Kirmen, Mekik ve İğne


Suốt, thoi và kim


Bir zamanlar bir kız vardı, küçük yaşta anne ve babasını kaybetmişti. Vaftiz annesi köyün çıkışındaki küçük bir evde oturuyor, geçimini iplik eğirmekle, örgü örmekle ve dikiş dikmekle sağlıyordu. Bu kadın küçük kızı yanına aldı, ona işini öğretti ve çok güzel bir eğitim verdi.
Kız on beş yaşına bastığında kadın hastalandı, kızı yanına çağırarak şöyle dedi: "Bak kızım, sonumun yaklaştığını hissediyorum, sana bu evi bırakıyorum. Seni rüzgârda yağmurdan koruyacak ve barındıracaktır; ayrıca sana bıraktığım kirmen, mekik ve iğneyle de ekmeğini kazanırsın."
Sonra ellerini kızın başına koyarak onu kutsadı. "Tanrıya olan inancını kaybetme! O zaman rahat edersin" diye ekledi.
Daha sonra da gözleri kapandı. Cenazesi kaldırıldığında kız tabutun ardından acı acı ağladı ve son duasını etti.
Ve kız bu küçük evde yalnız yaşamaya başladı. Çok çalışkandı; iplik eğirdi, örgü ördü ve dikiş dikti; tüm bunları yaparken de vaftiz annesini rahmetle anmaktan geri kalmadı. Sanki odadaki keten kendiliğinden çoğalıyordu. Bir havlu veya hah ya da gömlek ördü mü, hemen müşterisi çıkıyor ve parasını fazlasıyla ödüyordu. Böylece kız hiç sıkıntı çekmedi. O sıralarda ülkeyi yöneten kralın oğlu kendisine bir nişanlı aramak üzere bu yöreye geldi. Babasına kalırsa fakir bir kız seçmeyecekti, zenginini de zaten kendisi istemiyordu. Bunun üzerine oğlan şöyle karar verdi: "En fakir, ama aynı zamanda da en zengin kız benim nişanlım olacak!"
Kızın yaşadığı köye gelince, her yerde yaptığı gibi, en fakir ve en zengin kızları soruşturdu. Ona önce en zengin kızın ismini verdiler; en fakir kızın da köyün çıkışındaki küçük bir evde oturduğunu söylediler.
Zengin kız süslenip püslenerek kapı önüne çıktı ve kendisine atıyla yaklaşan prensin önünde eğildi.
Prens ona baktı ve hiçbir şey söylemeden atını sürüp oradan ayrıldı.
Fakir kızın evinin önüne geldiğinde kız kapıya çıkmamıştı, odasındaydı.
Prens atından inerek pencereden içeri baktı, odaya vuran güneş ışığında kızın harıl harıl iplik çekmekte olduğunu gördü. Bir süre onu seyretti.
Kız onu fark edince kızardı, gözlerini yere indirerek iplik çekmeyi sürdürdü. Bu kez iplik çok mu inceydi bilmem, ama prens yine çekip gitti.
Bunun üzerine kız pencereyi açtı ve "Odanın içi amma da sıcak" diye söylendi. Ve prensin arkasından baktı, ta ki şapkasının beyaz tüylerini artık göremeyinceye kadar.
Sonra yine işinin başına döndü ve çalışmasını sürdürdü. Derken vaftiz annesinin sık sık söylediği bir şarkı geldi hatırına:
Kirmen, kirmen, çık dışarıya,
Nişanlımı getir buraya!
Sonra ne mi oldu? Kirmen o anda elinden fırlayıverdi, kapıdan dışarı çıktı. Kız hayretler içinde kalarak onun arkasından baktı. Kirmen neşeli danslar yaparak etrafa saçtığı altın ipliklerini peşi sıra sürüklüyordu. Derken gözden kayboldu.
Kirmeni kalmayan kız bu kez mekiği eline alarak iplik çekmeye ve dokumaya devam etti.
Kirmene gelince, ipliği bitene kadar oynadı durdu. Sonunda prensin yanına varabildi.
"Bu da nesi? Bana yol mu gösterecek yoksa?" diye söylenen prens atını döndürerek kirmenin peşine takıldı.
Kız hâlâ tezgâhının başında çalışmaktaydı ve şarkı söylüyordu.
Mekik, mekik, ipliği ince çek,
Nişanlım geliyor mu gerçek?
Birden mekik elinden fırladı ve kapıdan dışarı çıktı.
Bu kez kız kapı eşiğinde öyle güzel bir hah dokumaya başladı ki, dünyada bir eşi daha yoktu!
Her iki yanında güller ve zambaklar açmıştı; yerde yeşil filizler sivrilmişti; aralarında da tavşanlar, yavrularıyla oyun oynuyordu. Geyiklerle ceylanlar arada sırada başlarını çıkarıp onlara bakıyordu. Ağaç dallarına tüneyen kuşlar öyle çeşitli şarkılar söylüyorlardı ki!
Bu arada mekik oraya buraya sıçrayıp durmaktaydı ve sanki her şey kendi kendine büyüyordu.
Mekik yine elinden fırladığında kız dikiş dikmeye başladı. İğneyi eline alarak şöyle bir şarkı tutturdu:
İğne, iğne, ince uzunsun,
Artık nişanlımı bana sun!
Ve iğne elinden fırlayarak odanın içinde şimşek gibi oraya buraya sıçramaya başladı.
Sanki görünmeyen ruhlar tüm işleri üstlenmişti. Çok geçmeden masa ve raflara yeşil örtüler serildi, koltuklara kadife kılıf yapıldı, pencerelere ipek perdeler asıldı. İğne son dikişini atarken kız pencereden bakınca, altın iplikleri peşinden sürükleyen kirmeni, daha doğrusu beyaz tüylü şapkasıyla prensi görüverdi.
Oğlan atından indi, kapı önündeki halıya basarak içeri girdi. Karşısında eski püskü giysisiyle genç kız durmaktaydı; ama gül bahçesindeki güller kadar tazeydi, pespembeydi.
Prens ona yaklaşarak, "En fakir, ama aynı zamanda en zengin kız sensin! Benimle gel, nişanlanalım" dedi.
Kız sustu, ama ona elini uzattı. O da bir öpücük kondurduktan sonra genç kızı dışarı çıkardı, kendi atına bindirdi, sonra sarayına götürdü.
Görkemli bir düğün yapıldı.
Kız kirmeni, mekiği ve iğneyi hazine dairesinde başköşeye yerleştirerek onurlandırdı!
Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi còn bé. Một bà cụ sống một mình trong căn nhà nhỏ cuối thôn đón cô bé mồ côi bơ vơ về nuôi, truyền cho cô nghề kéo sợi, dệt vải, vá may, và dạy dỗ cô ăn ở cho nết na. Khi cô bé mười lăm tuổi, bà cụ bị bệnh nặng, bà gọi cô đến bên giường và bảo:
- Con gái yêu dấu, mẹ cảm thấy mẹ đã sắp gần đất xa trời, mẹ để lại cho con căn nhà nhỏ này để tránh gió mưa, mẹ để lại cho con ống suốt, con thoi và kim, con hãy kiếm ăn bằng những thứ đó.
Rồi bà cụ để hai bàn tay lên đầu cô và nói thêm:
- Ở đời, ở hiền gặp lành con ạ!
Nói xong bà từ từ nhắm mắt qua đời. Khi đưa đám tang, cô gái đi sát sau quan tài khóc lóc thảm thiết. Cô làm tròn bổn phận với người mẹ nuôi đã qua đời một cách chu đáo.
Từ đó cô sống một mình trong căn nhà nhỏ, cô rất chăm chỉ làm ăn, kéo sợi, dệt vải, vá may, nhờ bà cụ phù hộ nên cô làm ăn cũng được khấm khá.
Dường như sợi trong nhà cứ tự sinh sôi nẩy nở ra, và khi cô vừa dệt xong một cái khăn hay một tấm thảm hoặc vừa may xong chiếc áo mới là tự nhiên có khách tới đòi mua và trả giá cao, vậy nên cô chẳng bao giờ thấy mình túng thiếu, không những thế cô còn giúp đỡ người nghèo khổ khác.
Vào đúng hồi đó hoàng tử đang đi khắp trong nước để kén vợ. Hoàng tử không muốn chọn người nghèo nhưng cũng chẳng muốn lấy người giàu có. Chàng nghĩ bụng:
- Mình phải chọn người giàu nhất nhưng đồng thời lại là người nghèo nhất.
Khi tới làng cô gái, cũng như thường lệ hoàng tử hỏi thăm ai là người giàu nhất làng và ai nghèo nhất làng. Trước tiên dân làng kể tên người giàu nhất làng cho hoàng tử biết. Họ bảo hoàng tử, có lẽ người nghèo nhất làng là cô gái sống trong căn nhà nhỏ ở cuối thôn kia.
Cô gái nhà giàu ngồi sẵn trước cửa, ăn mặc sạch sẽ gọn gàng. Khi hoàng tử đi tới, cô đứng dậy ra đón và khép nép cúi chào hoàng tử. Trông thấy cô, hoàng tử chẳng nói một lời và cứ thế cưỡi ngựa đi tiếp.
Hoàng tử tới nhà cô gái nghèo thì không thấy cô đứng trước cửa, mà ngồi ở trong nhà. Chàng dừng ngựa lại, dòm qua cửa sổ đầy ánh nắng thấy cô gái ngồi bên guồng sợi đang miệt mài quay sợi. Cô gái có cảm giác có người nhìn mình, cô ngước mắt lên thì thấy người nhìn mình chính là hoàng tử. Cô thẹn đỏ mặt, cúi nhìn xuống và tiếp tục quay sợi. Liệu sợi có quay đều tay hay không thì không biết, nhưng cô gái cứ cắm cúi quay cho tới khi hoàng tử đi khuất. Sau đó cô bước tới bên cửa sổ, mở cửa và nói:
- Sao hôm nay trong nhà oi bức thế!
Đứng bên cửa sổ cô ngước mắt trông theo bóng hoàng tử cho đến khi chàng khuất hẳn.
Cô quay trở vào tiếp tục ngồi quay sợi, chợt cô nhớ tới một câu ca mà xưa kia mẹ nuôi cô vẫn thường hát khi ngồi quay sợi. Cô cất tiếng hát một mình:
Suốt ơi, suốt hỡi, hãy đi,
Nhắn người chiến sĩ nhớ về thăm quê.
Bạn có biết chuyện gì xảy ra không? Trong nháy mắt suốt nhảy khỏi tay cô, chạy bon bon ra ngoài cửa. Cô sửng sốt đứng dậy nhìn theo thì thấy suốt nhảy tung tăng ra ngoài cánh đồng kéo theo sau mình một sợi chỉ vàng óng ánh, trong nháy mắt không còn nhìn thấy đâu nữa. Không còn suốt để quay cô gái liền lấy thoi lắp vào khung cửi rồi ngồi dệt.
Suốt tung tăng chạy nhảy, khi tháo hết chỉ thì cũng vừa đuổi kịp hoàng tử. Hoàng tử nói to:
- Có lẽ thế mà hay, hình như suốt muốn dẫn đường ta đi?
Hoàng tử bèn quay ngựa, lần theo sợi chỉ vàng mà đi trở lại.
Trong khi đó cô gái vẫn ngồi dệt bên khung cửi và cất giọng hát:
Dệt đều, thoi nhé, thoi ơi,
Đón người thương nhớ phương trời về đây.
Tức thì thoi nhảy ra khỏi khung dệt, chạy bon ra phía cửa. Tới ngưỡng cửa, thoi dệt một tấm thảm đẹp chưa ai từng thấy bao giờ, hai bên hai hàng hồng, huệ đua nhau nở; ở chính giữa, trên nền màu vàng óng nổi lên những cành cây cảnh xanh tươi; thỏ rừng, thỏ nhà chạy nhảy tung tăng, hươu, hoẵng ló đầu ra nhìn; trên cành cây các loài chim đủ màu sắc tới đậu, người ta có cảm giác chúng đang đua nhau hót. Thoi chạy thoăn thoắt; cây cối, chim chóc, loài vật thi nhau hiện lên.
Thoi đi khỏi khung dệt, cô gái lại lấy kim ra khâu, vừa khâu cô vừa hát:
Kim ơi, kim nhọn, kim xinh,
Nhà cửa kim dọn, đón người mình thương.
Tức thì kim nhảy khỏi ngón tay cô gái, bay đi bay lại trong phòng. Và nhanh như chớp, như có bàn tay tiên giúp sức, nhà cửa sạch sẽ, bàn được phủ bằng khăn màu xanh, nhung xanh phủ ghế, bên cửa sổ giờ có rèm lụa treo. Kim vừa đưa mũi cuối cùng xong thì qua cửa sổ cô gái đã nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng hoàng tử. Suốt đã cùng sợi chỉ vàng dẫn hoàng tử tới. Hoàng tử xuống ngựa, bước lên thảm đi vào nhà. Hoàng tử bước vào phòng thì thấy một cô gái đứng đó ăn mặc giản dị nhưng trông thanh nhã cao sang như bông hồng đứng giữa bụi gai hoang dại.
Hoàng tử nói với cô gái:
- Nàng đúng là cô gái nghèo nhất, nhưng cũng chính là cô gái giàu nhất, xin cho tôi được phép đón nàng về cung để ra mắt vua và hoàng hậu.
Cô không nói gì chỉ đưa tay đặt lên tay hoàng tử, hoàng tử hôn bàn tay cô, rồi cùng cô lên ngựa trở về cung vua. Đám cưới được tổ chức linh đình, vui vẻ.
Suốt, thoi và kim được giữ gìn cẩn thận, trưng bày trong cung vua như những vật kỷ niệm yêu quý.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng