Jeż i zając


Thỏ và nhím


Cała ta historia jest właściwie zmyślona, Dzieci, lecz mimo to jest prawdziwa, bo jak mawiał mój dziadek, od którego ją znam, gdy ją opowiadał, "Musi być prawdziwa, mój synu, inaczej nie można by jej opowiadać." A historia ta wydarzyła się tak:
Było to jesienią pewnego niedzielnego poranka, właśnie kwitła gryka, słońce wzeszło na niebie, a wiatr dął po ścierniskach, skowronki śpiewały wysoko w powietrzu, pszczoły brzęczały w gryce. Ludzie szli w odświętnych strojach do kościoła, a wszystkie stworzenia były zadowolone, jeż także.
Stał przed swoimi drzwiami, miał skrzyżowane ręce, gapił się w poranny wiatr i nucił sobie piosenkę pod nosem, dokładnie tak dobrze i tak źle jak niedzielnymi rankami czynią to jeże. Gdy tak sobie śpiewał, pomyślał, że podczas gdy jego żona myje i ubiera dzieci, mógłby pospacerować troszeczkę po polu i zobaczyć, jak się ma brukiew. Brukiew była blisko domu i często jadał ją z rodziną, dlatego patrzył na nią jak na swoją.
Jak pomyślał, tak uczynił. Zamknął drzwi za sobą i ruszył w drogę na pole. Nie był jeszcze daleko, obchodził właśnie gąszcz tarniny, który stał przed polem, gdy dojrzał zająca, który wyruszył za podobnym interesem, a mianowicie obejrzeć swoją kapustę. Gdy jeż zobaczył zająca, życzył mu miłego poranka, lecz zając, który na swój sposób był wytwornym panem, a w dodatku bardzo zarozumiałym, nie odpowiedział na pozdrowienie jeża, lecz rzekł z dziką miną: "Jak to jest, że latasz tu tak wczesnym rankiem."
"Spaceruję," rzekł jeż."
"Spacer?" uśmiechnął się zając. "Mógłbyś używać nóg do bardziej pożytecznych rzeczy."
Ta odpowiedź rozzłościła jeża. Wszystko mógł znieść, ale nie o swoich nogach, bo z natury są krzywe.
"Wyobrażasz sobie, że swoimi nogami więcej zdziałasz?" powiedział.
"Tak właśnie myślę," rzekł zając.
"Może spróbujemy," rzekł jeż, "Założę się, że będę szybszy od ciebie w wyścigach."
"Ty? Ze swoimi krzywymi nóżkami?" rzekł zając. "Można się uśmiać. Ale jeśli masz ochotę, o co się założymy?"
"O złotego dukata i butelkę wódki," rzekł jeż.
"Zakład przyjęty," rzekł zając, "Przybij i możemy zaczynać."
"Nie, nie ma pośpiechu," rzekł jeż, "Jeszcze nic nie jadłem, najpierw pójdę do domu uszczknąć śniadania. Za godzinę jestem z powrotem."
Po tym poszedł, a zając był wielce rad. Po drodze jeż sobie myślał: "Zając polega na swoich długich nogach, ale ja go i tak załatwię. To wprawdzie wytworny pan, ale głupi typ i za to zapłaci."
Gdy przyszedł do domu, rzekł do żony: "żono, ubieraj się prędko, musisz ze mną iść w pole."
"A o co chodzi?" zapytała żona.
"Założyłem się z zającem o złotego dukata i flaszkę wódki, że prześcignę go w biegach. Musisz przy tym być"
"O mój Boże, mężu," zaczęła krzyczeć, "straciłeś rozum? Jak chcesz wygrać z zającem?"
"Zamknij dziób," rzekł jeż, "To moja sprawa. Nie mieszaj się w męskie sprawy! Marsz, ubierz się i chodź ze mną!" Co więc pani jeżowa miała czynić? Musiała słychać, czy chciała, czy nie.
Gdy oboje byli w drodze, rzekł jeż do żony: Uważaj, co powiem. Będziemy się ścigać na tym długim polu. Zając będzie biegł w jednej bruździe, a ja w drugiej, a tam zaczniemy. Nie musisz nic robić, jak tylko stanąć z tyłu w tamtej bruździe, a gdy zając wyjdzie ze swojej, zawołaj mu z naprzeciwka, "Już tu jestem!"
Poszli więc na pole, jeż poprowadził swą żonę na miejsce i ruszył w stronę przeciwnego brzegu pola. Gdy tam dotarł, zając już czekał. "Można zaczynać?" zapytał.
"Ma się rozumieć," odparł jeż.
"No to jazda." Każdy stanął w swojej bruździe. Zając liczył: "jeden, dwa, trzy," i wyskoczył jak błyskawica przez pole. Jeż pobiegł zaś jeno dwa kroki, potem skrył się w bruździe i spokojnie czekał. Gdy zając w pełnym biegu dopadł drugiego końca pola, zawołała do niego żona jeża: "Już tu jestem!"
Zając był tęgo zadziwiony, nie przyszło mu do głowy nic innego, jak to, że to jeż we własnej osobie przed nim stoi. Jak wiadomo pani jeż wygląda tak samo jak pan jeż. "To nie może być," zawołał, "jeszcze raz biegniemy w drugą stronę!" I znowu poszedł jak błyskawica, że mu uszy na głowie latały. A żona jeża została spokojnie na miejscu, a gdy zając wrócił na drugą stronę, zawołał do niego jeż: "Już tu jestem!"
Zając wychodził z siebie ze złości i krzyczał: "Biegniemy jeszcze raz, jeszcze raz wkoło!"
"Nie ma sprawy," odparł jeż, "Ile razy masz ochotę."
Biegał więc zając siedemdziesiąt trzy razy, a jeż ciągle dotrzymywał mu kroku. A za każdym razem, gdy zając był na mecie z tyłu albo z przodu pola, jeż albo jego żona mawiali: "Już tu jestem."
Przy siedemdziesiątym czwartym razie zając nie dotarł już do celu. Padł po środku pola, krew leciała mu nosem, padł martwy na ziemię. Jeż zabrał zaś swojego złotego dukata i butelkę wódki, zawołał żonę z drugiego końca pola i zadowoleni poszli do domu. A jeśli nie umarli, to żyją do dziś.
I tak zdarzyło się, że jeż na łące w Buxtehude zająca na śmierć zaganiał, a od tamtej pory żaden zając nie ważył się ścigać z jeżem z Buxtehude.
Nauka zaś z tej historii jest taka, po pierwsze: nikomu, choćby nie wiem, jakim był dostojnym panem, nie wolno pokpiwać sobie z mniejszego, choćby nawet to był jeż. A po drugie, że to dobrze, gdy ktoś bierze sobie żonę z tego samego stanu, która wygląda tak samo jako on. Więc kto jest jeżem, niech sobie bierze żonę z jeżowego gatunku.


Tłumaczył Jacek Fijołek, © Jacek Fijołek
Chuyện này nghe như có vẻ chuyện bịa các bạn ạ, nhưng đó là chuyện có thật đấy. Chuyện này do ông nội tôi kể lại, mỗi lần kể ông tôi thường bảo:
- Các cháu thấy không, đó là chuyện có thật ai mà bịa ra chuyện để kể làm gì.
Đầu đuôi câu chuyện như thế này:
Hồi đó là mùa thu, lúa mạch đen đang trổ bông. Vào một buổi sớm, khi mặt trời đã lên cao, ngọn gió ban mai ấm áp thổi lướt qua thân lúa, chim sơn ca hót vang trong không trung, ong bay vo vo trên cánh đồng, mọi người đều mặc quần áo đẹp, ai nấy vui vẻ, kể cả chú Nhím cũng vậy. Nhím đứng trước cửa nhà mình, hai tay buông thõng, đứng hóng gió mát sớm mai, miệng lẩm bẩm hát một bài ca như chúng ta vẫn thường nghe họ hàng nhà Nhím nghêu ngao hát. Chợt Nhím nảy ra một ý là trong khi đợi vợ rửa ráy mặc quần áo cho con, chú thử dạo ra đồng xem hồi này củ cải đã mọc cao chưa. Chả là củ cải mọc ở cánh đồng cạnh nhà, chú và gia đình vẫn thường ra thu hoạch về dùng, lâu dần coi đó là của riêng của mình.
Đã nói là làm.
Nhím đóng cửa lại rồi đi ra đồng. Nhưng chưa đi khỏi nhà bao xa, Nhím định đi vòng qua hai bụi rậm gai để băng tắt sang ruộng củ cải thì gặp ngay Thỏ cũng đang ra thăm đồng, có nghĩa là Thỏ cũng ra xem bắp cải của mình ra sao. Khi đi giáp mặt Thỏ, Nhím thân mật chào hỏi. Nhưng Thỏ tự cho mình là hạng người cao sang, tỏ vẻ kiêu kỳ, không thèm đáp lễ ngay, mà còn vênh mặt lên dáng khinh khỉnh nói:
- Thế nào, mới sớm tinh mơ mà đã chạy quanh đồng làm gì thế chú mày?
Nhím đáp:
- Tôi đi dạo chơi một chút.
Thỏ mỉm cười hỏi:
- Chú mày mà cũng đi dạo chơi à? Có lẽ chú mày nên dùng chân vào việc khác thì tốt hơn.
Cái lối nói ấy làm nhím tức điên người lên, mọi việc chú đều nhẫn nhục chịu đựng được, nhưng nói đến đôi chân khoèo, cái tật vốn bẩm sinh của chú, thì chú không thể nhịn được. Chú bảo Thỏ:
- Có lẽ anh lầm, chắc gì đôi chân anh đã làm nên chuyện hơn người khác?
Thỏ kiêu hãnh nói:
- Tôi nghĩ, nhất định là hơn hẳn.
