ủi ông bạn bất hạnh:
- Tôi với bác đã là bạn đồng hành, bác cứ ở với tôi, ta cùng hưởng số vàng của tôi.
Bác thợ may giữ đúng lời hứa. Nhưng bác thợ vàng kia suốt đời phải mang hai cái bướu và phải đội mũ để che cái đầu nhẵn bóng của mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Houve, uma vez, dois companheiros: um alfaiate e um ourives, que viajavam juntos pelo mundo. Certo dia, quando o sol já declinava atrás dos montes, ouviram ao longe os sons de uma música tão alegre, tão convidativa que, esquecendo a fadiga, se apressaram em direção do som. A lua brilhava com intensidade, quando chegaram a uma colina, onde viram uma multidão de homens e mulheres pequeníssimos, da raça dos gnomos que, de mãos dadas, pulavam, saltavam e dançavam em farândola; ao mesmo tempo, cantavam em coro, com voz deliciosamente melodiosa. Era a música que tinham ouvido os viandantes.
No meio do círculo, estava sentado um velho um pouco mais alto que os outros; trajava roupa toda bordada a ouro, prata e pedras preciosas; a barba longa e branca chegava-lhe até à cintura. Os dois forasteiros detiveram-se e ficaram a olhar admirados aquela dança. Então, o velho fez um sinal, convidando-os, e o povo pequenino abriu caminho para os deixar passar.
O ourives, que era corcunda, e como todos os corcundas era mais atrevido, aventurou-se primeiro e foi colocar-se ao pé do velho; o alfaiate, mais tímido, ficara de lado mas, quando viu que se divertiam tão gostosamente, criou coragem e acabou por imitar o companheiro. Então, fechou-se o círculo e os pequenos duendes começaram uma sarabanda cada vez mais louca. De repente, o velho tirou do cinto uma faca e pôs-se a afiá-la com muito esmero; quando acabou olhou em redor à procura dos forasteiros. Estes ficaram espantados, mas não tiveram tempo de refletir; o velho agarrou-os pelo pescoço com força extraordinária e, num abrir e fechar de olhos, raspou-lhes a cabeça e a barba com ligeireza única; depois largou-os e, batendo-lhes no ombro amigavelmente, sorriu, como se quisesse dizer que tinham feito bem em tolerar tudo de boa vontade, sem opor resistência.
Em seguida, mostrou-lhes com a mão um monte de carvão que estava ao lado e deu-lhes a entender, por meio de sinais, que, em recompensa da sua condescendência, os autorizava a encher os bolsos. Obedeceram ambos, ignorando, contudo, qual o proveito que poderiam tirar desse carvão. Depois o velho acenou um adeus e eles saíram do círculo, tomaram pelo atalho e chegaram à estrada real. Nesse momento, soou meia-noite na igreja do mosteiro vizinho. No mesmo instante, cessaram os cantos e as danças e toda aquela gente miúda desapareceu, restando só a colina banhada polo luar prateado.
Os dois viajantes acabaram por encontrar uma hospedaria; estavam tão cansados que se deitaram na palha, cobrindo-se com os gibões, esquecendo de tirar os carvões dos bolsos. Acordaram pela manhã muito cedo, com a sensação de um grande peso a entravar-lhes os membros; era, simplesmente, o peso enorme que tinham nos bolsos. Meteram as mãos nos bolsos e qual não foi a agradável surpresa ao verem que os carvões se haviam transformado em ouro maciço! E, com grande alegria, notaram que os cabelos e a barba tinham crescido novamente.
De pobres que eram, estavam agora muito ricos; o ourives, ambicioso e cheio de cobiça como era, tinha por instinto apanhado mais carvão do que o bom alfaiate e possuía duas vezes mais ouro do que ele. Um ambicioso, se tem muito, ainda quer mais; lastimava não ter enchido também o chapéu, e propôs ao amigo voltar à noite à colina para pedir ao velho um tesouro maior. Mas o alfaiate, de natureza modesta, respondeu:
- Não, eu tenho o suficiente; volto para casa, monto uma alfaiataria e caso com a Joana (assim se chamava sua noiva) e seremos muito felizes. Quanto a ti, faze como quiseres; se fores lá, espero-te aqui até amanhã.
A noite, o ourives levou dois sacos enormes e foi à procura do atalho que conduzia à colina; lá chegando, encontrou, novamente, os gnomos cantando e dançando como na noite anterior. Tudo se passou igualmente; o velho rapou-o e indicou-lhe o monte de carvão. O ourives não se fez de rogado, encheu os sacos até mais não poder; depois retirou-se e, de volta à hospedaria, deitou- -se radiante e feliz.
- Embora pese todo esse ouro, suportá-lo-ei de bom grado, - pensou ele.
Cobriu-se com o gibão e adormeceu, antegozando a felicidade de acordar rico como um nababo. Quando acordou pela manhã, correu aos sacos para ver as barras de ouro; mas qual não foi o seu espanto, quando só encontrou carvões negros! E nos bolsos a mesma coisa!
Quando voltou a si da cruel decepção, pensou: "Acho que foi apenas um sonho; resta-me, porém, o ouro da véspera,"
Foi ao armário onde o tinha fechado; o belo metal cintilante também se havia transformado em carvão cheio de pó. Caiu no chão, o coração despedaçado por dor insuportável; levou a mão à cabeça para arrancar os cabelos e não os encontrou; estava tão calvo como a palma da sua mão.
Chorou de raiva; mas não chegara ainda ao fim das suas desgraças; para compensar a corcunda que tinha nas costas, viera-lhe outra na frente. Então, reconheceu que tudo isso era o justo castigo pela sua cobiça, e chorou amargamente. O bom alfaiate que, nesse interim, havia acordado, consolou-o o melhor que pôde, dizendo-lhe:
- Tudo não está perdido para ti; és meu amigo e meu companheiro de viagem, viverás comigo e dar-te-ei metade do meu ouro; com o que me resta, ainda sou mais rico do que nunca esperei ser.
O bom alfaiate cumpriu a palavra; mas o pobre ourives, como castigo da excessiva cobiça, teve de aguentar pelo resto da vida as duas corcundas e usar sempre um barrete para esconder a careca.