Món quà của những người tí hon


Дары маленького народца


Một bác thợ may và một bác thợ vàng cùng đi trẩy hội. Một hôm, khi mặt trời vừa lặn sau núi, họ nghe thấy có tiếng nhạc từ xa vọng lại, càng đến gần càng rõ. Tiếng nhạc âm vang kỳ lạ, và xao xuyến lòng người khiến hai khách bộ hành quên cả mệt nhọc cứ thẳng hướng đò rảo bước.
Khi trăng lên thì họ cũng vừa đặt chân tới một quả đồi và nhìn thấy một đám đông người nhỏ bé, nam nữ cầm tay nhau nhảy múa vui vẻ và ca hát tưng bừng. Chính đó là âm thanh mà hai khách bộ hành nghe thấy khi đi đường.
Một ông lão to lớn hơn những người khác một tí ngồi ở giữa, áo quần sặc sỡ, chòm râu bạc phơ rũ xuống quá ngực. Hai người ngạc nhiên đứng ngẩn ra xem. Ông lão vẫy tay mời hai người vào nhảy, những người tí hon mở rộng vòng để họ vào. Bác thợ vàng có bướu ở lưng với tính liều lĩnh vốn có ở những người gù, bước vào trước. Bác thợ may cảm thấy ngượng ngùng, do dự nhưng thấy vui quá cũng bước theo vào. Khi vòng múa khép lại, những người tí hon lại ca múa tưng bừng. Ông lão rút ở thắt lưng một con dao to để mài, khi thấy dao đã sắc ông lão ngoảnh lại tìm hai người lạ mặt. Cả hai hoảng hồn chưa kịp định thần suy nghĩ thì ông lão đã nắm lấy bác thợ vàng, chỉ trong nháy mắt ông đã cạo nhẵn tóc và râu của bác. Bác thợ may cũng bị cạo sạch tóc râu. Nhưng họ hoàn hồn ngay vì sau khi làm xong việc ấy, ông lão lại thân mật vỗ vai họ như muốn khen họ biết ngoan ngoãn vâng lời. Với ngón tay trỏ, ông chỉ tay vào đống than gần đó và ra hiệu họ nhét đầy than vào túi áo. Cả hai lặng lẽ làm theo mặc dầu chẳng biết lấy than thì có ích lợi gì cho mình. Sau đó họ tiếp tục lên đường để tìm chỗ ngủ trọ. Khi họ xuống thung lũng thì chuông ở tu viện làmg bên báo mười hai giờ đêm. Ngay lúc ấy tiếng ca hát nhỏ dần, rồi tất cả đều biến mất chỉ còn lại ánh trăng lẻ loi với quả đồi im lặng.
Hai người bạn đường tìm thấy một quán trọ. Nằm trên đệm rơm, lấy quần áo ra đắp, mệt quá họ ngủ mà quên cả bỏ than ở trong túi ra. Than đè nặng làm họ thức giấc sớm hơn thường lệ. Họ thò tay vào túi nhưng không dám tin ở mắt mình khi thấy túi chứa đầy vàng nguyên chất chứ không phải là than. May quá, râu tóc cũng còn nguyên cả. Họ trở thành những người giàu có. Vốn tính tham lam, bác thợ vàng nhét nhiều than hơn vào túi nên số vàng của bác giờ đây nhiều gấp đôi số vàng của bác thợ may. Kẻ tham, hễ có lại muốn có nhiều hơn, bác thợ vàng rủ bạn ở lại thêm một ngày nữa, để tối tới ông già râu bạc trên đồi kiếm thêm nhiều vàng hơn hôm trước. Bác thợ may không muốn và nói:
- Với tôi thế là đủ. Tôi mãn nguyện lắm rồi. Giờ tôi có thể trở thành thợ cả, cưới người dễ thương của tôi (anh ta thường gọi người yêu như vậy), tôi sẽ là con người hạnh phúc.
Nhưng chiều ý bạn nên bác cũng vui lòng ở thêm ngày nữa. Để lấy cho nhiều, tối đến bác thợ vàng vắt thêm lên vai mấy cái túi rồi đi về phía đồi. Cũng như tối trước, bác thấy những người tí hon đang ca hát và nhảy múa. Ông lão lại cạo nhẵn râu tóc bác và ra hiệu bác lấy than về. Không chút ngần ngại, bác ta nhét đầy than vào các túi mang theo, rồi hớn hở về nhà, lấy quần áo đắp lên người rồi ngủ. Bác lẩm bẩm:
- Nếu vàng có đè nặng, ta cũng chịu được.
Rồi bác thiu thiu ngủ, yên trí sáng mai mình sẽ là người giàu nứt đố đổ vách. Vừa mới mở mắt bác đã vội đứng dậy lục túi, bác ta rất đỗi ngạc nhiên khi móc ra chỉ thấy toàn than đen sì, móc mãi cũng vậy. Bác ta nghĩ:
- Nhưng mình hãy còn số vàng lấy được ngày hôm qua.
Bác ta vội chạy đi lấy, bác kinh sợ khi thấy số vàng ấy cũng đã trở thành than. Buồn bực, bác đưa hai tay nhọ nhem lên trán suy nghĩ thì thấy đầu mình nhẵn thín và chòm râu cũng bị cạo nhẵn. Nhưng rủi ro vẫn chưa hết: lưng vốn có một cái bướu giờ đây bác lại thấy thêm một cái bướu nữa cũng to như vậy, mọc trước ngực.
Giờ bác đã thấy rõ hình phạt cho lòng tham của mình và ngồi khóc nức nở.
Bác thợ may tốt bụng nghe tiếng khóc tỉnh dậy cố an ủi ông bạn bất hạnh:
- Tôi với bác đã là bạn đồng hành, bác cứ ở với tôi, ta cùng hưởng số vàng của tôi.
Bác thợ may giữ đúng lời hứa. Nhưng bác thợ vàng kia suốt đời phải mang hai cái bướu và phải đội mũ để che cái đầu nhẵn bóng của mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Странствовали вместе портной и золотых дел мастер, и услыхали они однажды вечером, когда солнце уже зашло за гору, звуки отдаленной музыки, что становились все ясней и отчетливей. Музыка звучала необычайно, но так привлекательно, что они позабыли про всякую усталость и зашагали быстрей. Вот подошли они к холму, луна уже взошла, и они заметили там множество маленьких человечков и женщин, которые, взявшись за руки, в большом восторге весело кружились в пляске и так чудесно в это время пели, - это и была та самая музыка, которую слышали путники. В середине круга сидел старший; он был чуть побольше остальных, на нем был пестрый камзол, и ему на грудь свешивалась седая как снег борода. Странники остановились в изумленье и начали смотреть на пляску. Старик кивнул им, чтоб они вошли в круг, и маленький народец радушно перед ними расступился. Золотых дел мастер, у которого был на спине горб, как и все горбатые люди, оказался достаточно смел и первым вошел в круг; портной же испытывал сперва некоторую боязнь и держался позади, но, увидев, как все это весело обошлось, собрался с духом и направился вслед за ним. Тотчас круг снова сомкнулся, и маленькие человечки продолжали петь и плясать, делая при этом самые дикие прыжки. Старик достал широкий нож, висевший у него на поясе, начал его натачивать, и когда тот сделался достаточно острым, он оглянулся и посмотрел на пришельцев. Им сделалось страшно, но у них не было времени, чтоб собраться с мыслями; и вот схватил старик золотых дел мастера и с величайшей быстротой обстриг ему начисто волосы и бороду; то же самое случилось затем и с портным. Однако, когда старик, закончив свое дело, похлопал каждого из них дружески по плечу, как бы желая этим сказать, что они, мол, хорошо поступили, согласившись на все это добровольно, страх у них прошел. Старик указал пальцем на кучу угля, лежавшую в стороне, и знаками дал им понять, что они должны наполнить себе этим карманы. И хотя они не знали, на что им может пригодиться уголь, они послушались, а затем отправились дальше на поиски ночлега. Когда они спустились в долину, на колокольне соседнего монастыря пробило полночь, - и вдруг пенье замолкло. Все исчезло, и холм стоял в тихом лунном сиянье.
Путники нашли себе постоялый двор и, укрывшись на соломенной подстилке своими куртками, позабыли из-за усталости вынуть перед сном из карманов уголь. От тяжелого груза, который им надавил бока, они проснулись раньше обычного. Они сунули руки в карманы и глазам своим не поверили, увидав, что карманы у них полны не углем, а чистым золотом; да и волосы на голове и бороды оказались, к счастью, целы. И вот сделались они богатыми людьми; но золотых дел мастер, который, по своей жадной натуре, набил себе карманы полней, оказался богаче портного вдвое. А жадный хоть и много имеет, но хочет, чтоб было у него еще больше, - и предложил золотых дел мастер портному остаться здесь еще на день, а вечером отправиться снова на гору, чтоб добыть у старика еще больше сокровища. Но портной не согласился и сказал:
- Мне и этого хватит, я и этим доволен; теперь я сделаюсь мастером, женюсь на любезном мне предмете (так называл он свою возлюбленную) и буду счастливым человеком.
Но он согласился сделать золотых дел мастеру одолжение и остаться еще на денек. Под вечер золотых дел мастер повесил через плечо еще две сумки, чтоб иметь возможность набить их как следует, и пустился в путь-дорогу к тому холму. Как и в прошлую ночь, он застал маленький народец за пляской и пением. Старик опять окорнал его начисто и указал ему знаками, чтобы он набрал с собой угля. Золотых дел мастер медлить не стал, набил себе карманы и сумки, сколько в них могло поместиться, и совершенно счастливый вернулся назад и укрылся курткой.
"Если золото и давит, - сказал он, - то это еще вытерпеть можно", - и, наконец, он уснул в сладком предчувствии проснуться завтра большим богачом. Только он открыл глаза, быстро схватился, чтоб осмотреть карманы, но каково же было его изумление, когда он вытащил оттуда одни лишь черные угли, и сколько он в карманы ни лазил, все было то же самое. "Но у меня имеется, однако, золото, доставшееся мне прошлой ночью" - подумал он и начал его доставать; но как он испугался, увидав, что и оно обратилось снова в уголь. Он бил себя по лбу рукой, черной от угольной пыли, - и тут он почувствовал, что вся голова у него лысая, да и борода обстрижена начисто. Но его неудачи на этом не кончились, он заметил, что, кроме горба на спине, вырос у него на груди таких же размеров второй. Тогда он понял, что это в наказанье за его жадность, и заплакал навзрыд. Это разбудило доброго портного, он принялся утешать несчастного, как только умел, и сказал:
- Ты был мне товарищем во время странствий, и ты останешься со мной и теперь будешь жить на мои богатства.
Портной свое слово сдержал, а несчастный золотых дел мастер должен был всю жизнь таскать два горба и прикрывать ермолкой свою лысую голову.