Nhím nghĩ bụng: "Có giỏi thì hãy thử sức xem sao," rồi nói:
- Ta thử cái coi, nếu chạy thi thế nào tôi cũng chạy vượt anh.
Thỏ cười nhạo:
- Thật là nực cười chưa! Chú với đôi chân khoèo ấy à?... Thôi được! Chú muốn thế cũng được, nếu chú cao hứng! Thế cuộc cái gì nào?
Nhím nói:
- Một bình sữa.
Thỏ hồ hởi:
- Được, đập tay cuộc nhé, có thể tiến hành ngay được chưa?
Nhím nói:
- Chưa, làm gì mà vội vã thế. Bụng tôi đang đói cồn cào. Trước tiên phải về nhà, ăn chút lót dạ cái đã. Nửa giờ nữa tôi sẽ lại đây.
Nói xong, Nhím đi, còn lại Thỏ rất khoái chí về chuyện này. Dọc đường về nhà, Nhím nghĩ bụng:
- Thỏ cậy chân dài, nhưng mình sẽ có cách để thắng chứ. Thỏ tuy ra vẻ cao sang thế, nhưng vốn là anh chàng ngốc nghếch nên thế nào cũng thua cuộc.
Về đến nhà, Nhím bảo ngay vợ:
- Nhà nó ơi, mặc quần áo nhanh lên, mình phải ra đồng với tôi cái đã.
Vợ nhím hỏi:
- Có chuyện gì thế?
- Tôi đánh cuộc với thỏ lấy bình sữa. Tôi sẽ chạy thi với Thỏ, trong chuyện này mình phải giúp tôi một tay.
Vợ Nhím càu nhàu la lối:
- Ối trời ơi, ông ơi! Ông thông minh để đâu, mất trí rồi hay sao? Ông nghĩ thế nào mà chạy thi với thỏ.
Nhím nói:
- Này bà nó ơi, bà đừng có gào lên thế, đó là chuyện của tôi, bà đừng lo, bà mặc quần áo nhanh lên rồi đi cùng với tôi.
Cô Nhím không biết làm sao, đành đi theo chồng.
Dọc đường Nhím bảo vợ:
- Lưu ý nghe tôi nói nhé! Có nhìn thấy cánh đồng lớn kia không, chúng tôi sẽ chạy trên cánh đồng ấy. Thỏ sẽ chạy trong một luống, tôi trong một luống khác, mà chúng tôi sẽ bắt đầu chạy từ trên xuống. Nhà chỉ việc đứng đây, chỗ cuối luống này. Khi Thỏ chạy từ phía kia tới thì nhà chỉ việc kêu lên gọi: "Tôi ở đây rồi!."
Đến cánh đồng, Nhím chỉ chỗ cho vợ đứng rồi đi ngược lên. Tới đầu đằng kia đã thấy thỏ đợi ở đấy rồi. Thỏ bảo:
- Chạy được chưa nào?
Nhím đáp:
- Được, nào chạy!
Hai con mỗi con đứng vào một luống. Thỏ đếm: "Một, hai, ba!" rồi chạy như gió bão dọc theo cánh đồng. Nhím chỉ chạy ba bước rồi rúc vào luống cày ngồi im. Khi Thỏ chạy như bay xuống tới đầu cánh đồng thì vợ Nhím kêu lên:
- Tôi ở đây rồi!
Thỏ giật mình, ngạc nhiên lắm. Nó đinh ninh là chính Nhím gọi nó. Vì vợ Nhím giống chồng y hệt, điều đó ai cũng biết.
Thỏ nghĩ bụng: "Có cái gì không ổn đây!."
Thỏ nói:
- Chạy lần nữa. Lần này chạy ngược lên!
Rồi nó chạy như gió bão, tai đập phần phật vào đầu. Nghe lời chồng, vợ Nhóm vẫn đứng nguyên chỗ cũ. Thỏ chạy lên đến nơi, Nhím lại gọi:
- Tôi ở đây rồi!
Thỏ tức điên, kêu:
- Chạy lần nữa, nào chạy xuống!
Nhím đáp:
- Chẳng sao cả. Theo tôi, anh thích chạy bao nhiêu lần cũng được.
Thỏ chạy như vậy đến bảy mươi ba lần, mà Nhím vẫn đủ sức chạy. Mỗi lần Thỏ chạy tới đầu trên hay đầu dưới thì Nhím chồng hay Nhím vợ lại nói: "Tôi ở đây rồi!."
Đến lần thứ bảy mươi tư thì Thỏ đành bỏ cuộc, ngã lăn ra đất, nằm ngay đơ giữa đồng. Nhím thắng cuộc liền gọi vợ ra uống sữa rồi cùng nhau vui vẻ về nhà. Nếu hai vợ chồng Nhím chưa chết thì ắt hẳn là còn sống, các cháu ạ!
Như vậy là ở cánh đồng Buxtehud, Nhím đã thắng Thỏ trong cuộc chạy thi và từ đó không có con thỏ nào nghĩ đến chuyện chạy thi với loài nhím Buxtehud nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng