Gã khổng lồ và người thợ may


O gigante e o alfaiate


Có một anh thợ may nổi tiếng khắp vùng về nói khoác và về tính khất lần mỗi khi mắc nợ. Một hôm anh ta nảy ra ý định đi dạo một chút để ngắm cảnh trời đất. Anh vội vã rời cửa hàng.
"Mình đi đường mình
Qua cầu lớn nhỏ
Thoắt đó, thoắt đây
Đi hoài, đi mãi."
Ra khỏi nhà được một đoạn, anh thấy ở tít xa trong đám sương lam có một ngọn núi cao, vách núi dựng đứng. Sau núi là một ngọn tháp vươn lên từ khu rừng già âm u, tháp vươn sát tận trời mây. Anh thợ may reo:
- Trời ơi, sao cảnh vật lại hùng vĩ kỳ lạ như vậy!
Tính tò mò nổi lên, anh thợ may cứ thể thẳng tiến về phía núi. Khi tới gần, anh ta há hốc mồm, trợn tròn mắt. Cái tháp ấy lại có chân, chỉ nhún mình một cái nó đã nhảy qua một ngọn núi cao vách dựng đứng kia. Và trước mặt anh thợ may giờ đây là một người khổng lồ lực lưỡng, giọng nói vang như sấm đánh từ tứ phía:
- Thằng oắt nhỏ xíu bằng cái chân ruồi kia, mày làm gì ở đây hở?
Anh thợ may lúng búng trong miệng.
- Tôi tính dòm quanh xem liệu có kiếm được mẩu bánh nào ở trong rừng không.
- Nếu mày cũng rảnh rỗi như vậy thì mày có thể theo hầu tao được rồi đó.
- Nếu không tránh được thì sao lại không làm? Nhưng công xá tôi nhận được có khá không?
Gã khổng lồ bảo:
- Công xá mày nhận được có khá không hở? Hãy lắng nghe ta nói: Một năm có ba trăm sáu lăm ngày, nếu đó là năm nhuận thì tính thêm một ngày nữa vào đó, tao sẽ trả công mày đầy đủ không sót một ngày. Như thế mày đã thỏa mãn chưa?
- Theo tôi, thế cũng được!
Trả lời như vậy nhưng trong bụng anh thầm nghĩ: phải tùy cảnh ngộ mà liệu chiều. Tất nhiên phải tìm cách tẩu thoát càng sớm càng tốt.
Rồi gã khổng lồ bảo anh thợ may:
- Thế thì đi mau, thằng oắt con nhãi nhép kia, hãy đi lấy cho ta bình nước!
Anh chàng khoác lác còn hỏi vặn:
- Tại sao không lấy luôn cả suối lẫn nguồn, thế có phải tốt hơn không nào?
Mồm nói, nhưng anh bước luôn, tay xách bình đi lấy nước.
Gã khổng lồ lẩm bẩm:
- Nó nói cái gì? Lấy luôn cả suối lẫn nguồn có hơn không à?
Gã khổng lồ vốn vụng về, ngốc nghếch, tay chống cằm, gã bắt đầu thấy lo:
- Thằng này cũng đáng sợ đây! Người nó có chất nhân sâm. Phải coi chừng đó, lão già Hanxơ! Loại người như vậy không thể dùng làm người ở cho mình được đâu.
Anh thợ may vừa mới lấy nước về thì gã khổng lồ lại sai anh vào rừng đốn mấy khúc gỗ lớn mang về làm củi. Nhưng trước khi đi đốn gỗ, anh còn hỏi vặn:
Chặt cả cánh rừng?
Chặt từng khu một?
Chặt tuốt lớn nhỏ?
Không kể thẳng cong?
Gã khổng lồ vốn cả tin, nghe vậy, mồm hắn lẩm bẩm, dáng lo sợ:
Chặt cả cánh rừng?
Chặt từng khu một?
Chặt tuốt lớn nhỏ?
Không kể thẳng cong?
Và: - Lấy luôn cả suối lẫn nguồn có hơn không?
Thằng này cũng đáng sợ đây! Người nó có chất nhân sâm. Phải coi chừng đó, lão già Hanxơ. Loại người như vậy không thể dùng làm người ở cho mình được đâu.
Anh thợ may vừa mới mang củi về tới nhà thì gã khổng lồ lại sai ngay anh vào rừng bắn lấy hai hay ba con heo rừng về làm bữa ăn chiều. Anh chàng khoác lác kênh kiệu kia lại hỏi:
Chỉ nã một phát
Chết cả ngàn con
Thêm cả mày nữa
Thế có hơn không?
Gã khổng lồ nhát như thỏ đế kia lo sợ vội la:
- Mày nói cái gì? Thôi! Thôi! Hôm nay làm như thế là đủ rồi, và giờ mày có thể đi ngủ được đấy.
Gã khổng lồ vô cùng lo sợ, suốt đêm không tài nào chợp mắt được. Gã suy đi tính lại xem có cách nào tống khứ được cái thằng phù thủu lắm tà thuật, cái thằng oắt con đang theo hầu mình kia càng sớm càng tốt.
Nghĩ mãi rồi cũng phải ra.
Sáng sớm hôm sau, gã khổng lồ và anh thợ may đi dạo tới một khu đầm lầy, liễu mọc đầy quanh bờ đầm. Khi đó gã khổng lồ bảo:
- Hãy nghe đây, chú thợ may. Chú thử leo lên một cành cây, rồi lấy sức đu uốn cành cây xuống sát mặt đất, tớ được xem như vậy chết cũng đã đời.
Thoắt một cái, anh thợ may đã ngồi chót vót trên một cành cây cao, rồi nín hơn dún đu mình ở đầu cành cây làm cành cong xuống. Đến khi lực dún hết tác dụng, rồi do anh không bỏ bàn ủi vào túi cho nặng thêm, cành cây liền bật vút trở lại, anh bị văng tít lên không, không ai nhìn thấy bóng dáng anh nữa. Còn gã khổng lồ thì vui mừng vô hạn.
Nếu anh chưa rơi xuống, chắc chắn anh vẫn còn đang bơi lơ lửng trong không trung.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Era uma vez um alfaiate que era grande fanfarrão, embora muito mau pagador. Certo dia, deu- lhe na telha sair pelo mundo afora. Logo que lhe foi possível, abandonou a oficina, cantarolando alegremente.
Pelo caminho foi andando,
pelas pontes foi passando,
tivesse ou não tivesse gente,
para aqui para acolá,
mas sempre para a frente.
Quando saiu do recinto da cidade, avistou ao longe uma montanha pontiaguda e, no seu cume, uma torre tão alta que parecia furar o céu, a qual sobressaia do meio de uma grande floresta virgem.
Cáspite! - exclamou o alfaiate, - o que será aquilo?
E, espicaçado pela curiosidade, foi correndo naquela direção. Mas ao chegar lá, abriu, imensamente, os olhos e a boca. A torre tinha pernas! E ela transpôs de um salto a montanha abrupta e estacou como enorme gigante diante do alfaiate.
- Que vens procurar aqui, mosquitinho? - bradou com uma voz tão estentórea como o retumbar de um trovão. O alfaiate balbuciou trêmulo:
- Estou vendo se me é possível ganhar um bocado de pão aí nessa floresta.
- Se esse é o teu intento, podes vir desde já trabalhar para mim, - disse o gigante.
- Por quê não? Se for necessário irei! Mas qual será meu salário?
- Teu salário? - respondeu o gigante, - já o verás! Trezentos e sessenta e cinco dias por ano e mais um dia se o ano for bissexto; serve-te?
- Que seja! - respondeu o alfaiate, e pensava consigo mesmo: "Deve-se esticar as pernas conforme o comprimento da coberta. Mas procurarei ver-me livre quanto antes."
Então, o gigante disse-lhe:
- Vai, velhaquete, e traze-me uma bilha de água.
- E por quê não o regato e mais a fonte toda? - perguntou o fanfarrão, e, pegando na bilha, foi buscar água.
- O quê? O regato e a fonte toda? - resmungou o gigante por entre as barbas e, como era um tanto estúpido e tolo, ficou alarmado: "aquele malandro é muito sabido, sabe algo mais do que assar maçãs; provavelmente tom mandrágora no corpo. Cuidado, meu velho, esse não é criado para ti!"
Quando o alfaiate lhe trouxe a água, o gigante mandou-o cortar algumas achas de lenha, a fim de levá-las para casa.
- Por quê não a floresta inteira de uma vez?
A floresta toda inteira,
com as árvores velhas e novas
e tudo o que ela contém.
Liso e nodoso também?
perguntou o alfaiate, e foi rachar a lenha.
- O quê?
A floresta toda inteira,
com as árvores velhas e novas
e tudo o que ela contém.
Liso e nodoso também?
- E mais o regato com a fonte? - resmungou por entre as barbas o crédulo gigante; e seu medo aumentou ainda mais: - "aquele velhaco sabe demais, tem com toda a certeza mandrágora no corpo! Cuidado, meu velho, esse não é bom criado para ti."
Quando o alfaiate lhe trouxe a lenha, o gigante mandou-o caçar dois ou três porcos-do-mato para o jantar.
- Por quê não mil de uma vez e os demais também, com um só tiro? - perguntou o alfaiate farofeiro.
- O quê? - exclamou assustadíssimo o gigante, tremendo de medo como um coelho: - por hoje basta; agora vai dormir.
O gigante, de tão amedrontado, não conseguiu pregar olho durante a noite toda, e ficou a pensar na maneira de livrar-se daquele maldito criado embruxado.
A noite é boa conselheira. Na manhã seguinte, o gigante e o alfaiate sairam e foram ter a um brejo todo cercado de salgueiros. Aí o gigante disse:
- Escuta aqui, alfaiate, senta-te num galho desse salgueiro; eu gostaria de ver se és capaz de vergá-lo com o teu peso!
De um pulo o alfaiate encarapitou-se no galho; prendeu a respiração para ficar mais pesado, tão pesado que o galho dobrou-se até quase tocar o chão. Mas, infelizmente, teve de respirar de novo e, não tendo consigo o ferro de engomar, que sempre trazia no bolso, o galho ao voltar à sua posição normal, projetou-o a tal altura que nunca mais alguém o viu.
Se ainda não caiu no chão, deve estar certamente planando pelo espaço até agora.