O fuso, a lançadeira e a agulha


Suốt, thoi và kim


Houve, uma vez, una moça que perdera os pais ainda criancinha. Sua madrinha, que era muito boa, morava sozinha em pequena casa humilde, na extremidade da aldeia, e lá passava a vida fiando, tecendo e cosendo. A velha trouxe para junto de si a pobre criança abandonada; ensinou-a a trabalhar e educou-a para viver piedosamente no santo temor de Deus.
Quando a jovem chegou aos quinze anos, a madrinha caiu doente e, chamando-a junto da cama, disse-lhe:
- Minha querida filha, sinto o meu fim aproximar-se; deixo-te a casinha, que te abrigará do vento e da chuva. Deixo-te, também, o meu fuso, a minha lançadeira e a minha agulha a fim de que possas ganhar honestamente o pão de cada dia.
Depois, colocou-lhe a mão sobre a cabeça e abençoou-a, dizendo:
- Conserva sempre Deus no teu coração, e serás feliz.
Em seguida, fecharam-se-lhe os olhos; quando a levaram para o cemitério, a afilhada acompanhou o féretro e, debulhada em lágrimas, prestou-lhe as últimas homenagens.
Desde esse dia, a moça viveu sozinha na pequena casa, dedicando-se a fiar, a tecer e a coser com grande desvelo; todo o seu trabalho tinha as bênçãos da boa velha.
Dir-se-ia que o linho se multiplicava em casa e, à medida que. tecia uma peça de pano ou um tapete, ou então, que fazia uma camisa, logo se apresentava um comprador, que as pagava generosamente; de modo que ela, não só estava livre de preocupações, mas ainda podia ajudar os pobres.
Por esse tempo, o filho do rei percorria o país à procura da esposa que lhe. conviesse. Não podia escolher uma pobre e não queria uma rica.
- Casar-me-ei com aquela que for, ao mesmo tempo, a mais pobre e a mais rica, - dizia ele.
Chegando, casualmente, à aldeia em que habitava a moça, perguntou aos moradores, como fazia habitualmente, quem era a moça mais pobre e a mais rica do lugar.
Em primeiro lugar, designaram-lhe a mais rica; quanto à mais pobre, era a jovem que habitava na casinha isolada, no extremo da aldeia.
Quando o príncipe passou pela rua principal, a mais rica estava sentada à porta de sua residência, muito bem vestida e adornada; assim que o viu aproximar-se, foi- lhe ao encontro, fazendo uma graciosa reverência.
O príncipe olhou para ela, fez uma inclinação de cabeça e, sem dizer palavra, continuou o caminho. Chegou à casa da jovem pobre; esta não estava à porta para ver o príncipe mas sim dentro de sua casinha. O filho do rei fez deter o cavalo e, através da janela cheia de sol, viu a moça sentada diante da roca, fiando ativamente.
Ela ergueu os olhos e, ao perceber o príncipe olhando para dentro da casa, enrubesceu vivamente, e baixando os olhos muito confusa, continuou a trabalhar. Não é possível saber-se se o fio dessa vez saiu bem igual, mas ela continuou assim mesmo, até que o príncipe se afastou.
Assim que ele se foi, correu a abrir a janela, murmurando: Como faz calor nesta sala!" e seguiu com o olhar enquanto pôde lobrigar as plumas brancas do seu chapéu.
Depois, voltou novamente para o seu lugar e continuou a fiar. Nisto, veio-lhe à memória o estribilho de uma canção que a velha às vezes cantava quando estava trabalhando, e ela pôs-se a cantá-la a meia-vos:
Fuso, meu fuso, anda apressado,
Traze para casa o bem-amado...
E o que sucedeu? Imediatamente o fuso saltou-lhe das mãos e saiu para a rua. Ela ergueu-se estupefata e seguiu-o com a vista; viu que ele corria pelos campos, dançando alegremente, deixando atrás de si um reluzente fio de ouro. A moça não tardou a perdê-lo de vista e, não tendo mais o fuso, ela pegou na lançadeira e se pôs a tecer.
O fuso, sempre bailando, continuou a corrida sempre para mais longe e, justamente quando o fio estava a acabar, ele alcançou o príncipe.
- O que vejo?! - exclamou o príncipe admirado. - Certamente este fuso quer-me conduzir a algum lugar!
Voltou o cavalo e seguiu o fio de ouro.
Entretanto, a moça continuava o trabalho e cantava:
Tece, minha lançadeira, a roupa fininha,
e traze meu bem amado a esta casinha...
Imediatamente a lançadeira fugiu-lhe das mãos e saiu pela porta. Mas, no limiar desta, começou a tecer um tapete tão fino e maravilhoso como nunca se vira igual no mundo.
As barras eram bordadas de rosas e lírios e, ao centro, num fundo de ouro, destacavam-se pâmpanos verdes, entre os quais pulavam lebres, coelhos, veados e cabritos monteses entremostrando a cabeça. No alto dos galhos, empoleiravam-se aves multicores, às quais só faltava cantar. A lançadeira continuava a correr de lá para cá e a obra avançava maravilhosamente.
Como lhe tinha fugido a lançadeira, a moça pôs-se a coser; tinha a agulha na mão e principiou a cantar:
Agulha, linda agulhinha,
Para o bem amado, arruma a casinha...
Mal o disse, a agulha escapou-lhe dos dedos e saiu a correr pela casa, veloz como um raio.
E era como se estivessem a trabalhar inúmeros espíritos invisíveis; a casa ficou logo arrumadinha; a mesa e os bancos cobriram-se de belos panos verdes; as cadeiras cobriram-se de veludo e nas janelas pendiam cortinas de seda.
Logo que a agulha deu o último ponto, a moça avistou pela janela as brancas plumas do príncipe, conduzido até ai pelo fio de ouro. Ele entrou na casa, passando sobre o tapete e, ao entrar na sala, viu a jovem vestida com pobres trajes, mas tão fulgurante como uma rosa na roseira.
- Tu és, realmente, a mais pobre e a mais rica! - disse-lhe o príncipe; - vem comigo e serás minha esposa.
Sem dizer nada ela estendeu-lhe a mão gentilmente. Ele então, curvou-se e beijou-a. Depois fê-la montar à garupa do cavalo e levou-a para o castelo, onde se celebraram as núpcias com grande brilho e esplendor.
O fuso, a lançadeira e a agulha, foram preciosamente conservados no tesouro real e tratados com todas as honras.
Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi còn bé. Một bà cụ sống một mình trong căn nhà nhỏ cuối thôn đón cô bé mồ côi bơ vơ về nuôi, truyền cho cô nghề kéo sợi, dệt vải, vá may, và dạy dỗ cô ăn ở cho nết na. Khi cô bé mười lăm tuổi, bà cụ bị bệnh nặng, bà gọi cô đến bên giường và bảo:
- Con gái yêu dấu, mẹ cảm thấy mẹ đã sắp gần đất xa trời, mẹ để lại cho con căn nhà nhỏ này để tránh gió mưa, mẹ để lại cho con ống suốt, con thoi và kim, con hãy kiếm ăn bằng những thứ đó.
Rồi bà cụ để hai bàn tay lên đầu cô và nói thêm:
- Ở đời, ở hiền gặp lành con ạ!
Nói xong bà từ từ nhắm mắt qua đời. Khi đưa đám tang, cô gái đi sát sau quan tài khóc lóc thảm thiết. Cô làm tròn bổn phận với người mẹ nuôi đã qua đời một cách chu đáo.
Từ đó cô sống một mình trong căn nhà nhỏ, cô rất chăm chỉ làm ăn, kéo sợi, dệt vải, vá may, nhờ bà cụ phù hộ nên cô làm ăn cũng được khấm khá.
Dường như sợi trong nhà cứ tự sinh sôi nẩy nở ra, và khi cô vừa dệt xong một cái khăn hay một tấm thảm hoặc vừa may xong chiếc áo mới là tự nhiên có khách tới đòi mua và trả giá cao, vậy nên cô chẳng bao giờ thấy mình túng thiếu, không những thế cô còn giúp đỡ người nghèo khổ khác.
Vào đúng hồi đó hoàng tử đang đi khắp trong nước để kén vợ. Hoàng tử không muốn chọn người nghèo nhưng cũng chẳng muốn lấy người giàu có. Chàng nghĩ bụng:
- Mình phải chọn người giàu nhất nhưng đồng thời lại là người nghèo nhất.
Khi tới làng cô gái, cũng như thường lệ hoàng tử hỏi thăm ai là người giàu nhất làng và ai nghèo nhất làng. Trước tiên dân làng kể tên người giàu nhất làng cho hoàng tử biết. Họ bảo hoàng tử, có lẽ người nghèo nhất làng là cô gái sống trong căn nhà nhỏ ở cuối thôn kia.
Cô gái nhà giàu ngồi sẵn trước cửa, ăn mặc sạch sẽ gọn gàng. Khi hoàng tử đi tới, cô đứng dậy ra đón và khép nép cúi chào hoàng tử. Trông thấy cô, hoàng tử chẳng nói một lời và cứ thế cưỡi ngựa đi tiếp.
Hoàng tử tới nhà cô gái nghèo thì không thấy cô đứng trước cửa, mà ngồi ở trong nhà. Chàng dừng ngựa lại, dòm qua cửa sổ đầy ánh nắng thấy cô gái ngồi bên guồng sợi đang miệt mài quay sợi. Cô gái có cảm giác có người nhìn mình, cô ngước mắt lên thì thấy người nhìn mình chính là hoàng tử. Cô thẹn đỏ mặt, cúi nhìn xuống và tiếp tục quay sợi. Liệu sợi có quay đều tay hay không thì không biết, nhưng cô gái cứ cắm cúi quay cho tới khi hoàng tử đi khuất. Sau đó cô bước tới bên cửa sổ, mở cửa và nói:
- Sao hôm nay trong nhà oi bức thế!
Đứng bên cửa sổ cô ngước mắt trông theo bóng hoàng tử cho đến khi chàng khuất hẳn.
Cô quay trở vào tiếp tục ngồi quay sợi, chợt cô nhớ tới một câu ca mà xưa kia mẹ nuôi cô vẫn thường hát khi ngồi quay sợi. Cô cất tiếng hát một mình:
Suốt ơi, suốt hỡi, hãy đi,
Nhắn người chiến sĩ nhớ về thăm quê.
Bạn có biết chuyện gì xảy ra không? Trong nháy mắt suốt nhảy khỏi tay cô, chạy bon bon ra ngoài cửa. Cô sửng sốt đứng dậy nhìn theo thì thấy suốt nhảy tung tăng ra ngoài cánh đồng kéo theo sau mình một sợi chỉ vàng óng ánh, trong nháy mắt không còn nhìn thấy đâu nữa. Không còn suốt để quay cô gái liền lấy thoi lắp vào khung cửi rồi ngồi dệt.
Suốt tung tăng chạy nhảy, khi tháo hết chỉ thì cũng vừa đuổi kịp hoàng tử. Hoàng tử nói to:
- Có lẽ thế mà hay, hình như suốt muốn dẫn đường ta đi?
Hoàng tử bèn quay ngựa, lần theo sợi chỉ vàng mà đi trở lại.
Trong khi đó cô gái vẫn ngồi dệt bên khung cửi và cất giọng hát:
Dệt đều, thoi nhé, thoi ơi,
Đón người thương nhớ phương trời về đây.
Tức thì thoi nhảy ra khỏi khung dệt, chạy bon ra phía cửa. Tới ngưỡng cửa, thoi dệt một tấm thảm đẹp chưa ai từng thấy bao giờ, hai bên hai hàng hồng, huệ đua nhau nở; ở chính giữa, trên nền màu vàng óng nổi lên những cành cây cảnh xanh tươi; thỏ rừng, thỏ nhà chạy nhảy tung tăng, hươu, hoẵng ló đầu ra nhìn; trên cành cây các loài chim đủ màu sắc tới đậu, người ta có cảm giác chúng đang đua nhau hót. Thoi chạy thoăn thoắt; cây cối, chim chóc, loài vật thi nhau hiện lên.
Thoi đi khỏi khung dệt, cô gái lại lấy kim ra khâu, vừa khâu cô vừa hát:
Kim ơi, kim nhọn, kim xinh,
Nhà cửa kim dọn, đón người mình thương.
Tức thì kim nhảy khỏi ngón tay cô gái, bay đi bay lại trong phòng. Và nhanh như chớp, như có bàn tay tiên giúp sức, nhà cửa sạch sẽ, bàn được phủ bằng khăn màu xanh, nhung xanh phủ ghế, bên cửa sổ giờ có rèm lụa treo. Kim vừa đưa mũi cuối cùng xong thì qua cửa sổ cô gái đã nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng hoàng tử. Suốt đã cùng sợi chỉ vàng dẫn hoàng tử tới. Hoàng tử xuống ngựa, bước lên thảm đi vào nhà. Hoàng tử bước vào phòng thì thấy một cô gái đứng đó ăn mặc giản dị nhưng trông thanh nhã cao sang như bông hồng đứng giữa bụi gai hoang dại.
Hoàng tử nói với cô gái:
- Nàng đúng là cô gái nghèo nhất, nhưng cũng chính là cô gái giàu nhất, xin cho tôi được phép đón nàng về cung để ra mắt vua và hoàng hậu.
Cô không nói gì chỉ đưa tay đặt lên tay hoàng tử, hoàng tử hôn bàn tay cô, rồi cùng cô lên ngựa trở về cung vua. Đám cưới được tổ chức linh đình, vui vẻ.
Suốt, thoi và kim được giữ gìn cẩn thận, trưng bày trong cung vua như những vật kỷ niệm yêu quý.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng