Cô dâu đích thực


Prawdziwa Narzeczona


Ngày xửa ngày xưa có một cô gái trẻ xinh đẹp, nhưng mẹ mất sớm. Dì ghẻ kiếm mọi cớ để hành hạ cô. Việc gì nặng nhọc, khó khăn thì mẹ kế bắt cô làm, cô gắng hết sức mình làm cho xong việc, nhưng không bao giờ người dì ghẻ độc ác đó bằng lòng, mụ vẫn hoạnh họe là làm không tốt! Cô càng chịu khó làm việc thì mụ càng giao việc nhiều. Mụ còn tìm cách giao cho cô những việc nặng hơn, khiến cô sống vô cùng khổ sở.
Một hôm, mụ bảo:
- Đây là năm ký lông vũ, mày đem tước hết tơ lông ra cho sạch sẽ. Nếu tối nay mày làm không xong thì một trận đòn sẽ chờ mày. Đừng có tưởng suốt ngày chây lười là xong!
Cô gái đáng thương ngồi tước lông vũ, nước mắt chảy tuôn hai hàng trên má, vì cô biết rằng việc này một ngày không thể nào làm xong được.
Ngồi trước đống lông vũ, cô thở dài hoặc lóng ngóng mà đập hai tay vào nhau, lông bay tứ tung, và cô phải chọn lại từ đầu. Lo sợ, cô chống khuỷu tay lên bàn, hai bàn tay ôm lấy mặt mà kêu lên:
- Lẽ nào ở trên đời này, không có ai thương hại tôi sao?
Chợt cô nghe thấy một giọng nói ấm áp:
- Con của ta, con đừng lo! Ta tới giúp con đây!
Cô gái ngẩng đầu lên thì thấy một bà lão đứng cạnh mình, bà thân thiết nắm tay cô và nói:
- Con hãy tin ở nơi ta. Kể cho ta nghe, trong lòng con có điều gì buồn!
Nghe giọng nói thân tình của bà lão, cô gái thật thà kể hết về cuộc sống bi thảm của cô, rằng cô đã nhẫn nhục làm hết việc nặng nhọc này tới việc nặng nhọc khác, nhưng với việc lần này quả thực là cô không làm nổi, cô nói:
- Nếu tới tối hôm nay con không tước xong số lông vũ này thì bà mẹ kế sẽ đánh con. Bà ta đã dọa như vậy, con biết tính bà ta nói là làm!
Cô nói, mà nước mắt chảy hai hàng. Bà lão tốt bụng nói:
- Con của ta chớ lo. Con cứ nghỉ đi, trong lúc con nghỉ bà sẽ làm xong cho con.
Cô gái nằm xuống giường, rồi thiu thiu ngủ. Bà lão ngồi xuống bên chiếc bàn chất đầy lông vũ, giơ bàn tay gầy guộc lướt nhè nhẹ đụng lên trên đống lông vũ là đã tước xong toàn bộ năm kí lông vũ.
Khi cô gái tỉnh giấc, một đống lông tơ trắng muốt đã chất cao ở đó. Phòng đã quét dọn sạch sẽ, tươm tất, còn bà lão thì không thấy đâu nữa.
Cô gái cảm tạ thượng đế, yên lặng ngồi ở đó cho tới tận tối.
Bà mẹ kế quay về, thấy công việc đã xong thì hết sức kinh ngạc, nói:
- Quân chây lười thấy chưa! Chỉ cần chịu khó thì việc gì mà chẳng làm xong. Lẽ nào mày không tìm thêm việc mà làm à? Tại sao vẫn ngồi ở đó, hai tay thủ vào trong lòng!
Khi bước ra khỏi phòng mụ còn lẩm bẩm:
- Quân súc sinh này ăn tốn, phải giao tiếp cho nó việc nặng hơn mới được!
Sáng sớm hôm sau, mụ dì ghẻ gọi cô gái tới và nói:
- Mày cầm lấy chiếc gàu tát nước này, tát hết nước ao cạnh vườn hoa. Tới tối mà không tát cạn, thì mày biết hậu quả sẽ là gì rồi!
Cô gái nhận chiếc gàu thì phát hiện ra đó là chiếc gàu thủng. Dù gàu không thủng thì cũng không thể tát cạn nước trước khi trời tối!
Cô gái bắt tay ngay vào việc. Cô tát nước, mà nước mắt chảy hai hàng. Giữa lúc đó bà lão tốt bụng lại xuất hiện. Sau khi biết nguyên nhân khiến cô gái đau khổ, bà lão nói:
- Con cứ yên tâm! Con vào trong bụi cây thấp kia mà nằm nghỉ, ta giúp con làm xong việc này.
Khi chỉ còn lại một mình, bà lão chỉ chạm tay vào mặt nước là nước đã bốc hơi bay lên không trung, lẫn vào trong đám mấy. Nước ao dần dần cạn hết. Khi mặt trời lặn cô gái thức giấc, tới bên ao thì chỉ thấy có cá ở trong ao đang quẫy nhảy trong bùn. Cô chạy tới chỗ bà mẹ kế, báo rằng công việc đã làm xong. Mặt trắng bệch vì tức giận, mụ nói:
- Đúng ra mày phải làm xong từ lâu mới phải!
Mụ ta lại nghĩ kế mới để hành hạ cô gái. Sáng sớm ngày thứ ba, mụ nói:
- Mày hãy xây một cung điện tráng lệ ở chỗ kia, tới tối nhất định phải làm xong!
Cô gái vô cùng kinh hoàng nói:
- Cung điện lớn như thế, con làm sao mà hoàn thành được!
- Tao không cho phép mày cãi lại! Dùng gàu thủng cũng tát cạn được ao, thì cũng xây được một cung điện. Ngay trong ngày hôm nay tao muốn dọn vào ở, nếu thiếu thứ gì ở trong đó, cho dù là một vật nhỏ ở nhà bếp, hoặc ở dưới hầm nhà cũng không được. Nếu không làm xong thì mày đã biết rồi đấy, cái gì chờ mày!
Nói xong, mụ đuổi cô gái ra. Cô gái vào tới thung lũng thì nhìn thấy ở nơi đó toàn là những tảng đá xếp thành từng lớp chồng lên nhau. Có lấy hết sức cô cũng chẳng nhấc nổi được tảng đá nhỏ nhất. Cô ngồi xuống khóc nức nở, chờ mong bà lão tốt bụng lại tới. Cô chẳng phải chờ lâu, bà lão tốt bụng tới và an ủi cô gái:
- Con tới bóng cây mà ngủ. Ta giúp con xây xong cung điện. Nếu con thích cung điện đó, thì con có thể sống ở trong cung điện ấy!
Cô gái đi rồi, bà lão đưa tay sờ lên những tảng đá xám, lập tức những hòn đá đó chuyển động, xếp lại với nhau, chồng lên nhau… cứ như có người khổng lồ đang xây. Cung điện cứ hình thành dần lên tựa như có vô số bàn tay vô hình bận rộn với việc xây dựng, đặt đá chồng lên nhau. Mặt đất ầm vang tiếng xây dựng. Những chiếc cột trụ từ từ mọc lên theo hàng, theo lối. Ngói trên mái cũng tự động lợp lên ngay ngắn. Tới trưa, thì cờ chỉ hướng gió dựng đứng trên đỉnh tháp, giống như mái tóc vàng dài của thiếu nữ bay phần phật theo gió. Tới tối thì việc xây dựng bên trong cung điện cũng hoàn thành.
Bà lão đã làm tất cả những việc đó thế nào, tôi không rõ, nhưng trên các bức tường đều có phủ nhung lụa. Trên các ghế là các tấm đệm thêu hoa văn đẹp. Xung quanh chiếc bàn - mặt bàn làm bằng đá hoa cương và những chiếc ghế bành được trang trí tinh xảo. Chùm đèn pha lê treo trên trần nhà soi bóng trên nền nhà, có những con vẹt xanh ở trong những chiếc lồng bằng vàng ròng, lại còn rất nhiều loài chim lạ, cất tiếng hót líu lo, nghe rất vui tai. Cung điện nguy nga, tráng lệ như đang đón chờ nhà vua bước vào.
Mặt trời vừa lặn thì cô gái tỉnh lại. Hàng ngàn vạn ánh nắng chiếu vào mặt cô gái. Cô rảo bước qua cổng để vào cung điện. Trên bậc thềm trải thảm đỏ, tay vịn làm bằng vàng, đây đó trang hoàng bằng những chậu hoa.
Cô gái đứng ngẩn người ra, khi nhìn thấy gian phòng lộng lẫy. Nếu như cô không chợt nhớ tới người mẹ kế thì ai mà biết được cô còn đứng đó bao lâu. Cô lẩm bẩm nói với mình:
- Nếu như lần này mà bà ta thỏa mãn thì mình sẽ không phải sống những ngày khốn khổ!
Cô gái trở về nhà báo cho mẹ kế biết là cung điện đã xây xong. Mụ ta nói:
- Ta phải tới ngay mới được!
Mụ ta vừa nói vừa đứng phắt ngay dậy.
Mụ ta bước vào cung điện, ánh sáng đèn làm mụ lóa mắt, phải dùng tay che. Mụ bảo cô gái:
- Mày làm những thứ này thật quá dễ dàng. Đáng lẽ tao phải giao việc khó hơn!
Mụ ta đi hết lượt qua các phòng, xem xét mọi góc trong nhà xem còn thiếu gì không. Với cặp mắt hằn học xói vào cô gái, mụ nói:
- Nào, đi xuống, còn phải kiểm tra nhà bếp và hầm nhà. Nếu mày quên thứ gì thì sẽ không thoát khỏi bị trừng phạt đâu!
Lửa cháy rực trong lò, các nồi đang nấu thức ăn, còn trên tường treo đủ loại dụng cụ phục vụ cho việc nấu ăn, tất cả đều sáng loáng. Mọi thứ đều có, nào là rỏ than, thùng chứa nước, chẳng thiếu một thứ gì cả. Mụ ta hỏi:
- Cửa xuống hầm nhà đâu? Nếu trong hầm nhà không xếp đầy thùng rượu thì mày sẽ gặp họa đấy!
Mụ tự đẩy cửa hầm nhà, đi xuống, nhưng mới đi được hai bậc thì cánh cửa quay của hầm do chỉ có gá tạm, nên đã đổ sập xuống.
Cô gái nghe tiếng kêu cứu, vội lại nâng cửa hầm lên, ta, nhưng bà ta đã bị cửa đè, nằm chết tại chỗ!
Thế là cung điện tráng lệ thuộc về cô gái. Thoạt đầu cô cũng chẳng biết là mình đã có hạnh phúc đó. Trong các tủ lớn treo những bộ quần áo tuyệt đẹp. Trong các rương chứa đầy vàng bạc châu báu. Mọi ước vọng của cô đã thành hiện thực.
Tin về cô gái xinh đẹp, giàu có lan truyền nhanh chóng đi khắp nơi. Ngày nào cũng có người tới xin cầu hôn, nhưng cô gái chưa ưng ý ai cả. Cuối cùng, một vị hoàng tử đã tới cầu hôn. Lòng cô rạo rực vui mừng. Thế là họ đính hôn với nhau.
Trong vườn của cung điện có một cây sồi xum xuê. Một hôm ngồi ở gốc sồi trò chuyện tâm tình, hoàng tử đã nói với cô gái:
- Anh phải trở về để xin vua cha cho phép chúng ta kết hôn. Anh mong nàng chờ ở dưới cây này, mấy giờ sau anh sẽ quay lại.
Cô gái hôn vào má trái của hoàng tử và nói:
- Chàng hãy hứa với em, chớ để ai hôn vào má bên kia. Em sẽ đợi ở dưới cây sồi này, chờ chàng quay lại.
Cô gái ngồi chờ dưới tán cây sồi, hoàng hôn đã xuống mà chẳng thấy chàng quay lại. Cô gái vẫn chờ suốt ba ngày đêm nữa mà cũng chẳng thấy tăm hơi chàng. Ngày thứ tư, vẫn không thấy chàng quay lại, cô nói:
- Chàng nhất định đã gặp phải chuyện gì bất hạnh rồi. Mình phải đi tìm chàng. Tìm cho bằng được mình mới quay trở về!
Cô gái mang theo một túi châu báu và ba bộ váy áo thêu đẹp nhất: một bộ có thêu những ngôi sao sáng lấp lánh, một bộ thêu mặt trăng màu sáng bạc, bộ thứ ba thêu những tia nắng mặt trời vàng rực. Cô gái đi khắp nơi dò tin về người chồng chưa cưới, nhưng chẳng có ai nhìn thấy chàng, cũng chẳng ai biết chàng ở đâu. Cô cứ lang thang khắp chân trời góc biển, nhưng vẫn chẳng tìm thấy chàng. Cuối cùng, cô đến nhà một người nông dân, xin làm người chăn nuôi gia súc cho họ. Cô gái giấu những bộ quần áo và châu báu của mình ở dưới một tảng đá.
Giờ đây cô gái bắt đầu cuộc sống của một người chăn gia súc. Hàng ngày chăn gia súc, trong lòng cô đầy nỗi sầu nhớ người yêu của mình.
Có một con bê quấn quýt cô, và cô gái vẫn thường dùng tay đưa thức ăn cho nó. Mỗi khi cô nói:
Bê dễ thương, bê dễ thương ơi, nằm xuống đi!
Mi đừng có quên ta - người mục đồng,
Như hoàng tử quên người vợ chưa cưới của chàng
Để nàng ngồi chờ mong dưới cây sồi!
Thì con bê dễ thương nằm xuống cho cô vuốt ve.
Cô gái sống cô độc và buồn bã mấy năm, ngày kia ở đất nước nơi cô trú ngụ có tin lan truyềm: công chúa sắp cử hành hôn lễ.
Con đường tới cung điện của vua đi qua làng cô gái đang ở. Một hôm, khi cô đang chăn bò thì chú rể cưỡi ngựa qua con đường đó, chàng không nhận ra cô, nhưng cô gái thì nhận ngay ra chú rể chính là người yêu của mình, và lòng thấy đau như dao cắt. Cô nói:
- Ôi! Mình nghĩ, chàng vẫn chung thủy, nhưng chàng đã quên mất mình rồi!
Ngày hôm sau, chú rể lại đi qua con đường đó. Khi chàng trai tới gần, cô gái nói với con bê:
Bê dễ thương, bê dễ thương ơi, nằm xuống đi!
Mi đừng có quên ta - người mục đồng,
Như hoàng tử quên người vợ chưa cưới của chàng
Để nàng ngồi chờ mong dưới cây sồi
Chàng trai nghe thấy những âm thanh đó, bất giác cúi đầu xuống nhìn, rồi ghìm cương ngựa, nhìn kỹ cô gái chăn bò, sau đó đặt tay lên trán, như muốn nhớ lại điều gì. Nhưng rồi chàng lại phóng đi, lát sau đã khuất nẻo.
- Thế là chàng đã không nhận ra mình!
Cô gái thốt lên và từ đó về sau lại càng đau khổ hơn.
Không bao lâu sau có tin lan truyền, trong cung điện của vua sẽ có lễ hội tưng bừng ba ngày liền, trăm họ trong nước đều được mời dự. Cô gái nghĩ:
- Đây là cơ hội cuối cùng để mình thử xem!
Tối đến, cô tới chỗ tảng đá ấy, lấy ra bộ váy áo thêu tia nắng mặt trời vàng rực, mặc vào người, và lấy châu báu ra để trang điểm, rồi choàng khăn lên đầu, chỉ để cho đuôi tóc dài thõng xuống. Sau đó, cô gái đi vào hoàng cung. Trời tối, nên không ai chú ý tới cô. Khi cô gái bước vào gian phòng lớn rực rỡ ánh đèn, mọi người đều ngạc nhiên nhường đường cho cô, nhưng không người nào biết cô là ai. Hoàng tử bước tới phía cô nhưng không nhận ra cô. Chàng khiêu vũ cùng cô gái, và đắm say trước sắc đẹp của cô mà quên cả cô dâu. Khi vũ hội vừa kết thúc, cô gái liền đi lẫn vào trong đám người đông đúc về làng. Khi trời sáng, cô đã kịp thay bộ quần áo của người mục đồng.
Hôm thứ hai, cô lấy ra bộ váy áo thêu mặt trăng sáng bạc và một cái trâm gắn toàn ngọc thạch hình trăng lưỡi liềm gài lên mái tóc. Khi cô xuất hiện ở vũ hội, ánh mắt mọi người lại nhìn cả về phía cô. Hoàng tử bước nhanh tới đón cô, cùng cô khiêu vũ, mà chẳng nhìn ngó tới ai khác. Trước khi cô gái rời khỏi nơi đó, cô hứa với hoàng tử, tối thứ ba cũng tới tham dự vũ hội.
Khi cô gái xuất hiện lần thứ ba, thì trên mình cô mặc bộ váy áo thêu những ngôi sao lấp lánh, trâm cài và dây lưng gắn những ngôi sao lấp lánh, trâm vài và dây lưng gắn những ngôi sao bằng đá quý. Hoàng tử đã chờ cô từ lâu, vội bước tới đón cô, và hỏi:
- Tôi muốn biết nàng là ai? Hình như tôi đã quen nàng từ rất lâu rồi!
- Chàng còn nhớ không, khi chàng cùng em chia tay, em đã làm gì?
Nói xong, nàng bước tới và hôn vào má phải của chàng. Hoàng tử bỗng bừng tỉnh, nhận ra nàng chính là cô dâu đích thực. Chàng nói với cô gái:
- Nào, chúng ta chẳng cần ở lại đây nữa!
Chàng nắm tay cô gái đi ra xe ngựa, xe ngựa chạy nhanh về cung điện huyền diệu xưa kia của nàng. Ánh đèn sáng rực rỡ chiếu xuyên qua cửa sổ tới mãi tận nơi xa.
Họ đi qua cây sồi thấy những con đom đóm bay như múa trong lùm cây, cành cây đung đưa như vẫy chào, cây sồi tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Trên bậc thềm hoa tươi đua nở, trong phòng rộn vang tiếng chim hót. Mọi người trong cung điện đều kính cẩn với họ. Cả triều đình đón chào họ trong gian phòng lớn, cha xứ đang chờ họ để cử hành hôn lễ cho chú rể và cô dâu đích thực.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Była sobie kiedyś dziewczyna, była młoda i piękna, lecz jej matka wcześnie umarła, a macocha nie szczędziła jej przykrości. Gdy dała dziewczynie jaką robotę, choćby nie wiem jak ciężką, pracowała niezmordowanie z całych swoich sił, lecz nie poruszało to serca złej kobiety i nigdy nie była zadowolona, nigdy jej nie starczało. Im pilniej dziewczyna pracowała, tym więcej prac jej dawano, a macochy nie zaprzątała żadna inna myśl, jak tylko w jaki sposób nałożyć na pasierbicę jeszcze większe jarzmo, a jej żywot uczynić jeszcze bardziej gorzkim.
Pewnego dnia rzekła do dziewczyny: "Masz tu dwanaście funtów pierza, oskubiesz je, a jeśli nie skończysz do wieczora, czeka cię lanie. Myślisz, że możesz tak cały dzień leniuchować?" Biedna dziewczyna zabrała się do roboty, a łzy ciekły jej po policzkach, bo wiedziała, że nie można wykonać tej pracy w jeden dzień. Gdy leżała już przed nią kupka pierza, a dziewczyna westchnęła lub tylko złożyła ręce w strachu, pierze roznosiło się w powietrzu, musiała je zbierać i pracę zaczynać od nowa. Oparła więc łokcie na stole, twarz złożyła w dłonie i zawołała: "Czy nie ma nikogo na tej Bożej ziemi, kto się nade mną zmiłuje?" I wtem usłyszała łagodny głos, który mówił: "Pociesz się, moje dziecko, przyszłam aby ci pomóc." Dziewczynka spojrzała na staruszkę, która stała obok niej. Złapała przyjaźnie dziewczynę za rękę i rzekła: "Powiedz mi, co cię trapi." A ponieważ mówiła ze szczerego serca, opowiedziała jej dziewczyna o swoim smutnym życiu, o jarzmie, jakie na nią kładziono wciąż od nowa, nim i ze starym uporać się zdołała.. "Jeśli nie skończę dziś wieczorem tych piór, macocha mnie zbije, jak mi obiecała, a wiem, że słowa dotrzyma." Jej łzy zaczęły kapać, a dobra staruszka rzekła: Nie martw się, moje dziecko, odpocznij, a ja popracuję za ciebie." Dziewczyna położyła się na łóżko i wnet zasnęła. Staruszka usiadł przy stole z piórami i hu! Pióra poczęły się odrywać od szypułek, choć ich nawet nie tknęła swymi suchymi rękoma. Wnet dwanaście funtów było zrobione. Gdy dziewczyna zbudziła się, leżały przed nią góry śnieżnobiałego puchu, a w pokoju wszystko było uprzątnięte, lecz staruszka zniknęła. Dziewczyna podziękowała Bogu i siedziała w ciszy, aż nadszedł wieczór. Przyszła wtedy macocha i dziwiła się skończoną pracą. "Widzisz, gołąbeczku," rzekła, "czego można dokonać, gdy się pilnie pracuje? Mogłabyś zrobić coś jeszcze! Ale ty siedzisz z założonymi rękoma!" Gdy wyszła, rzekła jeszcze, "To stworzenie potrafi więcej niż tylko jeść chleb. Muszę dać jej cięższej pracy."
Następnego ranka zawołała dziewczynę i rzekła: "Masz tu łyżeczkę, musisz nią wyczerpać staw przed ogrodem. A jeśli nie skończysz do wieczora, wiesz, co cię czeka." Dziewczyna wzięła łyżeczkę i zobaczyła, że jest dziurawa, lecz nawet gdyby nie była dziurawa, nigdy nie mogłaby wyczerpać nią stawu. Zabrała się do roboty, uklękła przed wodą, w którą wpadały jej łzy i czerpała. Lecz dobra staruszka zjawiła się znowu, dowiedziała się skąd smutek dziewczyny pochodzi i rzekła: "Pociesz się, moje dziecko, idź w krzaki i połóż się do snu, a ja wykonam twoją pracę." Gdy staruszka była sama, dotknęła jeno stawu, woda uniosła się jak para do góry i zmieszała z chmurami. Staw w końcu był pusty. Dziewczyna obudziła się przed zachodem słońca, podeszła do stawu i zobaczyła, jak ryby w szlamie skaczą. Poszła do macochy i pokazała jej skończoną pracę. "Powinnaś była już dawno skończyć," rzekła i zrobiła się blada ze złości, lecz już obmyślała nowy plan.
Trzeciego ranka rzekła do dziewczyny: "na tej równinie zbudujesz mi piękny zamek, a na wieczór ma być gotowy." Dziewczyna przelękła się i rzekła: "Jak mam dokonać takiego dzieła?" – "Nie zniosę sprzeciwu!" krzyczała macocha, "Jeśli możesz dziurawą łyżką wyczerpać staw, to możesz też zamek zbudować. Jeszcze dziś się do niego wprowadzę, a jeśli czegoś będzie brakować, choćby najmniejszej rzeczy w kuchni czy piwnicy, wiesz, co cię czeka." Poszła więc dziewczyna, a gdy dotarła do doliny, leżały tam kamienie całymi kupami, lecz nawet najmniejszego ruszyć nie mogła, choć próbowała ze wszystkich sił. Usiadła więc i zapłakała, choć wciąż miała nadzieję na pomoc dobrej staruszki. A ta nie kazała długo na siebie czekać, przyszła i rzekła słowa pociechy: "Połóż się w cieniu i śpij. Ja zbuduję zamek. Jeśli cię to ucieszy, to sama możesz w nim zamieszkać." Gdy dziewczynka odeszła, staruszka dotknęła szarej skały, a kamienie poczęły się piętrzyć, jakby olbrzymy mur budowały. Na nim wznosił się wnet budynek, a było tak, jakby pracowały niewidzialne ręce i kładły kamień na kamieniu. Ziemia zadrżała, wielkie kolumny wystrzeliły z niej w górę i ustawiły się jedna obok drugiej, a na dachu układały się dachówki, a gdy nastało południe, obróciła się na dachu flaga pogodowa, jakby złota dziewica w zwiewnej szacie na szczycie wieży siedziała. Wnętrze zamku na wieczór stało gotowe. Ja staruszka to zrobiła, nie wiem, ale ściany na pokojach zdobne były w jedwab i aksamit, stały tam kolorowo haftowane stoły i bogato zdobione fotele przy stołach z a marmuru, z sufitów zwisały kryształowe żyrandole i odbijały się w gładkiej podłodze, zielone papugi siedziały z złotych klatkach, i nieznane ptaki śpiewały słodko, wszędzie był przepych, jakby miał się tu wprowadzić król. Słońce miało już zachodzić, gdy dziewczyna się zbudziła, a blask tysiąca światełek świecił w jej kierunku. Szybkim krokiem zbliżyła się do zamku, weszła przez otwarte drzwi do zamku. Schody przykryte były czerwonym dywanem, a złote balustrady cały w kwitnących kwiatach. Gdy ujrzała przepych pokojów, stanęła jak zamurowana. Kto wie, jak długo by tak stała, gdyby nie myśl o Macosze. "Ach," rzekła sama do siebie, "Gdyby wreszcie była zadowolona i przestała robić z mego żywota męczarnię." Dziewczyna poszła i pokazała jej, że zamek jest gotów. "Zaraz się wprowadzam," rzekła i podniosła się ze swego siedzenia. Gdy weszła do zamku, musiała oczy ręką przesłonić, tak oślepiał ją blask. "Widzisz," rzekła do dziewczyny, "Jak ci to łatwo poszło, mogłam ci dać coś cięższego do zrobienia." Przeszła przez pokoje, sprawdzała po wszystkich kątach, czy czego nie brakuje, czy coś nie jest popsute, lecz nic takiego nie znalazła. "Teraz zejdziemy na dół," rzekła rzucając złowrogie spojrzenia, "Muszę zbadać kuchnię i piwnicę, a jeśli o czymś zapomniałaś, kara cię nie minie." Ale w kuchni płonął ogień po piecem, w garnkach gotowały się potrawy, na ścianach poustawiane lśniące naczynia z mosiądzu. Nie brakowało niczego, nawet skrzyni na węgiel i wiadra z wodą. "Gdzie jest wejście do piwnicy?," zawołała, "Jeśli nie jest dobrze wypełniona beczkami z winem, będzie z tobą źle." Sama podniosła klapę od piwnicy i zeszła po schodach, lecz ledwo dwa kroki zrobiła, ciężka klapa zatrzasnęła się, bo była tylko słabo podparta. Dziewczyna usłyszała krzyk, podniosła klapę, by przyjść z pomocą, lecz macocha spadła i leżała bez duszy na ziemi.
Od tej pory wspaniały pałac należał tylko do dziewczyny. Na początku nie wiedziała, co począć z tym szczęściem, piękne suknie wisiały w szafach, skrzynie pełne były złota, srebra, pereł i szlachetnych kamieni i nie było życzenia, którego nie mogła sobie spełnić. Wnet zrobiło się głośno o jej pięknie i bogactwie na całym świecie. Codziennie przychodzili kawalerowie, lecz żaden jej się nie podobał. W końcu przybył syn króla, który umiał poruszyć jej serce. Zaręczyła się z nim. W zamkowym ogrodzie stała zielona lipa. Pewnego dnia siedzieli sobie pod nią w spokoju, on rzekł do niej: "Muszę wrócić do domu po zgodę mojego ojca na ślub. Proszę cię, poczekaj pod tą lipą, wrócę za parę godzin." Dziewczyna pocałowała go w lewy policzek i rzekła: "Bądź mi wierny i nie pozwól nikomu innemu pocałować się w ten policzek. Poczekam pod tą lipą aż wrócisz."
Dziewczyna czekała siedząc pod lipą, aż zaszło słońce, lecz on nie wrócił. Siedziała przez trzy dni od rana do wieczora, lecz daremnie. Gdy nie wrócił czwartego dnia, rzekła: "Pewnie spotkało go jakieś nieszczęście. Pójdę go szukać i nie wrócę wcześniej, aż go znajdę." Zapakowała trzy najpiękniejsze ze swoich sukni, jedna haftowana w błyszczące gwiazdy, druga ze srebrnym księżycem, a trzecia ze złotymi słońcami, zawinęła garść szlachetnych kamieni w chustę i ruszyła w drogę. Wszędzie pytała za narzeczonym, lecz nikt go nie widział, nikt o nim nie słyszał. Jak świat daleki i szeroki szukała za nim, lecz go nie znalazła. W końcu została u pewnego chłopa jako pasterka. Swoje suknie i klejnoty zakopała pod kamieniem.
I żyła tak jako pasterka, pasła swoje stado, była smutna z tęsknoty za ukochanym. Miała cielaczka, przyzwyczaiła go do siebie, karmiła z ręki i mówiła:
"Cielaczku, uklęknij na listeczki
Nie zapomnij swej pastereczki
Jak królewicz zapomniał narzeczoną
Co pod lipą siedziała zieloną."
Klękał więc cielaczek, a ona go głaskała.
Przeżyła parę lat sama i w smutku. Po kraju przeszła pogłoska, że córka króla ma świętować swój ślub. Droga do miasta prowadziła przez wieś, gdzie mieszkała dziewczyna, a zdarzyło się raz, że gdy pędziła swe stado, przejeżdżał tamtędy narzeczony. Siedział dumny na swym koniu i nawet na nią nie spojrzał, lecz ona poznała swego ukochanego. Było tak, jakoby jej kto ostry nóż w serce wbił.
"Ach," rzekła, "Myślałam, że będzie mi wierny, ale on zapomniał o mnie."
Następnego ranka znowu jechał tą drogą. Gdy był w pobliżu, rzekła do swego cielaczka:
"Cielaczku, uklęknij na listeczki
Nie zapomnij swej pastereczki
Jak królewicz zapomniał narzeczoną
Co pod lipą siedziała zieloną."
Gdy usłyszał jej głos, spojrzał na nią z konia i zatrzymał się. Patrzył pastereczce w twarz, rękę trzymał przed oczyma, jakby się nad czymś zastanawiał, lecz wnet ruszył dalej i zniknął. "Ach," rzekła, "Już mnie nie zna," a jej żal był coraz większy.
Niedługo potem na dworze króla miała się odbyć wielka uczta. Cały kraj był na nią proszony. "Spróbuję tego ostatniego," pomyślała dziewczyna, a gdy nadszedł wieczór, poszła do kamienia, gdzie zakopała swe skarby. Wyjęła suknię ze złotymi sukniami, ubrała ją i ozdobiła szlachetnymi kamieniami. Swe włosy, ukryte pod chustą, rozpuściła, a długi loki opadły jej na ramiona. Poszła tak do miasta, a nikt nie dojrzał jej w ciemności. Gdy weszła do jasno rozświetlonej sali, wszyscy pełni podziwu schodzili jej z drogi, a nikt nie wiedział, kim była. Królewicz wyszedł jej naprzeciw, lecz jej nie poznał. Poprowadził ją do tańca i był tak zachwycony jej urodą, że o drugiej narzeczonej nawet nie pomyślał. Gdy uczta skończyła się, zniknęła w tłumie, pospieszyła do wioski przed wschodem słońca, gdzie z powrotem założyła suknię pasterki.
Następnego wieczoru wzięła suknię ze srebrnymi księżycami, a we włosy wpięła półksiężyc ze szlachetnych kamieni. Gdy pokazała się na uczcie, wszyscy odwrócili na nią oczy, a królewicz pospieszył jej naprzeciw i pełen miłości tańczył tylko z nią i nie spojrzał na żadną inną. Zanim odeszła, musiała mu obiecać, że ostatniego wieczoru jeszcze raz przyjdzie na ucztę.
Gdy zjawiła się trzeci raz, ubrała suknię z gwiazdami, które mrugały przy każdym kroku, a jej diadem i pas zrobione były z gwiazd z kamieni szlachetnych. Królewicz od dawna na nią czekał i podszedł do niej. "Powiedz, kim jesteś," rzekł, "Zdaje mi się, jakby cię znał od dawna." – "Nie wiesz," odpowiedziała, "Co robiłam, gdy się ze mną rozstawałeś?" Podeszła do niego i pocałowała go w lewy policzek. W tym momencie jakby łuska opadła z jego oczu i rozpoznał prawdziwą narzeczoną. "Chodź," rzekł do niej, nie zostanę tu dłużej," podał jej rękę i poprowadził do wozu. Jakby wiatr był woźnicą, tak gnały konie do cudownego zamku. Z daleka lśniły rozświetlone okna. Gdy przejeżdżali koło lipy, zaroiło się od bezliku świetlików, a lipa olała ich swoim zapachem. Na schodach kwitły kwiaty, z pokoju rozbrzmiewała pieśń zamorskich ptaków, w sali stał zebrany dwór, a ksiądz już czekał, by zaślubić narzeczonego z prawdziwą narzeczoną.


Tłumaczył Jacek Fijołek, © Jacek Fijołek